Nghiên cứu bào chế pellet verapamil hydroclorid nhân để tăng hiệu quả điều trị tăng huyết áp

Xây dựng được công thức và qui trình

bào chế pellet Verapamil hydroclorid nhân. Phương

pháp: Bào chế pellet Verapamil hydroclorid nhân

bằng phương pháp đùn tạo cầu; đánh giá các tiêu

chuẩn như: Hiệu suất, cảm quan và đặc điểm pellet

nhân, khối lượng riêng biểu kiến, tốc độ chảy, độ mài

mòn, hàm ẩm, hàm lượng, tỷ lệ pellet có kích thước

 0,8-1,2mm và độ hòa tan: Kết quả: Đã bào chế được

pellet Verapamil hydroclorid nhân với các thành phần

như: verapamil hydroclorid 40%, Avicel PH102 45%,

Lactose 12,5%, Talc 2,5%, HPMC E6 0,2g và nước

tinh khiết 50ml. Kết luận: pellet Verapamil

hydroclorid nhân bào chế được đạt các tiêu chuẩn về:

Hình thức, khối lượng riêng biểu kiến, tốc độ chảy, độ

mài mòn, hàm ẩm, hàm lượng, tỷ lệ pellet có kích

thước 0,8-1,2mm và độ hòa tan

 

Nghiên cứu bào chế pellet verapamil hydroclorid nhân để tăng hiệu quả điều trị tăng huyết áp trang 1

Trang 1

Nghiên cứu bào chế pellet verapamil hydroclorid nhân để tăng hiệu quả điều trị tăng huyết áp trang 2

Trang 2

Nghiên cứu bào chế pellet verapamil hydroclorid nhân để tăng hiệu quả điều trị tăng huyết áp trang 3

Trang 3

Nghiên cứu bào chế pellet verapamil hydroclorid nhân để tăng hiệu quả điều trị tăng huyết áp trang 4

Trang 4

Nghiên cứu bào chế pellet verapamil hydroclorid nhân để tăng hiệu quả điều trị tăng huyết áp trang 5

Trang 5

Nghiên cứu bào chế pellet verapamil hydroclorid nhân để tăng hiệu quả điều trị tăng huyết áp trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 9640
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu bào chế pellet verapamil hydroclorid nhân để tăng hiệu quả điều trị tăng huyết áp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu bào chế pellet verapamil hydroclorid nhân để tăng hiệu quả điều trị tăng huyết áp

Nghiên cứu bào chế pellet verapamil hydroclorid nhân để tăng hiệu quả điều trị tăng huyết áp
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
25 
chi phí ngoài điều trị như chi phí chăm sóc và 
mất năng suất lao động. Trong khi thu nhập 
bình quân đầu người năm 2018 của người Việt 
Nam là 3.76 triệu đồng/ tháng. Điều này một lần 
nữa khẳng định CTSN là một gánh nặng về kinh tế3. 
V. KẾT LUẬN 
Chấn thương sọ não vẫn là nguyên nhân gây 
tử vong và để lại di chứng cho người trẻ. Nhiều 
tiến bộ trong công tác phòng ngừa và chăm sóc 
CTSN (chẳng hạn như thành lập thêm các đơn vị 
chăm sóc đặc biệt về phẫu thuật thần kinh, tăng 
khả năng cung cấp máy theo dõi áp lực nội sọ, 
phát triển chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh và 
đặc biệt là quá trình vận chuyển bệnh nhân) đã 
góp phần cải thiện việc điều trị CTSN ở Việt Nam. 
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cải tiến cần được thực 
hiện, đặc biệt là trong việc đạt được tiêu chuẩn 
hóa chăm sóc CTSN trên khắp cả nước. Những cải 
tiến này có thể được thực hiện thông qua các 
chương trình đào tạo cho các bác sĩ phẫu thuật 
thần kinh trẻ tuổi, tăng cường các cơ sở y tế ở 
các vùng sâu vùng xa, đào tạo bác sĩ về chuẩn 
hóa cấp cứu ban đầu. Đặc biệt là thực thi luật bắt 
buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy 
và nghị định 100 về phòng chống rượu bia khi 
tham gia giao thông cũng như có chương trình 
phòng chống ngã cho người cao tuổi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Majdan M, Plancikova D, Brazinova A, et al. 
Epidemiology of traumatic brain injuries in Europe: 
a cross-sectional analysis. The Lancet Public 
Health. 2016;1(2):e76-e83. 
2. Gao G, Wu X, Feng J, et al. Clinical 
characteristics and outcomes in patients with 
traumatic brain injury in China: a prospective, 
multicentre, longitudinal, observational study. The 
Lancet Neurology. 2020;19(8):670-677. 
3. Olesen J, Gustavsson A, Svensson M, et al. 
The economic cost of brain disorders in Europe. 
European journal of neurology : the official journal 
of the European Federation of Neurological 
Societies. 2012;19:155-162. 
4. Wu X, Hu J, Zhuo L, et al. Epidemiology of 
traumatic brain injury in eastern China, 2004: a 
prospective large case study. Journal of Trauma 
and Acute Care Surgery. 2008;64(5):1313-1319. 
5. Seesen M, Siviroj P, Sapbamrer R, Morarit S. 
High blood alcohol concentration associated with 
traumatic brain injury among traffic injury patients 
during New Year festivals in Thailand. Traffic injury 
prevention. 2019;20(2):115-121. 
6. Hsu I-L, Li C-Y, Chu D-C, Chien L-C. An 
Epidemiological Analysis of Head Injuries in 
Taiwan. International Journal of Environmental 
Research and Public Health. 2018;15(11):2457. 
7. Pozzato I, Tate RL, Rosenkoetter U, 
Cameron ID. Epidemiology of hospitalised 
traumatic brain injury in the state of New South 
Wales, Australia: a population-based study. 
Australian and New Zealand journal of public 
health. 2019;43(4):382-388. 
8. Hotz GA, Cohn SM, Popkin C, et al. The impact 
of a repealed motorcycle helmet law in Miami-
Dade County. Journal of Trauma and Acute Care 
Surgery. 2002;52(3):469-474. 
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ PELLET VERAPAMIL HYDROCLORID NHÂN 
 ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 
Trương Đức Mạnh1, Võ Xuân Minh2, Phan Thị Hòa1, 
Nguyễn Văn Bạch1, Đinh Đình Chính3 
TÓM TẮT7 
Mục tiêu: Xây dựng được công thức và qui trình 
bào chế pellet Verapamil hydroclorid nhân. Phương 
pháp: Bào chế pellet Verapamil hydroclorid nhân 
bằng phương pháp đùn tạo cầu; đánh giá các tiêu 
chuẩn như: Hiệu suất, cảm quan và đặc điểm pellet 
nhân, khối lượng riêng biểu kiến, tốc độ chảy, độ mài 
mòn, hàm ẩm, hàm lượng, tỷ lệ pellet có kích thước 
1Học viện Quân y 
2Đại học Dược Hà Nội 
3Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 
Chịu trách nhiệm chính: Trương Đức Mạnh 
Email: manhxn150@gmail.com 
Ngày nhận bài: 28/2/2021 
Ngày phản biện khoa học: 29/4/2021 
Ngày duyệt bài: 3/5/2021 
0,8-1,2mm và độ hòa tan: Kết quả: Đã bào chế được 
pellet Verapamil hydroclorid nhân với các thành phần 
như: verapamil hydroclorid 40%, Avicel PH102 45%, 
Lactose 12,5%, Talc 2,5%, HPMC E6 0,2g và nước 
tinh khiết 50ml. Kết luận: pellet Verapamil 
hydroclorid nhân bào chế được đạt các tiêu chuẩn về: 
Hình thức, khối lượng riêng biểu kiến, tốc độ chảy, độ 
mài mòn, hàm ẩm, hàm lượng, tỷ lệ pellet có kích 
thước 0,8-1,2mm và độ hòa tan. 
Từ khóa: Verapamil hydroclorid, đùn-tạo cầu. 
SUMMARY 
STUDY ON PREPARATION OF VERAPAMIL 
HYDROCLORID CORE TO IMPROVE 
TREATMENT EFFICIENCY ON 
HYPERTENSION 
Objective: Developing the formula and 
preparation process of Verapamil hydrocloride pellet 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
26 
core. Methods: The pellet core were prepared by 
extrusion spheronization method; Criteria including 
efficiency, physical apparence and pellet core 
characteristics, apparent density, flow rate, abrasion, 
moisture content, content of active ingredient, ratio of 
0.8-1.2mm pellet, solubility were evaluated. Results: 
Verapamil hydrocloride pellet core have been 
formulated with ingredients: verapamil hydrocloride 
40%, Avicel PH102 45%, Lactose 12.5%, Talc 2.5%, 
HPMC E6 0.2g and 50mL purified water. Conclusion: 
The prepared pellet core of Verapamil hydrochloride 
meet the standards of: apperance, apparent density, 
flow rate, abrasion, moiture content, ratio of 0.8-
1.2mm pellet and solubility 
Keywords: Verapamil hydrocloride, extrusion 
spheronization method 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Verapamil hydroclorid (VER.HCl) là một thuốc 
chẹn kênh calci, được dùng để điều trị đau thắt 
ngực, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim. Trên 
90% liều uống được hấp thu, tuy nhiên sinh khả 
dụng chỉ đạt 20 - 35% do chuyển hóa bước đầu 
qua gan nhanh. Dược chất có thời gian bán thải 
ngắn (2,8-7,4 giờ) khiến cho bệnh nhân phải 
uống thuốc nhiều lần trong ngày [1,2,3]. Do đó 
việc bào chế VER.HCl dưới dạng pellet giải 
phóng kéo dài rất có ý nghĩa trong điều trị [4,5]. 
Để bào chế pellet giải phóng kéo dài, trước tiên 
phải bào chế pllet nhân, các tính chất c ... rong nước) 
vđ vđ vđ 
Thực hiện bào chế pellet với các thông số của 
máy đùn – tạo cầu như trong phần phương pháp 
bào chế pellet VER.HCl nhân trong mục 2.3.1 thu 
được kết quả như sau: 
Bảng 2. Hiệu suất, cảm quan và đặc 
điểm pellet nhân khi khảo sát lựa chọn tỉ lệ 
dược chất (n=5; ± SD) 
Công 
thức 
Hiệu 
suất 
(%) 
Đặc điểm 
pellet 
Đặc điểm đùn-
tạo cầu 
CT 1.1 
70,96 
±1,06 
Nhiều hạt 
cầu, ít dùi 
trống 
Dễ đùn, dễ vo 
CT 1.2 
61,36 
±1,05 
Nhiều hạt 
cầu, ít dùi 
trống 
Hơi bết dính 
CT 1.3 
42,91 
±0,94 
Pellet hình 
dùi trống 
Dễ dính đĩa, 
nhiều bột mịn 
dính thành nồi vo 
Nhận xét: Khi tăng dần tỉ lệ DC trong thành 
phần bột kép thì hiệu suất tạo pellet giảm, quá 
trình vo tạo pellet khó khăn. Công thức CT1.1 
với 30% tỉ lệ DC trong công thức cho hiệu suất 
tạo pellet cao nhất (70,96%), quá trình đùn và 
vo thuận lợi, pellet tròn, đều. Pellet tạo ra từ 
công thức CT 1.1 và CT1.2 khá cầu, đều hơn 
công thức CT 1.3, có thể do khi tăng tỉ lệ dược 
chất trong thành phần bột kép và các thành 
phần còn lại giữ nguyên làm quá trình tạo pellet 
khó khăn, có thể giải thích do dược chất dễ tan 
trong nước nên khi nhào ẩm sẽ tan ra một phần 
và tham gia làm chất kết dính gây bết dính đĩa 
vo khi vo, mặt khác khi không đủ ẩm, pellet tạo 
thành hình dùi trống nhiều và nhiều bột mịn tạo 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
28 
ra gây kẹt đĩa vo. Cả hai công thức CT 1.1 và CT 
1.2 đều có khả năng tạo ra pellet cầu, tuy nhiên 
để thuận tiện cho việc đóng nang, nên lựa chọn 
công thức CT 1.2 (có hàm lượng dược chất cao 
hơn) để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo. 
3.1.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ Avicel PH102 
đến khả năng tạo pellet. Tá dược tạo cầu là 
thành phần không thể thiếu được trong công 
thức bào chế pellet bằng phương pháp đùn – tạo 
cầu, trong đó Avicel PH102 là tá dược tạo cầu 
hay được sử dụng. Để nghiên cứu ảnh hưởng 
của Avicel tới khả năng tạo cầu của pellet, các 
công thức và kết quả được thể hiện ở bảng 3 và 4. 
Bảng 3. Thành phần pellet với tỉ lệ 
Avicel PH102 khác nhau 
Thành phần(%) CT1.2 CT1.4 CT1.5 CT1.6 
Verapamil HCl 40 40 40 40 
Avicel PH102 40 35 45 50 
Lactose 19 24 14 9 
Talc 1 1 1 1 
Dung dịch HPMC 
 E6 2%(ml) 
35 35 35 35 
Bảng 4. Hiệu suất, cảm quan và đặc 
điểm pellet nhân khi khảo sát lựa chọn tỉ lệ 
phối hợp Avicel PH102 : lactose (n=5; ± 
SD) 
Công 
thức 
Hiệu suất 
(%) 
Đặc điểm 
pellet 
Đặc điểm 
đùn-tạo cầu 
CT 1.2 61,36±1,05 Ít cầu 
Dễ đùn, ít dính 
nồi vo 
CT 1.4 43,68±1,20 
Không cầu, 
thô ráp 
Đùn dính sợi, 
vo dính đĩa vo 
CT 1.5 64,83±0,93 
Pellet cầu, 
nhẵn 
Dễ đùn, ít dính 
nồi vo 
CT 1.6 54,72±0,94 
Ít cầu, 
nhiều bột 
mịn 
Sợi đùn khô, 
sinh nhiều bột 
mịn khi vo, vo 
dính đĩa 
Nhận xét: Trong công thức, Avicel PH 102 là 
tá dược tạo cầu, với cùng một lượng thể tích 
dung dịch tá dược dính, khi dùng ở tỉ lệ thấp sẽ 
không đủ để tạo độ cầu cho pellet, tăng dần tỉ lệ 
Avicel PH102 thì pellet cũng tăng độ cầu, tuy 
nhiên khi dùng ở tỉ lệ cao khiến khối bột khô, có 
thể do thiếu ẩm để Avicel PH102 trương nở tạo 
độ cầu làm sợi đùn khô sinh nhiều bột mịn, đồng 
thời pellet chứa Avicel ở tỉ lệ cao có thể ảnh 
hưởng đến sự giải phóng dược chất từ pellet. 
Theo bảng trên, công thức CT 1.5 là công thức 
có tỉ lệ Avicel PH102 thích hợp nhất cho pellet 
cầu và bề mặt khá nhẵn, vì vậy, công thức pellet 
với tỉ lệ Avicel PH102 45% sẽ được sử dụng 
trong những khảo sát tiếp theo. 
3.1.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ tá dược dược 
trơn đến khả năng tạo pellet. Để khảo sát 
ảnh hưởng của tỉ lệ tá dược trơn dùng trong 
công thức tạo pellet, các công thức giữ nguyên tỉ 
lệ dược chất, Avicel PH102, lactose và tá dược 
dính, thay đổi tỉ lệ tá dược trơn. Các công thức 
và kết quả được thể hiện ở bảng 5 và 6. 
Bảng 5. Thành phần pellet với tỉ lệ tá 
dược trơn khác nhau 
Thành phần 
(%) 
CT1.5 CT1.7 CT1.8 
Verapamil HCl 40 40 40 
Avicel PH102 45 45 45 
Lactose 14 12,5 11 
Talc 1 2,5 4 
Dung dịch HPMC 
E6 2% (ml) 
vđ vđ vđ 
Bảng 6. Hiệu suất, cảm quan và đặc 
điểm pellet nhân khi khảo sát lựa chọn tỉ lệ 
tá dược trơn khác nhau (n=5; ± SD) 
Công 
thức 
Hiệu 
suất 
(%) 
Đặc điểm 
pellet 
Đặc điểm 
đùn-tạo 
cầu 
CT 
1.5 
64,83 
±0,93 
Pellet cầu, 
nhẵn 
Dễ đùn, ít 
dính nồi vo 
CT1.7 
70,81 
±0,90 
Pellet cầu, 
nhẵn, đồng 
đều, 
Không dính 
máy 
CT1.8 
68,47 
±0,82 
Pellet ít cầu, 
nhiều hạt to, 
Không dính 
máy 
Nhận xét: Tá dược trơn (talc) có vai trò 
quan trọng trong bào chế pellet theo phương 
pháp đùn tạo - cầu, tá dược trơn làm giảm ma 
sát giữa bề mặt của khối bột ẩm bị ép sợi với bề 
mặt sàng, giúp cho khối bột ẩm đi qua trục ép 
đùn và lỗ mắt sàng dễ dàng hơn để tạo ra các 
sợi ép hình trụ không dính lại với nhau và không 
dính sàng, đồng thời làm giảm sự sinh nhiệt do 
ma sát trong quá trính ép đùn. Trong quá trình 
tạo cầu, tá dược trơn giúp cho các đoạn sợi hình 
trụ không dính vào nhau và tạo được độ cầu. Từ 
các kết quả bảng trên cho thấy, khi dùng talc ở 
tỉ lệ 2,5% cho pellet cầu đều và hiệu suất cao 
nhất, dùng ở tỉ lệ 1% pellet bị dính nhau và dính 
máy làm kích thước không đồng đều và hiệu 
suất thấp, mặt khác khi dùng talc ở tỉ lệ cao hơn 
là 4,5%, pellet không dính máy nhưng ít cầu và 
nhiều hạt to, có thể giải thích hiện tượng này do 
thừa tá dược trơn, đĩa ma sát quay tròn trong 
khi các pellet chuyển động chậm lại hoặc đông 
tụ với nhau thành khối, làm giảm độ cầu của sản 
phẩm, hoặc kết tụ lại với nhau thành hạt to. 
3.1.4. Ảnh hưởng của lượng tá dược 
dính đến khả năng tạo pellet 
Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của lượng tá 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
29 
dược dính đến khả năng tạo cầu, các thành phần 
VER.HCl, Avicel PH 102, lactose và talc giữ 
nguyên, lượng HPMC E6 được thay đổi ở các 
lượng khác nhau với cùng một thể tích nước. Các 
công thức và kết quả được thể hiện ở bảng 7 và 8. 
Bảng 7. Thành phần pellet với tỉ lệ 
HPMC E6 khác nhau 
Thành phần 
(%) 
CT 
1.9 
CT 
1.10 
CT 
1.11 
CT 
1.12 
Verapamil HCl 40 40 40 40 
Avicel PH102 45 45 45 45 
Lactose 12,5 12,5 12,5 12,5 
Talc 2,5 2,5 2,5 2,5 
HPMC E6 (g) 0,8 0,6 0,4 0,2 
Nước tinh 
khiết (ml) 
50 50 50 50 
Bảng 8. Hiệu suất, cảm quan và đặc 
điểm pellet nhân khi khảo sát lựa chọn tỉ lệ 
HPMC E6 khác nhau (n=5; ± SD) 
Công 
thức 
Hiệu suất 
(%) 
Đặc điểm 
pellet 
Đặc điểm 
đùn-tạo cầu 
CT1.9 42,30±1,41 
Pellet không 
đồng đều 
Sợi đùn dính, 
vo bết, dính 
thành máy 
nhiều. 
CT1.10 47,21±1,10 
Pellet không 
đồng đều 
Vo bết dính 
thành máy và 
đĩa vo. 
CT1.11 61,15±1,56 Pellet to 
Vo dính các 
hạt, ít dính 
thành máy. 
CT1.12 81,30±1,30 
Pellet cầu 
đều, đẹp, bề 
mặt nhẵn. 
Đùn và 
 vo dễ. 
Nhận xét: Lượng tá dược dính sử dụng cần 
vừa đủ để đảm bảo vừa giúp các tiểu phân dược 
chất và tá dược liên kết với nhau, vừa đảm bảo 
đủ để Avicel PH102 trương nở hoàn toàn tạo độ 
cầu cho pellet. Kết quả cho thấy CT1.12 cho hiệu 
suất pellet cao nhất và cảm quan đẹp nhất, quá 
trình đùn-vo dễ dàng, pellet hình thành cầu đẹp, 
bề mặt nhẵn mịn. Các công thức còn lại đùn-vo 
khó khăn, pellet bết dính, hiệu suất thấp do thừa 
lượng tá dính làm pellet dính nhau và dính máy. 
Như vậy, công thức CT1.12 là công thức có tỉ lệ 
phù hợp nhất, cho pellet cảm quan tốt nhất, 
được chọn để đánh giá các tiêu chuẩn tiếp theo. 
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của thông số 
thiết bị đến khả năng tạo pellet 
3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian tạo cầu 
đến khả năng tạo pellet 
Sử dụng công thức CT 1.12, tiến hành bào 
chế pellet VER.HCl. Sau đó khảo sát thời gian tạo 
cầu lần lượt là 5 phút, 7 phút và 9 phút. Kết quả 
được thể hiện ở bảng 9. 
Bảng 9. Kết quả ảnh hưởng của thời 
gian tạo cầu đến khả năng tạo pellet (n=5; 
 ± SD) 
Thời gian tạo 
cầu (phút) 
Hiệu suất 
(%) 
Đặc điểm pellet 
5 
84,94 
±1,09 
Nhiều pellet kích 
thước nhỏ 
7 
93,77 
±1,19 
Pellet tròn, chắc, bề 
mặt bóng mịn 
9 
82,01 
±0,87 
Tạo bóng cầu lớn, 
dễ dính 
Kết quả bảng 3.15 cho thấy: Khi thời gian tạo 
cầu ngắn (5 phút), hiệu suất tạo pellet là 
84,94%, pellet sinh ra có nhiều hạt nhỏ kích 
thước dưới 0,8 mm. Còn khi thời gian tạo cầu dài 
(9 phút) hiệu suất tạo pellet là 82,01% pellet 
sinh ra nhiều bóng cầu lớn do các hạt dính vào 
nhau, kết tụ và dính vào thành máy làm cho khối 
pellet chuyển động không tròn đều. Thời gian 
tạo cầu 7 phút cho hiệu suất tạo pellet là cao 
nhất (93,77%), chất lượng pellet tốt hơn. Vì vậy, 
thời gian tạo cầu là 7 phút được lựa chọn cho 
các nghiên cứu tiếp theo. 
3.2.2. Ảnh hưởng của tốc độ tạo cầu đến 
khả năng tạo pellet. Vẫn sử dụng công thức 
CT 1.12, cố định thời gian tạo cầu là 7 phút, tiến 
hành bào chế pellet VER.HCl. Sau đó khảo sát 
tốc độ tạo cầu lần lượt là 300 vòng/phút, 400 
vòng/phút và 500 vòng/phút. Kết quả được thể 
hiện ở bảng 10. 
Bảng 10. Kết quả ảnh hưởng của tốc độ 
tạo cầu đến khả năng tạo pellet (n=5; ± SD) 
Tốc độ tạo cầu 
(vòng/ phút) 
Hiệu suất 
(%) 
Đặc điểm 
pellet 
300 89,30± 0,78 
Nhiều hạt hình 
gậy 
400 93,77± 1,19 Pellet tròn, 
chắc, bề mặt 
bóng mịn 500 86,62±0,67 
Kết quả bảng 3.16 cho thấy: Tốc độ tạo cầu 
chậm 300 vòng/phút hiệu suất tạo pellet là 
89,30% pellet thu được ít có dạng hình cầu, 
nhiều pellet hình gậy. Khi tốc độ tạo cầu là 500 
vòng/phút hiệu suất tạo pellet là 86,62%, pellet 
thu được có kích thước > 1,25 mm nhiều do khi 
tốc độ tạo cầu lớn làm các hạt pellet kết tụ lại 
với nhau, làm tăng lượng pellet có kích thước 
lớn. Tốc độ tạo cầu 400 vòng/phút là phù hợp, 
chất lượng pellet thu được tốt, hiệu suất tạo 
pellet cao (93,77%). Vì vậy, tốc độ tạo cầu là 
400 vòng/phút được lựa chọn cho các nghiên 
cứu tiếp theo. 
3.3. Đánh giá tiêu chuẩn của pellet 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
30 
VER.HCl nhân. Pellet VER.HCl bào chế theo 
công thức CT 1.12 (300g/mẻ) được sấy ở 50-
55°C/8 giờ, rây chọn và đánh giá giá một số chỉ 
tiêu khác thu được các kết quả như bảng 11. 
Bảng 11. Một số tính chất của pellet 
VER.HCl nhân (n=5; ± SD) 
Đặc tính Kết quả 
Hình thức 
Pellet tròn đều, bề 
mặt nhẵn, mịn, kích 
thước 0,8-1,2 mm 
Khối lượng riêng biểu 
kiến (g/ml) 
0,72± 0,06 
Tốc độ chảy (g/s) 0,74± 0,09 
Độ mài mòn (%) 0,22± 0,08 
Hàm ẩm (%) 2,86±0,11 
Hàm lượng VER.HCl 
trong pellet (%) 
38,45±0,57 
Tỷ lệ pellet có kích 
thước 0,8-1,2 mm (%) 
77,22±1,10 
Độ hòa tan (%): 
10 phút 80,76±1,51 
20 phút 93,38±1,57 
30 phút 97,33±0,90 
60 phút 99,91±1,56 
Nhận xét: Pellet thu được đem lấy phân 
đoạn có kích thước trong khoảng 0,8-1,2 mm và 
đem đánh giá thử độ hòa tan các thời điểm lấy 
mẫu là: 10, 20, 30 và 60 phút. Pellet VER.HCl 
nhân bào chế theo phương pháp đùn tạo cầu 
(CT1.12) thì sau 30 phút VER.HCl nhân gần như 
đã được giải phóng hoàn toàn, pellet VER.HCl 
nhân chưa có khả năng kéo dài giải phóng dược 
chất. Các pellet đạt các chỉ tiêu trên sẽ được sử 
dụng để bao kiểm soát giải phóng. 
V. KẾT LUẬN 
- Đã khảo sát và đánh giá được ảnh hưởng 
của thành phần công thức đến tính chất của 
pellet VER.HCl nhân gồm có: Verapamil HCl, 
Avicel PH102, Lactose, Talc, HPMC E6 và nước 
tinh khiết. Ảnh hưởng thông số qui trình thiết bị 
gồm có: Tốc độ tạo cầu và thời gian tạo cầu 
- Trên cơ sở các kết quả khảo sát ảnh hưởng 
của các yếu tố đến tính chất của pellet VER.HCl 
nhân, đã xây dựng được tính chất cho pellet 
nhân như bảng 11. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (2009), Dược lý học, NXB Giáo dục Việt 
Nam, Hà Nội, 72-74. 
2. Martindale The Complete Drug Reference 
(2014) Thirty-eighth Edition 1522-1526. 
3. BNF 73 (2017) Monograph: Verapamil 
hydrochloride, Pharmaceutical Press, London, 155-156. 
4. Bhalekar M. R., Avari J., Umalkar R. A. 
(2007), Preparation and in vitro Evaluation of 
Sustained Release Drug Delivery System for 
Verapamil HCl, Indian J. Pharm. Sci., 69 (3): 418-422. 
5. Nitin D. J., Dipak D. G., Ashish A. H. et al. 
(2010), Formulation development and evaluation 
of sustained release pellets of verapamil hcl, 
International Journal of Pharma Research and 
Development, 1(11): 1-7. 
6. USP 41-NF 36 (2018), Monographs:Verapamil 
hydrochlorid extended release tablets, 4307-4311. 
NGHIÊN CỨU IN VITRO KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG GÃY DỤNG CỤ 
TRONG SỬA SOẠN ỐNG TỦY Ở HỆ THỐNG TRÂM PROTAPER QUAY TAY 
Nguyễn Thu Thủy* 
TÓM TẮT8 
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát tình trạng 
gãy dụng cụ trong sửa soạn ống tủy ở hệ thống trâm 
Protaper quay tay. Đối tượng và phương pháp: 
Nghiên cứu in vitro được thực hiện trên 50 ống tủy 
gần (bao gồm cả ngoài gần và trong gần) của chân 
gần răng cối lớn hàm dưới ở người trưởng thành, chân 
răng nguyên vẹn, đã đóng chóp, có ống tuỷ cong 
trong khoảng 10º-40º theo phương pháp Schneider 
1971. Các ống tủy gần được sửa soạn tới dụng cụ F3. 
*Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thu Thủy 
Email: ntthuy@ump.edu.vn 
Ngày nhậ bài: 5/3/2021 
Ngày phản biện khoa học: 1/4/2021 
Ngày duyệt bài: 3/5/2021 
Mỗi bộ protaper sẽ được thao tác cho đến khi có dụng 
cụ trong bộ đang thực hiện bị gãy. Số lượng ống tủy 
đã được thao tác ở mỗi bộ sẽ được ghi nhận.Răng có 
chứa mảnh gãy sẽ được phân tích qua phim Cone 
Beam Computed Tomography Scan (CBCT) để xác 
định độ dài mảnh gãy, đồng thời xác định tương quan 
của mảnh gãy với chóp răng và miệng lỗ tủy. Kết 
quả: Số lượng ống tủy được sửa soạn tối đa là 
10±2.7 ống tủy. Chiều dài mảnh gãy trung bình là 
2.13±1.26mm. Khoảng cách trung bình từ đỉnh mảnh 
gãy tới chóp răng là 3.09±1.60mm. Khoảng cách 
trung bình từ đầu mảnh gãy tới miệng ống tủy là 
5.97±1.84mm. Dụng cụ có suất độ gãy nhiều nhất là 
trâm S1. Kết luận: Khả năng gãy ở hệ thống trâm 
Protaper quay tay xảy ra khi dụng cụ đã sứa soạn 
10±2.7 ống tủy. Không có dụng cụ nào bị gãy trong 
lần sửa soạn đầu tiên. Dụng cụ có suất độ gãy nhiều 
nhất là trâm S1. Khi sự cố gãy dụng cụ xảy ra, chiều 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_bao_che_pellet_verapamil_hydroclorid_nhan_de_tang.pdf