Ngôn ngữ học - Chủ đề đồng tiền trong phóng sự Vũ Trọng Phụng
Đồng tiền trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng là một trong những chủ đề rất
đáng chú ý. Ngoài việc là chủ đề chính, là những chi tiết đặc sắc trong phóng sự, đồng
tiền còn đảm nhiệm chức năng tố cáo, lên án bộ mặt xấu xa thối nát, đáng ghê tởm của xã
hội đương thời. Bài viết này chỉ ra thế lực vạn năng của đồng tiền qua một số phóng sự
tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng, đồng tiền khiến con người bất chất mọi cách để kiếm,
đồng tiền khiến tha hóa mọi tầng lớp trong xã hội, đồng tiền đã phá vỡ mối quan hệ vững
chắc trong gia đình.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Ngôn ngữ học - Chủ đề đồng tiền trong phóng sự Vũ Trọng Phụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngôn ngữ học - Chủ đề đồng tiền trong phóng sự Vũ Trọng Phụng
20 TRNG I HC TH H NI CH * NG TI*N TRONG PHNG S- V TRNG PH.NG Trần Thị Huyền1 Học viện Khoa học Xã hội Tóm tắt: Đồng tiền trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng là một trong những chủ đề rất đáng chú ý. Ngoài việc là chủ đề chính, là những chi tiết đặc sắc trong phóng sự, đồng tiền còn đảm nhiệm chức năng tố cáo, lên án bộ mặt xấu xa thối nát, đáng ghê tởm của xã hội đương thời. Bài viết này chỉ ra thế lực vạn năng của đồng tiền qua một số phóng sự tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng, đồng tiền khiến con người bất chất mọi cách để kiếm, đồng tiền khiến tha hóa mọi tầng lớp trong xã hội, đồng tiền đã phá vỡ mối quan hệ vững chắc trong gia đình... Từ khóa: Chủ đề đồng tiền, sự tha hóa, phóng sự Vũ Trọng Phụng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề tha hóa của lớp người cùng khổ đã được đề cập nhiều trong văn học Việt Nam 1930 -1945, hình ảnh Chí Phèo của Nam Cao là điển hình của người nông dân bị bóc lột cùng cực đến nỗi phải bán cả nhân hình lẫn nhân tính. Ở mảng phóng sự, cũng như những cây bút cùng thời, Vũ Trọng Phụng đã xoáy sâu vào vấn đề tha hóa của lớp người dưới đáy, nêu bật tình cảnh, chỉ ra nguyên nhân của sự tha hóa: Do sự bất công tàn bạo của giới chủ, do hoàn cảnh xã hội không tìm thấy lối đi... và do một xã hội coi "đồng tiền là trên hết, đồng tiền là vạn năng". Vũ Trọng Phụng đã tố cáo thế lực vạn năng của đồng tiền trong xã hội tư sản, nó có tác dụng tha hóa mọi tầng lớp trong xã hội, tước đoạt bản chất người vốn có. Chưa bao giờ đồng tiền lại có sức mạnh vô hình đến vậy, nó khiến con người quên đi tất cả thân tình, chà đạp lên nhau để sống. Trong hàng loạt các thiên phóng sự của mình, Vũ Trọng Phụng đã viết về sự tha hóa của đủ mọi lớp người trong xã hội dưới sức mạnh của đồng tiền. Trong vòng vây của những tội lỗi, nhân cách và lương tâm của họ đang trên đà băng hoại một cách ghê gớm. Ngay từ những tác phẩm đầu tay Vũ Trọng Phụng đã thể hiện niềm phẫn uất của mình về xã hội coi đồng tiền là vạn năng, đồng tiền làm thay đổi tất cả, kể cả tạo nên tội ác ghê 1 Nhận bài ngày 15.5.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.6.2017 Liên hệ tác giả: Trần Thị Huyền; Email: nguyenanh7986@gmail.com TP CH KHOA HC − S 16/2017 21 gớm nhất đó là làm "tha hoá" nhân cách con người. Lời chửi rủa ném thẳng vào xã hội: "Bấy giờ ấy à? Chỉ có đồng tiền là giời, là phật, chỉ có đồng tiền là đáng kính thờ vì nó sai khiến được mọi người (...). Lương tâm à? Còn thua đồng tiền. Luật pháp à? Chưa bằng đồng tiền... Giời phật à? Còn kém đồng tiền. Chỉ có đồng tiền là ai cũng phải kính thờ, chỉ những cách xoay tiền là đáng cho người ta tụng niệm..." [1, tr.97]. Vở kịch ba hồi "Không một tiếng vang" ấy ra đời năm 1931, tuy không thành công nhưng là dấu mốc quan trọng về sự xuất hiện chủ đề đồng tiền trong tác phẩm của ông, từ đó chủ đề ấy đã xuyên suốt quá trình sáng tác từ kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết đến phóng sự. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề đồng tiền trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng như một chủ đề chính xuyên suốt trong tác phẩm của "Ông vua phóng sự đất Bắc". 2. NỘI DUNG Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chủ đề là "vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học... chủ đề tác phẩm nói lên chiều sâu tư tưởng, khả năng nắm bắt nhạy bén của nhà văn đối với những vấn đề cuộc sống" [2, tr.62]. Trong hàng loạt các phóng sự Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Lục xì, Cơm thầy cơm cô (1936), Một huyện ăn tết..., "người thư ký trung thành của thời đại" – Vũ Trọng Phụng – đã ghi lại và nêu bật lên vấn đề cơ bản về sự tha hóa của con người trước thế lực của đồng tiền. Vũ Trọng Phụng có một tiểu sử có thể coi là khá đặc biệt. Ông sống trong cảnh nghèo túng từ lúc sinh ra đến lúc trút hơi thở cuối cùng. Nói như Ngô Tất Tố, đó là "cái nghèo có tính chất gia truyền". Mồ côi cha từ nhỏ, 15 tuổi ông đã phải lăn lưng vào đời để kiếm sống, trong đầu ông luôn ở trạng thái thường trực phải kiếm tiền nuôi thân và giúp đỡ gia đình. Chính trong những lúc mưu sinh này ông đã nhận thấy những mặt trái, những giả dối, chỗ nào cũng là "tội ác" và "trụy lạc" của xã hội đương thời. Ông căm ghét xã hội mà thế lực đồng tiền đã làm thay đổi nhân cách con người. 2.1. Con người bất chấp mọi cách để kiếm tiền Đồng tiền - món lợi trước mắt đã khiến bọn ham đánh bạc, đội quân trung thành của "thần Đổ Bác" (Cạm bẫy người), trở nên lừa lọc, ám hại nhau, chúng giăng lưới nhện khắp nơi săn bắt "mòng", chúng tính toán chi li từng nước bài, thậm chí làm giả cả quân bài. Ngay trong làng bịp, những người cùng chí hướng cũng không còn tin tưởng nhau mà luôn tìm cách sát phạt nhau. Vũ Trọng Phụng miêu tả cờ bạc đã trở thành một thứ nghề để kiếm tiền của một bộ phận người trong xã hội, đồng tiền trong Cạm bẫy người kiếm được không phải bằng mồ hôi, nước mắt mà bằng những thủ đoạn phi nhân nghĩa. Chính vì nó được coi là một thứ nghề để mưu sinh nên được tổ chức một cách rất kỹ lưỡng từ khâu chuẩn bị đến 22 TRNG I HC TH H NI cách quản lý, điều hành. Hãy xem Vũ Trọng Phụng đã làm một bảng tổng kết đầy đủ như thế nào về "quy trình" kiếm tiền của bọn chuyên nghề cờ bạc bịp: Bước 1: Thời điểm xuất trận mạnh nhất được gọi là "mùa săn" đó là kỳ lĩnh lương của công chức. Lúc này làng bịp bắt đầu ra quân. Bước 2: Từ khâu chuẩn bị sắp xếp rất tinh vi, lựa chọn vai diễn, và phân vai, các vai diễn ấy phải làm sao phù hợp với từng đối tượng. Bước 3: Làng bịp có cả một xưởng "chế tạo khí giới" và "một ngân hàng chung", đó là phương tiện phục vụ cho mọi công cuộc săn "mòng". Bước 4: Làng bịp có các ngón đòn trên chiếu bạc: " lối đánh nhị cập nhất", "lối hụt nọc", " lối đánh thông lưng", các đòn: "đòn Vân Nam", " đòn bát lò xo", "đòn kìm"... Bước 5: Có các thủ đoạn triệt hạ con bạc ngoài đời: "siêu hình học", "thần linh học", "tinh thần học", "cầu cứu đến khoa học", còn có cả cách "cắm đinh vào ... hao khát cháy bỏng của nó là được làm một cô đầu "danh giá" và từ đó leo lên địa vị cao hơn làm bà Phán, bà Kí trong xã hội trưởng giả. Bên cạnh con Đũi, Vũ Trọng Phụng còn đề cập đến số phận, tâm tính của nhiều đứa trẻ khác trong Cơm thầy cơm cô, những đứa trẻ nhà quê vốn hiền lành chất phác, bởi chúng thường xuyên bị lăng nhục, bị đối xử tàn bạo, hành vi tự vệ bản thân đã khiến chúng trở nên lưu manh, côn đồ: "Có những thằng nhỏ bỏ thuốc độc định giết chết cả nhà bà chủ. Có những anh bếp nhổ đờm vào nồi cá kho. Có những thằng xe được ngủ giường Hồng Kong với bà chủ. Có những quân đốt nhà của chủ..." [3, tr.352]. Và cao hơn, có những thằng lập mưu đem cứt chó bôi lên phản ngủ, làm cho hai bố con chủ nhà chửi bới lẫn nhau. Sự tha hóa trong nhân cách không phải là trường hợp riêng lẻ, cá biệt mà trở lên phổ biến trong tầng lớp cơm thầy cơm cô. Giờ đây tâm hồn họ cằn cỗi, héo úa, bản chất hiền lành chất phác của người nông dân mất đi, thay vào đó là những thủ đoạn hẹp hòi, toan tính và độc ác. Ở lĩnh vực tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng đã đề cập đến vấn đề con người tha hóa như một quy luật nghiệt ngã trong xã hội cũ, nó đang có nguy cơ phổ biến trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, đang giết chết dần bao nhiêu con người lương thiện. Mịch (tiểu thuyết Giông tố) ban đầu là cô gái quê hiền lành, chất phác, giản dị, chung tình nhưng từ khi bị Nghi Hách làm nhục, Thị Mịch trở thành một nhân vật dâm đãng, và có những cử chỉ vô duyên đáng ghét của một người đang ở cảnh nghèo khổ bỗng được sống trong cảnh giầu có phong lưu, và kết cục Thị Mịch trở thành một thiếu phụ loạn luân dâm đãng, Thị Mịch cũng giống như Long, như Phúc, như Huyền... khá giống nhau trên con đường số phận. Long (Giông tố) vốn là "đứa trẻ mồ côi vô thừa nhận" trở thành thư ký làm công, một thanh niên có đạo đức, trọng danh dự. Phúc (Trúng số độc đắc) là một viên chức thất nghiệp, nhẫn nhục, có học vấn, ham hiểu biết. Huyền (Làm đĩ) nguyên là "cô gái con nhà tử tế, có học, thông minh". Thế nhưng, cuộc sống với bao nhiêu tấn bi kịch trớ trêu dồn đẩy họ, từ vẻ ngoài đến tâm tính đã đổi khác trở thành một kẻ khốn nạn, đồi trụy. Kết cục Long tự tử sau một buổi hành lạc thác loạn, Phúc sa đọa trong cảnh giầu sang, Huyền bước vào con đường làm đĩ. Sáng tác của Vũ Trọng Phụng là tố cáo, phơi bầy những cái xấu xa, những mặt trái trong xã hội, đồng tiền đã làm cho con người mất hết nhân tính. 26 TRNG I HC TH H NI Với tính chất phê phán, tố cáo mạnh mẽ, phóng sự của Vũ Trọng Phụng không chỉ đề cập đến sự tha hóa biến chất của bọn tôi đòi, những kiếp người "dưới đáy" mà còn liên tiếp phóng ra những bức chân dung về các ông chủ, bà chủ, qua cánh cửa ấy người đọc nhận ra một sự thật hãi hùng về bản chất suy đồi, sự băng hoại đạo đức của giới chủ nhà. Đây là lớp người có cuộc sống phong lưu sang trọng, nhưng bản tính của họ lại vô cùng thấp hèn. Tố cáo mặt trái của xã hội qua các tệ nạn, Vũ Trọng Phụng không quên tấn công bọn giầu có độc ác, những kẻ gây ra đau khổ trực tiếp cho những người dân nghèo. Người đọc dường như không thể quên được hình ảnh bà chủ con sen Đũi (Cơm thầy cơm cô) với ngoại hình "chân đi giầy đầm, đầu thì để tóc đuôi gà, mà quần áo thì là áo khách!" (...) "má nó đã răn reo, nó lại chát phấn bự khắp cả" [3, tr.342]. Nó thể hiện sự kệch cỡm, lố lăng như ngầm báo cho độc giả biết thế giới nội tâm không lấy gì làm tốt đẹp. Trong mắt mụ, những trẻ em bất hạnh không hề gợi lòng trắc ẩn, mà ngược lại chúng chỉ là những món đồ "mua đi bán lại" nhằm mục đích duy nhất là để sinh lợi cho chúng. Con mụ me Tây già nua, vô duyên ấy chính là nguyên nhân đẩy cái Đũi tội nghiệp vào con đường hư hỏng khi nó mới chỉ mười ba tuổi. Nhưng cuộc đời sen Đũi vẫn chưa hết bất hạnh, thoát khỏi mụ chủ đĩ thõa, quái ác ấy, nó lại rơi vào tay một bà chủ keo bẩn, hèn mạt đến hết chỗ nói. Chỉ vào ngày thứ ba kể từ khi Đũi xin vào làm việc, nó đã bị bà ta cốc cho ba cái bươu đầu kèm một bài dạy bảo mà có lẽ nó sẽ nhớ suốt đời: "Tiên sư cha con ranh con, chưa chi đã giở ngay những thói trộm cắp! Liễn thịt của bà mười hai miếng mà dám thọc ngay đũa vào ăn vụng mất ba miếng! Bà đã đếm rồi bà mới cất đi, dễ mày tưởng bà không biết đấy à!" [3, tr.344]. Và từ đó Đũi âm thầm rút ra chân lý hết sức đau đớn: "càng những quân giầu có thì lại càng keo bẩn, chó đểu không ra loài người" [3, tr.344]. Vũ Trọng Phụng với Cơm thầy cơm cô đã khám phá được bao sự thật phũ phàng ẩn chứa trong từng tế bào gia đình của cái tầng lớp được xem là cao sang đó. Qua lời kể của bọn "cơm thầy cơm cô", thế giới chủ nhà hiện lên thật tầm thường. Đối với họ, miếng ăn, tiền là trên hết quan hệ máu mủ chỉ là thứ yếu: một gia đình nọ có sáu người, đến bữa họ ăn cơm với nhau nhưng mỗi người đều có niêu cơm và thức ăn riêng. Một hôm, người bố vô tình ăn "nhầm"một miếng trả rươi, người con đi làm về thấy thiếu đã gắt ầm lên, gọi bố là thằng nọ thằng kia: "Thằng thuê gác ngoài, thằng thuê gác trong mà... nhầm kể cũng lạ" [3, tr.332]. Lại có một ông chủ nuôi chó thì tử tế nhưng nuôi bố thì vô đạo đức, chó thì suốt ngày ăn thịt với súp còn bố thì áo nâu, quần vá làm lụng suốt ngày. Ông bố đánh chó vì trúng kế đứa ở, thế là ông con chửi "tiên sư bố". Quả là đồng tiền đã xé toang tấm màn tình cảm giả tạo bao phủ gia đình, biến những quan hệ ấy thành tiền nong bất nhân bạc bẽo. Không dừng lại ở đó, trong Cơm thầy cơm cô Vũ Trọng Phụng còn cho ta chứng kiến chân dung của những tên tư sản bủn xỉn, bần tiện, đểu giả một cách kỳ lạ "dặn con sen đi TP CH KHOA HC − S 16/2017 27 mua một hào thịt quay thì phải mua hai lần, mỗi lần một gói năm xu, để cho nhà hàng phải thêm thì mua được rẻ" [3, tr.344]. Mối quan hệ giữa vợ và chồng, cách đối xử của họ thật thô bỉ, hãy xem cuộc khẩu chiến đại kịch liệt: "ông gọi bà bằng những tên giống vật, và bà lấy những chỗ hiểm trong thân thể người đàn bà ra đặt danh từ (nom) và trạng từ (adjectif) lại cho cái mặt phúc hậu của ông" [3, tr.344]. Chân dung những ông chủ, bà chủ trong phóng sự Vũ Trọng Phụng thật đa dạng, kẻ thì táng tận lương tâm, lừa lọc, bán rẻ sự trinh tiết của những người con gái quê mùa, kẻ thì nanh nọc, gian ác trong những cách trừng phạt đáng ghê sợ. Nhưng họ đều giống nhau ở cách đối xử tàn nhẫn với con ở, nhân cách của những con ở bị băng hoại một phần do chủ quan nhưng phần lớn do hoàn cảnh sống, do bị chủ "chửi mắng thì nhiều và được thương thì rất ít" nên bọn đầy tớ nảy sinh tâm lý muốn trả thù những kẻ hành hạ, bóc lột hãm hại đời chúng. Chưa hết, lại có những chủ nhà có quan hệ dâm bôn với đứa ở "có những con sen được ông chủ quý hơn vợ. Có những thằng nhỏ được kỳ lưng cho các tiểu thư, thằng xe được ngủ giường Hồng Kong với bà chủ..." [3, tr.372]. Những cảnh vô luân đồi bại như thế là một minh chứng hùng hồn cho sự băng hoại về đạo đức, nhân cách của bọn quan tham, có quyền, có tiền..., thuộc tầng lớp được xem là nhân vật trung tâm của xã hội đô thị đương thời. 2.3. Đồng tiền đã phá vỡ mối quan hệ vững chắc trong gia đình Trong Cạm bẫy người, Vũ Trọng Phụng không chỉ nhìn hiện tượng cờ bạc từ bản chất của nó, cũng không chỉ đơn thuần đề cập đến vấn đề cờ gian bạc lận, mà qua đó tác giả dựng lại một phần thực trạng xã hội, tác hại của cờ bạc đối với xã hội và xa hơn nữa là tình trạng tha hóa của một bộ phận con người trong xã hội. Đồng thời lên tiếng cảnh tỉnh lối sống vì đồng tiền. Ông đã tỏ thái độ phẫn uất cực điểm đối với hiện tượng xã hội đó. Cờ bạc đã len lỏi vào nhiều gia đình, làm lung lay mối quan hệ bền chắc gia đình. Một đứa con được ăn học tử tế đã không ngần ngại biến bố mình thanh "mòng" chỉ vì ông bố luôn sẵn sàng đánh bạc nhưng lại rất chi li với con. Tham Vân (Cạm bẫy người) sinh ra trong một gia đình giầu có, con "cụ Phán thượng hạng đã về hưu, hưu bổng hàng tháng rất to, và bà mẫu anh, một người mẹ đảm, đã một tay tậu nổi mấy tòa nhà lộng lẫy" [3, tr.57], hơn nữa sẽ "là chồng một mỹ nhân", ấy vậy mà Tham Vân vẫn tìm mọi cách để "nạo" tiền từ người cha thân yêu bởi "ông cụ đưa tiền cho mình thì tỏ ý xót xa mà đến khi ngồi vào đám bạc trăm này đến chục khác chẳng lấy làm tiếc" [3, tr.58]. Nhưng thực chất, dù có cố gắng viện lý lẽ để khỏa lấp cho bản thân bao nhiêu thì Tham Vân hiện nguyên hình là một kẻ mờ mắt vì tiền và vô cùng táng tận lương tâm khi bầy mưu biến "ông thân" thành "mòng", hắn đã chủ động "rước" bịp về "mong ngài xếp cho một người có vẻ như ông Tham, ông Phán, đúng chiều thứ bẩy sang bên tôi có hàng. Chính ông thân tôi là mòng, chắc chắn lắm" [3, 28 TRNG I HC TH H NI tr.58]. Và chính hắn làm hướng đạo để "thịt" bố, lấy tiền chia nhau, lại còn hỉ hả giới thiệu cái ông đến "giết bố nó để cứu con", cái ông Tham Ngọc giả danh, chuyên gia làng bịp đấy là ân nhân. Xét cho cùng, sức tàn phá dữ dội của cờ bạc bịp là do lòng tham, do sức mạnh của đồng tiền, và điều quan trọng là nó có sức tàn phá dữ dội đến nhân cách con người, dù là kẻ giăng bẫy hay nạn nhân sa bẫy, cuối cùng đều có chung số phận là bị thần đỏ đen biến họ thành những con bạc mất hết tính người. Người đọc hẳn không thể quên sức cám dỗ của đồng tiền qua quân bài đỏ đen còn mạnh hơn cả tiếng gọi, cả ước muốn của người mẹ đang hấp hối muốn gặp đứa con trai rứt ruột đẻ ra của mình lần cuối trong Thanh niên trụy lạc của Nguyễn Đình Lạp: − Cậu! Cậu! Cụ nguy mất, cậu về ngay cho... − Về! Về! Bảo không tìm thấy. − Nhưng, cụ nguy mất! Cụ định nói gì với cậu... − Mặc! Tiên sư bố mày! Có về không?... − - Đóng hộ cửa lại! Ai hỏi bảo tôi không có [4]. Dù là ai đi chăng nữa, khi bước chân vào vòng cờ bạc, thì đều bị lấy đi nhân tính. Người chú họ bồi An (Cạm bẫy người) cầm tiền ra tỉnh không phải là để đánh bạc mà chính là để cắt thuốc chạy chữa cho con ở quê nhà đang trong cơn nguy kịch, cận kề cái chết. Nhưng máu đỏ đen cùng với sự nhẫn tâm không thương xót gì đến sự sống của đứa con đau yếu khiến ông rơi vào "cái bẫy"của chính đứa cháu họ mình. Hình ảnh nhân vật thua cháy túi "rũ rượi như con chim bị đạn" lủi thủi ra về vào sáng hôm sau đã để lại nhiều ám ảnh. Bồi An đã bị sức mạnh của những đồng tiền lôi cuốn đến mức táng tận lương tâm, vì tiền hắn bất chấp cả đạo lý, quyết chiếm đoạt đến cùng không đếm xỉa gì đến sự sống của người em họ. "Thôi, chẳng qua là số nó chết, nó có vô phúc thì mới sinh vào làm con lão ta!..." [3, tr.83]. Trước câu nói dường như vô cảm ấy ta lại nhận ra một điều, đứng trước đồng tiền mọi tình cảm đều bị triệt tiêu. Con người chỉ tồn tại trong quan hệ "khôn sống dại chết". Trong cái xã hội cờ bạc, mọi quan hệ đều liên quan đến tiền, "mặt trời chính là đồng xu, đồng xu đã gợi lên trong lòng người một mối thù ghét đê hèn bẩn thỉu"(M.Gorki). Nếu Tham Vân sẵn sàng làm "thịt"cả bố đẻ của mình thì cũng có lúc anh bị người khác "thịt" lại, "anh còn nỡ thịt cả ông cụ để lấy tiền nuôi gái thì gái nó rất có thể thịt anh là nhân tình để lấy tiền nuôi thân" [3, tr.127], "mẻng" của Vân là Dung, ả quan hệ với anh cũng chỉ vì tiền. Dung trở thành "chim mồi" đi săn "mòng" cho Sinh cũng vì tiền. Và Vân cũng là một "mòng"mà Dung đưa vào kế hoạch của mình, quan hệ tình cảm của họ chỉ là cái bề ngoài, ẩn sâu bên trong là sự bịp bợm, giả tạo, tất cả những con người này đều đứng trong vòng quay của đồng tiền. Đồng tiền có sức chi phối mạnh mẽ, dìm sâu họ vào vũng bùn của tội lỗi và kết cục là sự lụi tàn, băng hoại, tha hóa về nhân cách. TP CH KHOA HC − S 16/2017 29 Vũ Trọng Phụng có cuộc đời quá ngắn ngủi nhưng gia tài ông để lại không hề nhỏ. Trên dưới 10 năm trong nghiệp văn chương, ông đã để lại 11 tiểu thuyết, 4 phóng sự dài, 2 vở kịch dài, cùng nhiều truyện ngắn, kịch, phóng sự ngắn và bút ký, tiểu luận. Nhưng điều quan trọng không chỉ là số lượng, mà đáng nói là ở chất lượng, ông đã ghi được dấu ấn riêng của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ngày nay, đọc lại Vũ Trọng Phụng ta đồng tình với nhận định "Tài nghệ ông không làm bằng sự bắt chước. Nó làm bằng kinh nghiệm cá nhân và nỗ lực cá nhân". Chính vì vậy, như Trương Tửu xác định: "Trong đô thành văn học Việt Nam hiện đại, ông giữ riêng một ngọn cờ mà chính tay ông đã dệt thành, ông đã chiếm riêng được một ghế ngồi" [5, tr.49]. 3. KẾT LUẬN Nhìn chung, phóng sự của Vũ Trọng Phụng đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó, thông qua các nhân vật thuộc đủ hạng người, chủ yếu là tầng lớp tiểu tư sản, thị dân, nhà văn đã khắc họa rõ nét bộ mặt xấu xa thối nát của xã hội thực dân phong kiến coi đồng tiền là thế lực vạn năng. Sẽ là thiếu sót lớn khi tìm hiểu sức mạnh tố cáo, phê phán lớn lao trật tự, đạo đức xã hội và nhân cách con người đương thời trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng nói chung, phóng sự của ông nói riêng nếu bỏ qua chủ đề đặc sắc này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (1995) (sưu tầm, tuyển chọn), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (tập 1), Nxb Văn học. 2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 3. Tôn Thảo Miên (2004) (biên soạn và giới thiệu), Toàn tập Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học. 4. Bạch Liên (2003) (sưu tầm, tập hợp), Nguyễn Đình Lạp tác phẩm, Nxb Văn hóa Thông tin. 5. Tác giả trong nhà trường (2006), Nxb Văn học. 6. Nguyễn Ngọc Thiện, Hà Công Tài (2007) (tuyển chọn và giới thiệu), Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục. THE POWER OF MONEY IN THE REPORT OF VU TRONG PHUNG Abstract: The price of money is one of the main topics of the reports of Vu Trong Phung. It was not only the special detail but also took responsibility for denouncing the terrible society in Viet Nam at that time. Thanks to his representative reports, Vu Trong Phung showed the power of money. For example, money made people alienated by raising money in terrible ways. In addtion, money fell out the relationship of family members... and so on. Keywords: The power of money, the alienation, the report of Vu Trong Phung
File đính kèm:
- ngon_ngu_hoc_chu_de_dong_tien_trong_phong_su_vu_trong_phung.pdf