Nghiên cứu tình trạng tăng cường methyl hóa gen CDH1 ở bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa

Ung thư dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày lan tỏa, là một bệnh lý ác tính đường tiêu hóa thường gặp có tiên lượng còn xấu, khởi phát bệnh sớm, thường phát hiện muộn khi ung thư đã di căn. Gen CDH1 mã hóa protein E-Cadherin, đóng vai trò quan trọng trong sự kết dính giữa các tế bào biểu mô, mất biểu hiện protein E-cadherin dẫn đến tăng sự tiến triển và di căn khối u. Đột biến gen CDH1 thường là đột biến điểm và dạng dị hợp tử, vì vậy, muốn biểu hiện bệnh cần có một cơ chế thứ hai, gọi là “second hit”. Tăng cường methyl hóa ở vùng promoter gen CDH1 được coi là cơ chế ‘’second hit” hay gặp nhất cùng với đột biến mầm gây nên ung thư dạ dày lan tỏa. Nghiên cứu xác định tình trạng tăng cường methyl hóa ADN vùng promoter gen CDH1 bằng sử dụng PCR đặc hiệu methyl (MSP) sau khi chuyển bisulfit trên 44 bệnh nhân được chẩn đoán UTDD lan tỏa. Tỷ lệ methyl hóa trong vùng mô ung thư (86,4%) cao hơn so với tỷ lệ methyl hóa trong vùng mô lành (59,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,034). Những nghiên cứu về methyl hóa giữa vùng mô u và mô lân cận, giữa người bị bệnh ung thư và người bình thường với sự chuẩn hóa về độ nhạy và độ đặc hiệu để tạo ra một chất chỉ thị giúp sàng lọc nguy cơ UTDD lan tỏa, mở ra nhiều hy vọng trong điều trị đích bệnh UTDD lan tỏa

Nghiên cứu tình trạng tăng cường methyl hóa gen CDH1 ở bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa trang 1

Trang 1

Nghiên cứu tình trạng tăng cường methyl hóa gen CDH1 ở bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa trang 2

Trang 2

Nghiên cứu tình trạng tăng cường methyl hóa gen CDH1 ở bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa trang 3

Trang 3

Nghiên cứu tình trạng tăng cường methyl hóa gen CDH1 ở bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa trang 4

Trang 4

Nghiên cứu tình trạng tăng cường methyl hóa gen CDH1 ở bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa trang 5

Trang 5

Nghiên cứu tình trạng tăng cường methyl hóa gen CDH1 ở bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 10140
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tình trạng tăng cường methyl hóa gen CDH1 ở bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tình trạng tăng cường methyl hóa gen CDH1 ở bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa

Nghiên cứu tình trạng tăng cường methyl hóa gen CDH1 ở bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
62 TCNCYH 142 (6) - 2021
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG TĂNG CƯỜNG METHYL 
HÓA GEN CDH1 Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY LAN TỎA
Ngô Diệu Hoa1, Đặng Thị Ngọc Dung1, , Hán Minh Thủy1,
 Lê Thanh Hương2, Tạ Thành Văn1
 1Trường Đại học Y Hà Nội
2Bệnh viện Quốc tế Vinmec
Từ khóa: Ung thư dạ dày lan tỏa, UTDD, gen CDH1, methyl hóa.
Ung thư dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày lan tỏa, là một bệnh lý ác tính đường tiêu hóa thường gặp có 
tiên lượng còn xấu, khởi phát bệnh sớm, thường phát hiện muộn khi ung thư đã di căn. Gen CDH1 mã hóa 
protein E-cadherin, đóng vai trò quan trọng trong sự kết dính giữa các tế bào biểu mô, mất biểu hiện protein 
E-cadherin dẫn đến tăng sự tiến triển và di căn khối u. Đột biến gen CDH1 thường là đột biến điểm và dạng dị 
hợp tử, vì vậy, muốn biểu hiện bệnh cần có một cơ chế thứ hai, gọi là “second hit”. Tăng cường methyl hóa ở 
vùng promoter gen CDH1 được coi là cơ chế ‘’second hit” hay gặp nhất cùng với đột biến mầm gây nên ung 
thư dạ dày lan tỏa. Nghiên cứu xác định tình trạng tăng cường methyl hóa ADN vùng promoter gen CDH1 bằng 
sử dụng PCR đặc hiệu methyl (MSP) sau khi chuyển bisulfit trên 44 bệnh nhân được chẩn đoán UTDD lan tỏa. 
Tỷ lệ methyl hóa trong vùng mô ung thư (86,4%) cao hơn so với tỷ lệ methyl hóa trong vùng mô lành (59,1%), 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,034). Những nghiên cứu về methyl hóa giữa vùng mô u và mô lân cận, 
giữa người bị bệnh ung thư và người bình thường với sự chuẩn hóa về độ nhạy và độ đặc hiệu để tạo ra một 
chất chỉ thị giúp sàng lọc nguy cơ UTDD lan tỏa, mở ra nhiều hy vọng trong điều trị đích bệnh UTDD lan tỏa.
Tác giả liên hệ: Đặng Thị Ngọc Dung
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: dzunghmu@gmail.com
Ngày nhận: 12/04/2021
Ngày được chấp nhận: 30/04/2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp, là 
nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba trong các 
loại ung thư. Năm 2018 trên thế giới có khoảng 
783.000 trường hợp tử vong do ung thư dạ dày, 
đặc biệt là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong 
do ung thư ở các quốc gia Đông Nam Á.1 Việt 
Nam là một trong những nước thuộc khu vực 
có nguy cơ ung thư dạ dày trung bình cao, với 
tỷ lệ mắc chuẩn hóa theo tuổi là 21,8 ở nam và 
10,0 ở nữ mỗi 100.000 dân.2 Theo phân loại của 
Lauren (1965) ung thư dạ dày gồm 3 thể: thể 
ruột, thể lan tỏa và thể hỗn hợp. Ung thư dạ dày 
lan tỏa đã được chứng minh có liên quan đến 
đột biến gen CDH1 lần đầu tiên vào năm 1998 
trong 1 gia đình người New Zealand.3 Có nhiều 
nghiên cứu đã chứng minh rằng sự tăng cường 
methyl hóa ở vùng promoter của gen CDH1 là 
cơ chế phân tử thứ hai kết hợp với đột biến dòng 
mầm gen CDH1 để hình thành UTDD lan tỏa.4,5
Gene CDH1 nằm trên NST số 16q22.1, gồm 
16 exon, mã hóa protein kết dính ngoại bào 
E-cadherin, protein xuyên màng này có chức 
năng như 1 chất ức chế ung thư, đóng vai trò 
quan trọng trong duy trì cấu trúc biểu mô.6 Tăng 
cường methyl hóa đảo CpG ở vùng promoter 
của gen CDH1 được coi là cơ chế ngoại sinh 
phổ biến trong UTDD lan tỏa.
Tình trạng tăng cường methyl hóa gen CDH1 
đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu trên 
thế giới. Tuy nhiên, tình trạng này phân bố khác 
nhau giữa các chủng tộc, chịu sự ảnh hưởng 
của yếu tố môi trường và yếu tố di truyền. Vì 
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên 
cứu mức độ methyl hóa gen CDH1 ở bệnh nhân 
ung thư dạ dày lan tỏa ở Việt Nam”.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
63TCNCYH 142 (6) - 2021
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Thiết kế nghiên cứu: 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, từ tháng 6 
năm 2017 đến tháng 8 năm 2019 tại 4 bệnh 
viện Bệnh viện K3, Bệnh viện Đại Học Y Hà 
Nội, Bệnh viện 108 và Bệnh viện Việt Đức.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn: 44 bệnh nhân được 
lựa chọn theo các tiêu chí:
Được chẩn đoán là ung thư dạ dày lan tỏa 
bằng mô bệnh học theo tiêu chuẩn phân loại 
của WHO (2010) bao gồm: ung thư biểu mô thể 
tế bào nhẫn và ung thư kém kết dính.
Được sự đồng ý tham gia nghiên cứu của 
bệnh nhân.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân, gia đình bệnh nhân không đồng 
ý tham gia nghiên cứu.
Không đủ hồ sơ và thông tin bệnh nhân ở 
thời điểm kết thúc nghiên cứu.
2. Phương pháp
Biến số, chỉ số nghiên cứu
Methyl hóa (có tăng cường methyl hóa): 
được xác định khi có mặt 2 đoạn khuyếch đại 
methyl và unmethyl trên hình ảnh điện di.
Unmethyl hóa (không có sự tăng cường 
methyl hóa) được xác định khi chỉ có mặt đoạn 
khuyếch đại unmethyl trên hình ảnh điện di.
Cách loại trừ sai số: Tiến hành làm PCR 2 
lần cùng 1 mẫu sau đó điện di lấy kết quả, đồng 
thời tiến hành giải trình tự ngẫu nhiên 10% số 
mẫu để xác nhận kết quả.
Cách lấy mẫu bệnh phẩm
Nghiên cứu lấy mẫu bệnh phẩm mô dạ dày 
gồm cả vùng mô bệnh lý và mô lành liền kề ở 
những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư dạ 
dày lan tỏa có nội soi dạ dày hoặc phẫu thuật.
Mô lành lân cận: Các mô lành liền kề được 
lấy từ một khu vực cách mép khối u 1 cm và 
được bác sĩ giải phẫu bệnh xác nhận.
Mẫu bệnh phẩm được lấy từ lát cắt mô 
paraffin, mỗi lát cắt dày 5 µm, mỗi bệnh nhân 
ung thư dạ dày lan tỏa lấy 3-5 lát cắt.
Các lắt cắt được vận chuyển bằng khay 
chuyên dụng của giải phẫu bệnh, có vận chuyển 
cùng với đá khô bên ngoài khay, sau đó về bảo 
quản ở tủ âm nhiệt độ -20oC.
Tách chiết DNA mô
DNA mô được tách chiết theo hướng dẫn 
của nhà sản xuất (Exgene TM FFPE Tissue 
DNA, Korea). Phần mô bệnh và mô lành lân 
cận được xử lý bằng 1000 ul buffer DP, 180 
ul buffer FPL, 20 ul Proteinase K, ủ trong 56oC 
trong 1 giờ, sau đó ủ trong 90oC trong 1 giờ. 
Sau đó thêm 200 ul buffer FPB, bufer BW, TW, 
thu được DNA mô bằng cách thêm 50 ul buffer 
AE, ly tâm với tốc độ 12000 v/ph. 
Nồng độ DNA thu được sẽ được đo bằng 
máy Nanodrop 1000 (ThermoFisher Scientific, 
Waltham, MA, US).
Kỹ thuật chuyển bisufit:
DNA mô sau khi được tách chiết sẽ được 
chuyển bifulfit bởi kit EpiMark® Bisulfite 
Conversion Kit, Anh.
PCR đặc hiệu methyl hóa (MSP).
Khuyếch đại đoạn đoạn trình tự dài 3000 nu 
(từ nucleotide 3001 đến 6001) vùng promoter 
gen CDH1 (NC_000016.10). Sử dụng phần 
mềm MethPrimer (Li Lab, UCSF để dự đoán 
các đảo CpG thuộc đoạn trình tự trên với các 
tiêu chuẩn (kích thước mỗi đảo ≥ 100 bp, tỷ lệ 
GC ≥ 50% và tỷ số CpG giữa giá trị quan sát 
trên giá trị mong đợi ≥ 0,6).
Chuẩn hóa điều kiện PCR bằng nested PCR 
với 2 cặp mồi: 1 cặp mồi từ bài báo tham khảo,7 
1 cặp mồi tự thiết kế bằng phần mềm Bisulfite 
Primer Seeker cho methyl và unmethyl.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
64 TCNCYH 142 (6) - 2021
Mồi methyl 5’-TTAGGTTAGAGGGTTATCGC-
GT-3’ và 5’- CACTTACCCACCACCAATCAAC-3’
Mồi unmethyl: 5’- TAATTTTAGGTTAGAGGGT-
TATTGT-3’ và 5’- CACCACCAATGAACAACA-
CA-3’.
Thành phần phản ứng PCR (thể tích 25μl) gồm: 
0.2 uM mỗi cặp mồi (0,5ul), 200 uM mỗi 
dNTP (0,5ul), 1X EpiMark Hot Start Taq Buffer 
(5ul), 0.625 U của EpiMark Hot Start Taq DNA 
Polymerase (0,125ul), H20: 16,375ul, DNA (2ul).
Chu trình nhiệt: Mồi methyl: 95oC/1 phút, 40 
chu kỳ [95 oC /30 giây, 61 oC /30 giây, 68 oC /30 
giây], 68 oC /5 phút. Mồi unmethyl: 95oC/1 phút, 
40 chu kỳ [95 oC /30 giây, 55 oC /30 giây, 68 oC 
/30 giây], 68 oC /5 phút. 
Sản phẩm của đoạn khuếch đại mồi methyl 
và unmethyl tương ứng là 103 bp và 97 bp. Các 
sản phẩm này được điện di trên gel agarose 
3%. Nước không chứa enzym nuclease làm 
chứng âm.
3. Xử lý số liệu
Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm IBM 
SPSS Statistic 20 (SPSS Inc, Chicago, USA). 
Phân tích thống kê mô tả, xác định tỷ lệ methyl 
và unmethyl giữa vùng mô lành, mô bệnh. Các 
trường hợp biểu hiện có cả methyl và unmethyl, 
được xác định là có tăng cường methyl hóa, 
các trường hợp chỉ biểu hiện là unmethyl được 
xác định là không có tăng cường methyl hóa. 
Sử dụng thống kê mô tả so sánh 2 nhóm tăng 
cường methyl hóa (methyl) và không tăng 
cường methyl hóa (unmethyl) ở mô bệnh và mô 
lành, đánh giá bằng Fisher’s Exact Test.
4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu tuân thủ chặt chẽ theo đạo đức 
nghiên cứu trong Y học. Bệnh nhân và gia đình 
bệnh nhân hoàn toàn tự nguyện tham gia vào 
nghiên cứu và có quyền rút lui khỏi nghiên cứu 
khi không đồng ý tiếp tục tham gia. Bệnh nhân và 
gia đình được thông báo về kết quả xét nghiệm 
gen để giúp cho các bác sỹ tư vấn di truyền hoặc 
lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp. Các thông 
tin cá nhân được đảm bảo bí mật. Nghiên cứu 
được tiến hành hoàn toàn vì mục đích khoa học, 
không vì bất kỳ mục đích nào khác.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ 
Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia 
(NAFOSTED) trong đề tài mã số 106-YS.02-
2015.37.
III. KẾT QUẢ
1. Xác định sự methyl hóa promoter CDH1 với các mẫu bệnh phẩm
Hình 1: Kết quả MSP phát hiện methyl hóa CDH1 trên bệnh nhân UTDD lan tỏa
Giếng 1: Marker 100 bp, giếng 2-16: là mẫu của BN với mã tương ứng, giếng 17, giếng 19: 
chứng dương methyl và unmethyl lấy từ mẫu bệnh nhân xác nhận bằng giải trình tự, giếng 18: 
chứng âm là nước.
Ký hiệu: Un: unmethyl, M: methyl, L: vùng mô lành, U: là vùng mô bệnh.
6 
6 
được đảm bảo bí mật. Nghiên cứu được tiến hành hoàn toàn vì mục đích khoa 
họ , k ông vì bất kỳ mục đích nào khác. 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia
(NAFOSTED) trong đề tài mã số 106-YS.02-2015.37. 
III. KẾT QUẢ 
1.1. Xác định sự methyl hóa promoter CDH1 với các mẫu bệnh phẩm 
Hình 1: Kết quả MSP phát hiện methyl hóa CDH1 trên bệnh nhân UTDD 
lan tỏa . 
Giếng 1: Marker 100 bp, giếng 2-16: là mẫu của BN với mã tương ứng, giếng 
17, giếng 19: chứng dương methyl và unmethyl lấy từ mẫu bệnh nhân xác 
nhận bằng giải trình tự, giếng 18: chứng âm là nước. 
Ký hiệu: Un: unmethyl, M: methyl, L: vùng mô lành, U: là vùng mô bệnh. 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
65TCNCYH 142 (6) - 2021
Tiến hành kiểm tra sự methyl hóa promoter CDH1 trên mẫu ung thư dạ dày lan tỏa . Kết quả 
trong các mẫu UTDD lan tỏa đãphát hiện có mẫu lên băng 103 bp với cặp mồi Methyl CDH1 và mẫu 
lên băng 97 bp với bộ mồi Unmethyl CDH1 (Hình 1). 
2. Phân tích tình trạng methyl hóa vùng promoter của gen CDH1 ở bênh nhân UTDD lan tỏa
Bảng 1. Tỷ lệ methyl hóa và unmethyl trong mô bệnh và mô lành tương ứng
Mô lành
Tổng p
Methyl Unmethyl
Mô bệnh
Methyl 25 13 38
p = 0,034Unmethyl 1 5 6
Tổng 26 18 44
Tỷ lệ methyl hóa của nhóm mô bệnh (38/44, 86,4%) lớn hơn so với nhóm mô lành (26/44, 59,1%), 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,034, Fisher test) (Bảng 1). 
IV. BÀN LUẬN
Các phương pháp để phân tích tình trạng 
methyl hóa: Có rất nhiều phương pháp để phân 
tích tình trạng methyl hóa ở vùng promoter của 
1 gen, để lựa chọn phương pháp nào phù hợp 
cần phải xem xét đến các yếu tố sau: mục đích 
của nghiên cứu (tìm những sự thay đổi về di 
truyền ngoại gen mới hay nghiên cứu về vị trí 
methyl hóa của các gen đặc hiệu đã biết), số 
lượng và chất lượng DNA (mô tươi hay mô 
paraffin), yêu cầu về độ nhạy và đặc hiệu của 
nghiên cứu, giá thành, hóa chất, trang thiết bị 
hiện có ....8 Có 3 phương pháp chính phân tích 
tình trạng methyl hóa ở vùng promoter của gen 
là PCR đặc hiệu methyl hóa (MSP), phân tích 
đường nóng chảy với độ phân giải cao đặc hiệu 
methyl (MS-HRM), PCR giải trình tự trực tiếp 
bisulfit (Direct bisulfite sequencing PCR) trong 
đó độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp 
MSP kém hơn.9 Tuy nhiên, mục đích của nghiên 
cứu là xác định tình trạng methyl hóa của gen 
CDH1 (gen đặc hiệu đã biết trước), chỉ cần định 
tính sự có mặt của methyl trên vùng promoter 
của gen này trên mẫu bệnh nhân, cách thực 
hiện đơn giản, không cần các phần mềm phân 
tích phức tạp, giá thành hợp lý. Vì vậy, nhóm 
nghiên cứu chọn phương pháp PCR đặc hiệu 
methyl hóa (MSP). Phương pháp MSP: dựa 
trên một phản ứng hóa học của sodium bisulfit 
với DNA, phản ứng này sẽ chuyển cytosines 
không bị methyl hóa trong dinucleotide CpG 
thành uracil hoặc UpG. Tuy nhiên, các cytosine 
bị methyl hóa sẽ không bị chuyển đổi trong quá 
trình này, và các đoạn mồi được thiết kế sẽ gối 
lên trình tự CpG quan tâm, cho phép xác định 
tình trạng methyl hóa của ADN như methyl hóa 
hay không methyl hóa. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi đã chuẩn 
hóa và xác định được tình trạng methyl và 
unmethyl trên mô của 44 bệnh nhân UTDD lan 
tỏa, trong đó tỷ lệ methyl hóa chiếm 86,4%. Tỷ 
lệ này phù hợp với tác giả F. Graziano (19/24: 
79,17%) và cao hơn nghiên cứu của Haroon 
Rashid (52/80: 65%).4,10 Điều này có thể do 
lượng mẫu của nghiên cứu của chúng tôi còn 
thấp, cần phải làm trên số lượng lớn hơn.Tỷ 
lệ methyl hóa trong vùng ung thư (86,4%) cao 
hơn so với tỷ lệ methyl hóa trong vùng tế bào 
lành (59,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p = 0.034). Tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu 
của Haroon Rashid, năm 2016 trên bệnh nhân 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
66 TCNCYH 142 (6) - 2021
ung thư dạ dày lan tỏa,4 tỷ lệ trên mô bệnh nhân 
viêm dạ dày mạn tính (41%) của Gyeong Hoon 
Kang năm 2003.11
Ứng dụng trong nghiên cứu tình trạng 
methyl hóa ở vùng promoter của gen CDH1: 
Methyl hóa nổi lên như một cơ chế gây im lặng 
các gen ức chế khối u, có thể sinh ung thư. 
Nghiên cứu về sự đảo ngược tình trạng methyl 
hóa trên mô hình tiền lâm sàng giúp phát triển 
liệu pháp điều trị đích. Liệu pháp điều trị đích sử 
dụng các chất có khả năng demethyl hóa như 
5-aza-2-deoxycytidine (5-aza-dC) có thể áp 
dụng cho những bệnh nhân bị methyl hóa nhiều 
gen ức chế khối u trong đó có gen CDH1.12,13 
Như vậy, nghiên cứu đã bước đầu đánh giá 
được tình trạng tăng cường methyl hóa ở vùng 
mô bệnh và mô lành tương ứng của bệnh nhân 
ung thư dạ dày lan tỏa ở Việt Nam. Nghiên cứu 
sẽ là bước đệm để tiến hành những nghiên 
cứu sâu hơn liên quan đến việc đáp ứng thuốc 
demethyl hóa trong ung thư dạ dày lan tỏa, đưa 
ra một hướng đi mới trong điều trị ung thư dạ 
dày lan tỏa. 
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã phát hiện tỷ lệ methyl hóa 
trong vùng ung thư (86,4%) cao hơn so với tỷ 
lệ methyl hóa trong vùng tế bào lành (59,1%) ở 
các bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa, sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,034). 
Lời cảm ơn
Nghiên cứu được hỗ trợ với kinh phí của quỹ 
Nafosted với đề tài khoa học cấp Bộ Y tế ”Nghiên 
cứu tính đa hình và nhạy cảm của một số gen 
liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày trên người 
Việt Nam” và sự giúp đỡ của Trung tâm Kiểm 
chuẩn chất lượng xét nghiệm y học, Trường Đại 
Học Y Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, Siegel 
RL, Torre LA, Jemal A. Global cancer statistics 
2018: GLOBOCAN estimates of incidence 
and mortality worldwide for 36 cancers in 185 
countries. CA: a Cancer Journal for clinicians. 
2018;68(6):394-424.
2. Fock KM, Ang TL. Epidemiology of 
Helicobacter pylori infection and gastric cancer 
in Asia. Journal of gastroenterology and 
hepatology. 2010;25(3):479-486.
3. Guilford P, Hopkins J, Harraway J, et al. 
E-cadherin germline mutations in familial gastric 
cancer. Nature. 1998;392(6674):402-405.
4. Rashid H, Alam K, Afroze D, Yousuf A, 
Banday M, Kawoosa F. Hypermethylation Status 
of E-Cadherin Gene in Gastric Cancer Patients 
in a High Incidence Area. Asian Pacific journal 
of cancer prevention: APJCP. 2016;17(6):2757-
2760.
5. Grady WM, Willis J, Guilford PJ, et al. 
Methylation of the CDH1 promoter as the 
second genetic hit in hereditary diffuse gastric 
cancer. Nature genetics. 2000;26(1):16-17.
6. Black MD, Kaneshiro R, Lai JI, Shimizu 
DM. Hereditary diffuse gastric cancer 
associated with E-cadherin germline mutation: 
a case report. Hawai’i journal of medicine & 
public health: a journal of Asia Pacific Medicine 
& Public Health. 2014;73(7):204-207.
7. Kague E, Thomazini CM, Pardini MI, 
Carvalho F, Leite CV, Pinheiro NA. Methylation 
status of CDH1 gene in samples of gastric 
mucous from Brazilian patients with chronic 
gastritis infected by Helicobacter pylori. Arq 
Gastroenterol. 2010;47(1):7-12.
8. Corso G, Roviello F, Paredes J, et al. 
Characterization of the P373L E-cadherin 
germline missense mutation and implication 
for clinical management. European journal 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
67TCNCYH 142 (6) - 2021
of surgical oncology: the journal of the 
European Society of Surgical Oncology and 
the British Association of Surgical Oncology. 
2007;33(9):1061-1067.
9. Barber M, Murrell A, Ito Y, et al. 
Mechanisms and sequelae of E-cadherin 
silencing in hereditary diffuse gastric cancer. J 
Pathol. 2008;216(3):295-306.
10. Graziano F, Arduini F, Ruzzo A, et 
al. Combined analysis of E-cadherin gene 
(CDH1) promoter hypermethylation and 
E-cadherin protein expression in patients with 
gastric cancer: implications for treatment with 
demethylating drugs. Annals of oncology : 
official journal of the European Society for 
Medical Oncology. 2004;15(3):489-492.
11. Kang GH, Lee HJ, Hwang KS, Lee 
S, Kim JH, Kim JS. Aberrant CpG island 
hypermethylation of chronic gastritis, in relation 
to aging, gender, intestinal metaplasia, and 
chronic inflammation. The American journal of 
pathology. 2003;163(4):1551-1556.
12. Galmiche A, Rassow J, Doye A, et al. 
The N-terminal 34 kDa fragment of Helicobacter 
pylori vacuolating cytotoxin targets mitochondria 
and induces cytochrome c release. Embo j. 
2000;19(23):6361-6370.
13. Keates S, Keates AC, Warny M, Peek 
RM, Jr., Murray PG, Kelly CP. Differential 
activation of mitogen-activated protein 
kinases in AGS gastric epithelial cells by 
cag+ and cag- Helicobacter pylori. J Immunol. 
1999;163(10):5552-5559.
Summary
HYPERMETHYLATION STATUS OF CDH1 GENE IN PATIENTS 
WITH DIFFUSE GASTRIC CANCER
Gastric cancer (GC), especially diffuse gastric cancer, is a common malignancy in the 
gastrointestinal tract with a poor prognosis, early-onset, often found late when cancer has metastasized. 
The CDH1 gene encodes the E-cadherin protein, which plays an important role in the adhesion 
between epithelial cells, and loses expression of the E-cadherin protein, leading to increased tumor 
progression and metastasis. CDH1 gene mutations are usually a point mutation and a heterozygous 
pattern, so a second hit mechanism is needed to manifest the disease. Hypermethylation in the CDH1 
gene promoter region is considered the 'second hit' mechanism most commonly encountered with 
germline mutation causing diffuse gastric cancer. This study is to determined the hypermethylation 
of the CDH1 gene promoter region using methyl-specific PCR (MSP) after bisulfite transfer in 44 
patients diagnosed with diffuse gastric cancer. The hypermethylation in the tumour region (86.4%) 
was higher than the hypermethylation in the normal region (59.1%); the difference was statistically 
significant (p = 0.034). The studies of hypermethylation between tumor regions and normal adjacent 
tissue, between patients with cancer and normal people with standardization of sensitivity and 
specificity will create an indicator to assist in screenning the risk of spreading gastric cancer and 
open up a hopeful new direction in the target treatment of diffuse gastric cancer.
Keywords: Diffuse gastric cancer, gastric cancer, CDH1 gene, methylation.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tinh_trang_tang_cuong_methyl_hoa_gen_cdh1_o_benh.pdf