Ngôn ngữ học - “Diễn ngôn”: Xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối ứng

Thông báo Hội thảo “Lý thuyết diễn ngôn và những ứng dụng vào nghiên cứu văn

học sử Việt Nam”. Trong quá trình đọc hiểu một số bài viết của các tác giả chúng tôi có chú ý riêng đến

hai bài viết “MICHEL FOUCAULT: Thuật ngữ DIỄN NGÔN và các QUY TẮC liên quan

quyền lực trong diễn ngôn”2 (Diệp Quang Ban) và “Ba cách tiếp cận khái niệm diễn

ngôn”3 (Nguyễn Thị Ngọc Minh). Ý tưởng góp lời lạm bàn câu chuyện “từ dùng và thuật

ngữ đối ứng trong nghiên cứu diễn ngôn” này chính là đã nảy sinh ngay khi chúng tôi đọc

phần đầu tiên của hai công trình vừa kể

Ngôn ngữ học - “Diễn ngôn”: Xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối ứng trang 1

Trang 1

Ngôn ngữ học - “Diễn ngôn”: Xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối ứng trang 2

Trang 2

Ngôn ngữ học - “Diễn ngôn”: Xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối ứng trang 3

Trang 3

Ngôn ngữ học - “Diễn ngôn”: Xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối ứng trang 4

Trang 4

Ngôn ngữ học - “Diễn ngôn”: Xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối ứng trang 5

Trang 5

Ngôn ngữ học - “Diễn ngôn”: Xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối ứng trang 6

Trang 6

Ngôn ngữ học - “Diễn ngôn”: Xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối ứng trang 7

Trang 7

Ngôn ngữ học - “Diễn ngôn”: Xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối ứng trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 6380
Bạn đang xem tài liệu "Ngôn ngữ học - “Diễn ngôn”: Xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối ứng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngôn ngữ học - “Diễn ngôn”: Xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối ứng

Ngôn ngữ học - “Diễn ngôn”: Xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối ứng
T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 31 
“DIỄN NGÔN”: XUNG QUANH CHUYỆN TỪ DÙNG 
VÀ THUẬT NGỮ ĐỐI ỨNG 
Lê Thời Tân1 
Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội 
Tóm tắt: Lý thuyết diễn ngôn đã được dẫn dụng tại Việt Nam. Mặc dù thế, việc 
chuyển dịch thuật ngữ ra tiếng Việt vẫn còn là một đề tài thu hút sự sự quan tâm của 
nhiều học giả. Bằng cách điểm qua xuất xứ từ nguyên và phân tích hàm nghĩa một số 
từ đối ứng, bài viết mạnh dạn bày tỏ một vài quan điểm thuần túy cá nhân. 
Từ khóa: diễn ngôn, từ nguyên, chuyển dịch thuật ngữ, từ đối ứng. 
1. MỞ ĐẦU 
Thông báo Hội thảo “Lý thuyết diễn ngôn và những ứng dụng vào nghiên cứu văn 
học sử Việt Nam” và các bài viết tập hợp theo từ khóa “diễn ngôn” trên 
 tạo cơ hội cho chúng tôi lưu tâm tìm hiểu học hỏi về lí thuyết 
này. Trong quá trình đọc hiểu một số bài viết của các tác giả chúng tôi có chú ý riêng đến 
hai bài viết “MICHEL FOUCAULT: Thuật ngữ DIỄN NGÔN và các QUY TẮC liên quan 
quyền lực trong diễn ngôn”2 (Diệp Quang Ban) và “Ba cách tiếp cận khái niệm diễn 
ngôn”3 (Nguyễn Thị Ngọc Minh). Ý tưởng góp lời lạm bàn câu chuyện “từ dùng và thuật 
ngữ đối ứng trong nghiên cứu diễn ngôn” này chính là đã nảy sinh ngay khi chúng tôi đọc 
phần đầu tiên của hai công trình vừa kể. 
2. NỘI DUNG 
Xin được đề cập đến bài viết của giáo sư Diệp Quang Ban. Chúng tôi đặc biệt chú ý 
đến đoạn sau trong bài viết “Từ diễn ngôn ở Việt Nam được dùng để dịch từ discourse xuất 
hiện khá vững chắc vào khoảng hơn mười lăm năm trở lại đây, chủ yếu ứng với giai đoạn 
kết thúc của cái gọi là Ngữ pháp văn bản (Text Grammar) thời ấy. Trong diễn ngôn, như 
đã rõ, tiếng “văn” đã được đổi thành tiếng “ngôn” cũng do ở Việt Nam ngành quan tâm 
đến nó từ thuở ấy là ngôn ngữ học (không phải văn học).” Đoạn văn này có kèm một chú 
thích như sau: “Năm 1997, khi dịch quyển Discourse Analysis của David Nunan, tôi (với 
tư cách người hiệu đính, và là người cùng dịch dưới hiệu Trúc Thanh) đã dùng Phân tích 
Diễn ngôn, thay cho từ Diễn văn, vì nghĩ rằng ở đây bàn về ngôn ngữ học hơn là văn học. 
Tuy nhiên chúng tôi không biết được rằng trước đó đã có ai dùng từ diễn ngôn để dịch 
1
 Nhận bài ngày 02.12.2015, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 10.12.2015. 
2
 Xem trên nguvan.hnue.edu.vn 
3Xem trên phebinhvanhoc.com.vn 
32 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi 
discourse hay chưa. Chúng tôi rất cảm ơn ai mách hộ cho việc này!” Nếu quả thực trước 
đó chưa từng có ai “dùng từ diễn ngôn để dịch discourse” thì tương lai khi soạn bộ sách 
kiểu “tri thức khảo cổ học”1 rất có thể phải ghi nhận công lao định danh thuật ngữ cho ông. 
Xin lưu ý, đoạn dẫn trên chính là phần kết cho mục “1.2 Các từ diễn văn/diễn từ và diễn 
ngôn ở Việt Nam” của bài viết. Trước đó tại phần mở đầu cho mục này giáo sư viết: [Tại 
Việt Nam, từ nửa đầu thế kỉ 20 trở về trước, từ discours của tiếng Pháp (thịnh hành thời 
ấy), hay discourse của tiếng Anh (được dùng nhiều hiện nay) được giới trí thức dịch theo 
từ Hán Việt bằng diễn văn hay diễn từ. Hai từ này đều có trong Từ điển Hán Việt (in lại 
2003) của Đào Duy Anh 1931 và Từ điển Tiếng Việt 2000 do Hoàng Phê chủ biên. Và 
trong quyển Từ điển Hán Việt có phụ ghi chữ Hán và ‘diễn từ’ được chuyển nghĩa bằng 
“Lời diễn thuyết”, ‘diễn văn’ bằng “Bài diễn thuyết (discours - tiếng Pháp)”; như vậy có 
thể thấy sự khác nhau giữa hai từ này là “nói” và “viết”]. 
 Ý rút ra từ câu đầu tiên của đoạn trên dường như là - hai từ Hán Việt diễn văn hay 
diễn từ trong nửa đầu thế kỉ 20 đã được dùng để dịch từ discours của tiếng Pháp hay 
discourse của tiếng Anh. Tình hình chuyển dịch từ ngữ có thể là như thế. Nhưng tiếp theo 
liệu ta có nên hiểu việc dẫn dụng Từ điển Hán Việt và Từ điển Tiếng Việt kế đó của ông là 
đang tiếp tục thuyết minh cho quan sát dịch thuật trên hay không? Có lẽ là không! Vì từ 
điển được dẫn không phải là từ điển từ ngữ đối chiếu từ ngữ hai thứ tiếng. Nói rõ ra đó 
không phải là “Từ điển Trung Việt” hay “Từ điển Pháp (Anh) Việt”.2 Thực tế thì Đào Duy 
Anh hay tác giả Từ điển Tiếng Việt chỉ là nhân tiện chua thêm từ tiếng Pháp (ở mục từ 
“diễn thuyết” cũng chua từ tiếng Pháp). Mà từ “diễn thuyết” cách hiểu thông thường vẫn 
nghiêng về nghĩa “nói”. Chẳng hạn nghe câu “Ông đã diễn thuyết về vấn đề tự do báo chí” 
chắc không mấy ai cố hiểu thành “ông viết diễn thuyết về tự do báo chí”. Thường thì đề tài 
diễn thuyết dù có được viết thành (bài) văn thì cũng là để trình bày bằng nói. Vì vậy, chỉ 
dẫn xong Đào Duy Anh mà kết luận ngay “như vậy có thể thấy sự khác nhau giữa hai từ 
này là ‘nói’ và ‘viết’” sợ là hơi vội vàng. Phải chăng kết luận về sự khác biệt đó là căn cứ 
vào chữ “lời” và “bài” trong giải thích của Đào Duy Anh? Thực tế thì chú nghĩa các từ 
diễn văn hay diễn từ này ở từ điển Đào Duy Anh không thể hiện thật rõ ràng ý phân biệt 
1
 Michel Foucault có cuốn L'Archéologie du Savoir (1969). Tác phẩm “Khảo cổ học Tri thức” này viết để hồi 
đáp lại phản ứng của giới chuyên môn trước cuốn Les Mots et les choses: une archéologie des sciences 
humaines (Từ và Vật) mà ông công bố trước đó vài ba năm (1966). 
2
 Nhân tiện nói thêm – chắc không ai hiểu nhầm “Hán Việt” trong nhan đề cuốn “Từ điển Hán Việt” của Đào 
Duy Anh là chỉ hai thứ tiếng (như trong nhan đề “Từ điển Trung Việt” chẳng hạn) nhưng không hiểu sao 
đương thời Đào Duy Anh lại không đặt nhan đề là “Từ điển từ Hán Việt” (trong “Phàm Lệ” và “Vì sao có sách 
này” in đầu sách, tác giả còn dùng cách viết “Hán Việt từ điển” để gọi công trình của mình). Liên quan đến vấn đề 
tên sách cũng xin nhắc rằng trình bày bìa cuốn từ điển (các dòng/hàng chữ Hán nhan đề cuốn từ điển) của Đào 
Duy Anh (tái bản 2003) của Nxb.Văn hóa Thông tin chắc sẽ gây ra “ấn tượng” tiêu cực đối với bộ phận độc 
giả nhất định. Chú thích này như tuồng hơi xa đề, kì thực nó vẫn liên quan câu chuyện “diễn-ngôn”. 
T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 33 
nói/viết [1].1 Rất khó để khẳng định dứt khoát rằng chú giải của Đào Duy Anh cho từ “diễn 
thuyết” có nói rõ ra diễn thuyết là n ... nférencier); Diễn thuyết 演說 Diễn thuật ý kiến của mình với công chúng (discourir); Diễn 
từ 演辭 Lời diễn thuyết; Diễn văn 演文 Bài diễn thuyết (discours - tiếng Pháp)] 
 Nhân tiện cũng xin nói rõ, trong《现代汉语词典》Hiện đại Hán ngữ Từ điển (1998, Thương vụ Ấn thư quán 
xuất bản) không thấy có các “từ” diễn đàn, diễn giả, diễn từ, diễn văn. Riêng từ 演說 (diễn thuyết) có nghĩa 
giống với từ Hán Việt tương đương. Chỉ dám nói là “tương đương”. Vì chúng tôi nghĩ rằng, gọi từ “Hán Việt” 
hàm ý trước hết là nêu nguồn gốc, không phải vì chúng có thể viết ra bằng chữ Hán mà cho rằng nghĩa của nó 
cũng giống như trong tiếng Hán hiện đại. Từ vựng Hán ngữ xưa một khi đã nói viết trong ngôn quyển bản ngữ 
Việt thì nó đã sống đời sống diễn - ngôn mới. 
2
 Chúng tôi không bàn đến sự thể “vốn không cần phải viết ra” nhưng nghi thức trang trọng nên phải phát biểu 
kèm “văn bản” hay ngược lại trường hợp “có thể nói trực tiếp” nhưng lại “không thuộc bài” nên phải nhìn “tờ 
giấy”. 
34 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi 
Một học giả nói như viết ngược lại một nông dân viết như nói. Việc chú ý phân biệt nói và 
viết quả thật đã tạo hệ quả quan trọng đối với tiếp cận diễn ngôn. 
Quay lại với các trích dẫn hai ngữ đoạn từ mục “1.2 Các từ diễn văn/diễn từ và diễn 
ngôn ở Việt Nam” trong bài viết của GS Diệp Quang Ban. Có thể nói, trên thực tế việc 
trích dẫn mà chúng tôi vừa thực hiện đã diễn ra theo trật tự “ngược” lại ngữ trình toàn mục 
ở bài viết – đoạn ở phần kết thúc mục dẫn trước, đoạn mở đầu mục dẫn sau.1 Không ngại 
khôi phục lại nguyên ngữ trình này để nhìn nhận sâu sắc hơn vấn đề. Nguyên ngữ trình dắt 
dẫn vấn đề theo dòng thời gian năm mươi năm thế kỉ trước cho đến mươi lăm năm gần đây 
là để giúp độc giả hình dung một cách nhanh chóng và bao quát về mấy từ ngữ liên quan 
đến thuật ngữ diễn ngôn. Đó là một cách chấm phá khơi gợi để mở màn cho công việc 
quan trọng - giới dẫn (diễn ngôn) Foucault mà giáo sư thực hiện ở phần tiếp theo của bài 
viết. Vì thế chúng tôi nghĩ rằng nếu đọc tuần tự mục 1.2 này rồi tổng kết thẳng ra rằng tác 
giả chỉ muốn nói ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỉ 20 từ discours của tiếng Pháp hay 
discourse của tiếng Anh được dịch theo từ Hán Việt bằng diễn văn hay diễn từ rồi vào 
khoảng hơn mười lăm năm trở lại đây đã được dịch là diễn ngôn thì có lẽ là đã đơn giản 
hóa mất vấn đề. Liên quan đến câu chuyện bàn về thuật ngữ “diễn ngôn” còn có một bài 
viết rất đáng đọc của của TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh nhan đề “Ba cách tiếp cận khái niệm 
diễn ngôn”. Chúng tôi xin trích nguyên một đoạn trong mục “1. Sự phức tạp của khái niệm 
và những khó khăn trong chuyển ngữ” của bài viết: 
“Một khó khăn khác đối với giới học giả Việt Nam là sự bất đồng trong chuyển dịch 
thuật ngữ discourse ra tiếng Việt. Có thể thấy sự hỗn tạp và mâu thuẫn này qua bảng tóm 
tắt sau đây: 
Tên tác giả/ 
dịch giả 
Tên tài liệu Địa chỉ 
Cách chuyển dịch 
thuật ngữ 
discourse 
George Yule 
Dụng học (một số dẫn 
luận nghiên cứu ngôn 
ngữ) 
Nxb ĐHQGHN, 
2003 
Diễn ngôn 
M.Halliday 
 (Hoàng Văn 
Vân dịch) 
Dẫn luận ngữ pháp 
chức năng 
Nxb ĐHQG Hà Nội Ngôn bản 
Diệp Quang Ban 
Giao tiếp, diễn ngôn và 
cấu tạo văn bản 
Nxb Giáo dục, 2009 Diễn ngôn 
1
 Trang web  lấy dòng sau đây của R.Barthes làm “đề từ”: “Phê bình là diễn ngôn 
về một diễn ngôn. Đó là ngôn ngữ thứ sinh hoặc siêu ngôn ngữ, nó hành nghề trên ngôn ngữ nguyên sinh (hay 
ngôn ngữ – đối tượng)” – Chúng tôi dùng chữ “ngữ trình” và dẫn Barthes với những từ “thứ sinh” “nguyên 
sinh” ở đây không phải là vì sính thuật ngữ hay sùng từ Hán Việt sang trọng. Trong trường hợp ngược lại, khi 
chúng tôi muốn dùng các từ như “nói leo” “ăn theo” để chỉ cái diễn ngôn mà chúng tôi vừa tạo ra nhờ vào 
việc bình thuật Diệp Quang Ban thì cũng mong độc giả không cho đó là đang dung tục hóa. 
T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 35 
R.Barthes 
(Tôn Quang 
Cường dịch) 
Nhập môn phân tích cấu 
trúc truyện kể - Sự đỏng 
đảnh của phương pháp 
Nxb VHTT-Tạp chí 
VHNT, Hà Nội, 2004 
Ngôn bản 
Những bất đồng trong chuyển ngữ nêu trên, một mặt xuất phát từ bản chất phức tạp, 
đa nghĩa của thuật ngữ, mặt khác, cho thấy sự lúng túng của giới học giả Việt Nam khi tiếp 
xúc với những thuật ngữ mang tính chất lý luận của nước ngoài, khi nền tảng kiến thức và 
tư duy lý luận trong các ngành khoa học xã hội Việt Nam vẫn còn có những khoảng cách 
nhất định với thế giới”. 
Người xem bảng này thấy rằng thuật ngữ gốc dẫn trong bảng là tiếng Anh nhưng 
trong các dẫn chứng nguyên bản lại có tài liệu bản gốc là tiếng Pháp (nói đúng hơn là bản 
dịch từ nguyên văn tiếng Pháp sang tiếng Nga và bản dịch tiếng Việt là dịch từ tiếng Nga - 
Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể). Thiển ý của chúng tôi là không thể mặc nhiên cho 
rằng R.Barthes cũng dùng thuật ngữ này như cách của G.Yule hay M.Halliday. Ngoài ra, 
nếu bảng này chỉ để minh họa cho vấn đề “bất đồng trong chuyển dịch thuật ngữ discourse 
ra tiếng Việt” thì có lẽ không nên dẫn cuốn sách của Diệp Quang Ban vốn không phải là 
sách dịch. Ngược lại, cần ghi tên dịch giả Trúc Thanh (bút hiệu Diệp Quang Ban) ra bên 
cạnh tác giả cuốn đầu tiên trong bảng này. Chúng tôi cho rằng, không thể dùng một “bảng 
tóm tắt” với ba bốn trường hợp này để minh họa cho ý có tính chất khái quát tổng kết “sự 
bất đồng trong chuyển dịch thuật ngữ discourse ra tiếng Việt”. Nhất là khi trước đó chính 
tác giả đã mô tả khá sắc sảo tình hình phức tạp của việc sử dụng thuật ngữ “diễn ngôn” 
trong học thuật phương Tây. Thực ra, để cũng chứng minh cho ý “sự bất đồng trong 
chuyển dịch thuật ngữ...” ta cần một bảng thống kê càng đầy đủ càng tốt. Thực tế, mức độ 
liệt kê ba cặp tác-dịch giả trong bảng là không đủ để chứng minh cho cái gọi là “sự hỗn tạp 
và mâu thuẫn” hay “bất đồng” trong chuyển dịch thuật ngữ này. Ngoài ra cách nói các dịch 
giả “bất đồng trong chuyển ngữ” dường như cũng sẽ dễ khiến cho người đọc bài này nhận 
nhầm rằng trong các sách nguyên ngữ dẫn ra thuật ngữ này được tác giả các sách đó dùng 
thống nhất. Cứ cho là Yule và Halliday chung dùng cùng một thuật ngữ thì việc dịch thành 
“ngôn bản” và “diễn ngôn” cũng không đến nỗi bị xem là “bất đồng”. Nhất là khi trong 
tiếng Việt vào thời điểm chuyển dịch, “ngôn bản” và “diễn ngôn” chưa từng được khái 
niệm hóa một cách dứt khoát và quyết liệt. Chúng ta cần tách bạch hai chuyện phiên dịch 
từ ngữ và xây dựng thuật ngữ. Thật khó mà bàn về các từ trên giấy, trong từ điển trong lúc 
sự thể tự nhiên (thực tế) chưa được hình dung trên đại thể. Về chuyện này tưởng đọc lại 
đoạn sau của F.de Saussure cũng không thừa: “Cần chú ý thấy rằng chúng tôi đã định 
nghĩa những sự vật chứ không phải những từ; cho nên những sự phân biệt trên đây (phân 
biệt ngôn ngữ và lời nói - LTT) không việc gì phải sợ tình trạng lập lờ do sự không tương 
đương hoàn toàn về từ ngữ giữa thứ tiếng này và thứ tiếng khác. Chẳng hạn trong tiếng 
Đức sprache có nghĩa là “langue” và “langage”; rede gần tương ứng với “parole” nhưng 
36 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi 
lại có thêm một nghĩa riêng là “discous”. Trong tiếng Latinh, sermo có nghĩa là “langage” 
và “parole” nhiều hơn, còn lingua chỉ “langue” và vân vân. Không có một từ nào tương 
ứng hoàn toàn với một trong những khái niệm được xác định ở trên; cho nên mọi cách định 
nghĩa từ đều vô bổ; xuất phát từ những từ để định nghĩa những sự vật là một phương pháp 
không hay” [2 tr.51]. 
Như ta đọc thấy, F.de Saussure lấy ví dụ từ ngữ các thứ tiếng châu Âu. Không ngại 
quay về tiếng Hán và tiếng Việt – hai thứ tiếng có những gian díu về từ vựng để thấy cũng 
có chuyện tương tự. Trong tiếng Hán 語言 (âm Hán Việt “ngữ ngôn”) với tư cách thuật 
ngữ ngôn ngữ học được dùng để dịch khái niệm “langue” dù trong thực tiễn nói nó cũng 
gồm cả nghĩa “ngôn từ” thậm chí cả nghĩa “hoạt động ngôn ngữ” - “langage”; Đảo ngược 
lại 言語 (âm Hán Việt “ngôn ngữ”) có nghĩa “lời nói” tương ứng “parole”. Dịch giả Hán 
ngữ sách F.de Saussure trong đoạn trên đã dùng từ 談話 (âm Hán Việt “đàm thoại” chua 
thêm bên cạnh chữ “discours” (Bản dịch tiếng Việt sách F.de Saussure không chua từ tiếng 
Việt tương đương). Trong lúc phần lớn trường hợp các học giả Trung Quốc ngày nay chủ 
yếu dùng 話語 (âm Hán Việt “thoại ngữ”) để dịch “discourse”. Cũng như chuyện tiếng 
Hán không dùng từ “cấu trúc” (để biểu thị khái niệm “cấu trúc” Hán ngữ dùng từ 結構 - 
âm Hán Việt “kết cấu”), trong lúc Việt ngữ dùng cả hai từ Hán Việt “kết cấu” và “cấu 
trúc” để xây dựng những khái niệm riêng. Có thể coi là “bất đồng” hay không khi chẳng 
hạn như ở Cao Xuân Hạo một loạt từ “dấu hiệu” “phù hiệu” “kí hiệu” “tín mã” (rải rác 
trong bản dịch F.de Saussure và sách Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng) đã được 
dùng để chỉ cùng một khái niệm? 
 Không có gì là đáng ngại nếu các học giả của ta tạo từ Hán Việt “ngôn bản” hay 
“ngữ trình” để chuyển dịch hay biểu đạt thuật ngữ discourse. Cá nhân chúng tôi thấy “ngôn 
bản” có yếu tố “ngôn” biểu thị tính động của nói, “bản” hàm ý cần cố định đối tượng lại để 
nghiên cứu. Từ “thoại ngữ” hay ở chỗ nó vừa biểu đạt tính động xuyên ngôn – liên nhân 
(thoại) trong lúc vẫn giữ chữ “ngữ” chỉ ý lí luận về “ngôn” (vả chăng dường như về lí 
thuyết “ngữ” có thể bao hàm “ngôn”, ngữ cũng là ngôn khi nói “ngữ lục”). Bản thân chúng 
tôi cũng đã dùng từ “thoại ngữ” đây đó trong các bài viết hoặc bài dịch. Tập trung nhất ở 
bài “Tự sự học: tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết” (Hội thảo Tự sự học lần II) [3 
tr.12]. Hoặc mới đây hơn ở “Tự sự học lịch sử và tự sự học văn chương – vài suy nghĩ 
nhân một tình tiết bình chú Tam Quốc diễn nghĩa của Nhân dân Văn học Xuất bản Xã” [4 
tr.94]. Vậy mà sau cùng chúng tôi đã dùng từ “diễn ngôn” vì tự cho rằng chữ “diễn” lại 
càng biểu thị sinh động hơn tính động của “ngôn” (phồn diễn, diễn giải, diễn biến, diễn 
Nôm, diễn nghĩa, diễn ca, diễn xướng... Xưa kia Aristote đề xướng thuyết nghệ thuật bắt 
chước bằng lời - nói gọn một chút cũng chính là chuyện “diễn”). 
3. KẾT LUẬN 
T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 37 
Dịch cụ thể là dịch một thuật ngữ - khái niệm nhiều khi sẽ tạo câu chuyện mà sau đó 
rất lâu đồng bào của người dịch sẽ gọi là chuyện “từ nguyên” của từ dùng để dịch trong 
ngữ đích. Thế nhưng đó là chuyện tương lai – cái tương lai rồi cũng sẽ đi vào trong phạm 
trù lịch đại của ngôn ngữ học cấu trúc. Còn hiện tại của người dịch thì dù ngổn ngang đến 
mấy anh ta cũng phải cố gắng đặt được thuật ngữ-khái niệm chuyển dịch vào trong hệ 
thống thuật ngữ mà nó sở thuộc và không ngừng quy chiếu xem nó đang ứng với “sự vật” 
nào trong hiện thực (tư tưởng hay ngoại giới). Phải chăng là có thể tạm hiểu như thế cho 
đến ngày còn chưa phải đối đầu với “Diễn Ngôn”? Trong trường hợp cá nhân chúng tôi mà 
nói, bài viết gọi là “Diễn Ngôn - Xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối ứng” này 
thực ra cũng chẳng thực hiện được thật nghiêm túc hành động “đi vòng quanh một lượt” 
thực tế sử dụng thuật ngữ đối ứng với discourse/discours trong Việt ngữ. Lí do nằm trong 
nỗi lúng túng mà chúng tôi tự mình mắc kẹt trong đó – nỗi lúng túng của tự vấn: “Diễn 
Ngôn” - ta đang nói về từ hay về vật, nói về cái khái niệm mà giờ đây qua nghiên cứu và 
dịch thuật đã sơ bộ gọi tên bằng hai chữ “diễn ngôn” hay là nói về cái sự-thể mà oái ăm 
thiên định ta mãi ở trong “nó” dùng “nó” nói về “nó”? [6]1. 
Dù thế, không có lí do gì để không tin tưởng rằng sớm muộn các bậc thức giả cũng sẽ bao 
quát lại được toàn thể thực tiễn nghiên cứu và có một sự sắp xếp bố trí toàn cục để giúp những 
người thầy bói chúng tôi cưỡi được lên lưng đại tượng, giúp những người tiều phu chúng tôi 
không còn cứ mãi loay hoay bên cây giữa đại ngàn. “Voi lớn Đại Tượng” và “Rừng sâu Đại 
Ngàn”2 ở đây được dùng làm ẩn dụ cho “Diễn-Ngôn” không biết có ổn không? 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đào Duy Anh, Từ điển Hán Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, 2005. 
2. Cao Xuân Hạo dịch, Giáo trình Ngôn ngữ học Đại cương, Nxb. KHXH, 2005. 
1
 Vài suy tưởng nhỏ về đề tài này được chúng tôi trình bày trong “Đại Đạo Vô Ngôn của Lão Trang và Logos 
Ngữ Âm Trung tâm của Phương Tây (Liên hệ Lão Trang và J.Derida - Vài suy nghĩ về triết học ngôn ngữ học giải 
cấu trúc)”, Tạp chí Ngôn Ngữ, số 3 (274), 3/2012. 
2
 Hán ngữ cũng có thành ngữ “Người mù sờ voi” (盲人摸象). Trong Hán ngữ “tượng” chỉ voi và “tượng” chỉ 
hình dạng hoặc sự mô phỏng, tượng trưng là đồng âm đồng tự. Từ “đại tượng” 大象 chỉ voi viết và đọc như từ 
“đại tượng” trong vốn ngữ vựng cổ triết Trung Hoa (Kinh Dịch và Lão-Trang). Đạo Đức Kinh có câu 
大音希聲大象無形 (Đại âm hy thanh, Đại tượng vô hình). “Lâm” 林 trong Hán ngữ chỉ rừng và cũng dùng để 
kết hợp với danh từ khác cấu tạo thành từ ghép chỉ một sự tập hợp rộng rãi người vật cùng loại. Nhân thể cũng 
xin chú ý, tác phẩm “Đường trong rừng” (Holzweg) của M.Heidegger có bản dịch tiếng Trung“林中道” 
(“Lâm Trung Đạo”). 
38 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi 
3. Lê Thời Tân, “Tự sự học: tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết”, Tạp chí 
Nghiên cứu Văn học, số 10, tháng 10/2008.Nhiều tác giả, Truyện ngắn bốn cây 
bút nữ, Nxb Văn học, H., 2001. 
4. Lê Thời Tân, “Tự sự học lịch sử và tự sự học văn chương – vài suy nghĩ nhân một 
tình tiết bình chú Tam Quốc Diễn Nghĩa của Nhân dân Văn học Xuất bản Xã”, 
Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 3, tháng 3/2013. 
5. Lê Thời Tân, “Đại Đạo Vô Ngôn của Lão Trang và Logos Ngữ Âm Trung Tâm 
của Phương Tây (Liên hệ Lão Trang và J.Derida - Vài suy nghĩ về triết học ngôn ngữ 
học giải cấu trúc)”, Tạp chí Ngôn Ngữ, số 3 (274), 3/2012. 
“DISCOURSE”: A STORY ABOUT WORD CHOICE 
 AND CORRESPONDING TERMS 
Abstract: Discourse theory has been in use in Vietnam. However, the translation of 
the term discourse into Vietnamese remains a promising topic appealing to various 
scholars. Through overviewing word origin and analyzing implying meaning of a few 
corresponding terms, this article attempts to make a bold effort in expressing some purely 
personal viewpoints. 
Keywords: discourse, word origin, implying meaning, corresponding terms. 

File đính kèm:

  • pdfngon_ngu_hoc_dien_ngon_xung_quanh_chuyen_tu_dung_va_thuat_ng.pdf