Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano nhằm tăng sinh khả dụng của curcumin dùng theo đường uống
Curcumin là một thành phần hoạt tính có trong thân rễ một số loài nghệ, đặc
biệt là Nghệ vàng (Curcuma longa L.). Hợp chất này có nhiều tác dụng dược lý như
chống lại quá trình đông máu, chống nghẽn mạch, chống oxy hóa, chống lại sự tăng
sinh, chống viêm và chống ung thư [11]. Tuy nhiên, curcumin thuộc nhóm IV
trong hệ thống phân loại sinh dược học (BCS), ít tan và bị chuyển hóa, thải trừ
nhanh khi dùng đường uống [9], [89], [104].
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến một số biện pháp cải
thiện sinh khả dụng của curcumin dùng đường uống theo nhiều hướng: tăng độ tan
và độ hòa tan của curcumin, tăng tính thấm qua đường tiêu hóa hoặc giảm chuyển
hóa, thải trừ của curcumin Để đạt được những mục tiêu trên, curcumin có thể
được bào chế dưới dạng hệ phân tán rắn [84], hệ nano tinh thể [30], hệ tiểu phân
nano polyme [72], hệ tiểu phân nano lipid rắn [42], hệ micel chất diện hoạt, hệ tự
nhũ hóa [86], phức hợp phospholipid [35], liposome [94] Trong số các biện pháp
trên, bào chế dưới dạng hệ tiểu phân nano được coi là biện pháp làm tăng độ tan và
độ hòa tan của curcumin, hướng tới cải thiện sinh khả dụng đường uống của
curcumin một cách hiệu quả. Hệ tiểu phân nano có thể dễ dàng ứng dụng vào các
dạng thuốc rắn dùng đường uống.
Tại Việt Nam, một số chế phẩm chứa nano curcumin trên thị trường đang được
quảng cáo quá mức cần thiết. Trong đó, các đặc tính của tiểu phân nano khả năng
hấp thu của curcumin vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Do đó, việc tiến hành một
nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano mang tính khoa học, trong đó đánh giá được
khả năng hấp thu của curcumin dùng đường uống là vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano
nhằm tăng sinh khả dụng của curcumin dùng theo đường uống” được thực hiện với
các mục tiêu chính sau:
1. Xây dựng được công thức và quy trình bào chế hệ tiểu phân nano chứa
curcumin.
2. Đánh giá được sinh khả dụng của hệ tiểu phân nano curcumin trên chuột
thí nghiệm.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano nhằm tăng sinh khả dụng của curcumin dùng theo đường uống
n BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI DƯƠNG THỊ HỒNG ÁNH NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ TIỂU PHÂN NANO NHẰM TĂNG SINH KHẢ DỤNG CỦA CURCUMIN DÙNG THEO ĐƯỜNG UỐNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC HÀ NỘI, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI DƯƠNG THỊ HỒNG ÁNH NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ TIỂU PHÂN NANO NHẰM TĂNG SINH KHẢ DỤNG CỦA CURCUMIN DÙNG THEO ĐƯỜNG UỐNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ DƯỢC PHẨM VÀ BÀO CHẾ THUỐC MÃ SỐ: 62720402 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trần Linh PGS.TS. Nguyễn Văn Long HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Dương Thị Hồng Ánh LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: TS. Nguyễn Trần Linh PGS. TS. Nguyễn Văn Long Những người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi trong thời gian làm luận án vừa qua. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS.TS. Võ Xuân Minh, PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa, PGS.TS. Phạm Ngọc Bùng, PGS. TS. Phạm Thị Minh Huệ, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chiến cùng toàn thể các thầy cô giáo, kỹ thuật viên Bộ môn Bào chế và Bộ môn Công nghiệp Dược đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của KTV. Đinh Đại Độ cùng các thầy cô giáo Bộ môn Dược lý. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm tương đương sinh học-Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương, Khoa Hóa học-Trường Đại học khoa học tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành những nội dung thực nghiệm trong quá trình thực hiện luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường cùng các chuyên viên phòng Đào tạo Sau đại học đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn ở bên, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2017 Dương Thị Hồng Ánh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 2 1.1. CURCUMIN ..................................................................................................... 2 1.1.1. Nguồn gốc .................................................................................................. 2 1.1.2. Công thức ................................................................................................... 2 1.1.3. Tính chất lý hóa .......................................................................................... 2 1.1.4. Độ ổn định .................................................................................................. 4 1.1.5. Định tính và định lượng ............................................................................. 4 1.1.6. Tác dụng dược lý ........................................................................................ 4 1.1.7. Sinh khả dụng ............................................................................................. 4 1.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN SINH KHẢ DỤNG CỦA CURCUMIN DÙNG ĐƯỜNG UỐNG .......................................................................................... 6 1.2.1. Biện pháp làm tăng độ tan và tốc độ hòa tan của curcumin ....................... 6 1.2.2. Biện pháp làm giảm chuyển hóa và thải trừ của curcumin qua đường tiêu hóa ...................................................................................................................... 15 1.2.3. Một số chế phẩm nano chứa curcumin sử dụng biện pháp tăng sinh khả dụng thương mại hóa .......................................................................................... 22 1.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SINH KHẢ DỤNG CỦA CURCUMIN DÙNG ĐƯỜNG UỐNG ........................................................................................ 23 1.3.1. Nghiên cứu in vitro ................................................................................... 23 1.3.2. Nghiên cứu ex vivo ................................................................................... 26 1.3.3. Nghiên cứu in situ .................................................................................... 27 1.3.4. Nghiên cứu in vivo.................................................................................... 28 Chương 2. NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 31 2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU ......................... 31 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 33 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 34 2.3.1. Thẩm định phương pháp định lượng ........................................................ 34 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu tiền công thức (Preformulation) ...................... 41 2.3.3. Bào chế hệ tiểu phân nano ........................................................................ 46 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu độ ổn định ........................................................ 53 2.3.5. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng in vivo trên chuột thí nghiệm ....... 54 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 56 3.1. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG ........................ 56 3.2. NGHIÊN CỨU TIỀN CÔNG THỨC ............................................................. 73 ... ền 30Hz Hình thức Mất khối lượng do làm khô KTTPTB PDI Hàm lượng Độ hòa tan Pha loãng hỗn dịch đặc Đóng lọ dán nhãn Curcumin Nghiền ướt (bi zircon oxyd) Đồng nhất hóa Phun sấy Hòa tan 100 ml nước tinh khiết Nghiền khô (bi inox) PVP 10 ml nước tinh khiết Manitol 15 ml nước tinh khiết Cân Phối hợp Tween 80 Hòa tan Phối hợp CHƯƠNG IV. ĐẶC ĐIỂM TRANG THIẾT BỊ DÙNG TRONG SẢN XUẤT STT Tên máy móc Model Đơn vị Số lượng Nơi/hãng sản xuất 1 Máy nghiền bi Retsch MM200 Cái 01 Đức 2 Thiết bị đồng nhất hóa nhờ lực phân cắt lớn Unidrive X1000 Cái 01 Mỹ 3 Máy phun sấy Buchi mini spray dryer B-191 Cái 01 Thụy Sỹ 4 Thiết bị xác định KTTP và phân bố KTTP Zetasizer Nano ZS90 Cái 01 Anh 5 Thiết bị xác định KTTP và phân bố KTTP Mastersizer 3000E Cái 01 Anh 6 Thiết bị đánh giá độ hòa tan Cái 01 ERWEKA 7 Máy đo quang phổ UV/VIS Spectrophotometer SP-3000 nano (96W) Cái 01 Nhật Bản 8 Máy đo hàm ẩm Moisture analyzer MF50 Cái 01 Nhật Bản CHƯƠNG V. MÔ TẢ QUY TRÌNH SẢN XUẤT Quá trình sản xuất được chia làm 3 giai đoạn: (1) Chuẩn bị nguyên phụ liệu, dụng cụ (2) Bào chế (3) Đóng gói 1. Chuẩn bị nguyên phụ liệu và dụng cụ Kiểm tra nguyên phụ liệu Nguyên liệu được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào sản xuất theo tiêu chuẩn ghi trong mục II. Chuẩn bị dụng cụ Dụng cụ thủy tinh phải rửa sạch bằng nước tinh khiết, tráng nước cất, sấy trong tủ sấy cho khô. Các thiết bị: Buồng nghiền, bi inox, bi zirconi oxyd được rửa sạch, sấy khô. Thiết bị phun sấy phải được vệ sinh và lắp đặt sẵn. 2. Bào chế: 2.1. Cân, đong nguyên phụ liệu theo công thức sau: Nguyên liệu Lượng Curcumin 5,00 g Tween 80 0,60 g Polyvinyl pyrolidon K30 3,75 g Manitol 2,50 g Nước tinh khiết 125 ml 2.2. Tiến hành 2.2.1. Bào chế hỗn dịch nano curcumin - Bước 1. Nghiền khô Cho curcumin và bi inox vào buồng nghiền. Cân để hai buồng nghiền có khối lượng bằng nhau. Lắp buồng nghiền vào thiết bị nghiền. Cài đặt các thông số: thời gian nghiền 6 giờ ở tần số 30 Hz. Sau mỗi 1 giờ, tiến hành đảo trộn curcumin trong buồng nghiền. Sau 6 giờ, bột curcumin được lấy ra khỏi buồng nghiền. - Bước 2. Nghiền ướt Đong 10 ml nước tinh khiết. Đun nóng khoảng 60oC. Hòa tan PVP để tạo dung dịch PVP. Để nguội. Phối hợp Tween 80 vào dung dịch PVP. Đưa vào buồng nghiền có 5 g curcumin đã nghiền khô và 25 g bi zircon oxyd, kích thước bi 0,8 mm. Cài đặt các thông số: thời gian nghiền 4 giờ, tần số 30 Hz. - Bước 3. Pha loãng hỗn dịch Pha loãng hỗn dịch đặc bằng 100 ml nước tinh khiết. Lọc loại bi qua rây 300. - Bước 4. Đồng nhất hóa Đồng nhất hóa hỗn dịch sử dụng thiết bị đồng nhất hóa nhờ lực phân cắt lớn với tốc độ 18000 vòng/phút để tạo hỗn dịch nano, thời gian đồng nhất 60 phút, cứ mỗi 15 phút lại cho máy nghỉ 5 phút. - Bước 5. Phun sấy Hòa tan manitol vào 15 ml nước tinh khiết. Phối hợp với hỗn dịch nano. Cài đặt thiết bị phun sấy với các thông số: nhiệt độ đầu vào 96oC, tốc độ cấp dịch 2 ml/phút và tỷ lệ thông gió 99%. Hỗn dịch nano được khuấy từ liên tục trong thời gian phun sấy. - Bước 6. Thu sản phẩm Bột phun sấy được thu hồi trên cả cyclon và bộ phận thu hồi sản phẩm trong phòng kín với độ ẩm khoảng 30-40%. 2.3. Đóng gói: Trong lọ thủy tinh, nút kín. 3. Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng. CHƯƠNG VI. PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT-KIỂM NGHIỆM TT Các giai đoạn cần KS-KN Nội dung KS-KN Yêu cầu Người thực hiện 1 Kiểm tra nguyên liệu Định tính Định lượng Theo tiêu chuẩn ghi trong mục II Phòng KN 2 Cân đong Khối lượng, thể tích Đúng Người pha chế 3 Nghiền khô Tần số nghiền Thời gian nghiền KTTP Tần số nghiền 30 Hz Thời gian nghiền 6 giờ KTTP 9 m Người pha chế 4 Nghiền ướt Tần số nghiền Thời gian nghiền KTTP Tần số nghiền 30 Hz Thời gian nghiền 4 giờ KTTP 2 m Người pha chế 5 Đồng nhất hóa Tốc độ khuấy Thời gian khuấy KTTP Tốc độ khuấy 18000 vòng/phút Thời gian khuấy 60 phút KTTP < 500 nm PDI < 0,550 Người pha chế 7 Phun sấy Tốc độ phun dịch Nhiệt độ khí vào Tỷ lệ thông gió Hiệu suất phun sấy Tốc độ phun dịch 2 ml/phút Nhiệt độ khí vào 96oC Tỷ lệ thông gió 99% Hiệu suất phun sấy 60% Người pha chế 4 KN tiểu phân nano curcumin Cảm quan Mất khối lượng do làm khô Định tính KTTPTB PDI Hàm lượng Độ hòa tan Đạt TCCS Phòng kiểm nghiệm 5 Đóng gói Số lượng Đúng Kiểm soát viên, người pha chế CHƯƠNG VII. DƯ PHẨM, PHẾ PHẨM 1. Nano phun sấy dư thừa được thu hồi, xử lý. 2. Không có phế phẩm. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ PHỤ LỤC 6. TIÊU CHUẨN CƠ SỞ (Dự thảo) TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI HỆ TIỂU PHÂN NANO CURCUMIN Số TC: Có hiệu lực từ ngày ký Quyết định ban hành số:.. ngày tháng .. năm ... 1. YÊU CẦU KỸ THUẬT 1.1. Công thức điều chế: cho 1 mẻ Curcumin 5,00 g Tá dược vđ (Tween 80, polyvinyl pyrolidon K30, manitol, nước tinh khiết) 1.2. Tiêu chuẩn nguyên phụ liệu Curcumin Đạt tiêu chuẩn nhà sản xuất Tween 80 Đạt tiêu chuẩn Dược điển Anh 2010 Polyvinyl pyrolidon K30 Đạt tiêu chuẩn Dược điển Anh 2015 Manitol Đạt tiêu chuẩn Dược điển Anh 2015 Nước tinh khiết Đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV 1.3. Chất lượng thành phẩm 1.3.1. Hình thức: Bột kết tinh hoặc vô định hình màu vàng. 1.3.2. Kích thước tiểu phân trung bình và hệ số đa phân tán: KTTPTB nhỏ hơn 500,0 nm và PDI nhỏ hơn 0,550. 1.3.3. Mất khối lượng do làm khô: không quá 12,0%. 1.3.4. Khối lượng riêng biểu kiến: Ít nhất 0,250 g/ml 1.3.5. Định tính: Sắc ký đồ chỉ có 1 pic của curcumin 1.3.6. Định lượng: Chế phẩm phải chứa từ 40,00-43,50% curcumin (C21H20O6) so với tổng khối lượng bột phun sấy. 1.3.7. Độ hòa tan: Ít nhất 95% curcumin hòa tan sau 60 phút. 2. PHƯƠNG PHÁP THỬ 2.1. Hình thức Phương pháp thử: thử bằng cảm quan 2.2. Kích thước tiểu phân trung bình và hệ số đa phân tán Phương pháp thử: phân tán tiểu phân nano curcumin trong nước tinh khiết, xác định bằng thiết bị đo kích thước tiểu phân và phân bố kích thước tiểu phân Zetasizer ZS 90 Malvern. 2.3. Mất khối lượng do làm khô Phương pháp thử: phương pháp sấy đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ cài đặt 100oC, phụ lục 9.6, Dược điển Việt Nam IV. Lượng mẫu thử khoảng 1,00g, xác định bằng cân xác định mất khối lượng do làm khô. 2.4. Khối lượng riêng biểu kiến Phương pháp thử: Xác định trên máy đo thể tích biểu kiến của hạt và bột Erweka SVM theo phương pháp gõ 30 lần. Khối lượng bột phun sấy sử dụng cho mỗi lần đo là 5 g. Khối lượng riêng biểu kiến được tính theo công thức sau: dbk = Trong đó dbk: khối lượng riêng biểu kiến của bột (g/ml). m : khối lượng bột phun sấy trong ống đong (g) . V : thể tích biểu kiến của bột sau khi gõ (ml). 2.5. Định tính: Phương pháp HPLC: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (ở phần định lượng) phải có pic có thời gian lưu tương ứng với thời gian lưu của pic curcumin trong dung dịch chuẩn. 2.6. Định lượng: 2.6.1. Phương pháp quang phổ hấp thụ UV-Vis Thuốc thử - Methanol - Tween 80 - Nước cất Cách tiến hành Chuẩn bị các dung dịch: - Dung môi pha loãng (dung dịch Tween 80 0,2%): cân 2,0 g Tween 80 vào cốc có mỏ, thêm nước cất và đun nóng đến khi tan hoàn toàn. Để nguội và thêm nước vừa đủ 1000 ml. - Dung dịch chuẩn: cân chính xác khoảng 10,0 mg curcumin chuẩn hòa tan trong 10 ml methanol, chuyển vào bình định mức 100 ml, thêm dung môi pha loãng tới vạch, lắc kỹ được dung dịch có nồng độ 100 g/ml. Hút chính xác 2 ml dung dịch trên vào bình định mức 50 ml, thêm dung môi pha loãng tới vạch và lắc kỹ. - Dung dịch thử: cân chính xác lượng bột phun sấy tương ứng với khoảng 10,0 mg curcumin, hòa tan trong 10 ml methanol, chuyển vào bình định mức 100 ml, thêm dung môi pha loãng tới vạch, lắc kỹ. Hút chính xác 2 ml dung dịch trên vào bình định mức 50 ml, thêm dung môi pha loãng tới vạch và lắc kỹ. Lọc qua màng lọc kích thước lỗ lọc 0,45 m. Đo độ hấp thụ của mẫu chuẩn và mẫu thử tại bước sóng 427 nm, mẫu trắng là dung môi pha loãng. Tính kết quả Hàm lượng curcumin được tính theo công thức: % CUR = x x 100% Trong đó DT, Dc: độ hấp thụ quang của mẫu thử và mẫu chuẩn. mc : khối lượng curcumin chuẩn (mg). m : khối lượng bột phun sấy chứa nano curcumin (mg). Mỗi mẫu thử được tiến hành 3 lần và lấy kết quả trung bình. 2.6.2. Phương pháp HPLC Thuốc thử - Acid acetic băng loại dùng cho HPLC - Methanol loại dùng cho HPLC - Acetonitril loại dùng cho HPLC - Nước cất hai lần Tiến hành Chuẩn bị dung dịch: - Dung môi pha loãng: hỗn hợp methanol : acid acetic băng (99:1, tt/tt) - Dung dịch chuẩn: cân chính xác khoảng 10,0 mg curcumin chuẩn, hòa tan trong dung môi pha loãng, chuyển vào bình định mức 100 ml, thêm dung môi pha loãng tới vạch và lắc kỹ. Từ dung dịch trên, pha loãng thành các dung dịch chuẩn có nồng độ curcumin từ 2,5 đến 15 µg/ml, lọc qua màng lọc kích thước lỗ lọc 0,45 µm. - Dung dịch thử: cân chính xác một lượng bột phun sấy tương ứng với 10,0 mg curcumin, hòa tan trong dung môi pha loãng, chuyển vào bình định mức 100 ml, thêm dung môi pha loãng tới vạch và lắc kỹ. Hút chính xác một lượng dung dịch trên, thêm dung môi pha loãng tạo thành dung dịch có nồng độ là 5 µg/ml, lọc qua màng lọc kích thước lỗ lọc 0,45 µm. Điều kiện sắc ký: - Pha tĩnh: Cột sắc kí AQ – C18 250 x 4,6 mm, hạt nhồi 5 µm - Pha động: acetonitril : dung dịch acid acetic 2% (kl/tt) (58:42), được lọc qua màng lọc kích thước lỗ lọc 0,45 µm. - Tốc độ dòng: 1,5 ml/phút. - Thể tích tiêm mẫu: 20 µl. - Detector UV phát hiện ở bước sóng 430 nm. Cách tiến hành Kiểm tra khả năng thích hợp của hệ thống sắc ký: Tiến hành chạy sắc ký đối với dung dịch curcumin chuẩn có nồng độ 5 g/ml, độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic thu được từ 6 lần tiêm lặp lại không được lớn hơn 2,0%. Tiến hành chạy sắc ký dãy dung dịch chuẩn có nồng độ từ 2,5 đến 15 µg/ml và dung dịch thử ở trên. Tính kết quả Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính mô tả mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ curcumin. Tính kết quả theo phương trình hồi quy tuyến tính. Mỗi mẫu thử được tiến hành 3 lần và lấy kết quả trung bình. 2.7. Độ hoà tan: 2.7.1. Thuốc thử -Tween 80 - Nước tinh khiết 2.7.2. Cách thử - Thiết bị: máy cánh khuấy - Môi trường hòa tan: 900 ml nước chứa 0,2% Tween 80 - Tốc độ quay: 100 vòng/phút - Nhiệt độ môi trường hòa tan: 37 ± 0,5oC - Cách tiến hành: Cho mẫu thử là bột phun sấy chứa nano curcumin tương ứng với 5,0 mg curcumin vào cốc có mỏ chứa một lượng môi trường thử độ hòa tan, siêu âm 3-4 giây và chuyển vào cốc chứa môi trường thử hòa tan. Sau các khoảng thời gian 10, 20, 30, 40, 50 và 60 phút, lấy khoảng 10 ml dung dịch thử, ly tâm 5 phút với tốc độ 12000 vòng/phút. Phần dung dịch được đo quang phổ hấp thụ UV-Vis ở bước sóng 427 nm, sử dụng mẫu trắng là dung dịch Tween 80 0,2%. Sau khi đo quang, rót toàn bộ phần cắn và phần dịch ly tâm vào cốc thử độ hòa tan. - Chuẩn bị mẫu chuẩn tương tự như phần định lượng. Tính toán kết quả bằng cách so sánh độ hấp thụ của mẫu thử và mẫu chuẩn: Cn = x Co Trong đó Cn, Co: nồng độ dung dịch thử và chuẩn (g/ml) Dn, Do: độ hấp thụ của dung dịch thử và chuẩn Phần trăm curcumin đã hòa tan tại thời điểm t được tính theo công thức: % CUR = Cn x 900 m x 1000 x 100%. Cn: nồng độ curcumin tại thời điểm t (µg/ml) m: lượng curcumin thử (mg) Mỗi mẫu thử được tiến hành 3 lần và lấy kết quả trung bình. 3. ĐÓNG GÓI - GHI NHÃN – BẢO QUẢN - Đóng trong bao bì thủy tinh kín - Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng - Nhãn đúng quy chế Hà Nội, ngày tháng năm 2017 PHỤ LỤC 7. MỘT SỐ KẾT QUẢ THEO DÕI ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA HỆ TIỂU PHÂN NANO Phụ lục 7.1. Sắc ký đồ mẫu bột phun sấy chứa nano curcumin sau 9 tháng ở điều kiện thực (mẻ 1) Phụ lục 7.2. Sắc ký đồ mẫu bột phun sấy chứa nano curcumin sau 9 tháng ở điều kiện thực (mẻ 2) hụ lục 7.5. Sắc ký đồ mẫu bột phun sấy chứa nano curcumin sau 9 tháng ở điều kiện thực (mẻ 3) Phụ lục 7.3. Sắc ký đồ mẫu bột phun sấy chứa nano curcumin sau 9 tháng ở điều kiện thực (mẻ 3) Phụ lục 7.4. Sắc ký đồ mẫu bột phun sấy chứa nano curcumin sau 6 tháng ở điều kiện lão hóa cấp tốc (mẻ 1) Phụ lục 7.5. Sắc ký đồ mẫu bột phun sấy chứa nano curcumin sau 6 tháng ở điều kiện lão hóa cấp tốc (mẻ 2) Phụ lục 7.6. Sắc ký đồ mẫu bột phun sấy chứa nano curcumin sau 6 tháng ở điều kiện lão hóa cấp tốc (mẻ 3) PHỤ LỤC 8. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SINH KHẢ DỤNG CỦA HỆ TIỂU PHÂN NANO CHỨA CURCUMIN TRÊN CHUỘT THÍ NGHIỆM Phụ lục 8.2. Kết quả phân tích nồng độ curcumin trong huyết tương chuột sau khi uống hỗn dịch nano 10 phút (chuột số 70, nhóm 2) Phụ lục 8.1. Kết quả phân tích nồng độ curcumin trong huyết tương chuột sau khi uống hỗn dịch nano 10 phút (chuột số 69, nhóm 2) Phụ lục 8.4. Kết quả phân tích nồng độ curcumin trong huyết tương chuột sau khi uống hỗn dịch nano 20 phút (chuột số 58, nhóm 2) Phụ lục 8.3. Kết quả phân tích nồng độ curcumin trong huyết tương chuột sau khi uống hỗn dịch nano 20 phút (chuột số 57, nhóm 2) Phụ lục 8.5. Phương trình mô tả ảnh hưởng của hiệp biến khối lượng chuột đến một số thông số dược động học = × × = × × = × × Trong đó: V: Thể tích phân bố của mỗi chuột (ml) m: khối lượng chuột Ka: hằng số tốc độ hấp thu của mỗi chuột (phút -1) Ke: hằng số tốc độ thải trừ của mỗi chuột (phút -1) V: thể tích phân bố chung của quần thể Ka: Hằng số tốc độ hấp thu chung của quần thể Ke: Hằng số tốc độ thải trừ chung của quần thể dV: vi phân của thể tích phân bố dm: vi phân của khối lượng chuột dKa: vi phân của hằng số tốc độ hấp thu dKe: vi phân của hằng số tốc độ thải trừ V, Ka, Ke: giá trị eta
File đính kèm:
- nghien_cuu_bao_che_he_tieu_phan_nano_nham_tang_sinh_kha_dung.pdf