Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều

Bài viết nghiên cứu một số đặc điểm về phương thức nghệ thuật sử dụng hệ thống ngữ liệu

bác học và bình dân trong ngôn ngữ “Truyện Kiều”. Thông qua việc phân tích các đặc

trưng của ngôn ngữ văn hoá, bài viết nghiên cứu sự phối kết hợp nhuần nhuyễn, thần tình

và đích đáng các hệ thống ngữ liệu đã tạo nên chiều sâu văn hoá và giá trị bất hủ của tác

phẩm trong tiến trình văn học Nôm Việt Nam. Bên cạnh đó, bài viết cũng góp phần tôn vinh

những đóng góp về mặt ngôn ngữ của Nguyễn Du và “Truyện Kiều” đối với ngôn ngữ văn

học cổ điển Việt Nam.

Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều trang 1

Trang 1

Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều trang 2

Trang 2

Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều trang 3

Trang 3

Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều trang 4

Trang 4

Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều trang 5

Trang 5

Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều trang 6

Trang 6

Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều trang 7

Trang 7

Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều trang 8

Trang 8

Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều trang 9

Trang 9

Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang minhkhanh 10820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều

Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 11, Số 2, 2021 87-103 
87 
NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG NGỮ LIỆU VĂN HOÁ TRONG 
TRUYỆN KIỀU 
Võ Minh Hảia* 
a
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam 
*Tác giả liên hệ: Email: minhhaiquynhon@gmail.com 
Lịch sử bài báo 
Nhận ngày 25 tháng 12 năm 2020 
Chỉnh sửa ngày 23 tháng 02 năm 2021 | Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 02 năm 2021 
Xuất bản trực tuyến ngày 16 tháng 4 năm 2021 
Tóm tắt 
Bài viết nghiên cứu một số đặc điểm về phương thức nghệ thuật sử dụng hệ thống ngữ liệu 
bác học và bình dân trong ngôn ngữ “Truyện Kiều”. Thông qua việc phân tích các đặc 
trưng của ngôn ngữ văn hoá, bài viết nghiên cứu sự phối kết hợp nhuần nhuyễn, thần tình 
và đích đáng các hệ thống ngữ liệu đã tạo nên chiều sâu văn hoá và giá trị bất hủ của tác 
phẩm trong tiến trình văn học Nôm Việt Nam. Bên cạnh đó, bài viết cũng góp phần tôn vinh 
những đóng góp về mặt ngôn ngữ của Nguyễn Du và “Truyện Kiều” đối với ngôn ngữ văn 
học cổ điển Việt Nam. 
Từ khóa: Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu; Ngôn ngữ văn hoá; Ngôn ngữ Truyện Kiều; Truyện 
Kiều. 
DOI:  
Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt 
Bản quyền © 2021 (Các) Tác giả. 
Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC 4.0 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
88 
THE ART OF USING CULTURAL CORPUS 
IN THE TALE OF KIEU 
Vo Minh Hai
 a*
a
The Faculty of Literature, Quy Nhon University, Binh Dinh, Vietnam 
*
Corresponding author: Email: minhhaiquynhon@gmail.com 
Article history 
Received: December 25
th
, 2020 
Received in revised form: February 23
rd
, 2021 | Accepted: February 24
th
, 2021 
Available online: April 16
th
, 2021 
Abstract 
This article discusses some characteristics of the artistic style that Nguyen Du used in the 
corpus system of “The Tale of Kieu”. By analyzing the characteristics of the language, the 
article researches the unique combination of the many corpus systems used to create the 
cultural depth and immortal value of this work of Vietnamese Nom literature. The article 
also honors the contributions of Nguyen Du and “The Tale of Kieu” to the language of 
Vietnamese classical literature. 
Keywords: Art of using corpus; Characteristics of cultural language; Cultural language; 
Language of The Tale of Kieu; The Tale of Kieu. 
DOI:  
Article type: (peer-reviewed) Full-length research article 
Copyright © 2021 The author(s). 
Licensing: This article is licensed under a CC BY-NC 4.0 
Võ Minh Hải 
89 
1. DẪN NHẬP 
Nghiên cứu ngôn ngữ văn hoá Truyện Kiều là một hướng tiếp cận có tính chất 
liên ngành. Thông qua lớp ngôn từ này, chúng ta có thể tìm hiểu nội dung, tư tưởng 
thẩm mỹ và phong cách văn hoá của Nguyễn Du trong hành trình sáng tạo, cũng như 
những cách tân của tác giả trong quá trình chiếm lĩnh hiện thực, những trải nghiệm của 
một nhà nghệ sĩ và những đóng góp cụ thể của ông cho tiến trình phát triển văn học 
Nôm Việt Nam. 
Theo chúng tôi, ngữ liệu văn hoá “là hệ thống những ngữ liệu mang nội dung, ý 
nghĩa, dấu ấn văn hoá được thể hiện qua hệ thống từ ngữ và mối quan hệ, sự tác động 
của những nét nghĩa ấy đối với giao tiếp ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật trong đời 
sống văn chương học thuật. Nó có nguồn gốc từ văn hoá Hán – văn hoá bác học (hệ 
thống kinh điển Hán học) và Văn hoá Việt – văn hoá bình dân (ca dao, dân ca, thành 
ngữ, khẩu ngữ dân gian của người Việt)” (Võ, 2020, tr. 47). Kế thừa thành tựu nghiên cứu 
của các thế hệ học giả đi trước, chúng tôi tiến hành khảo sát ngữ liệu văn hoá trong Truyện 
Kiều và tìm hiểu một số vấn đề có tính lý thuyết về hệ thống điển cố, thi liệu, các lớp từ 
ngữ, những vấn đề thi pháp ngôn ngữ mang tính cao nhã, từ chương, uyển ngữ trong ngôn 
ngữ Truyện Kiều, đặc biệt là ý nghĩa hàm ẩn, ý nghĩa văn hoá của chúng trong ngữ cảnh 
cụ thể. 
2. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG NGỮ LIỆU VĂN HOÁ 
TRONG TRUYỆN KIỀU 
2.1. Ngữ liệu văn hoá được chuyển dẫn tự nhiên, biến hoá và thích hợp với nội 
dung ngữ cảnh 
Trong văn học cổ điển Việt Nam, tính chất và nguyên tắc quan phương dường 
như đã trở thành một đặc điểm thẩm mỹ của ngữ liệu văn hoá. Đối với ngôn ngữ tác 
phẩm văn chương cổ điển, việc sử dụng các ngữ liệu mang tính văn hoá là một thủ pháp, 
đặc trưng quan trọng. Trong kiệt tác Truyện Kiều, ngoài sự ảnh hưởng, tác động từ văn hoá, 
văn học dân gian, Nguyễn Du đã vận dụng rất thiết thực, tự nhiên, ý nhị, đa dạng và nhuần 
nhuyễn những từ ngữ có nguồn gốc từ văn hoá bác học, từ ngôn ngữ văn học, triết học cổ 
điển Trung Hoa. Miêu tả sự xuất hiện của Kim Trọng, tác giả đã viết: 
Hài văn lần bước dặm xanh, 
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao. 
(câu 143-144) 
Hài văn là giày có thêu hoa vân nổi, cây quỳnh cành dao là ngữ liệu được 
chuyển dẫn dụng từ sách Thế Thuyết 世說: “Vương Diễn thần thái như quỳnh lâm dao 
thụ phong trần ngoại vật 王衍神采如瓊林瑤樹風塵外物” (Thần thái của Vương Diễn đẹp như 
cây ngọc dao trong rừng ngọc quỳnh, như ngoại vật ở cõi đời gió bụi) (Ngô, 2007, tr. 
314). Chúng ta có thể hiểu, quỳnh và dao (còn gọi là cây xương hô) là hai loại cây có 
đặc tính sinh trưởng khá kỳ lạ, nó thường nương tựa quấn quít với nhau, tồn tại gắn bó 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
90 
với nhau, tạo nên một sự hài hoà, tương hỗ nên người đời thường hay ví tình cảm vợ 
chồng gắn bó như cây quỳnh cành dao. Song, trong câu thơ đang đề cập trên, có thể 
Nguyễn Du cũng sử dụng ngữ liệu có nguồn gốc trong văn hoá dân gian đó. Song, cũng 
cần suy xét thêm rằng, ở trường hợp này, giữa Kim-Kiều chỉ là buổi sơ giao chưa kết 
thành phu phụ. Do đó, hình ảnh “cây quỳnh cành dao” chúng ta cũng có thể hiểu đó là 
hai thứ ngọc quý và đẹp, dùng để chỉ cho những người có phong thái nho nhã, khiến cho 
nét tạo hình và sắc thái miêu tả của ngữ cảnh được gợi tả. Có lẽ, hình ảnh có tính biểu 
trưng đó, không gian, phong thái của Kim Trọng khi xuất hiện sẽ thêm phần văn hoa, 
thống nhất với những  ... ng đã kết hợp hài hoà từ thuần Việt chi với những từ ngữ Hán Việt, thuần 
Việt khác tạo nên những tổ hợp, cấu trúc cú pháp có ý nghĩa nghi vấn, hay phủ định tu 
từ đặc sắc. Từ chi xuất hiện 64 lần trong Truyện Kiều. Trong tiếng Việt, đồng nghĩa với 
từ này còn có: gì, không, đâu Nhưng Nguyễn Du đã lựa chọn từ chi với tư cách là 
một từ địa phương khá đặc trưng của xứ Nghệ. Chẳng hạn câu thơ: “Phũ phàng chi bấy 
hoá công”. Nếu thay từ chi bấy bằng từ gì bấy: “Phũ phàng gì bấy hoá công” thì câu 
thơ nghe có vẻ không hay và có gì đó không được lôgic. Khi tác giả dùng từ “chi”, 
dường như câu thơ trở nên đúng nhịp điệu, phù hợp giọng điệu riêng của nhân vật. Đây 
là tấm lòng cảm thương chân thành của Thuý Kiều trước nấm mộ Đạm Tiên – người 
con gái nổi tiếng tài sắc mà bạc mệnh. Đó là sự đồng cảm quá lớn khiến nàng phải thốt 
lên tự đáy lòng của một người đa cảm. Chi bấy được sử dụng với tư cách cảm thán từ, 
có cái gì đó nghe xót xa, thổn thức, lại vừa có cái gì đó trách móc sự bất công của cuộc 
đời. 
Có thể nói, cách dùng từ Hán Việt của Nguyễn Du vẫn là một bài học sinh động 
và sáng tạo về cách sử dụng ngôn từ trong tiếng Việt, làm phong phú thêm thế giới ngôn 
từ. Tuy xuất thân từ tầng lớp quý tộc nhưng nhà thơ lại rất chú ý đến vốn ca dao, dân ca 
trong ngôn ngữ của quần chúng. Qua năm tháng của tuổi thơ, có thể ông đã chịu ảnh 
hưởng sâu sắc từ người mẹ tài hoa với những khúc hát ru đầy những ân tình. Về sau, 
ông lăn lộn trong cuộc sống dân dã với mọi tầng lớp người trong xã hội và càng chịu 
ảnh hưởng của văn học dân gian. Nguyễn Du cũng sử dụng rất nhiều tục ngữ, thành ngữ 
trong tác phẩm đôi khi chúng ta cũng khó nhận ra đâu là tục ngữ, thành ngữ dân gian, 
đâu là những cụm từ có phong cách thành ngữ do ông sáng tạo trong thi phẩm. Chẳng 
hạn như những câu sau: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
100 
Dùng dằng nửa ở nửa về (câu 133) 
Quản chi lên thác xuống ghềnh (câu 1951) 
Nhìn nàng ông những máu sa ruột dàu (câu 656) 
Những cụm từ như Nửa ở nửa về, lên thác xuống ghềnh, máu sa ruột dàu là 
những thành ngữ do Nguyễn Du sáng tạo, đặt vào trong những ngữ cảnh ấy. Những câu 
thành ngữ này đã tạo nên những giá trị thẩm mỹ cao độ trong ngôn ngữ tác giả. 
Có thể nói, trong Truyện Kiều, khẩu ngữ đã giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. 
Biểu hiện cụ thể của nó được thể hiện trước hết là ở sự gia tăng liều lượng sử dụng so 
với các tác phẩm khác như Hoa Tiên, Lục Vân Tiên và sau đó là ở thành tựu nghệ thuật 
và phát huy hiệu quả thẩm mỹ của hệ thống thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca... Trong 
Truyện Kiều, ngữ liệu văn hoá bình dân được sử dụng một cách hữu hiệu khi tác giả 
mượn cách nói có tính triết lý, mang phong cách dân dã của văn học dân gian, đời sống 
bình dân. Chẳng hạn, nếu ở ca dao, tác giả dân gian muốn diễn đạt sự tốn công vô ích 
của một sự việc cụ thể nào đó qua thành ngữ “đáy bể mò kim”, “mò kim đáy bể”, nhưng 
với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã vay mượn thành ngữ này để thể hiện sự chung tình, sự 
khó khăn trong hành trình tìm kiến những ý nghĩa đích thực của một tình yêu chân 
thành. Ở đây ngoài ý nghĩa thực chỉ của thành ngữ, Tố Như đã nâng cao, cải biến và mở 
rộng trường nghĩa của nó thành những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, thể hiện tâm trạng 
nhân vật: “Bấy lâu đáy bể mò kim,/ Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa.” (câu 3175-
3176). Cùng với thành ngữ “đáy bể mò kim”, từ trăng hoa cũng được nhà thơ vận dụng 
một cách linh hoạt, không thể hiểu theo lẽ thường vậy. Sáng tạo của Nguyễn Du là ở 
chỗ đó. Khả năng nắm bắt, am hiểu về những nét đặc thù, khả năng mở rộng trường 
nghĩa và nắm vững những nét khu biệt về nghĩa của các từ ngữ trong vốn sống dân gian 
đã được nhà thơ thể hiện qua nghệ thuật sử dụng rất linh hoạt, theo một trật tự hợp lý. 
Tổng số 162 thành ngữ có nguồn gốc văn hoá bác học, từ chương Hán học đã được nhà 
thơ Việt hoá cao độ và hợp lý, chẳng hạn như: Nàng Ban ả Tạ, hàm én mày ngài, chắp 
cánh liền cành, nhả ngọc phun châu, thưa hồng rậm lục đây là những thành ngữ có 
xuất xứ từ trong thư tịch cổ Trung Hoa. Nó là những điển cố có dạng thành ngữ nhưng 
hình thức được tổ chức theo khuôn hình thành ngữ Việt và mang ý nghĩa biểu trưng cao, 
ý tứ cao sâu. Để ngợi khen tài thơ của Kiều, Kim Trọng đã dùng để hai thành ngữ có 
nguồn gốc bác học nhưng đã được tác giả Việt hoá rất hay và hấp dẫn, hợp lý: “Khen: 
Tài nhả ngọc phun châu,/ Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế vầy!” (câu 405-406). Nguyễn 
Du đã phú cho ngôn ngữ chàng Kim một sự nhã nhặn, uyên bác. Lối diễn đạt ấy hoàn 
toàn có thể chấp nhận được trong phong cách giao tiếp của người Việt, vừa dung dị, vừa 
gần gũi. Nó giúp cho chàng Kim có thể bộc bạch được lời yêu thương đồng thời cũng 
thể hiện sự đề cao tài năng của Kiều một cách tế nhị, nhẹ nhàng. Ở điểm này, chúng ta 
có thể khẳng định sự hoà quyện giữa hai nguồn gốc văn hoá, ngôn ngữ bác học, bình 
dân trong ngôn từ nghệ thuật của nhà thơ, một nội dung kiến thức uyên nhã, bác học 
được thể hiện qua một hình thức dân tộc, bình dị và phù hợp với tư duy ngôn ngữ của 
người Việt Nam. 
Hai hệ thống từ ngữ văn hoá được sử dụng trong Truyện Kiều chủ yếu thuộc vào 
các lĩnh vực văn hoá, xã hội thời trung đại. Bên cạnh các điển cố thi liệu, nhân danh địa 
Võ Minh Hải 
101 
danh hay từ ngữ có nguồn gốc từ kinh điển Nho gia, các thuật ngữ văn hoá xã hội trong 
ngữ liệu văn hoá Truyện Kiều là những từ phổ thông, dễ hiểu. Đó là những cứ liệu, chỉ 
dẫn nghệ thuật giúp tác giả có thể tái hiện một cách hoàn chỉnh bức tranh về đời sống 
văn hoá cổ điển phương Đông, tạo nên những giá trị thẩm mỹ vừa uyên bác, trang nhã, 
vừa gọn gàng và giàu tính dân tộc. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tận dụng khả 
năng phản ánh, dung chứa và hàm nghĩa sâu sắc của từ ngữ để tạo nên bối cảnh văn hoá 
đặc sắc qua những không gian sinh hoạt văn hoá đặc thù như tiết Thanh minh, hội Đạp 
thanh. Nó không chỉ mô tả thiên nhiên cụ thể mà nó còn là những bức tranh tâm trạng 
lưu luyến, da diết thiết tha. 
Hệ thống ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều không chỉ khắc hoạ khung cảnh 
văn hoá hoặc thể hiện chiều sâu triết mỹ trong tâm hồn, phong thái của thi nhân mà còn 
góp phần biểu đạt tính cách, dòng suy tưởng của nhân vật. Nó chính là những căn cứ để 
khái quát văn hoá về phong cách, ngoại hình của các tuyến nhân vật đại diện cho tư 
tưởng sùng cổ, trọng mỹ góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm về nhân tình thế thái, 
cuộc tang thương dâu bể của cuộc đời. Cũng như Hoa Tiên trước đó và Lục Vân Tiên 
sau này, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng chúng để biểu đạt những suy nghĩ 
của nhân vật. Chẳng hạn, để bộc bạch lý tưởng về chủ nghĩa anh hùng và phẩm cách nhân 
văn của người anh hùng Từ Hải, nhà thơ đã sử dụng một lớp từ vựng “biệt ngữ” của 
tầng lớp nho học như quốc sĩ, tri kỷ, anh hùng trong lời phân trần của nhân vật này: 
Từ rằng: Quốc sĩ xưa nay, 
Chọn người tri kỷ, một ngày được chăng? 
Anh hùng tiếng đã gọi rằng, 
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!... 
(câu 2427-2430) 
Trong văn chương bác học, ngữ liệu quốc sĩ 國士 được dùng để chỉ người trí 
thức có tầm cỡ quốc gia. Trong Sử ký 史記, Tư Mã Thiên 司馬遷 dẫn lời Tiêu Hà 蕭何 
nói với Hán Vương 漢王 Lưu Bang 劉邦 để nói về vai trò của Hàn Tín trong cuộc chiến 
Hán Sở: “nhược Hàn Tín giả, quốc sĩ vô song 若韓信者國士無雙” (Tư, 2006, tr. 207) 
(Như Hàn Tín là bậc quốc sĩ có một không hai trong nước). Ngoài ra, nhà thơ đã dành 
riêng cho Từ Hải, con người có tài thao lược danh hiệu cao quý nhất: văn võ toàn tài, 
quốc sĩ vô song. Tiếp theo đó là những mỹ từ ngợi ca về lý tưởng anh hùng của Từ: 
Anh hùng tiếng đã gọi rằng, 
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha. 
(câu 2429-2430) 
Ngữ liệu anh hùng là từ tôn xưng kính trọng những người có “chí tại tứ 
phương”, thiên Học Nhi 學而, sách Luận ngữ 論語 có câu: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng 
dã 見義不為無勇也” (Ngô, 2007, tr. 398) và phương châm “kiến nghĩa bất vi vô dũng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
102 
dã, kiến nguy bất cứu mạc anh hùng 見義不為 無勇也見危不救莫英雄” của chủ nghĩa 
anh hùng phong kiến Trung Hoa. Trong Thuỷ Hử truyện 水滸傳, nhà văn Thi Nại Am 
施耐庵 (đời Minh 明) cũng viết: “Lộ kiến bất bình thành khả nộ, bạt đao tương trợ thị 
anh hùng 路見不平成可怒 拔刀相助是英雄” (Giữa đường thấy nỗi bất bình nên giận 
dữ, giơ đao trợ giúp ấy mới là người anh hùng vậy) (Ngô, 2007, tr. 512). Quan niệm về 
người anh hùng của Nguyễn Du không chỉ kế thừa từ quan điểm của cổ nhân mà ông 
còn bàn rộng thêm ấy là người phải có tấm lòng nhân đạo, trân trọng cái đẹp, nghĩa cử 
và tấm lòng đón nhận Thuý Kiều của Từ Hải là minh chứng cao đẹp nhất cho tinh thần 
nhân văn của quan niệm về người anh hùng trong tư tưởng của Tố Như. Sự kết hợp ngữ 
liệu anh hùng và bất bằng trong câu thơ trên đã thể hiện rõ những điều vừa phân tích trên. 
Bên cạnh hệ thống ngữ liệu nguyên dạng, trong ngôn ngữ tác phẩm, những ngữ 
liệu chuyển dịch cũng đóng một vai trò quan trọng, không chỉ làm giàu cho từ vựng văn 
hoá của tác phẩm về số lượng, khả năng biểu đạt, biểu cảm mà còn tạo nên một ý nghĩa 
xã hội rộng lớn. Nhà thơ đã đưa các ý niệm triết học, khái niệm luân lý, bài học đạo lý 
trong sách vở bác học đến với quảng đại quần chúng độc giả, góp phần nâng cao chất 
lượng tiếp nhận của bạn đọc mà không đánh mất vẻ đẹp cổ điển của Đường thi, Tống 
từ Đồng thời, nó cũng đánh dấu sự trưởng thành về chất của ngôn ngữ văn học dân 
tộc trên phương diện tiếp thu sáng tạo vốn liếng văn hoá, văn học Trung Quốc. Là một 
người uyên thâm về Nho học, thấy rõ sự thăng hoa và ảnh hưởng mạn mẽ của chữ Hán 
và văn hoá từ chương Hán học, nhưng Nguyễn Du lại sử dụng chữ Nôm, thể thơ lục bát 
truyền thống để viết nên thiên truyện Đoạn trường tân thanh đặc sắc này. 
Ngôn ngữ Truyện Kiều được lưu truyền rộng rãi trong dân gian là vì Nguyễn Du 
đã sử dụng một cách nhuần nhuyễn, sinh động, đa dạng, kết hợp một cách thuần thục 
hai hệ thống từ ngữ Việt và Hán Việt. Với chữ Nôm – một sáng tạo độc đáo của người 
Việt, đó là thứ văn tự giúp cho nhà thơ dễ dàng tiếp cận với vốn từ ngữ có nguồn gốc từ 
lời ăn tiếng nói của tầng lớp bình dân và ngôn ngữ đời sống. Trong quá trình sáng tạo 
ngôn ngữ nghệ thuật, tác giả đã tổng hợp, điều hoà những ảnh hưởng của cả hai khuynh 
hướng bình dân và bác học. Trong những từ chỉ chung khái niệm phụ nữ của nhà thơ 
dùng với một dụng ý tu từ học rất rõ, đặc biệt là hai từ thuần Việt là đàn bà và gái tơ: 
Đau đớn thay, thân phận đàn bà, 
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. 
(câu 83-84) 
Cớ sao chịu tốt một bề, 
Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao! 
(câu 975-976) 
Rõ ràng nhà thơ phải nói là phận đàn bà mới diễn tả thấm thía cái số phận chua 
cay, cực nhục của người phụ nữ trong xã hội cũ trong nửa đầu thế kỉ XVIII-XIX. Con 
người không có quyền được tự do, được khao khát hạnh phúc, khao khát quyền lợi cho 
mình. Nguyễn Du dùng gái tơ, phép tao và động tác rắp sấn trong lời nói và hành động 
Võ Minh Hải 
103 
của Tú Bà đối với Thuý Kiều. Gái tơ chỉ người phụ nữ còn trẻ vì bản thân cái ngôn ngữ 
ấy đã tố cáo tính chất con người Tú Bà một cách hết sức cụ thể và sinh động. Tác giả đã 
sử dụng đúng từ thuần Việt nôm na như thế mới diễn tả đúng ngữ cảnh, hành động, lời 
nói của nhân vật mà không thể thay thế bằng một từ nào khác. 
Cùng với ngôn ngữ bác học, lớp từ ngữ bình dân đã tồn tại trong Truyện Kiều 
với tư cách là một phương diện cơ bản của ngôn ngữ tác phẩm. Nguyễn Du đã vận dụng 
và sáng tạo chúng một cách tự nhiên, biến hoá, ý vị, linh động, gọn gàng, đa dạng và 
phù hợp từng ngữ cảnh, nhân vật. Đó là sự hoà quyện giữa các yếu tố chủ quan và 
khách quan theo nguyên tắc của mỹ học cổ điển. Dường như nhà thơ đã phát hiện được 
dáng vẻ thần kỳ, hấp dẫn của các quy luật di chuyển từ ngữ văn hoá vào ngôn ngữ tác 
phẩm và lý giải, tái cấu trúc ngôn ngữ bình dân trong một dáng vẻ mới để chúng tự toát 
lên những ý nghĩa biểu đạt mới mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa ban sơ và nhạc điệu cơ bản 
của nó. 
3. KẾT LUẬN 
Ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ Truyện Kiều không chỉ mang tính điển phạm, 
quy chuẩn, lôgíc mà nó còn phải đảm bảo tính đăng đối, khái quát, mang tính biểu trưng 
sâu sắc và giàu khả năng sáng tạo. Khả năng đăng đối về ngữ nghĩa của các cứ liệu gốc 
và chuyển dịch được sử dụng trong ngôn ngữ vẫn đảm bảo được những đặc tính về 
thẩm mỹ của ngữ liệu, đặc biệt nó cũng phản ánh một đặc trưng tư duy, quan niệm thẩm 
mỹ của thi nhân, góp phần xây dựng những hình tượng không thời gian định tính mang 
màu sắc Đông Phương, hình tượng nhân vật với những tính cách đa dạng, có đời sống, 
diễn biến tâm lý nổi bật. Nguyễn Du sử dụng một hệ thống ngữ liệu mang tính nghiêm 
trang, tôn kính để phác họa những tính cách, tái tạo không gian hoặc miêu tả tính cách 
nhân vật. Hệ thống đó đã góp phần giúp nhà thơ phác thảo một không gian văn hoá, 
thẩm mỹ đặc thù khiến cho người đọc có thể mở ra những trường liên tưởng, những 
chân trời nghệ thuật mới và có thể thẩm thấu theo kinh nghiệm, sở học của mình. 
Bằng tài hoa và chiều sâu văn hóa, nhà thơ đã làm cho các ngữ liệu văn hóa 
trong tác phẩm đảm trách tốt vai trò diễn đạt, biểu hiện những sắc thái, cung bậc tình 
cảm của con người. Nguyễn Du đã làm toát lên những sắc thái ý nghĩa của các ngữ liệu 
ấy và đặt nó vào đúng vị trí, chức năng thẩm mỹ của nó. Do đó, dù duy lý hay hình 
tượng, hệ thống ngữ liệu này vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với khả năng tự sự, 
trữ tình của tác phẩm, góp phần tăng thêm tố chất hàm súc, tinh tế cho thi pháp ngôn 
ngữ Truyện Kiều, đưa nghệ thuật thơ ca cổ điển và văn học tiếng Việt lên một đỉnh cao 
chưa từng có, trở thành những mẫu mực cho mọi thế hệ bạn đọc và sáng tác văn 
chương. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Ngô, T. H. (2007). Thành ngữ điển. NXB Ấu Phúc Văn xuất bản xã. 
Tư, M. T. (2006). Sử ký (T. K. Triệu, chú giải). Trung Hoa thư cục. 
Võ, M. H. (2020). Ngôn ngữ Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá. NXB Khoa học Xã hội. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
104 

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_su_dung_ngu_lieu_van_hoa_trong_truyen_kieu.pdf