Đánh giá học thuyết quản lý triệu chứng (symptom management theory): ứng dụng trong thực hành điều dưỡng

Mục tiêu: Đánh giá Học thuyết quản

lý triệu chứng, ứng dụng học thuyết vào

thực tế lâm sàng chăm sóc người bệnh

của điều dưỡng. Từ đó tăng cường nhận

thức của điều dưỡng trong nước về các

học thuyết và áp dụng học thuyết vào thực

hành, thực hành dựa vào bằng chứng.

Đối tượng và phương pháp nghiên

cứu: Tìm kiếm tài liệu, các nghiên cứu

ứng dụng của Học thuyết quản lý triệu

chứng, cho thấy khả năng áp dụng học

thuyết trong thực tế lâm sàng của điều

dưỡng. Kết quả: Điều dưỡng đã bước

đầu thực hiện quản lý tốt các triệu chứng

xảy ra trên người bệnh dựa trên việc áp

dụng học thuyết Quản lý triệu chứng,

đồng thời cải thiện các trải nghiệm của

người bệnh, nâng cao chất lượng trong

thực hành chăm sóc. Khuyến nghị: Cần

có các chiến lược phù hợp để nâng cao

kiến thức, thái độ và kĩ năng thực hành

dựa vào bằng chứng của điều dưỡng

ở nước ta, mà bước đầu tiên là khuyến

khích tìm hiểu ứng dụng các học thuyết,

các nghiên cứu vào chăm sóc người bệnh

để nâng tầm chất lượng chăm sóc

Đánh giá học thuyết quản lý triệu chứng (symptom management theory): ứng dụng trong thực hành điều dưỡng trang 1

Trang 1

Đánh giá học thuyết quản lý triệu chứng (symptom management theory): ứng dụng trong thực hành điều dưỡng trang 2

Trang 2

Đánh giá học thuyết quản lý triệu chứng (symptom management theory): ứng dụng trong thực hành điều dưỡng trang 3

Trang 3

Đánh giá học thuyết quản lý triệu chứng (symptom management theory): ứng dụng trong thực hành điều dưỡng trang 4

Trang 4

Đánh giá học thuyết quản lý triệu chứng (symptom management theory): ứng dụng trong thực hành điều dưỡng trang 5

Trang 5

Đánh giá học thuyết quản lý triệu chứng (symptom management theory): ứng dụng trong thực hành điều dưỡng trang 6

Trang 6

Đánh giá học thuyết quản lý triệu chứng (symptom management theory): ứng dụng trong thực hành điều dưỡng trang 7

Trang 7

Đánh giá học thuyết quản lý triệu chứng (symptom management theory): ứng dụng trong thực hành điều dưỡng trang 8

Trang 8

Đánh giá học thuyết quản lý triệu chứng (symptom management theory): ứng dụng trong thực hành điều dưỡng trang 9

Trang 9

Đánh giá học thuyết quản lý triệu chứng (symptom management theory): ứng dụng trong thực hành điều dưỡng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 8640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá học thuyết quản lý triệu chứng (symptom management theory): ứng dụng trong thực hành điều dưỡng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá học thuyết quản lý triệu chứng (symptom management theory): ứng dụng trong thực hành điều dưỡng

Đánh giá học thuyết quản lý triệu chứng (symptom management theory): ứng dụng trong thực hành điều dưỡng
76
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
ĐÁNH GIÁ HỌC THUYẾT QUẢN LÝ TRIỆU CHỨNG (SYMPTOM MANAGEMENT 
THEORY): ỨNG DỤNG TRONG THỰC HÀNH ĐIỀU DƯỠNG
Vũ Trọng Tứ1, Vũ Văn Đẩu2
1Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, 
2Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 
Người chịu trách nhiệm: Vũ Trọng Tứ
Email: vutrongtuhthp@gmail.com
Ngày phản biện: 27/5/2021
Ngày duyệt bài: 01/6/2021
Ngày xuất bản: 28/6/2021 
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá Học thuyết quản 
lý triệu chứng, ứng dụng học thuyết vào 
thực tế lâm sàng chăm sóc người bệnh 
của điều dưỡng. Từ đó tăng cường nhận 
thức của điều dưỡng trong nước về các 
học thuyết và áp dụng học thuyết vào thực 
hành, thực hành dựa vào bằng chứng. 
Đối tượng và phương pháp nghiên 
cứu: Tìm kiếm tài liệu, các nghiên cứu 
ứng dụng của Học thuyết quản lý triệu 
chứng, cho thấy khả năng áp dụng học 
thuyết trong thực tế lâm sàng của điều 
dưỡng. Kết quả: Điều dưỡng đã bước 
đầu thực hiện quản lý tốt các triệu chứng 
xảy ra trên người bệnh dựa trên việc áp 
dụng học thuyết Quản lý triệu chứng, 
đồng thời cải thiện các trải nghiệm của 
người bệnh, nâng cao chất lượng trong 
thực hành chăm sóc. Khuyến nghị: Cần 
có các chiến lược phù hợp để nâng cao 
kiến thức, thái độ và kĩ năng thực hành 
dựa vào bằng chứng của điều dưỡng 
ở nước ta, mà bước đầu tiên là khuyến 
khích tìm hiểu ứng dụng các học thuyết, 
các nghiên cứu vào chăm sóc người bệnh 
để nâng tầm chất lượng chăm sóc.
 Từ khóa: Học thuyết điều dưỡng, học 
thuyết quản lý triệu chứng, thực hành dựa 
vào bằng chứng, kiến thức, thái độ, kĩ năng, 
điều dưỡng.
EVALUATION OF THE THEORY OF SYMPTOM MANAGEMENT:
 IMPLICATIONS FOR NURSING PRACTICE
 ABSTRACT
 Objective: To evaluate the Theory 
of Symptom Management, to apply the 
theory to the clinical practice of nursing 
care, thereby increasing the awareness 
of Vietnam’s nurses about theories and 
applying theories to practice, evidence-
based practice. Method: Literature 
search, studies applied the symptom 
management theory, revealing the ability 
to apply the theory in clinical practice of 
nursing. Results: Nurses have initially 
implemented good management of 
symptoms in patients based on the 
application of the Symptom Management 
Theory, while improving the patient’s 
experience, improving the quality of care. 
Recommendations: There should be 
appropriate strategies to improve the 
knowledge, attitudes and practice skills of 
evidence-based nursing in VIetnam; the 
first step is to encourage the application 
of theories and research into patient care 
practices to improve the quality of care.
 Keywords: Nurse’s Theory, Symptom 
management theory, Evidence – based 
practice, knowledge, attitudes, skill, nurse.
77
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, thực hành của điều dưỡng 
không chỉ còn dựa vào kinh nghiệm hoặc 
góc nhìn chủ quan của cá nhân điều dưỡng 
để đưa ra các kế hoạch chăm sóc cho người 
bệnh. Theo xu hướng phát triển chung, việc 
thực hành của điều dưỡng cần phải dựa 
trên bằng chứng là các kết quả nghiên cứu 
mà khung lý thuyết chính là các học thuyết. 
Điều đó cho thấy, để ngành điều dưỡng 
phát triển thì việc nghiên cứu ứng dụng các 
quan điểm của học thuyết vào thực tế lâm 
sàng là hết sức cần thiết. Một trong những 
học thuyết có tính ứng dụng cao trong thực 
hành của điều dưỡng là học thuyết quản lý 
triệu chứng – Symptom management thory 
(SMT)
1.1. Tổng quan học thuyết symptom 
management theory (smt)
Học thuyết SMT được các giảng viên 
trường Điều dưỡng - Đại học California tại 
San Francisco, Mỹ (UCSF) xây dựng và 
công bố lần đầu năm 1994. Ban đầu, học 
thuyết này khá đơn giản, chỉ dưới dạng một 
mô hình (model) với mục đích cung cấp 
khung lý thuyết hệ thống hơn cho nghiên 
cứu và thực hành lâm sàng về quản lý triệu 
chứng. Mô hình tập trung vào ba khái niệm 
chính là: Trải nghiệm triệu chứng (Symp-
tom experience), Chiến lược quản lý triệu 
chứng (Components of symptom manage-
ment strategies), Kết quả của chiến lược 
quản lý triệu chứng (Outcomes).[1]
Tới năm 2001, các tác giả của SMT công 
bố bản cập nhật của học thuyết này, thêm 
mô tả về mối quan hệ giữa các khái niệm 
chính và thêm sự ảnh hưởng của các nhóm 
yếu tố bao gồm i) con người, ii) môi trường, 
iii) sức khoẻ và bệnh tật. Năm 2008, các 
tác giả tiếp tục cập nhật một số chi tiết nhỏ 
trong học thuyết này dựa trên kết quả từ 
các nghiên cứu mới được tiến hành.
Khoa học điều dưỡng thường đề cập 
đến bốn lĩnh vực đặc trưng, bao gồm: con 
người (person), sức khoẻ/bệnh tật (health/
illness), môi trường (environment), và điều 
dưỡng (nursing).
SMT đề cập tới ba trong số bốn lĩnh vực 
nói trên, là con người, sức khoẻ/bệnh tật, 
môi trường. Ba lĩnh vực này được cho là sẽ 
ảnh hưởng tới sự trải nghiệm triệu chứng 
của người bệnh (symptom experience), 
chiến lược quản lý triệu chứng (manage-
ment strategies), và kết quả đầu ra (out-
comes).
Trong các phần sau đây, các lĩnh vực 
nói trên (con người, sức khoẻ/bệnh tật, môi 
trường) được gọi là các nhóm yếu tố ảnh 
hưởng.
Học thuyết Quản lý triệu chứng (SMT) 
đưa ra những khái niệm cơ bản nhất về 
hoạt động quản lý triệu chứng trên người 
bệnh cho thực hành cũng như nghiên cứu 
điều dưỡng
Triệu chứng (symptoms) được định ng-
hĩa là những trải nghiệm chủ quan của cá 
nhân người bệnh khi có các thay đổi về cảm 
giác, ý thức hoặc trong các hoạt động tâm 
lý – sinh học – xã hội khác của cơ thể.[1] 
Như vậy, triệu chứng là cái chủ quan, mang 
tính cá thể, nếu người bệnh không tự nói 
ra/biểu hiện ra, người khác không thể xác 
định hoặc đánh giá chính xác được. Ngược 
lại, dấu hiệu (signs) là biểu hiện bất thường 
ở người bệnh mà người khác có thể nhận 
thấy được. [1]
1.2. Tầm quan trọng của học thuyết 
smt trong thực hành lâm sàng
 Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu 
được tiến hành dựa trên khung lý thuyết 
của học thuyết SMT như nghi ... ỳ giai đoạn nào của ung thư. 
Nhưng thông thường, đau ở giai đoạn cuối 
sẽ nặng, xảy ra liên tục và gây nhiều ảnh 
hưởng tiêu cực đến người bệnh hơn đau 
ở các giai đoạn bệnh sớm hơn.
Phương pháp điều trị và tác dụng phụ 
của chúng cũng được xếp vào nhóm yếu tố 
về sức khoẻ và bệnh tật. Ví dụ, người bệnh 
được điều trị ung thư ở khu vực đầu cổ có 
nguy cơ loét miệng nặng tới mức gây đau 
khác nhau, tuỳ thuộc vào các phương pháp 
điều trị khác nhau.
83
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
- Nhóm yếu tố về Môi trường 
(Environment)
Nhóm này gồm các yếu tố về vật lý, xã 
hội, văn hoá, có ảnh hưởng tới triệu chứng. 
Môi trường vật lý (physical environment) 
có thể là các điều kiện môi trường tại bệnh 
viện, nơi làm việc, tại nhà. Ví dụ, tiếng ồn 
có thể khiến người bệnh đau đầu hơn, ánh 
sáng quá mức có thể khiến người bệnh 
đang sốt thấy khó chịuMôi trường xã hội 
có thể bao gồm một số yếu tố như hỗ trợ xã 
hội (social support) hoặc các mối quan hệ 
với đồng nghiệp, người thân. 
Môi trường văn hoá gồm những yếu tố 
về văn hoá, tâm linh, tôn giáo, niềm tin
Cần lưu ý là, các nhóm yếu tố Môi trường, 
tương tự như nhóm yếu tố Con người, Sức 
khoẻ và Bệnh tật, ảnh hưởng không chỉ tới 
cách người bệnh trải nghiệm triệu chứng, 
mà còn cả cách quản lý và kết quả đầu ra 
của các các biện pháp quản lý triệu chứng 
đó. Ví dụ, ở một số khu vực miền núi, do 
ảnh hưởng của văn hoá, đồng bào dân tộc 
thiểu số sẽ cúng ma rừng thay vì đi bệnh 
viện khi bị ốm hoặc bị đau ở đâu đó. Hoặc 
có một số người bệnh ung thư, họ chịu 
đựng cái đau, không chấp nhận dùng thuốc 
do tin rằng họ bị trừng phạt theo quan điểm 
tín ngưỡng, tôn giáo của người bệnh.
3.3. Đánh giá mối quan hệ giữa cấu 
trúc và chức năng
Từ sơ đồ 1 ta có thể thấy, sự tác động 
qua lại của các yếu tố nội tại trong Trải 
nghiệm triệu chứng, tác động qua lại của 
3 thành phần: Trải nghiệm triệu chứng, 
chiến lược quản lý triệu chứng và kết 
quả là tác động hai chiều. Yếu tố này ảnh 
hưởng đến yếu tố kia và ngược lại. Tác 
động ảnh hưởng của các yếu tố liên quan 
(con người, môi trường, sức khỏe và bệnh 
tật) cũng không kém phần quan trọng. Kết 
quả đầu ra không chỉ là kết quả của các 
Chiến lược quản lý triệu chứng, mà còn 
được tạo ra từ Trải nghiệm triệu chứng. 
Giả dụ, khi người bệnh bị đau mà không 
có biện pháp can thiệp nào để giảm đau 
thì tất cả các kết quả đầu ra về hành vi, 
tâm lý của người bệnh đơn thuần là do 
tác động của Trải nghiệm triệu chứng. Khi 
có biện pháp can thiệp giảm đau được 
tiến hành, các kết quả đầu ra sẽ vừa là 
kết quả của Trải nghiệm đau, vừa là kết 
quả của Chiến lược can thiệp giảm đau. 
Tuy nhiên, cần lưu ý mũi tên hai đầu nối 
giữa Chiến lược quản lý triệu chứng và 
Kết quả đầu ra là mũi tên “đứt quãng”, thể 
hiện mức độ tuân thủ của người bệnh. 
Điều này có nghĩa, kết quả đầu ra phụ 
thuộc vào việc người bệnh tuân thủ các 
can thiệp được thiết kế cho mình thế nào. 
Nếu tuân thủ tốt thì kết quả đầu ra sẽ tốt 
và ngược lại.
Như vậy, các thành phần cấu trúc trong 
học thuyết SMT tác động qua lại lẫn nhau 
và chịu sự tác động của các yếu tố ảnh 
hưởng. Nếu nhận thức và đánh giá tốt, kèm 
theo chiến lược can thiệp hiệu quả, tuân 
thủ tốt thì kết quả đầu ra sẽ đạt hiệu quả. 
4. CÁC BẰNG CHỨNG ỨNG DỤNG 
HỌC THUYẾT QUẢN LÝ TRIỆU CHỨNG
Học thuyết SMT được sử dụng rất nhiều 
trong các nghiên cứu lâm sàng của điều 
dưỡng trên thế giới:
- Nghiên cứu “Khát nước ở người bệnh 
chu phẫu: một phân tích từ quan điểm của 
Học thuyết quản lý triệu chứng” của nhóm 
tác giả Marilia Ferrari Conchon và cộng sự 
(2015) [4] giúp quản lý triệu chứng khát 
nước chu phẫu, coi khát nước là một triệu 
chứng liên quan đến việc chăm sóc người 
bệnh trước, trong và sau phẫu thuật, đưa 
nó vào các công cụ ghi chép để chăm sóc 
người bệnh chưa phẫu với chất lượng cao 
và nhân văn. 
84
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
- Nghiên cứu “ Phân tích học thuyết quản 
lý triệu chứng của UCSF: sự liên quan đối 
với chăm sóc ung thư nhi khoa” của Linder 
(2010) [5] cung cấp các mối tương quan 
giữa các yếu tố đề xuất trong SMT. Học 
thuyết chưa thực sự phù hợp với đối tượng 
nhi khoa nhưng cũng có thể áp dụng một 
phần. Cung cấp cân nhắc cho nghiên cứu 
tương lai liên quan đến trẻ em bao gồm 
chú ý đến việc đo lường các triệu chứng 
và sự rõ ràng về vị trí của cha mẹ và gia 
đình. Học thuyết SMT giúp định hướng các 
nghiên cứu và thực hành của điều dưỡng 
để cải thiện triệu chứng cho trẻ em bị ung 
thư.
- Nghiên cứu “ Quá trình phục hồi sau 
phẫu thuật và học thuyết quản lý triệu 
chứng” Rosén và cộng sự (2014) [6] chỉ ra 
các tình trạng hậu phẫu có thể kéo dài đến 
3 tháng, từ học thuyết SMT có thể cái thiện 
thực hành lâm sàng, cũng như các tiêu chí 
xuất viện, hướng dẫn và chăm sóc cần thiết 
sau khi ra viện.
- Nghiên cứu “Phân tích học thuyết quản 
lý triệu chứng của UCSF và ý nghĩa học 
thuyết đối với người bệnh rối loạn/thiếu sót 
thần kinh” của Klaudia Cwiekala-Lewis và 
cộng sự[7] để đánh giá tính logic, đầy đủ và 
khái quát hóa của học thuyết SMT, thúc đẩy 
các tiêu chuẩn để quản lý triệu chứng của 
người bệnh rối loạn/ thiếu sót thần kinh.
Mặc khác, trong nước cũng có một số 
nghiên cứu có ứng dụng một phần khung lý 
thuyết liên quan đến học thuyết SMT. Phần 
sau đây sẽ trình bày một ví dụ minh hoạ về 
việc sử dụng SMT làm khung lý thuyết cho 
nghiên cứu.
Xét một nghiên cứu can thiệp đánh giá 
trước sau có đối chứng “Đánh giá thực 
trạng thực hành phục hồi chức năng hô 
hấp của người bệnh mắc bệnh phổi tắc 
nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa 
tỉnh Nam Định năm 2018 và đánh giá hiệu 
quả tăng cường hướng dẫn thực hành 
phục hồi chức năng hô hấp đối với người 
bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 
sau hướng dẫn” của tác giả Phạm Thị 
Bích Ngọc (2018) [2]. Như vậy, biến phụ 
thuộc là tình trạng khó thở. Tình trạng khó 
thở ở đây được hiểu là mức độ khó thở, 
tần suất xuất hiện cơn khó thở, các ảnh 
hưởng của cơn khó thở tới người bệnh. 
Trong SMT, mức độ khó thở thuộc khái 
niệm Trải nghiệm triệu chứng, ở khía cạnh 
Đánh giá triệu chứng và Đáp ứng với triệu 
chứng. Do SMT khẳng định người bệnh là 
đối tượng có thể đưa ra câu trả lời chính 
xác nhất về triệu chứng của mình, nghiên 
cứu viên sẽ sử dụng các bộ công cụ thang 
đo mMRC [8] để phỏng vấn hoặc cho 
người bệnh tự điền chứ không sử dụng 
checklist đánh giá khó thở khách quan hay 
hỏi người nhà người bệnh.
Giả định, điều dưỡng viên hoàn toàn 
dựa vào SMT để gợi ý cho việc lựa chọn 
các biến độc lập. Khi đó, điều dưỡng viên 
sẽ rà soát lại các khái niệm trong SMT để 
tìm các yếu tố có thể ảnh hưởng tới Trải 
nghiệm triệu chứng. Theo SMT, các đặc 
điểm cá nhân của người bệnh, các yếu tố 
môi trường, các yếu tố về đặc điểm sức 
khoẻ, các yếu tố về biện pháp can thiệp 
giảm khó thở mà người bệnh được sử 
dụng đều ảnh hưởng tới trải nghiệm khó 
thở. Ngoài ra, các yếu tố về Kết quả do Trải 
nghiệm khó thở cũng sẽ ảnh hưởng ngược 
trở lại tới chính trải nghiệm đó.
Từ phân tích trên, tác giả lựa chọn một 
số biến độc lập để đưa vào nghiên cứu bao 
gồm tuổi, giới, trình độ học vấn, các bệnh 
kèm theo (đặc điểm cá nhân của người 
bệnh), nghề nghiệp, tình trạng hút thuốc, 
thời gian bị bệnh (điều kiện môi trường), 
loại bệnh được chẩn đoán (đặc điểm sức 
khoẻ), các kỹ thuật thở để phục hồi chức 
năng hô hấp (đặc điểm về biện pháp can 
85
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
thiệp). Tác giả không đưa các biến số 
thuộc nhóm yếu tố Kết quả vào nghiên cứu 
này vì các yếu tố đó không phù hợp với 
mục tiêu nghiên cứu mà tác giả quan tâm.
Do SMT đã khẳng định các khái niệm 
“mẹ” là đặc điểm cá nhân của người bệnh, 
đặc điểm sức khoẻ của người bệnh, điều 
kiện môi trường, các can thiệp vào triệu 
chứng mà người bệnh được sử dụng có 
ảnh hưởng tới trải nghiệm với triệu chứng 
của người bệnh, nghiên cứu viên hoàn 
toàn có có sở để giả định rằng các biến số 
“con”, được “sinh ra” từ các khái niệm đó 
cũng sẽ có mối quan hệ tương tự như các 
khái niệm “mẹ”. Cụ thể, nghiên cứu viên 
có thể đưa ra giả thuyết rằng các biến số, 
bao gồm tuổi, giới, trình độ học vấn, các 
bệnh kèm theo, nghề nghiệp, tình trạng hút 
thuốc, thời gian bị bệnh, loại bệnh được 
chẩn đoán, các kỹ thuật thở để phục hồi 
chức năng (PHCN) hô hấp được sử dụng 
có ảnh hưởng tới tình trạng khó thở của 
người bệnh.
Sau khi áp dụng Học thuyết SMT vào 
nghiên cứu trên điều dưỡng viên sẽ rà soát 
lại các khái niệm trong SMT để tìm các yếu 
tố có thể ảnh hưởng tới Trải nghiệm triệu 
chứng, từ đó hệ thống hóa, không bỏ sót 
các yếu tố ảnh hưởng, đưa ra các biện 
pháp can thiệp phù hợp.
Các biện pháp can thiệp tình trạng khó 
thở của người bệnh mang lại kết quả có 
ý nghĩa thống kê, việc áp dụng học thuyết 
vào quản lý triệu chứng khó thở của người 
bệnh có kết quả tốt.
Từ những ví dụ về kết quả nghiên cứu 
trên cho thấy, học thuyết SMT rất thiết 
thực với công việc hàng ngày của điều 
dưỡng, có tính ứng dụng cao, phù hợp 
với không chỉ công việc chăm sóc người 
bệnh ở các nước khác mà còn phù hợp 
với tình hình thực tế trong nước nếu được 
ứng dụng rộng rãi. Các lý luận, các mối 
tương quan giữa các thành phần của học 
thuyết dễ hiểu, các mối quan hệ rất logic, 
khoa học. 
Tuy nhiên, học thuyết STM cũng cần 
được xem xét khi áp dụng. Điểm hạn chế 
của học thuyết là khi ứng dụng trên người 
bệnh có nhiều bệnh phức tạp, nhiều triệu 
chứng đan xen nhau. Khi đánh giá triệu 
chứng, điều dưỡng không nên chỉ đánh 
giá triệu chứng đơn lẻ. Thay vào đó, 
ngoài đánh giá từng triệu chứng một cách 
tổng thể, nên đánh giá mối quan hệ qua 
lại giữa các triệu chứng mà người bệnh 
đang có. Đồng thời nghiên cứu, đánh giá 
các triệu chứng thay đổi theo thời gian 
cũng rất quan trọng. Sau các can thiệp 
của điều dưỡng, cần tái đánh giá lại để 
lượng giá việc tuân thủ chiến lược chăm 
sóc của người bệnh, can thiệp này có thể 
phù hợp trên người bệnh này nhưng có 
thể chưa phù hợp với người bệnh khác và 
cần điều chỉnh cho phù hợp, xác định khi 
nào các chiến lược điều trị và chăm sóc 
được tiếp nhận tốt nhất, đo lường được 
và mang lại lợi ích cao nhất có thể cho 
người bệnh.
4. KẾT LUẬN
Ngày nay việc ứng dụng học thuyết 
STM vào nghiên cứu không ngừng tăng 
lên. Người bệnh là những người trải qua 
hàng loạt các triệu chứng và có thể sử 
dụng các thuật ngữ và cụm từ để mô tả 
cảm giác của họ. Người điều dưỡng chăm 
sóc người bệnh quản lý các triệu chứng 
này bằng cách sử dụng các chiến lược 
thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng. 
Người điều dưỡng phải thiết lập và duy trì 
giao tiếp tốt với người bệnh nếu họ muốn 
hiểu được nhận thức về triệu chứng của 
người bệnh, chấp nhận trải nghiệm triệu 
chứng của họ, và thực hiện các chiến lược 
86
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
quản lý. Đồng thời, nên cá thể hóa các 
biện pháp chăm sóc, hạn chế áp đặt cho 
người bệnh. Khi các triệu chứng không 
được giải quyết đầy đủ, người bệnh tiếp 
tục bị giảm chất lượng cuộc sống và chức 
năng các cơ quan bị thay đổi, chi phí điều 
trị tăng cao. 
Việc áp dụng các học thuyết, kết quả 
nghiên cứu mới vào công tác chăm sóc 
đang ngày càng phổ biến và trở thành 
thường quy ở các nước phát triển trên thế 
giới. Đây cũng là xu hướng phát triển tất yếu 
của ngành điều dưỡng trong nước nhằm 
nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe 
nhân dân. Học thuyết SMT đã ra đời từ rất 
lâu nhưng giá trị, tính ứng dụng vào thực 
tiễn của nó vẫn còn rất hiện hữu. Nó đã và 
đang là bộ khung lý thuyết hữu ích cho các 
nghiên cứu lâm sàng của điều dưỡng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dodd M, Janson S, Facione N, 
Faucett J, Froelicher ES, Humphreys J, 
Lee K, Miaskowski C, Puntillo K, Rankin 
S, Taylor D. Advancing the science of 
symptom management. J Adv Nurs. 2001 
Mar;33(5):668-76. doi: 10.1046/j.1365-
2648.2001.01697.x. PMID: 11298204.
2. Phạm Thị Bích Ngọc. Đánh giá thực 
trạng thực hành phục hồi chức năng hô 
hấp của người bệnh mắc bệnh phổi tắc 
nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh 
Nam Định năm 2018 và đánh giá hiệu quả 
tăng cường hướng dẫn thực hành phục hồi 
chức năng hô hấp đối với người bệnh mắc 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau hướng 
dẫn 2018 [Available from: hthp://thuvienso.
ndun.edu.vn/doc/luan-van-thac-si-dieu-
duong-danh-gia-ket-qua-huong-dan-phuc-
hoi-chuc-nang-ho-hap-cua-nguoi-benh-
mac-511179.html.
3. Lenz ER, Pugh LC, Milligan RA, Gift 
A, Suppe F. The middle-range theory of 
unpleasant symptoms: an update. ANS 
Adv Nurs Sci. 1997 Mar;19(3):14-27. doi: 
10.1097/00012272-199703000-00003. 
PMID: 9055027.
4. Conchon MF, Nascimento LA, 
Fonseca LF, Aroni P. Sede perioperatória: 
uma análise sob a perspectiva da Teoria 
de Manejo de Sintomas [Perioperative 
thirst: an analysis from the perspective of 
the Symptom Management Theory]. Rev 
Esc Enferm USP. 2015 Feb;49(1):122-
8. Portuguese. doi: 10.1590/S0080-
623420150000100016. PMID: 25789651.
5. Linder L. Analysis of the UCSF 
Symptom Management Theory: implications 
for pediatric oncology nursing. J Pediatr 
Oncol Nurs. 2010 Nov-Dec;27(6):316-24. 
doi: 10.1177/1043454210368532. Epub 
2010 Jul 16. PMID: 20639345; PMCID: 
PMC4497812..
6. Rosén HI, Bergh IH, Schwartz-Barcott 
D, Mårtensson LB. The recovery process 
after day surgery within the symptom 
management theory. Nurs Forum. 2014 Apr-
Jun;49(2):100-9. doi: 10.1111/nuf.12062. 
Epub 2014 Jan 10. PMID: 24404843..
7. Cwiekala-Lewis Klaudia, Brandon H 
Parkyn, Kinga Modliszewska. Analysis of 
University of California in San Francisco 
(UCSF) symptom management theory 
and theory implication for persons with 
neurological disorders/diseases. The 
Journal of Neurological Neurosurgical 
Nursing. 2017;6(2):55-65.
8. Bộ Y tế. Tài liệu chuyên môn Hướng 
dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc 
nghẽn mạn tính. 2015.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hoc_thuyet_quan_ly_trieu_chung_symptom_management_t.pdf