Nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi bulgakov những năm 1920 qua “những cuộc phiêu lưu của chichikov”

Bài viết đề cập một cách tổng quát vấn đề thể loại, giá trị nội dung và đặc điểm

nghệ thuật của các tác phẩm feuilleton trong văn xuôi trào phúng Bulgakov giai đoạn

những năm 1920 và đi sâu phân tích “Những cuộc phiêu lưu của Chichikov” - một tác

phẩm feuilleton cụ thể, tiêu biểu thuộc thể loại này của ông

Nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi bulgakov những năm 1920 qua “những cuộc phiêu lưu của chichikov” trang 1

Trang 1

Nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi bulgakov những năm 1920 qua “những cuộc phiêu lưu của chichikov” trang 2

Trang 2

Nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi bulgakov những năm 1920 qua “những cuộc phiêu lưu của chichikov” trang 3

Trang 3

Nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi bulgakov những năm 1920 qua “những cuộc phiêu lưu của chichikov” trang 4

Trang 4

Nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi bulgakov những năm 1920 qua “những cuộc phiêu lưu của chichikov” trang 5

Trang 5

Nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi bulgakov những năm 1920 qua “những cuộc phiêu lưu của chichikov” trang 6

Trang 6

Nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi bulgakov những năm 1920 qua “những cuộc phiêu lưu của chichikov” trang 7

Trang 7

Nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi bulgakov những năm 1920 qua “những cuộc phiêu lưu của chichikov” trang 8

Trang 8

Nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi bulgakov những năm 1920 qua “những cuộc phiêu lưu của chichikov” trang 9

Trang 9

Nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi bulgakov những năm 1920 qua “những cuộc phiêu lưu của chichikov” trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 5000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi bulgakov những năm 1920 qua “những cuộc phiêu lưu của chichikov”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi bulgakov những năm 1920 qua “những cuộc phiêu lưu của chichikov”

Nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi bulgakov những năm 1920 qua “những cuộc phiêu lưu của chichikov”
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 19 
NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG VĂN XUÔI BULGAKOV 
NHỮNG NĂM 1920 QUA “NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU CỦA 
CHICHIKOV” 
Đặng Đức Hiệp1 
Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt: Bài viết đề cập một cách tổng quát vấn đề thể loại, giá trị nội dung và đặc điểm 
nghệ thuật của các tác phẩm feuilleton trong văn xuôi trào phúng Bulgakov giai đoạn 
những năm 1920 và đi sâu phân tích “Những cuộc phiêu lưu của Chichikov” - một tác 
phẩm feuilleton cụ thể, tiêu biểu thuộc thể loại này của ông. 
Từ khóa: văn xuôi Bulgakov, feuilleton, Những cuộc phiêu lưu của Chichikov 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Khi nghiên cứu mảng văn xuôi của Bulgakov những năm 1920, bên cạnh những tác 
phẩm mà vấn đề thể loại của chúng đã khá rõ ràng, không cần có thêm bất kỳ một sự minh 
định nào khác nữa (ví dụ các tiểu thuyết Bạch vệ, Nghệ nhân và Margarita; các truyện dài 
Ổ quỷ, Những quả trứng định mệnh, Trái tim chó hay các truyện ngắn như trong tập Bút ký 
của một bác sĩ trẻ), các nhà nghiên cứu còn gặp một thể loại khác, khá đặc biệt, một thể 
loại đã có vai trò lịch sử quan trọng trong đời sống thường ngày những 1920 và trong sự 
nghiệp văn chương của Bulgakov nói chung, đó là thể loại feuilleton (фельетон). 124 tác 
phẩm tiêu biểu nhất ông viết những năm 1922 - 1926 thuộc thể loại này được chọn lọc và 
sắp xếp theo trình tự thời gian trong tập thứ 2 của М.А Bulgakov. Hợp tuyển (tiếng Nga) 
gồm 5 tập do Nxb Văn học nghệ thuật Моskva ấn hành năm 1992 [1, tr.211- 640]. 
Có nhiều định nghĩa khác nhau về feuilleton, song chung nhất: “Feuilleton - (nguyên 
gốc tiếng Pháp feuilleton, bắt nguồn từ feuille - tờ giấy), là một loại thể văn chính luận 
1
 Nhận bài ngày 04.03.2016, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016 
 Liên hệ tác giả: Đặng Đức Hiệp; Email: dangduchiepcuom@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 20 
nghệ thuật, tồn tại chủ yếu trong báo chí. Sự ra đời của feuilleton bắt đầu vào hồi đầu thế 
kỷ 19, khi trong một tờ báo của Pháp có kèm theo một tờ rời có bài viết mang tính tiêu 
khiển, giải trí. Khái niệm về feuilleton như một bài báo bất kỳ nào được viết một cách sinh 
động đã tồn tại trong suốt một thời gian dài. Chỉ đến thời đại chúng ta feuilleton mới được 
phân lập với những đặc trưng, dấu hiệu loại thể chính xác. Ở nước Nga, feuilleton thịnh 
hành trong những năm 30 của thế kỷ 19. Với tư cách là một loại thể văn chính luận nghệ 
thuật, feuilleton mang trong nó tính thời sự cấp thiết, tính hình tượng sâu sắc, tính tài liệu 
chính xác và tính cảm xúc cao. Feuilleton chủ yếu có khuynh hướng trào phúng” [6, 
tr.204]. Như thế, với các đặc điểm về nội dung và hình thức khá rõ ràng như trên, feuilleton 
phù hợp với mọi thể loại sáng tác có thể chuyển tải nhanh nhất các thông điệp và sự kiện 
cấp thiết như truyện ngắn, tiểu phẩm, tiểu phẩm, kí, hoạt cảnh, tạp văn Thống nhất với 
cách hiểu đó, dịch giả Đoàn Tử Huyến đã dịch nhan đề một số tác phẩm feuilleton của 
Bulgakov sang tiếng Việt và định loại như sau: Buổi chiêu hồn (truyện ngắn), 1922; 
Những cuộc phiêu lưu của Tritricov (truyện ngắn), 1922; Thành phố Kiev (kí), 1923; Thủ 
đô trong sổ tay (kí), 1923; Chén đời (truyện ngắn), 1923; Thành phố ánh vàng (kí), 1923; 
Thánh ca (truyện ngắn), 1923; Đảo thắm (truyện ngắn), 1924; Moskva những năm 20 (kí), 
1924; Du lịch Krưm (kí), 1925; Tháng Năm (truyện ngắn), 1934 [8, 1145]. 
2. NỘI DUNG 
Thời kỳ những năm 1919 - 1926 là một thời kỳ lịch sử đặc biệt của nước Nga. Nước 
Nga lúc đó đang trong giai đoạn khắc phục những hậu quả nhiều mặt của Chiến tranh thế 
giới lần thứ nhất, của cuộc Cách mạng tháng Mười và cuộc Nội chiến. Bulgakov đã từng đi 
nhiều nơi, làm nhiều ngành nhiều nghề để kiếm sống và tập viết. Tháng Chín năm 1921, từ 
Kavkaz, ông tới Moskva và từ đó định cư vĩnh viễn tại đây. Từ tháng 11/1921 đến giữa 
tháng 01/1922, Bugakov cộng tác với tờ Bản tin công thương với tư cách là thông tín viên 
và sau đó là phóng viên. Mùa xuân 1922, Bulgakov bắt đầu cộng tác với tờ Đêm trước - tờ 
báo này bắt đầu xuất bản từ 26 tháng Ba 1922. Đến tháng Hai 1923, khi Bulgakov được 
nhận vào biên chế của tờ Tiếng còi với chức danh là biên tập viên, tức là người chuyên sửa 
các lỗi ngữ pháp trong các bản tin gửi về tòa soạn của các thông tín viên công nhân, thì ông 
đã thực sự say mê, toàn tâm toàn ý, hiến hết mình cho công việc làm báo và viết lách. Và 
đến mùa thu năm 1923 thì Bulgakov đã trở thành cây bút chuyên viết feuilleton, đôi khi có 
đến 4 - 5 bài được in trong một tháng. Công việc ở hai tòa soạn báo Đêm trước và Tiếng 
còi có một vị trí quan trọng trong cuộc đời của Bulgakov những năm 1920. Bulgakov viết 
các tác phẩm này chủ yếu trong các năm 1922 - 26 và phần lớn chúng được đăng tải trên 
các xuất bản phẩm định kỳ (gồm báo và tạp chí) khác nhau của thời kỳ đó, chủ yếu là trên 
tờ Đêm trước (gồm 20 bài) và trên tờ Tiếng còi (gồm 87 bài). Về sau, nhiều tác phẩm trong 
số này được Bulgakov cho in lại trong các tập Người thích đùa xuất bản tại Leningrad năm 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 21 
1926; Vấn đề nhà ở xuất bản tại Moskva - Leningrad năm 1926; và trong tập Tổ quỷ - Các 
truyện ngắn xuất bản tại Moskva năm 1925, 1926. 
2.1. Các tác phẩm trào phúng đăng trên các báo Đêm trước và Tiếng còi 
Đêm trước là tờ báo ngày của giới lưu vong người Nga được xuất bản tại Berlin. Thực 
tế, những người thuộc nhóm này đã tuyên bố một đường lối xích lại gần với nước Nga xô-
viết và họ đã hướng cho tờ Đêm trước đi theo một đường hướng như vậy. Ngay từ tháng 
Bảy năm 1922, Toà soạn báo Đêm trước đã được khai trương tại Moskva. Nhiệm vụ của tờ 
báo này là giới thiệu, quảng bá giúp cho các độc giả người Nga ở nước ngoài có được 
những hiểu biết về cuộc sống và những sinh hoạt khác của nước Nga xô-viết và những 
triển vọng phát triển của nó. Vì thế, một mặt, tờ báo này đặc biệt chú ý đến các loại thông 
tin khác nhau, mặt khác lại có những bài viết sâu đề cập đến các hiện tượng mới của đời 
sống đất nước. Một công việc như thế hấp dẫn, cuốn hút Bulgakov. Giọng  ... một số vốn liếng 
kếch xù, Chichikov liền đệ đơn xin thuê một doanh nghiệp XYZ nào đó mà việc thuê đó 
hứa hẹn sẽ mang lại cho nhà nước một nguồn lợi lớn. Tiếp đó mọi việc của Chichikov diễn 
ra với quy mô và tốc độ chóng mặt: Chichikov đã bán đứt cho mụ Korobochka cả khu 
Quần ngựa nổi tiếng, đã trúng thầu dự án điện khí hoá thành phố, đã thiết lập một tổ hợp 
sản xuất thép từ mùn cưa. 
Sau khi mọi việc vỡ lở, người ta mới đọc lại bản lý lịch tự khai của Chichikov và nháo 
nhào bổ đi tìm kiếm cái doanh nghiệp mà Chichikov xin thuê và đến lúc đó mới tá hoả ra 
rằng đó chính là tượng đài Pushkin trên phố Tver. Người kể chuyện - tác giả của bài 
feuilleton này -M.A. Bulgakov - liền đứng ra nhận lãnh trách nhiệm truy lùng và vô hiệu 
hoá tên đại bịp Chichikov. Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tác giả - M.A. Bulgakov 
- được yêu cầu: “Hãy nói đi, anh muốn được thưởng những thứ gì”, Bulgakov lúc đầu trả 
lời: “Một chiếc quần nửa cân đường và một cây đèn 25 nến”, nhưng sau đó “bỗng 
nhiên chợt nhớ ra rằng một nhà văn đứng đắn thì không được là một người ích kỷ, vậy nên 
 tôi chẳng xin gì cả ngoài một bộ Gogol toàn tập, bìa cứng, bộ sách mà cách đây 
không lâu tôi đã phải đem ra bán nó ở chợ trời”. Tuy nhiên, vào đúng lúc “trên bàn tôi hiện 
ra một bộ Gogol toàn tập, bìa cứng, gáy mạ vàng” [1, tr.241], thì “tôi tỉnh giấc. Và chẳng 
thấy gì cả: chẳng thấy Chichikov, chẳng thấy Nozdryov, và quan trọng nhất là chẳng thấy 
Gogol nào cả” [1, tr.242]. Chỉ là một giấc mơ. 
Những cuộc phiêu lưu của Chichikov là một tác phẩm feuilleton, đôi khi được các nhà 
nghiên cứu (ví dụ, B. Sokolov) định loại là một “truyện vừa trào phúng cỡ nhỏ” - 
(“маленькая сатирическая повесть”) với phụ đề Trường ca gồm 10 khúc ca, Lời mở đầu 
và Bạt hậu (Поэма в 10-и пунктах с прологом и эпилогом) được đăng tải trên tờ Đêm 
trước tại Berlin ngày 24 tháng Chín 1922. Chỉ riêng nhan đề của tác phẩm feuilleton này 
đã ngay lập tức đưa người đọc trở lại với kiệt tác Những linh hồn chết (Мертвые души - 
1840) và của N.V. Gogol (1809 - 1852). Đóng vai trò chính trong tác phẩm feuilleton này 
là các nhân vật của Những linh hồn chết (trước hết là Chichikov), song ngoài ra cũng còn 
có sự hiện diện của cả những cốt truyện, những nhân vật và nhiều diễn ngôn trích dẫn từ 
các tác phẩm khác, chẳng hạn Quan thanh tra (Ревизор - 1835), Những con bạc (Игроки - 
1842) và Cái mũi (Нос - 1836). Các nhân vật của Gogol được Bulgakov đưa trở lại nước 
Nga sau Cách mạng vào đúng thời kỳ НЭП - một đề tài sở trường của Bulgakov - một môi 
trường mà các nhân vật này cảm thấy cực kỳ thoải mái, cả về mặt thể xác lẫn tâm hồn, như 
“cá về biển lớn” vậy. Vẫn những con người hủ lậu, phàm tục, vẫn những khuôn mặt thủ 
cựu, thờ ơ, vô cảm như 100 năm trước đó. Vẫn những tệ nạn tham nhũng, hối lộ, vẫn một 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 26 
thái độ thờ ơ vô cảm, cẩu thả, bất tài, dốt nát. Hơn thế nữa, trong một số lĩnh vực, theo 
nhìn nhận của Bulgakov, sự thể còn tồi tệ hơn cả trăm năm trước đó. 
Đặt tên cho tác phẩm feuilleton của mình là Những cuộc phiêu lưu của Chichikov, đó 
là một ứng dụng tài tình thủ pháp liên văn bản của Bulgakov. Bởi đó chính là nhan đề mà 
kiểm duyệt Sa hoàng đã nghĩ ra và buộc Gogol phải sử dụng để thay thế cho nhan đề 
nguyên bản tác phẩm của ông - Những linh hồn chết. Bulgakov đã không chỉ giữ nguyên 
như vậy, mà còn “chua” thêm phụ đề một cách có dụng ý: Trường ca gồm 10 ca khúc với 
Lời mở đầu và Lời bạt hậu. Ngay Lời giới thiệu đã có những dòng trích dẫn từ kiệt tác 
Gogol: “- Giữ chặt, giữ chặt lấy dây cương, đồ ngu! Chichikov quát Selifan. - Một nhân 
viên công vụ, ria mép dài đến cả một arsin (= 0, 71 m) đang phóng từ phía trước lại và thét 
lác ầm ĩ: - Ta thì phạt cho một nhát kiếm bây giờ! - Quỷ tha ma bắt mày đi! Thấy xe nhà 
nước mà không tránh sang một bên à?” [3, tr.369]. Tiếp theo trong phần Mở đầu, Bulgakov 
đã đồng loạt cho các nhân vật “trình diện” theo thứ tự: “Manilov mặc chiếc áo khoác ngoài 
bằng lông gấu khuyềnh khoàng, Nozdryov trên một chiếc xe khác mới chiếm dụng, 
Derzhimorda thì trên một chiếc xe cứu hỏa, Selifan, Petrushka, Fetinya Và đi sau chót là 
y, Pavel Ivanovich Chichikov, trong chiếc xe britchka nổi tiếng” [1, tr.230]. Tiếp đó là sự 
xuất hiện của hàng loạt nhân vật khác: “tay quý tộc hương thôn là Manilov, một người rất 
lễ độ, nhã nhặn”; Selifan - “gã xà-ích người thấp bé, mặc áo tulup ngắn và Petrushka, trạc 
30, diện chiếc áo đuôi én rộng thùng thình thừa hưởng của chủ, vẻ mặt hơi khắc khổ, mũi 
to, môi dày”; Fetinya - vốn là một nữ gia nô nấu bếp kiêm hầu phòng của mụ địa chủ 
Korobochka; Nozdryov - “theo một nghĩa nào đó là một nhân vật lịch sử” được Gogol 
lần lượt đề cập đến trong chương Một, chương Ba và chương Bốn của Những linh hồn 
chết. Còn nhân vật Derzhimorda thì lại là một trong hai viên cảnh sát trong Quan thanh 
tra. Bằng thủ pháp liên văn bản, Bulgakov đã giúp độc giả đã có được một thế giới chân 
dung phong phú cùng với những tính cách đã được khắc họa của các nhân vật. 
Ở đây, Bulgakov đã mô phỏng, nhại lại danh từ trường ca, vì chính Gogol đã xác định 
thể loại của Những linh hồn chết là “trường ca” (Поэма). Bulgakov đã khéo léo sử dụng 
đoạn văn ám chỉ bóng gió đến một chuyến xe công vụ khẩn cấp trong Những linh hồn chết 
để tạo ấn tượng rằng tác phẩm feuilleton này của ông lại sẽ nhắm vào việc phê phán một 
khía cạnh nào đó của hệ thống quan liêu. Nhưng không, trong tác phẩm này ông đã tạo 
dựng một kịch bản hoàn toàn ngược lại. Thay cho việc cả một hệ thống quan liêu tác oai 
tác quái, cấu kết với nhau để nghiền nát một cá nhân (như Korotkov trong Ổ quỷ), ông đã 
dựng một câu chuyện về một cá nhân có tên có tuổi - đó là nhân vật Chichikov, một sáng 
tạo vĩ đại của Gogol - tấn công trực diện (và đã chiến thắng) vào hệ thống quan liêu của 
nước Nga Sa hoàng mà tàn dư của nó vẫn còn rơi rớt vào thời sau cách mạng. Ranh mãnh 
và táo bạo đến liều lĩnh - đó là những phẩm chất mà nhờ vào đó Chichikov đã qua mặt 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 27 
được cả một hệ thống - một hệ thống đã khiến Korotkov trong Ổ quỷ của Bulgakov phải 
chết một cách tức tưởi. 
Bằng việc sử dụng chính những “thân hữu có liên hệ” và những quy định thành văn 
chính thức, Chichikov đã chiến thắng ngay từ vòng đầu. Chichikov đã sử dụng một cách có 
hiệu quả chính những điều kiện rối rắm, chồng chéo (vốn đã tồn tại trong Ổ quỷ) - một 
khối lượng khổng lồ những giấy tờ các loại, thói vô trách nhiệm phổ biến (mà theo đó một 
người nào đó, hoặc là vô tình, hoặc là cố ý, vô tư ký hộ các loại giấy tờ không đúng thẩm 
quyền và trách nhiệm của mình). Chính ngay trong phần Mở đầu (Пролог), Bulgakov 
thông báo cho độc giả biết rằng tất cả những sự kiện trong câu chuyện của ông chỉ là một 
giấc mơ. Nhưng ông chỉ đề cập điều đó một cách qua quýt bằng cách viết mỗi một câu: 
“Một giấc mơ kỳ lạ” [1, tr.230], mà thực chất đây là một tiểu xảo ranh mãnh, theo cách 
riêng (rất Bulgakov), khiến độc giả chẳng mấy lưu tâm để ý. Và chỉ mãi đến phần Bạt hậu 
(Эпилог), độc giả mới giật mình nhớ ra rằng đó chỉ là một giấc mơ. Trong tác phẩm 
feuilleton này, giễu nhại, ngoa dụ, huyễn tưởng và nghịch dị là những thủ pháp trào phúng 
được sử dụng để nhằm đạt được ý đồ thực sự của nhà văn - đó là đả kích không thương tiếc 
guồng máy nhà nước và cả những con người của nó trong thời kỳ НЭП bằng cách bóc trần 
tệ quan liêu, hối lộ, cửa quyền trong nền hành chính mới. Bối cảnh của “giấc mơ kỳ quái” 
của người kể chuyện (Bulgakov) là Moskva những năm đầu của thập niên 1920, nhưng thủ 
pháp huyễn tưởng và nghịch dị là sự tiếp nối từ Gogol. Những nhân vật phản diện mà 
Bulgakov phát hiện trong nước Nga xô-viết không những chỉ đơn giản được kế thừa từ thời 
đại của Gogol (bởi những tính cách, phẩm chất của những nhân vật tiêu cực này đều mang 
tính chất đặc trưng Nga hoặc là mang tính phổ quát), mà hơn thế nữa Bulgakov còn khiến 
sự xuất hiện của những nhân vật này mang một tính chất siêu nhiên, một trò quỷ quái: 
“Một giấc mơ kỳ quái Dường như là trong vương quốc bóng tối, trên lối vào của nó có 
một ngọn đèn không tắt và có treo một tấm bảng với dòng chữ “Những linh hồn chết”, 
một con quỷ nhăn nhở ra mở cửa. Cả vương quốc chết chóc bắt đầu cựa quậy Và rồi cả 
bầu đoàn tiến vào nước Nga xô-viết, và sau đó đã diễn ra những sự biến kinh ngạc, và như 
thế nào thì xin theo dõi những đoạn sau đây” [1, tr.230]. 
Bằng cách gọi nước Nga xô-viết bằng cái tên cổ xưa (“Советскую Русь”), Bulgakov 
dường như muốn tiếp tục truyền thống Gogol, muốn ám chỉ rằng trước đó rất lâu, trước cả 
thời của Gogol, nước Nga, do cấu trúc xã hội bảo thủ, lạc hậu của nó, đã là “vương quốc 
của bóng tối” và của “những linh hồn chết”. Văn học Nga thế kỷ 19 đầy rẫy những nhân 
vật mà sự tồn tại của họ trong nước Nga cứ như là sự tồn tại trong “vương quốc của bóng 
tối” (в темном царстве). Điều đó giải thích lý do tại sao những bóng ma trong vương quốc 
chết chóc hoàn toàn cảm thấy mình như cá về biển lớn trong một nước Nga mới và tại sao 
mà những nhân vật của Gogol (những địa chủ, những nông nô, những kẻ bịp bợm), cho dù 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 28 
theo đòi những nghề nghiệp khác nhau, nhưng độc giả vẫn dễ dàng nhận ra. Mặc dù nhà 
văn nhấn mạnh rằng đã diễn ra “những sự biến kinh ngạc”, nhưng đối với độc giả, những 
sự biến này là quá đỗi quen thuộc. Sự “tái xuất” của Chichikov hoàn toàn không mang tính 
căm ghét hay là châm chọc mà được miêu tả một cách hài hước, thuần túy pha trò thậm chí 
là thú vị nữa. 
Ở đây, sự giễu nhại nhân vật, chi tiết, câu chữ của Bulgakov hoàn toàn không nhằm hạ 
thấp Những linh hồn chết mà thực ra, hơn thế, lại là một sự vinh danh đối với Gogol vì ông 
đã sáng tạo ra một loạt những nhân vật không chỉ liên quan tới nước Nga nông nô (chế độ 
nông nô bị bãi bỏ vào năm 1861) mà cả những nhân vật vẫn còn sống với tâm thức, não 
trạng dân tộc. Chichikov của Bulgakov, thay cho việc đi tìm mua linh hồn những nông nô 
đã chết (để làm tài sản thế chấp để vay tiền nhà nước và kinh doanh), đã tiến hành hàng 
loạt những phi vụ làm ăn bất lương mà một trong số đó là bằng cách thuê một “doanh 
nghiệp ma” mà Chichikov đã dễ dàng vay được tiền số tiền khổng lồ đến nỗi: “Nhìn vào 
tổng số tiền cho vay, thủ quỷ hoàn toàn nghẹt thở. Chichikov ký nhận và chở nghiến số 
tiền ấy đi trên ba chiếc xe ngựa” [1, tr.234]. Trong điều kiện НЭП, Chichikov của 
Bulgakov thậm chí còn thành công hơn cả Chichikov của Gogol. Bulgakov tất nhiên không 
tha thứ cái môi trường đạo đức đã cho phép Chichikov thành công trên cả mức mong đợi, 
nhưng ông cũng thích thú trong việc bóc trần hệ thống quan liêu Nga thâm căn cố đế vẫn 
còn sống sót sau cách mạng. 
3. KẾT LUẬN 
Không thể phủ nhận ảnh hưởng của Gogol đối với văn xuôi Bulgakov những năm 
1920, và điều này được thể hiện đặc biệt rõ trong phong cách của tác phẩm feuilleton 
Những cuộc phiêu lưu của Chichikov (thông qua những mô phỏng, những giễu nhại lộ liễu) 
hay trong Quan thanh tra phải đấm (“Ревизор” с вышибанием) - một tác phẩm feuilleton 
khác. Nhưng cũng không thể không nhận ra những đặc điểm rất riêng của Bulgakov, 
những dấu ấn tác giả không thể trộn lẫn - cụ thể là những yếu tố trùng lặp ngẫu nhiên, 
những biến chuyển bất ngờ, những xúc cảm mạnh mẽ. Và đây chính là những yếu tố không 
thể tách rời của nghệ thuật nghịch dị Bulgakov. Chúng hiện diện đậm đặc và được sử dụng 
như một cấu phần của trật tự tự nhiên. Lý do là vì, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, chúng đều 
liên quan đến hiện thực khắc nghiệt - cái tạo nên phông nền xã hội, tạo nên căn cốt cho văn 
xuôi Bulgakov giai đoạn những năm 1920. Điều này cũng giải thích tại sao nhân vật 
Chichikov của Bulgakov lại ít tế nhị, ít duyên dáng, ít suy tư nhưng lại hỗn láo, xấc xược 
hơn so với nhân vật Chichikov của Gogol trước đó gần trăm năm. Chất trào phúng của 
Gogol là chất trào phúng dễ mến, hiền lành, nhã nhặn. Còn trào phúng của Bulgakov thì 
thô nhám, góc cạnh, tức cười và ít chất thơ hơn. Văn xuôi trào phúng của Bulgakov dựa 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 29 
chủ yếu vào phép ngoa dụ để miêu tả các sự kiện và chân dung các nhân vật. Điều này ít 
thấy trong tác phẩm của Gogol. Có thể coi Những cuộc phiêu lưu của Chichikov là một tác 
phẩm điển hình cả trên bình diện đề tài và thể loại, thể hiện một cách đầy đủ các đặc điểm 
về phong cách cấu trúc, bút pháp của văn xuôi trào phúng Bulgakov những năm 1920. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. M.A. Булгаков (1992), Собранение сочинений в пяти томах, (том второй) - Moсквa, 
Художественная литература. 
2. Н.В. Гоголь (1969), Сочинения в двух томах, (том первый) - Издательство 
Художественная литература. 
3. Н.В. Гоголь (1980), Ревизор. Мертвые души. Казань. - Татарское Книжное 
Издательство. 
4. M.C. Кривошейкина (2004), Жанр фельетона в журналистком творчестве M.A. 
Булгакова: Период работы в газетах Гудок и Накануне. - Тверь. 
5. Большой Российский Энциклопедический Словарь (2003). - Научное Издательство 
“Большая Российская Энциклопедия”. - Москва. 
6. Литература. Справочные материалы (1988). - Москва, Просвешение. 
7. N.V. Gogol (1965), Những linh hồn chết (hai tập), Hoàng Thiếu Sơn dịch, Nxb Văn học, Hà 
Nội. 
8. Mikhail Bulgakov (1998), Tuyển tập văn xuôi (Đoàn Tử Huyến dịch, giới thiệu và chú giải), 
Nxb Văn học, Hà Nội. 
9. Lỗ Tấn (1956), Tuyển tập tạp văn (Phan Khôi dịch), Nxb Văn nghệ, Hà Nội. 
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ điển thuật ngữ văn 
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
THE SATIRICAL ART OF BULGAKO’S PROSE IN THE 1920S THROUGH 
THE WORK NAMED "THE ADVENTURES OF CHICHIKOV" 
Abstract: This article covered generally the issues of genre, content’s values and artistic 
features of the “feuilleton” in Bulgakov’s satirical prose in the 1920s and provided in-
depth analysis regarding the work named The adventures of Chichikov, which is one 
typical and concrete work of his feuillleton genre. 
Key words: Bulgakov’s prose, feuilleton, The adventures of Chichikov 

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_trao_phung_trong_van_xuoi_bulgakov_nhung_nam_1920.pdf