Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình tách tế bào đơn nhân máu ngoại vi và chuyển nạp tạo khối tế bào car-T cho điều trị lơ-xê-mi cấp dòng lympho

Tối ưu hóa quá trình thu nhận tế bào đơn nhân máu ngoại vi (peripheral blood

mononuclear cell - PBMC) và quá trình chuyển nạp tạo tế bào CAR-T. Đối tượng và phương

pháp: Máu ngoại vi từ người hiến tặng khỏe mạnh được tiến hành tách PBMC bằng FicollPaque. Phản ứng chuyển nạp tạo khối tế bào CAR-T được thực hiện ngay sau khi thu nhận

PBMC hoặc sau khi kích hoạt tế bào bằng bi từ gắn kháng thể kháng CD3 và CD28. Các thông

số: Hệ thống chuyển nạp, số lượng tế bào cho một phản ứng và lượng plasmid DNA được tối

ưu hóa. Kết quả: Máu pha loãng 2 lần với PBS 1X cho hiệu suất thu nhận PBMC và tỷ lệ tế

bào sống cao nhất. Thực hiện phản ứng chuyển nạp trên hệ thống Nucleofector 2b (Lonza) với

2 × 107 PBMC không kích hoạt, lượng plasmid DNA 1 µg SB100X và 10 µg pSB-CAR19 cho

kết quả tốt nhất. Kết luận: Tối ưu hóa được quá trình tách PBMC và chuyển nạp tạo khối tế

bào CAR-T cho điều trị lơ-xê-mi cấp dòng lympho

Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình tách tế bào đơn nhân máu ngoại vi và chuyển nạp tạo khối tế bào car-T cho điều trị lơ-xê-mi cấp dòng lympho trang 1

Trang 1

Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình tách tế bào đơn nhân máu ngoại vi và chuyển nạp tạo khối tế bào car-T cho điều trị lơ-xê-mi cấp dòng lympho trang 2

Trang 2

Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình tách tế bào đơn nhân máu ngoại vi và chuyển nạp tạo khối tế bào car-T cho điều trị lơ-xê-mi cấp dòng lympho trang 3

Trang 3

Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình tách tế bào đơn nhân máu ngoại vi và chuyển nạp tạo khối tế bào car-T cho điều trị lơ-xê-mi cấp dòng lympho trang 4

Trang 4

Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình tách tế bào đơn nhân máu ngoại vi và chuyển nạp tạo khối tế bào car-T cho điều trị lơ-xê-mi cấp dòng lympho trang 5

Trang 5

Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình tách tế bào đơn nhân máu ngoại vi và chuyển nạp tạo khối tế bào car-T cho điều trị lơ-xê-mi cấp dòng lympho trang 6

Trang 6

Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình tách tế bào đơn nhân máu ngoại vi và chuyển nạp tạo khối tế bào car-T cho điều trị lơ-xê-mi cấp dòng lympho trang 7

Trang 7

Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình tách tế bào đơn nhân máu ngoại vi và chuyển nạp tạo khối tế bào car-T cho điều trị lơ-xê-mi cấp dòng lympho trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 6660
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình tách tế bào đơn nhân máu ngoại vi và chuyển nạp tạo khối tế bào car-T cho điều trị lơ-xê-mi cấp dòng lympho", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình tách tế bào đơn nhân máu ngoại vi và chuyển nạp tạo khối tế bào car-T cho điều trị lơ-xê-mi cấp dòng lympho

Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình tách tế bào đơn nhân máu ngoại vi và chuyển nạp tạo khối tế bào car-T cho điều trị lơ-xê-mi cấp dòng lympho
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
87 
NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH TÁCH TẾ BÀO ĐƠN 
NHÂN MÁU NGOẠI VI VÀ CHUYỂN NẠP TẠO KHỐI TẾ BÀO 
CAR-T CHO ĐIỀU TRỊ LƠ-XÊ-MI CẤP DÒNG LYMPHO 
 Hồ Viết Hoành1, Đặng Thành Chung2 
Nguyễn Thị Phương Thảo3, Cấn Văn Mão2 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Tối ưu hóa quá trình thu nhận tế bào đơn nhân máu ngoại vi (peripheral blood 
mononuclear cell - PBMC) và quá trình chuyển nạp tạo tế bào CAR-T. Đối tượng và phương 
pháp: Máu ngoại vi từ người hiến tặng khỏe mạnh được tiến hành tách PBMC bằng Ficoll-
Paque. Phản ứng chuyển nạp tạo khối tế bào CAR-T được thực hiện ngay sau khi thu nhận 
PBMC hoặc sau khi kích hoạt tế bào bằng bi từ gắn kháng thể kháng CD3 và CD28. Các thông 
số: Hệ thống chuyển nạp, số lượng tế bào cho một phản ứng và lượng plasmid DNA được tối 
ưu hóa. Kết quả: Máu pha loãng 2 lần với PBS 1X cho hiệu suất thu nhận PBMC và tỷ lệ tế 
bào sống cao nhất. Thực hiện phản ứng chuyển nạp trên hệ thống Nucleofector 2b (Lonza) với 
2 × 107 PBMC không kích hoạt, lượng plasmid DNA 1 µg SB100X và 10 µg pSB-CAR19 cho 
kết quả tốt nhất. Kết luận: Tối ưu hóa được quá trình tách PBMC và chuyển nạp tạo khối tế 
bào CAR-T cho điều trị lơ-xê-mi cấp dòng lympho. 
* Từ khóa: CAR-T, CD19; Tế bào đơn nhân máu ngoại vi; Chuyển nạp; Hệ thống Sleeping Beauty. 
Optimization of Peripheral Blood Mononuclear Cells Isolation and 
Nucleofection for Development of Anti-CD19 CAR-T Cells in Treatment 
of B Lymphoblastic Leukemia 
Summary 
Objectives: To optimize isolation and nucleofection (based on Sleeping Beauty system) 
of peripheral blood mononuclear cells (PBMC). Materials and methods: PBMCs were isolated 
from peripheral blood of healthy donors using Ficoll-Paque. Different dilutions of whole blood 
and PBS 1X were tested. Nucleofection was performed on either unstimulated PBMC or 
stimulated PBMC (using CD3/CD28 dynalbeads). Parameters including nucleofector, number of cells, 
1Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y 
2Bộ môn Sinh lý bệnh, Học viện quân y 
3Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
Người phản hồi: Cấn Văn Mão (canvanmao2011@gmail.com) 
 Ngày nhận bài: 05/02/2021 
 Ngày bài báo được đăng: 27/4/2021 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
88 
Bài viết là sản phẩm của đề tài nghiên cứu KC 10.39/16-20 được tài trợ bởi chương trình 
KC.10/16-20. and amount of DNA substrate were optimized. Results: The best result was 
obtained when 2 × 107 unstimulated PBMCs were nucleofected using Nucleofector 2b, 1 µg 
sSB100X, and 10 µg pSB-CAR19. Conclusion: We have successfully developed an optimized 
protol for PBMC isolation and nucleofection for development of anti-CD19 CAR-T cells. 
* Keywords: CAR-T; CD19; Peripheral blood mononuclear cell; Nucleofection; Sleeping 
Beauty system. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trên thế giới, lơ-xê-mi cấp dòng lympho 
(acute lymphoblastic leukemia - ALL) là 
một trong những bệnh ung thư phổ biến ở 
trẻ em, chiếm khoảng 75% tất cả các loại 
ung thư máu [1]. Bệnh được đặc trưng 
bởi sự phát triển của một số lượng lớn tế 
bào lympho chưa trưởng thành. Triệu chứng 
thường bao gồm thiếu máu, xuất huyết, 
nhiễm khuẩn, hạch to... Bệnh tiến triển 
nhanh và thường gây tử vong trong thời 
gian ngắn [2]. Điều trị bệnh lơ-xê-mi cấp 
dòng lympho nhằm tiêu diệt các tế bào 
bạch cầu ác tính và phục hồi tuỷ xương 
trở lại bình thường. Liệu pháp điều trị tiêu 
chuẩn cho lơ-xê-mi cấp dòng lympho hiện 
nay là hóa trị liệu, thường chia thành 3 
giai đoạn: Cảm ứng, củng cố và duy trì. 
Tuy nhiên, hạn chế của hóa trị liệu là hầu 
như không có khả năng chữa khỏi bệnh 
hoàn toàn mà chỉ thuyên giảm một phần. 
Bệnh cũng có thể được điều trị bằng xạ trị 
khi đã lan đến não. Ghép tế bào gốc 
được sử dụng khi bệnh tái phát sau liệu 
trình điều trị tiêu chuẩn [3]. Tuy nhiên, tỷ 
lệ khỏi bệnh hoàn toàn theo hướng điều 
trị này cũng không cao, chỉ đạt tối đa 20% 
ở người trưởng thành. Liệu pháp miễn 
dịch sử dụng tế bào T mang thụ thể nhân 
tạo CAR (chimeric antigen receptors) là 
một hướng tiếp cận mới. Nguyên tắc của 
liệu pháp CAR-T trong điều trị ung thư là 
tạo ra các tế bào T mang thụ thể nhân tạo 
có khả năng nhận biết kháng nguyên đặc 
hiệu trên bề mặt tế bào ung thư, từ đó 
kích hoạt khả năng phân giải tế bào ung 
thư của tế bào T. Năm 2017, Cơ quan 
Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) 
đã cấp phép cho 2 dạng điều trị sử dụng 
CAR-T là Kymriah (hãng Novartis) cho 
điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp ở trẻ 
em và Yescarta (hãng Kite Pharma) cho 
bệnh u lympho ác tính không Hodgkin ở 
người lớn. Ngoài sử dụng retrovirus, khối 
tế bào CAR-T có thể được tạo bằng 
phương pháp “non-virus”, sử dụng hệ 
thống chuyển nạp Sleeping Beauty. 
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này 
là chuyển nạp đồng thời 2 thành phần SB 
transposase và SB transposon. SB 
transposase có chức năng cắt đoạn trình 
tự đích trên transposon và gắn vào thể 
gen tế bào chủ tại các vị trí giàu 
nucleotide T và A [4]. 
Tuy liệu pháp CAR-T đã được FDA 
công nhận và ứng dụng nhưng ở Việt 
Nam chưa có nghiên cứu nào về liệu 
pháp tế bào CAR-T trong điều trị ung thư 
nói chung và lơ-xê-mi cấp dòng lympho 
nói riêng. Do đó, chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu này nhằm: Tối ưu hóa quá 
trình tách PBMC và chuyển nạp tạo khối 
tế bào CAR-T ứng dụng trong điều trị 
lơ-xê-mi cấp dòng lympho. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
89 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu: Tế bào máu 
ngoại vi tách từ máu toàn phần của người 
hiến khỏe mạnh. 
- Nguyên vật liệu nghiên cứu: 
+ Plasmid pmaxGFP (Lonza Biosciences). 
+ Plasmid pSB100X (pCMV(CAT)T7-
SB100, #34879). 
+ Plasmid pSB-CAR19 mã hóa phân 
tử CAR thế hệ thứ hai kháng CD19. 
+ Môi trường nuôi cấy tế bào RPMI-
1640, huyết thanh bào thai bò (fetal bovin 
serum - FBS), dung dịch penicillin và 
streptomycin 1%. 
- Ficoll-Paque PREMIUM (Cytiva Life 
Sciences, Hoa Kỳ). 
- Kít chuyển nạp P3 Primary Cell 
4D-Nucleofector. 
- Kít chuyển nạp Human T cell nucleofector. 
- Hệ thống chuyển nạp Nucleofector 2b. 
- Hệ thống chuyển nạp Amaxa 4D-
Nucleofector. 
- Hệ thống BD FACSLyric Clinical System. 
- Các vật tư tiêu hao cần thiết phục vụ 
cho nuôi cấy tế bào: Chai nuôi cấy tế bào, 
pipet, chai đựng môi trường, lọc vi khuẩn 
0,45 µm (hãng ATCC, Hoa Kỳ). 
- Hệ thống phòng thí nghiệm phục vụ 
nuôi cấy tế bào: Phòng sạch, tủ ấm CO2, 
kính hiển vi soi ngược, máy ly tâm, 
tủ mát 40C, tủ âm -200C, -800C, bình 
chứa nitơ lỏng. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
* Tách PBMC: 
Máu tươi (đã xử lý chống đông) được 
pha loãng với PBS 1X (pH 7,2) ở các tỷ lệ 
khác nhau. Sau đó, đưa nhẹ nhàng 10 ml 
hỗn hợp trên vào ống falcon 15 ml 
chứa sẵn 3 ml Ficoll-Paque PREMIUM 
(p = 1,077 g/ml) sao cho 2 lớp Ficoll và 
máu không trộn lẫn với nhau. Các ống 
falcon được ly tâm lạnh tại 400g trong 
35 phút (không sử dụng chế độ phanh). 
Sau khi ly tâm, lớp PBMC (nằm giữa 
plasma và Ficoll) được hút ra và hòa vào 
10 ml PBS 1X (0,5% BSA; pH 7,2). 
Sau đó tế bào được rửa 2 lần bằng 
PBS 1X (ly tâm 300 ×g, 10 phút) và hòa 
tan bằng 4 ml môi trường nuôi cấy 
(RPMI-1640 bổ sung 10% FBS). 200 µl 
PBMC được sử dụng cho đếm tế bào và 
phân tích bằng flow cytometry. PBMC thu 
được quan sát dưới kính hiển vi soi 
ngược, đếm sống/chết bằng nhuộm 
trypan blue 0,4% và phân tích bằng flow 
cytometry. Các thông số tổng lượng tế 
bào đơn nhân thu được, tỷ lệ tế bào sống 
và tỷ lệ lymphocyte trong quần thể PBMC 
được xác định. 
* Chuyển nạp vào PBMC tạo khối tế bào 
CAR-T: 
Tế bào đơn nhân máu ngoại vi ngay 
sau khi tách hoặc kích hoạt được sử 
dụng cho chuyển nạp. Kích hoạt tế bào 
được thực hiện bằng bi từ Dynabeads 
Human T-Activator CD3/CD28 (Thermo 
Fisher Scientific, Hoa Kỳ) theo đúng 
hướng dẫn của nhà sản xuất. Hệ thống 
chuyển nạp, lượng tế bào, lượng DNA 
cho mỗi phản ứng chuyển nạp được tối 
ưu. Sau khi thu đủ số tế bào yêu cầu 
(ly tâm 200 ×g, 10 phút, nhiệt độ phòng, 
không sử dụng phanh), hòa tan trong 100 
µl đệm chuyển nạp và bổ sung các lượng 
DNA khác nhau. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
90 
Hỗn hợp này sau đó được chuyển vào Cuvette chuyên dụng (Lonza Biosciences), 
được xung điện bằng chương trình U-014 hoặc T-020 (đối với hệ thống Nucleofector 2b) 
hoặc EO-115 (đối với hệ thống Amaxa 4D-Nucleofector). Ngay sau khi xung điện, 500 µl 
môi trường nuôi cấy đã làm ấm được bổ sung vào Cuvette và toàn bộ hỗn hợp trên được 
chuyển vào đĩa 6 giếng chứa 5 ml môi trường nuôi cấy mỗi giếng. Tế bào được nuôi 
24 giờ trước khi đánh giá hiệu suất chuyển nạp bằng phân tích tế bào theo dòng chảy. 
* Đánh giá hiệu suất chuyển nạp bằng phân tích tế bào theo dòng chảy: 
Thu được ít nhất 106 tế bào sau 24 giờ chuyển nạp và nhuộm với CD19 tái tổ hợp 
gắn FITC (rCD19-FITC, abcam, # ab246020) và PI hoặc 7-AAD (hãng Thermo Fisher 
Scientifics, Hoa Kỳ) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi nhuộm, tế bào được 
rửa bằng PBS 1X và hòa tan trong PBS 1X bổ sung 1% FBS trước khi phân tích với hệ 
thống BD FACSLyric Clinical System. 
* Xử lý số liệu: So sánh trung bình của 2 nhóm độc lập bằng T-test, so sánh trung 
bình của 3 nhóm bằng phân tích phương sai ANOVA. Xử lý số liệu bằng phần mềm 
SPSS 20.0 và GraphPad Prism 6, khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Tối ưu hóa tỷ lệ pha loãng máu với PBS 
Bảng 1: Kết quả đếm tế bào và phân tích flow cytometry các mẫu PBMC với tỷ lệ 
pha loãng máu trong PBS 1X khác nhau. 
Pha loãng Tổng số tế bào thu được (× 107) Tỷ lệ tế bào sống (%) Tỷ lệ tế bào lympho (%) 
2 lần 1,66 ± 0,13 94,5 ± 2,1 63,04 ± 2,9 
4 lần 1,84 ± 0,49 95,5 ± 0,7 60,82 ± 6,9 
Không pha loãng 0,97 ± 0,21 77 ± 1,4 60,9 ± 1,1 
Tổng cộng 30 ml máu tươi được chia thành 3 phần bằng nhau và pha loãng với 
PBS 1X theo 3 tỷ lệ: Không pha loãng, pha loãng 2 lần và pha loãng 4 lần (do các nhà 
sản xuất thường khuyến cáo tỷ lệ pha loãng từ 2 - 4 lần). Sau đó, 3 mẫu trên được 
thực hiện tách PBMC như đã trình bày. Đếm tế bào bằng máy Countess II FL 
Automated Cell Counter; quan sát các mẫu PBMC thu được qua kính hiển vi thấy pha 
loãng máu 2 lần và 4 lần với PBS 1X cho kết quả tương đương nhau. Cụ thể, lượng tế 
bào sống đạt > 90% và tổng lượng PBMC thu được từ 10 ml máu đạt xấp xỉ 1,7 × 107 
tế bào. Tuy nhiên, không pha loãng máu khiến tỷ lệ tế bào sống giảm còn 78%; 
tổng lượng tế bào thu được từ 10 ml máu cũng thấp hơn, ở mức 0,97 × 107 tế bào. 
Phân tích flow cytometry cho thấy tỷ lệ tế bào lympho trong các mẫu PBMC thu được 
tương đương nhau, ở mức 60%. 
Như vậy, các thí nghiệm tách PBMC sẽ được thực hiện với tỷ lệ pha loãng máu 
2 lần trong PBS 1X (do pha loãng 4 lần có kết quả tốt hơn một chút so với 2 lần nhưng 
tốn kém vật tư hóa chất hơn nhiều và thời gian xử lý mẫu kéo dài so với pha loãng 
máu 2 lần). 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
91 
2. Tối ưu hóa quá trình chuyển nạp 
Hình 1: So sánh hiệu suất chuyển nạp vào PBMC trên 2 hệ thống Nucleofector 2b và 
Amaxa 4D-Nucleofector. 
So sánh hiệu suất chuyển nạp tế bào không kích hoạt và kích hoạt trên 2 hệ thống 
Nucleofector 2b và Amaxa 4D-Nucleofector. Mỗi phản ứng chuyển nạp bao gồm 107 
tế bào, 100 µl đệm chuyển nạp và 3 µg plasmid pmaxGFP. Kết quả cho thấy 2 hệ thống 
có hiệu suất chuyển nạp tương đương nhau trên cả tế bào ngay sau tách và tế bào đã 
kích hoạt bằng bi từ gắn kháng thể kháng CD3 và CD28. Ngoài ra, kích hoạt PBMC cho 
hiệu suất chuyển nạp cao hơn trên cả 2 hệ thống. Về mặt giá thành, cuvette chuyển nạp 
của hệ thống 4D hiện tại vẫn là độc quyền của hãng Lonza Biosciences, trong khi đó, 
cuvette cho hệ thống 2b có thể được mua từ một số nhà sản xuất khác như Mirus Bio, 
Biorad hay Thermo Fisher Scientifics với giá thành rẻ hơn, do đó, chúng tôi lựa chọn 
chuyển nạp vào PBMC trên hệ thống Nucleofector 2b cho các thí nghiệm tiếp theo. 
3. Tối ưu số lượng tế bào cho phản ứng chuyển nạp 
Hình 2: Tối ưu hóa lượng PBMC cho một phản ứng chuyển nạp. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
92 
Phản ứng chuyển nạp vào PBMC sử dụng bộ kít của Lonza Biosciences thường 
được thực hiện với 106 - 107 tế bào/phản ứng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy 
hiệu suất chuyển nạp có thể tăng khi sử dụng 2 × 107, thậm chí 3 × 107 tế bào cho một 
phản ứng [4, 10]. Do đó, chúng tôi tiến hành tối ưu hóa lượng tế bào cho phản ứng 
chuyển nạp với 5 × 106, 107 hoặc 2 × 107 tế bào/phản ứng trong 1 µg plasmid 
pSB100X và 5 µg plasmid pSB-CAR19. Kết quả cho thấy sử dụng 2 × 107 tế bào/phản 
ứng cho hiệu suất biểu hiện cao nhất, xấp xỉ 21%. Ngoài ra, tỷ lệ tế bào sống 24 giờ 
sau chuyển nạp đạt xấp xỉ 60% đối với tất cả nghiệm thức (kết quả không thể hiện). Do đó, 
2 × 107 PBMC được sử dụng cho phản ứng chuyển nạp trong các thí nghiệm tiếp theo. 
4. Tối ưu hóa lượng plasmid cho phản ứng chuyển nạp 
Hình 3: Tối ưu hóa lượng cơ chất pSB-CAR19 cho một phản ứng chuyển nạp. 
A: Tỷ lệ tế bào sống và hiệu suất chuyển nạp 
B: Tổng số tế bào thu được sau chuyển nạp. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
93 
Lượng plasmid ảnh hưởng lớn tới hiệu 
suất và tỷ lệ tế bào sống sau chuyển nạp. 
Do đó, chúng tôi tiến hành so sánh 2 
thông số trên khi thực hiện chuyển nạp 
với 5 µg pSB-CAR19 (theo khuyến cáo 
của nhà sản xuất Lonza Biosciences) 
hoặc 10 µg pSB-CAR19. Đối với pSB100X, 
lượng plasmid quá nhiều được chứng 
minh là gây chết lượng lớn PBMC sau 
chuyển nạp, do vậy, pSB100X được giữ 
nguyên ở mức 1 µg/phản ứng. Kết quả 
cho thấy hiệu suất chuyển nạp cải thiện 
rõ rệt (22,86 - 33,42%) khi tăng lượng cơ 
chất pSB-CAR19. Bên cạnh đó, tỷ lệ tế 
bào sống khi tăng lượng DNA giảm từ 
62,05% còn 50,84%. Như vậy, có thể tính 
được tổng lượng tế bào CAR-T sau 
chuyển nạp khi sử dụng 5 hoặc 10 µg 
pSB-CAR19 lần lượt là 2,8 × 106 và 
3,39 × 106. Qua đó, sử dụng 10 µg cơ 
chất pSB-CAR19 cho kết quả tốt hơn sử 
dụng 5 µg cơ chất. 
BÀN LUẬN 
Những nỗ lực đầu tiên nhằm chuyển 
gen vào tế bào T tạo khối tế bào CAR-T 
được thực hiện vào đầu những năm 
2000, dựa trên sự xung điện plasmid mã 
hóa phân tử CAR hướng đích CD19 
kết hợp với gen kháng kháng sinh nhằm 
sàng lọc và tăng sinh tế bào CAR-T. 
Tuy nhiên, những nỗ lực này cho kết quả 
chuyển gen thấp, cho đến khi hệ thống 
Sleeping Beauty ra đời. Nghiên cứu của 
Huang và CS tại trường Đại học Minnesota 
[5] và Singh và CS tại Trung tâm Ung thư 
MD Anderson [6] chỉ ra tất cả các lợi thế 
của việc sử dụng hệ thống chuyển vị SB 
so với các phương pháp virus được sử 
dụng phổ biến hoặc các vector DNA trần 
khác. Ngoài ra, plasmid transposase thế 
hệ mới SB100X ra đời giúp cải thiện đáng 
kể hiệu suất chuyển nạp vào tế bào T nói 
riêng và PBMC nói chung [7], cho thấy 
hiệu quả chuyển nạp cao hơn 10 - 100 
lần so với plasmid SB11 thế hệ cũ. 
Chất lượng và số lượng PBMC được 
phân lập từ máu toàn phần tác động đáng 
kể đến quá trình chuyển nạp và tăng sinh 
tế bào CAR-T sau đó [8]. Do đó, chúng tôi 
thực hiện tối ưu hóa quá trình tách PBMC 
từ máu ngoại vi của người hiến khỏe 
mạnh. Phương pháp tiêu chuẩn cho tách 
PBMC từ máu ngoại vi hiện nay vẫn là ly 
tâm mật độ trên môi trường tỷ trọng 
(Ficoll polysaccharide). Kết quả cho 
thấy tỷ lệ pha loãng máu ngoại vi ≥ 2 lần 
trước khi ly tâm cho hiệu suất thu hồi tế 
bào > 60% và tỷ lệ tế bào sống khoảng 
95%. Kết quả này tương tự với các 
nghiên cứu đã được công bố trên thế 
giới, với khuyến cáo thực hiện pha loãng 
máu ngoại vi trước khi ly tâm tỷ trọng [9]. 
Trong nghiên cứu, chúng tôi tiến hành 
tối ưu hóa phản ứng chuyển nạp vào 
PBMC từ máu ngoại vi của người khỏe 
mạnh. Kết quả cho thấy điều kiện chuyển 
gen tối ưu đạt được khi sử dụng hệ thống 
Nucleofector 2b, chương trình xung điện 
U-014, bộ kít chuyển nạp Human T Cell 
Nucleofector, 2 × 107 tế bào/phản ứng, 
1 µg SB100X và 10 µg pSB-CAR19. 
Ngoài ra, hiệu suất chuyển nạp đạt được 
tương đương với một số công bố quốc tế 
trong cùng lĩnh vực [10]. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
94 
KẾT LUẬN 
Tối ưu hóa thành công quá trình tách 
PBMC và chuyển nạp tạo khối tế bào 
CAR-T hướng đích CD19 cho điều trị lơ-
xê-mi cấp dòng lympho. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Jemal A, Siegel R, Xu J, Ward E. 
Cancer statistics. CA Cancer J Clin 2010; 
60(5):277-300. 
2. Terwilliger T, Abdul-Hay M. Acute 
lymphoblastic leukemia: A comprehensive 
review and 2017 update. Blood Cancer Journal 
2017; 7(6):e577-e577. doi:10.1038/bcj.2017.53. 
3. Hunger SP, Mullighan CG. Acute 
lymphoblastic leukemia in children. N Engl J 
Med 2015; 373(16):1541-1552. doi:10.1056/ 
NEJMra1400972. 
4. Singh H, Figliola MJ, Dawson MJ, 
Olivares S, Zhang L, Yang G, et al. 
Manufacture of clinical-grade CD19-specific T 
cells stably expressing chimeric antigen receptor 
using Sleeping Beauty system and artificial 
antigen presenting cells. PLOS ONE 2013; 
8(5):e64138. doi:10.1371/journal.pone.0064138. 
5. Huang X, Guo H, Kang J, Choi S, Zhou TC, 
Tammana S, et al. Sleeping Beauty 
Transposon‐ mediated engineering of 
human primary T cells for therapy of 
CD19+ lymphoid malignancies. 
Molecular Therapy 2008; 16(3):580-589. 
doi:10.1038/sj.mt.6300404. 
6. Singh H, Manuri PR, Olivares S, Dara N, 
Dawson MJ, Huls H, et al. Redirecting 
specificity of T-cell populations for CD19 using 
the Sleeping Beauty system. Cancer Res 
2008; 68(8): 2961-2971. doi:10.1158/0008-
5472.Can-07-5600. 
7. Jin Z, Maiti S, Huls H, Singh H, Olivares 
S, Mátés L, et al. The hyperactive Sleeping 
Beauty transposase SB100X improves the 
genetic modification of T cells to express a 
chimeric antigen receptor. Gene Therapy 
2011; 18(9):849-856. doi:10.1038/gt.2011.40. 
8. Nazarpour R, Zabihi E, Alijanpour E, 
Abedian Z, Mehdizadeh H, Rahimi F. 
Optimization of human peripheral blood 
mononuclear cells (PBMCs) cryopreservation. 
International Journal of Molecular and Cellular 
Medicine 2012; 1(2):88-93. 
9. Kleiveland CR. Peripheral blood 
mononuclear cells. In K Verhoeckx, P Cotter, 
I López-Expósito, C Kleiveland, T Lea, 
A Mackie, T Requena, D Swiatecka, 
H Wichers (Eds.). The impact of food 
bioactives on health: In vitro and ex vivo 
models (pp.161-167). Cham: Springer 
International Publishing 2015. 
10. Chicaybam L, Abdo L, Viegas M, 
Marques LVC, de Sousa P, Batista-Silva LR, 
et al. Transposon-mediated generation of CAR-
T cells shows efficient anti B-cell leukemia 
response after ex vivo expansion. Gene 
Therapy 2020; 27(1):85-95. doi:10.1038/ 
s41434-020-0121-4. 
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GIÃN NÃO THẤT BẰNG PHẪU THUẬT DẪN 
LƯU NÃO THẤT Ổ BỤNG 
 Ngô Mạnh Hùng1 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ bụng trong điều trị giãn 
não thất (GNT) ở người trưởng thành. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_toi_uu_hoa_qua_trinh_tach_te_bao_don_nhan_mau_ngo.pdf