Ngôn ngữ học - Cơ sở hình thành thơ Bang Giao trung đại Việt Nam

Bài báo chỉ rõ nguồn gốc hình thành thơ bang giao Việt Nam. Thứ nhất, thơ

bang giao gắn liền với quá trình ngoại giao giữa hai dân tộc Việt – Trung, liên quan đến

chuyện đi sứ phương Bắc và tiếp đón sứ Trung Hoa. Thứ hai, thơ bang giao Việt Nam có

đội ngũ sáng tác là các nhà ngoại giao/ sứ thần/ thi nhân. Thứ ba, thơ bang giao Việt

Nam xuất phát từ chính không gian đi sứ và tiếp sứ.

Ngôn ngữ học - Cơ sở hình thành thơ Bang Giao trung đại Việt Nam trang 1

Trang 1

Ngôn ngữ học - Cơ sở hình thành thơ Bang Giao trung đại Việt Nam trang 2

Trang 2

Ngôn ngữ học - Cơ sở hình thành thơ Bang Giao trung đại Việt Nam trang 3

Trang 3

Ngôn ngữ học - Cơ sở hình thành thơ Bang Giao trung đại Việt Nam trang 4

Trang 4

Ngôn ngữ học - Cơ sở hình thành thơ Bang Giao trung đại Việt Nam trang 5

Trang 5

Ngôn ngữ học - Cơ sở hình thành thơ Bang Giao trung đại Việt Nam trang 6

Trang 6

Ngôn ngữ học - Cơ sở hình thành thơ Bang Giao trung đại Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 5660
Bạn đang xem tài liệu "Ngôn ngữ học - Cơ sở hình thành thơ Bang Giao trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngôn ngữ học - Cơ sở hình thành thơ Bang Giao trung đại Việt Nam

Ngôn ngữ học - Cơ sở hình thành thơ Bang Giao trung đại Việt Nam
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 69 
C S HNH TH
NH TH BANG GIAO 
TRUNG I VI%T NAM 
Trần Thị The1 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt: Bài báo chỉ rõ nguồn gốc hình thành thơ bang giao Việt Nam. Thứ nhất, thơ 
bang giao gắn liền với quá trình ngoại giao giữa hai dân tộc Việt – Trung, liên quan đến 
chuyện đi sứ phương Bắc và tiếp đón sứ Trung Hoa. Thứ hai, thơ bang giao Việt Nam có 
đội ngũ sáng tác là các nhà ngoại giao/ sứ thần/ thi nhân. Thứ ba, thơ bang giao Việt 
Nam xuất phát từ chính không gian đi sứ và tiếp sứ. 
Từ khóa: thơ bang giao, đi sứ, tiếp sứ, cơ sở hình thành 
1. MỞ ĐẦU 
Thơ bang giao là khái niệm được dùng trong nghiên cứu văn học chỉ sáng tác của các 
nhà ngoại giao Việt Nam trung đại viết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bang giao với 
các nước trong khu vực (chủ yếu là Trung Hoa). Cách định danh khái niệm như trên nhấn 
mạnh phía chủ thể và bối cảnh sáng tác vốn là hai yếu tố làm nên nét đặc trưng riêng biệt 
của thể loại thơ này. Bởi lẽ, đây chính là vương quốc thơ gắn liền với hình tượng tác giả 
nhà ngoại giao – nhà thơ, phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể - nhà ngoại giao với khách 
thể - quá trình ngoại giao, văn chương, lịch sử. Nguồn gốc của thơ bang giao vì thế, gắn 
liền với quá trình ngoại giao của hai dân tộc Việt – Trung, liên quan đến chuyện đi sứ 
phương Bắc và tiếp đón sứ thiên triều với thể chế “sách phong - triều cống”; cùng đội ngũ 
sáng tác là các nhà ngoại giao/ sứ thần/ thi nhân; đồng thời xuất phát từ chính không gian 
đi sứ và tiếp sứ. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Văn hóa “sách phong”, “triều cống” 
Trung Hoa là nước phương Bắc sớm hình thành trong lịch sử, từ thời Hạ, Thương, 
Chu trước công nguyên đã thành một đế chế rộng lớn. Xuất phát từ tư tưởng “dĩ Hoa vi 
1 Nhận bài ngày 25.11.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.12.2016 
Liên hệ tác giả: Trần Thị The; Email: tranthe.ncsk32@gmail.com 
70 TRNG I HC TH  H NI 
trung” những người đứng đầu nhà nước Trung Hoa tự coi mình là “thiên tử”, coi triều đại 
mình là “thiên triều” và tự thấy mình có đặc quyền “thiên mệnh” trong việc dạy bảo, giáo 
hóa, cai trị các nước lân bang. Vì lẽ đó, suốt trong quá trình “dựng nghiệp trị bình”, các 
triều đại phương Bắc đều mở những cuộc viễn chinh “điếu phạt” các nước láng giềng, 
nhằm áp đặt chính giáo Trung Quốc, đồng hóa dân tộc yếu thế hơn (chư hầu/ thuộc quốc); 
đồng thời cũng thể hiện sức mạnh quân sự của một nước lớn. Nhằm cột chặt, trói buộc các 
quốc gia chư hầu/ thuộc quốc vào quan hệ nô lệ và quan hệ phụ thuộc vào mình, Trung 
Hoa đã thiết lập thể chế “sách phong”, “triều cống”. Đây là một dạng quan hệ đặc biệt giữa 
các nước nhỏ với các nước lớn trong chế độ phong kiến phương Bắc. Mạnh Tử viết: “Dĩ 
đại sự tiểu giã. Lạc thiên giả giã. Dĩ tiểu sự đại giả, úy thiên giả giã. Lạc thiên giả bảo 
thiên hạ. Uý thiên giả bảo kì quốc” (là thiên tử mà giúp vua nước nhỏ, đó là tuân theo 
mệnh trời. Là vua nước nhỏ mà thờ phụng nước lớn, đó là tuân theo mệnh trời. Là thiên tử 
mà tuân theo mệnh trời thì cai trị thiên hạ được bền vững. Là vua nước nhỏ mà tuân theo 
mệnh trời giữ được đất nước mãi mãi). Trong mối quan hệ này, với quyền lực của quốc gia 
trung tâm, Trung Hoa đóng vai trò chủ động trong việc định chế hóa các quan hệ hành xử 
liên quan đến hoạt động “triều cống” và “sách phong”: qui định về thời gian, số lượng, giá 
trị cống phẩm cùng nghi thức triều cống trong các chuyến đi tuế cống; qui định nghi thức 
đón tiếp khâm sứ Trung Quốc sang tuyên phong... Hơn nữa, thiên triều cũng đối xử với các 
nước chư hầu/ thuộc quốc trên nhiều mức độ khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào cách ứng 
xử, thái độ thuần phục thiên triều của các nước phiên thuộc qua việc đi sứ và tiếp sứ. Vì 
thế, các nước Đông Á muốn yên ổn, phát triển thì phải công nhận vai trò của thiên triều 
như là mệnh trời, thể hiện qua việc thần phục, “triều cống”, kèm theo đó là mong muốn 
được vua Trung Hoa sắc phong, tuyên phong nhằm xác lập vai trò chính thống của triều 
đại mình. 
Là một quốc gia nhỏ, nằm ở bán đảo Đông Nam Á, có vị trí tiếp giáp với Trung Hoa 
cả đường núi và đường biển, nên trong suốt trường kì lịch sử, Việt Nam luôn chịu sự bành 
trướng, đàn áp, thôn tính của thiên triều. Chính vì thế, sau khi thoát khỏi ách thống trị 1000 
năm Bắc thuộc, nhà nước phong kiến Đại Việt rất coi trọng quan hệ bang giao với phương 
Bắc, xem đây là việc hệ trọng liên quan đến sinh mệnh triều đại, dân tộc. Trong tương 
quan chính trị và bối cảnh khu vực, ông cha ta đã thực hiện sách lược ngoại giao khi 
cương, khi nhu “trong xưng đế ngoài xưng vương” và chấp nhận quan hệ “sách phong”, 
“triều cống” với Trung Hoa. Đây là đường lối ngoại giao khôn khéo vừa thuần phục thiên 
triều vừa khẳng định độc lập dân tộc, tránh cho dân tộc những cuộc can qua, đổ máu. Sách 
Lịch triều hiến chương loại chí cũng đã nhấn mạnh đặc điểm quan hệ ngoại giao này: 
“Nước Việt ta có cõi đất ở phía Nam mà thông hiếu với Trung Hoa, tuy nuôi dân dựng 
nước có qui mô riêng nhưng trong thì xưng đế mà đối ngoại thì xưng vương, vẫn chịu 
phong hiệu, xét lí thế thực phải thế. Cho nên lễ sách phong, lễ cống sính, việc bang giao ở 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 71 
các đời đều xem là quan trọng” [1]. Việc đón tiếp khâm sứ Trung Hoa sang tuyên phong để 
đảm bảo ngôi vị chính thống của các triều vua Đại Việt cùng việc cử những sứ đoàn tới 
Trung Hoa thực hiện nghĩa vụ tuế cống, cầu phong... là những hoạt động trọng yếu trong 
quan hệ bang giao giữa hai nước. Nước ta giữ lệ triều cống cứ ba năm hoặc sáu năm một 
lần, các sứ đoàn được cử đi để làm nhiệm vụ bang giao quan trọng: cầu phong, chúc mừng, 
báo tang, viếng tang, đáp lễ hoặc bàn bạc nhiều vấn đề mắc mớ đến đất đai hay vấn đề 
chưa được giải quyết xong trên mặt trận quân sự. Ngược lại Trung Quốc cũng cử những 
đoàn sứ bộ sang ta để phong vương, công nhận nước ta là một nước phiên thần. Triều đình 
Việt Nam cử những đại quan để tiếp đón các khâm sứ thiên triều. 
 Hoạt động ngoại giao được ông cha ta quán triệt và tiến hành từ rất sớm. Đại Việt sử 
kí toàn thư cũng đã có ghi chép vua Hùng từng cử sứ giả sang thăm nhà Chu đời Chu 
Thành Vương năm 1110 trước công nguyên và cống chim trĩ trắng, khi về quên đường, vua 
nhà Chu sai sứ giả cấp cho năm cỗ xe có kim chỉ nam để trở về. Chỉ đến khi nước ta giành 
được độc lập, Trung Quốc mới chú trọng đến vấn đề bang giao với ta với tư cách là một 
nước độc lập. Quan hệ bang giao đến đây mới có tính chất hai chiều. Thời điểm đánh dấu 
sự chuyển giao đó là năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, 
mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc. Từ đây xã hội Việt Nam chuyển từ thời kì Bắc 
thuộc sang thời kì phong kiến tự chủ, đất nước ta xây dựng nhà nước theo mô hình của xã 
hội phong kiến lấy Nho giáo làm rường cột. Tuy nhiên ở thời kì này, nhà Ngô chưa thực 
hiện công việc bang giao với nước láng giềng Trung Quốc, chưa cử những đoàn sứ thần 
sang Trung Quốc. Đến khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi, niên hiệu Thái Bình 3 (972) để yên 
dân và tránh sự dòm ngó của kẻ thù phương Bắc, đã sai Nam Việt Vương Đinh Liễn đi sứ 
sang nước Tống. Năm sau sứ thần trở về, vua Tống sai sứ phương Bắc sang phong cho 
Tiên Hoàng làm Giao chỉ Quận vương, không những thế còn phong cho Đinh Liễn làm 
Kiểm hiệu Thái sư Tĩnh hải quân, Tiết độ sứ An Nam đô hộ. Có thể nói, từ đây mối quan 
hệ bang giao của hai dân tộc thực sự bắt đầu. 
Theo ghi chép của Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, chỉ tính từ khi 
nước ta bắt đầu thông hiếu với Trung Hoa năm 976 (thời nhà Đinh) cho đến cuối đời Lê 
Trung Hưng (1788) đã có 115 đoàn sứ bộ tới Trung Hoa theo định lệ “tuế cống” hoặc dâng 
sính lễ: 21 chuyến đi cầu phong, 18 chuyến đi liên quan đến chính sự 2 nước, giải quyết 
hậu quả chiến tranh, phân định biên giới lãnh thổ, đòi đất... Có thể thấy “kì gian thể lệ có 
khinh có trọng, có giản có phiền, trước sau hoặc có khác nhau”, song việc bang giao với 
Trung Hoa đều được xem là quan trọng, được các triều đại tuân thủ đúng “bổn phận” của 
một nước phiên thuộc và duy trì liên tục qua nhiều triều đại. Đi liền với văn hóa đi sứ cùng 
nhiệm vụ “triều cống”, văn hóa đón tiếp khâm sứ Trung Hoa sang “sách phong” cũng được 
72 TRNG I HC TH  H NI 
triều đại Việt Nam hết sức coi trọng. Theo Phan Huy Chú, cũng từ năm 976 đến 1788, 
Trung Hoa đã cử 53 lần sứ giả, khâm sứ tới Việt Nam để thực hiện nghi lễ sắc phong, 
tuyên phong. 
Việc tham gia vào quan hệ “triều cống” và nhận “sách phong” của Trung Hoa trong 
trật tự thế giới Đông Á của Việt Nam là một lựa chọn khôn khéo nhằm bảo vệ lợi ích chính 
trị của dân tộc, triều đại. 
2.2. Nhà ngoại giao, nhà văn hóa, nhà thơ 
Trong mối quan hệ bang giao vốn đầy tính áp đặt và bất bình đẳng trên, đất nước Đại 
Việt chịu nhiều thua thiệt. Tuy nhiên, chính trong hoàn cảnh đặc biệt đó, đã xuất hiện 
những nhân vật điển hình có trách nhiệm và phẩm chất đại diện cho quốc gia, dân tộc. Họ 
là nhà ngoại giao/ nhà thơ, những người tài năng, đức độ được cử đi sứ hay tiếp sứ. Khi 
nhận mệnh đi sứ hay tiếp sứ, họ vừa mang tư thế của những nhà ngoại giao vừa có tâm thế 
của thi nhân. 
Bang giao là hệ trọng, bởi lẽ nó liên quan đến sự tồn vong, thịnh suy của triều đại, 
quốc gia và vấn đề thể diện dân tộc nên người đi sứ hay tiếp sứ gánh trên vai trách nhiệm 
nặng nề. Để có thể “toàn quân mệnh tráng quân uy”, người được cử đi sứ hoặc đón tiếp sứ 
phải là những danh thần đỗ đại khoa, có địa vị cao trong triều đình, vừa tài trí bản lĩnh, lại 
có khả năng ứng đối giao hảo với các nước. Dùng văn chương, thơ ca để kết bạn góp phần 
kiến tạo giao lưu văn hóa, văn chương rộng mở giữa các quốc gia trong khu vực được coi 
là một nguyên tắc bất thành văn. Trên thực tế, nguyên tắc này được cụ thể hóa qua các hoạt 
động xướng họa, đối đáp, tặng tiễn giữa các bậc đại quan – nhà ngoại giao – nhà thơ hai 
nước Việt – Trung. Đó vừa là một nghi thức của phương châm hội thoại, có người hỏi và 
người đáp để tỏ tình giao hảo, vừa là chủ ý phô diễn sức mạnh tri thức, văn hóa dân tộc để 
nâng cao vị thế quốc gia. 
Có thể nói, đóng góp vào công cuộc giữ vững nền độc lập, khẳng định nền văn hoá 
Việt có công không nhỏ của các ngoại giao Việt Nam. Bên cạnh những áng văn chính luận 
sắc bén, chặt chẽ giàu sức thuyết phục; thơ văn với ưu thế của loại hình nghệ thuật bằng 
ngôn từ cũng là một kênh hỗ trợ đắc lực hiệu quả cho hoạt động ngoại giao của nhà nước. 
Đây là một thứ vũ khí đắc lực, sắc bén để các nhà ngoại giao chiến đấu với kẻ thù. Vì thế, 
thời trung đại mỗi nhà ngoại giao đồng thời đều phải là những thi nhân. Họ phải làm thơ 
thù tiếp với quan lại địa phương ra đón, làm thơ thù phụng với các quan thiên triều, làm 
thơ mừng thọ vua, làm thơ khi tiếp sứ thần Trung Hoa đến phong vương, làm thơ tiễn biệt. 
Ví dụ đầu tiên cho thấy sức mạnh của ngôn ngữ và thơ ca trong hoạt động đối ngoại của 
dân tộc là cuộc xướng họa thơ ca giữa Lí Giác - sứ thần nhà Tống với hai sứ giả Đại Việt 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 73 
thời Tiền Lê là Đỗ Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu. Kết cục, Lí Giác đã thay đổi thái độ với 
Đại Việt. Từ tâm lí ngạo mạn cố hữu coi thường Nam Việt, Lí Giác đã phải khiêm nhường 
thừa nhận: “Ngoài trời lại có trời soi nữa”. Sau này, Phạm Sư Mạnh đi sứ đã viết đầy đủ 
bảy thiên Mạnh Tử, một bộ sách kinh điển của Trung Quốc, không sai sót một chữ khiến 
cho người phương Bắc phải coi ông là bậc thầy. Phùng Khắc Khoan đã sáng tác cụm thơ 
31 bài chúc thọ khánh tiết vua, được vua quan nhà Minh hết lời khen ngợi. Hay Lê Quang 
Bí mười tám năm ròng bị nhà Minh giam giữ nhờ đọc thuộc lòng cả cuốn Đại học diễn 
nghĩa buộc chúng phải tháo bỏ đồ gắn mắt, thả ông về nước... Những câu chuyện này đều 
là những minh chứng tiêu biểu cho việc sứ thần/ nhà ngoại giao “toàn quân mệnh tráng 
quân uy” nhờ tài ứng đối và khả năng sử dụng chữ Hán, khả năng viết văn, làm thơ của họ. 
Như vậy, với vai trò là những nhà chính trị, nhà văn hóa của thời đại, sáng tác thơ ca 
của các nhà ngoại giao được xem như là hoạt động tất yếu và hữu ích trợ giúp hoạt động 
ngoại giao để “làm đẹp” cho nước mình trước nước người trong khi đón tiếp khâm sứ thiên 
triều sang phong vương hay khi đối đáp với quan lại thiên triều nơi Bắc quốc. Tư tưởng 
tình cảm được thể hiện trong thơ không phải chỉ là tiếng nói của cá nhân tác giả, mà còn có 
ý nghĩa đại diện cho tư tưởng, tình cảm, khát vọng, tư thế văn hóa dân tộc và triều đại. Mỗi 
nhà ngoại giao phải là người có vốn kiến thức sâu rộng, thông kim bác cổ, có bản lĩnh kiên 
cường, dũng khí lớn lao, ứng đối linh hoạt mềm dẻo, có bề sâu văn hóa, đồng thời đó cũng 
là những nhà thơ lớn. Đánh giá về vai trò của các nhà ngoại giao Việt Nam trước đây, Vu 
Tại Chiếu (Đại học Trịnh Châu - Trung Quốc) nhận xét: “Các sứ thần Việt Nam vừa là nhà 
ngoại giao vừa là một nhà thơ. Trong hoạt động ngoại giao, họ đóng vai trò quan trọng 
trong việc xử lí quan hệ hai nước, góp phần tăng cường mối tình hữu nghị và sự hiểu biết 
lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt – Trung. Mặt khác họ làm thơ chữ Hán, xướng họa 
với các văn nhân Trung Quốc, thúc đẩy sự giao lưu nghệ thuật thơ chữ Hán nói riêng và 
văn hóa, văn học nói chung giữa hai nước Việt - Trung, mang lại sức sống dồi dào cho thơ 
chữ Hán phát triển không ngừng”. 
2.3. Không gian bang giao và hứng thú thi ca 
Nói đến không gian trong thơ bang giao là nói đến không gian đặc thù, khu biệt gắn 
liền với quá trình đi sứ và tiếp sứ của thi nhân. 
Theo ghi chép trong các chuyến đi sứ cũng như trong trước tác thi ca của mỗi sứ thần, 
lộ trình các sứ đoàn Việt Nam sang Trung Hoa chủ yếu là đường bộ và đường thủy, 
phương tiện di chuyển chủ yếu bằng ngựa hoặc bằng thuyền. Khoảng cách địa lí xa xôi 
cùng những hạn chế, khó khăn về phương tiện khiến mỗi chuyến đi của sứ bộ Việt Nam 
thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài, một năm thậm chí vài ba năm. Hơn nữa, 
74 TRNG I HC TH  H NI 
quan hệ hai nước không phải lúc nào cũng thuận lợi yên bình, lại gặp những bất thường về 
thời tiết, vì thế chuyến đi sứ có thể dài hơn nữa. Những vất vả trên đường đi sứ, nỗi niềm 
tha hương cố quốc và nỗi lo “quân mệnh”, “quốc mệnh” là nỗi niềm thường trực trong tâm 
can mỗi sứ thần và thôi thúc họ viết lên những thi phẩm đầy ắp những bộn bề, ngổn ngang 
sâu chứa trong tâm hồn. Mặt khác Trung Hoa có nhiều cảnh đẹp và di tích nổi tiếng như: 
Nhạn Hồi Phong, Hồ Động Đình, Hoàng Hạc lâu, Tì Bà đình... Đó cũng là đất nước có bề 
dày truyền thống lịch sử, văn hóa, là một trong những cái nôi văn minh của nhân loại, nơi 
đây đã lưu giữ biết bao câu chuyện trong chính sử và dã sử được các thi nhân – sứ thần 
Việt Nam biết đến qua sách sử... Nơi đây có những danh thi mà văn nhân Việt Nam từng 
ngưỡng mộ như Khuất Nguyên, Đào Tiềm, Lý Bạch, Bạch Cư Dị... Những chuyến công du 
cùng sự dịch chuyển không gian sống, không gian sáng tạo là căn nguyên tạo nên hứng thú 
thẩm mỹ của mỗi sứ thần. Ở đây hành trình đi sứ không chỉ đơn thuần là hành trình địa lí 
mà còn là hành trình cuộc sống, hành trình văn hóa, hành trình tinh thần... Trên hành trình 
ấy, sứ thần không chỉ mang trong tư thế của một chính khách với “quân mệnh”, “quốc 
mệnh” mà còn là tâm thế của người lữ khách với nỗi niềm tha hương cố quốc hay du khách 
say đắm trước thiên nhiên tươi đẹp vùng Hoa Hạ. Vì thế sáng tác thơ ca ở mỗi sứ thần 
không chỉ nhằm mục đích bang giao mà còn gắn với việc ghi chép những điều mắt thấy tai 
nghe trên lộ trình vạn dặm, biểu lộ tâm tư, cảm xúc của con người trước thực tại... 
Song hành với con đường đi sứ của sứ thần là con đường thơ của thi nhân. Trong lời 
giới thiệu tập Thơ đi sứ, nhóm biên soạn đã nói rõ nguồn gốc và hết sức đề cao thơ sứ trình 
khi khẳng định: “Đây là thơ làm trên đường đi sứ, và biên giới của thơ ở đây chính là cái 
vô tận của bản thân đời sống. Ở đây có thơ về nhiều đề tài, chủ đề, ở đây chứa đựng nhiều 
sáng tạo, tâm huyết. Ngay cả những bài thơ bang giao theo nghĩa chính của từ này cũng là 
những bài thơ độc đáo, mang bản sắc của tác giả, của thời đại và dân tộc. Nhưng dù sao thì 
đây cũng là vương quốc thơ của những người đi sứ, và chúng ta gắn liền hai hình tượng sứ 
giả - nhà thơ. Con đường đi sứ đã thành con đường thơ. Và con đường này chảy qua nền 
thơ Việt Nam như một con đường lớn” [2]. 
Nếu đi sứ gắn liền với không gian Trung Hoa – không gian xa lạ, rộng lớn thì thơ tiếp 
và tiễn sứ lại gắn với không gian cung đình, không gian phong thổ quen thuộc của Đại 
Việt. Dù không phải đối mặt với đường xa kham ruổi cùng nỗi niềm lữ khách “dòng lệ dư 
tử nước sông chảy hoài”, hay sự cám dỗ trước vẻ tươi đẹp của thiên nhiên, danh tích lịch 
sử Hoa Hạ “lần đầu đi sứ tầm mắt mới lạ” nhưng “quốc mệnh”, “quân mệnh” của mỗi nhà 
ngoại giao khi tiếp khâm sứ Trung Hoa vẫn luôn giữ vững. Cho mình là thiên sứ nên hầu 
như các sứ thần Trung Hoa sang ta đều có nhiệm vụ giống nhau là “tuyên đọc dụ chỉ”, “dụ 
vua vào chầu” hay bắt ta phải phục tùng những yêu sách vô lí của chúng. Quá trình tiếp 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 75 
đón khâm sứ Trung Hoa của những vị vua, quan, tướng lĩnh Đại Việt vì thế nhiều thử 
thách. Trong vai trò chủ nhà, nhiệm vụ của các nhà ngoại giao làm sao để thiên triều thấy 
được sự hiếu khách, sự thuần phục mà vẫn giữ được thể diện, độc lập chủ quyền dân tộc. 
Để hóa giải những khó khăn đó, ngoài tiếp đãi trọng thể theo nghi thức ngoại giao, các vị 
vua, quan, tướng lĩnh còn làm thơ xướng họa với các sứ thần Trung Hoa thể hiện tình giao 
hảo đồng thời cũng khẳng định tư thế/ tâm thế dân tộc mình. Không gian cung đình, không 
gian tiếp sứ đã trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi nhà ngoại giao Việt Nam 
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Nó vừa là không gian địa lí vừa là không gian văn 
hóa, lịch sử, thơ ca. Không gian này không chỉ làm nền cho hoạt động bang giao Việt - 
Trung mà còn là nơi nảy sinh thi hứng cho mỗi nhà ngoại giao/ thi nhân, đồng thời cũng là 
đối tượng phản ánh trung tâm trong thơ ca của họ. 
KẾT LUẬN 
Với một đội ngũ tác giả đông đảo là các sứ thần/ nhà ngoại giao/ nhà thơ, sáng tác gắn 
liền với thể chế “sách phong - triều cống”, cùng không gian đi sứ và tiếp sứ, thơ bang giao 
thường được xem là một dòng riêng, góp phần hoàn thiện diện mạo thơ ca trung đại Việt 
Nam. Có thể nói, các sứ giả, nhà thơ và thơ bang giao đã đóng vai trò quan trọng trong việc 
giữ vững nền hòa bình, độc lập dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập, giao lưu văn hóa hiện 
nay, tìm hiểu thơ bang giao là một việc làm quan trọng, cấp thiết. Việc tìm hiểu cơ sở hình 
thành thơ bang giao được coi là mã khóa quan trọng để độc giả tiệm cận với nguồn mạch 
văn hóa của một chủ trương, chính sách lớn, một dòng thơ đặc biệt, chảy suốt lịch sử các 
triều đại phong kiến Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phan Huy Chú (2014), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 
2. Đào Phương Bình, Phạm Thiều (1993), Thơ đi sứ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
THE FORMATION OF VIETNAM’S MEDIEVAL 
DIPLOMATIC POETRY 
Abstract: The article specifies the origin of Vietnam diplomatic poetry. Firstly, 
diplomatic poetry attached the diplomatic process between Vietnam – China including 
going to business in China and welcoming Chinese Ambassador to Viet Nam. Secondly, 
Vietnam had diplomatic poetry team who were diplomats/Envoys/poets. Thirdly, Vietnam 
diplomatic poetry came from diplomatic space between Viet Nam and China. 
Keywords: diplomatic poetry, Envoy, welcoming the Ambassador, the formation. 

File đính kèm:

  • pdfngon_ngu_hoc_co_so_hinh_thanh_tho_bang_giao_trung_dai_viet_n.pdf