Năng lực cần thiết trong quá trình phiên dịch
Phiên dịch không phải là một hoạt động chuyển ngữ đơn thuần từ ngôn ngữ này sang
ngôn ngữ khác. Phiên dịch là quá trình hoạt động gồm 3 giai đoạn. Để có thể thực hiện tốt
quá trình phiên dịch, ngƣời phiên dịch đòi hỏi phải có những năng lực nhất định phù hợp
với từng giai đoạn. Bài viết này sẽ khái quát cơ sở lý luận về quá trình phiên dịch và
những năng lực cần thiết cho quá trình phiên dịch, từ đó phân tích và đƣa ra một số đề
xuất cho hoạt động đào tạo và học tập chuyên ngành phiên dịch.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Năng lực cần thiết trong quá trình phiên dịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Năng lực cần thiết trong quá trình phiên dịch
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 145 NĂNG LỰC CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH PHIÊN DỊCH Lƣơng Hải Yến Đại học Hà Nội Tóm tắt Phiên dịch không phải là một hoạt động chuyển ngữ đơn thuần từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Phiên dịch là quá trình hoạt động gồm 3 giai đoạn. Để có thể thực hiện tốt quá trình phiên dịch, ngƣời phiên dịch đòi hỏi phải có những năng lực nhất định phù hợp với từng giai đoạn. Bài viết này sẽ khái quát cơ sở lý luận về quá trình phiên dịch và những năng lực cần thiết cho quá trình phiên dịch, từ đó phân tích và đƣa ra một số đề xuất cho hoạt động đào tạo và học tập chuyên ngành phiên dịch. Từ khóa phiên dịch, quá trình phiên dịch, năng lực phiên dịch 1. Mở đầu Phiên dịch không phải là một hoạt động chuyển ngữ đơn thuần từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà là quá trình hoạt động với cơ chế phức tạp, gồm cơ chế hoạt động bên trong của não bộ không thể quan sát đƣợc và cơ chế hoạt động bên ngoài có thể quan sát thấy của ngƣời phiên dịch. Vậy câu hỏi đặt ra đó là quá trình phiên dịch diễn ra nhƣ thế nào, và để thực hiện đƣợc quá trình phiên dịch ngƣời dịch cần sử dụng các năng lực gì. Việc hiểu đƣợc quá trình dịch diễn ra nhƣ thế nào và cần những năng lực gì trong quá trình đó sẽ giúp ích cho ngƣời đào tạo cũng nhƣ ngƣời học phiên dịch. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khái quát về cơ sở lý luận liên quan đến quá trình phiên dịch và những năng lực cần thiết cho quá trình đó, từ đó phân tích và đƣa ra một số đề xuất cho hoạt động giảng dạy và học tập chuyên ngành phiên dịch tại cơ sở đào tạo đại học. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Về quá trình phiên dịch Phiên dịch là hoạt động ngƣời phiên dịch nghe phát ngôn nguồn bằng ngữ nguồn và dịch sang ngữ đích. Theo trực quan chúng ta có thể thấy hoạt động phiên dịch đó diễn ra theo 2 giai đoạn: nghe ngữ nguồn - dịch (nói) sang ngữ đích. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu đã công bố, quan điểm quá trình dịch gồm 3 giai đoạn đƣợc chấp nhận rộng rãi. Liên quan đến quá trình dịch nói chung, E.Nida và Taber (1969) thông qua quan điểm về lõi và cấu trúc bề mặt đã đƣa ra hệ thống dịch 3 giai đoạn bao gồm: phân tích, chuyển giao và cấu trúc lại (Jeremy Munday, 2009). Hệ thống dịch 3 giai đoạn này có thể áp dụng cho hoạt động dịch thuật nói chung, không phân biệt biên dịch hay phiên dịch. Tuy nhiên, theo trƣờng phái lý thuyết dịch giải nghĩa với đại diện là nhà nghiên cứu Danica Seleskovitch, dựa trên những quan sát và nghiên cứu dựa trên hoạt động phiên dịch, họ cho rằng hoạt động phiên dịch là một quá trình dịch gồm ba giai đoạn: ―Dịch giải nghĩa chính là quá trình nắm bắt ngôn nghĩa, phi ngôn từ hóa các hình thức ngôn ngữ của diễn ngôn, tái diễn đạt ngôn nghĩa bằng các phƣơng tiện của ngữ đích‖ (Vũ Văn Đại, 2011). Trong đó, Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 146 giai đoạn nắm bắt ngôn nghĩa có thể hiểu là giai đoạn hiểu diễn ngôn nguồn. Ngƣời dịch trƣớc hết phải hiểu diễn ngôn nguồn thì mới có thể giúp ngƣời tiếp nhận hiểu đƣợc diễn ngôn nguồn đó. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn ghi nhớ tuy nhiên ngƣời dịch không ghi nhớ các đơn vị ngôn ngữ đơn thuần mà sẽ lƣu giữ ngôn nghĩa dƣới dạng phi ngôn từ. Giai đoạn thứ nhất và giai đoạn thứ hai diễn ra gần nhƣ đồng thời với nhau. Giai đoạn thứ ba đƣợc gọi là giai đoạn tái ngôn từ hóa. Đây là giai đoạn tái diễn đạt những ý nghĩa đã đƣợc phi ngôn từ hóa bằng phƣơng tiện biểu đạt của ngữ đích. Nhƣ vậy, theo quan điểm của trƣờng phái lý thuyết dịch giải nghĩa, dịch là một quá trình gồm 3 giai đoạn: hiểu – phi ngôn từ hóa – tái ngôn từ hóa. Quan điểm của trƣờng phái lý thuyết dịch giải nghĩa đã trở thành cơ sở lý luận cho nhiều nhà nghiên cứu đi sau về hoạt động phiên dịch. Komatsu Tatsuya (2005) trong cuốn ―Kĩ thuật phiên dịch‖ (通訳の技術) đã đƣa ra hai hình thức dịch tiêu biểu đó là dịch đuổi và dịch song song. Tuy nhiên, theo Komatsu hình thức phiên dịch cơ bản là dịch đuổi còn dịch song song là hình thức nâng cao của dịch đuổi. Komatsu cho rằng quá trình dịch đuổi gồm có 3 giai đoạn: hiểu (理解), bảo lƣu(リテンション), tái diễn đạt(再表現). Theo Komatsu, giai đoạn đầu tiên của phiên dịch là ―hiểu‖ bởi vì ngƣời dịch nếu không hiểu đúng thì sẽ không thể dịch tốt. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn ―bảo lƣu‖ những điều đã nghe hiểu đƣợc. Để bảo lƣu đƣợc những điều đã nghe hiểu ngƣời dịch sẽ phải sử dụng trí nhớ hoặc kỹ thuật ghi chép để hỗ trợ. Giai đoạn cuối cùng của phiên dịch là giai đoạn ―tái diễn đạt‖. Thông thƣờng phía tiếp nhận sẽ chỉ thấy và tiếp nhận đƣợc phần này và chất lƣợng dịch cũng sẽ đƣợc đánh giá thông qua giai đoạn cuối này. Tuy nhiên, dịch không phải là quá trình chuyển ngữ đơn thuần mà là quá trình tái diễn đạt những điều bản thân ngƣời phiên dịch đã hiểu từ những thông điệp mà ngƣời nói muốn truyền tải nên kết quả của giai đoạn thứ ba này do giai đoạn ―hiểu‖ và ―bảo lƣu‖ trƣớc đó quyết định. Mặc dù về mặt thuật ngữ có thể khác nhau nhƣng có thể thấy quan điểm của Komatsu Tatsuya có sự tƣơng đồng với Danica Seleskovitch đó là quá trình phiên dịch đều có 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn hiểu ngữ nguồn, giai đoạn thứ hai là ghi nhớ hoặc là lƣu giữ những gì đã nghe hiểu và giai đoạn thứ ba là giai đoạn diễn đạt lại những điều đã hiểu và đã đƣợc ghi nhớ hay lƣu giữ bằng ngữ đích. Trong ba giai đoạn trên, hai giai đoạn đầu có thể thấy chúng diễn ra ở bên trong bộ não của ngƣời phiên dịch, giai đoạn thứ ba là giai đoạn phiên dịch thể hiện ra bên ngoài bằng phát ngôn dịch. Việc thể hiện ra bên ngoài có tốt hay không phụ thuộc vào cơ chế hoạt động bên trong của não bộ của ngƣời phiên dịch. Tức là cơ chế hoạt động của não bộ để hiểu và ghi nhớ những gì đã nghe sẽ quyết định chất lƣợng phát ngôn dịch. Trong bài viết này chúng tôi sẽ dựa theo quan điểm quá trình phiên dịch gồm có 3 giai đoạn của Komatsu Tastuya để đƣa ... nắm bắt đƣợc ngôn nghĩa ngƣời dịch cần có năng lực ngôn cảnh. Mỗi một tình huống đều có một thông điệp do đó ngƣời dịch cần hiểu đƣợc tình huống đó để nắm bắt đƣợc chính xác thông điệp. Ngoài ra, dù ngữ nguồn là ngôn ngữ mẹ đẻ hay ngoại ngữ, ngƣời phiên dịch cũng cần có năng lực chuyên ngành và năng lực năng lực văn hóa. Năng lực chuyên ngành và năng lực văn hóa ở đây có thể hiểu là kiến thức chuyên ngành liên quan đến chủ đề dịch và những kiến thức nền của cộng đồng văn hóa nguồn. Tất cả các phiên dịch chuyên nghiệp đều khẳng định trƣớc khi đi dịch đều cần phải có sự chuẩn bị về kiến thức nền cũng nhƣ kiến thức chuyên ngành nhƣ đọc trƣớc các tài liệu liên quan, các tài liệu chuyên ngành hoặc chuẩn bị trƣớc về các thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến chủ đề sẽ dịch (Nguyễn Quốc Hùng, 2007). Ở giai đoạn bảo lƣu, ngƣời phiên dịch cần có năng lực ghi nhớ. Để có thể ghi nhớ đƣợc ngƣời dịch cần biết sử dụng tốt các kỹ thuật hỗ trợ trí nhớ nhƣ ghi chép hay ghi nhớ để có thể lƣu giữ hay bảo lƣu đƣợc thông điệp hay đơn vị nghĩa đã thu đƣợc trong giai đoạn hiểu chuẩn bị cho giai đoạn tái diễn đạt sang ngữ đích. Trí nhớ có giới hạn do đó khi làm việc trong môi trƣờng áp lực, ngƣời phiên dịch nếu không biết sử dụng kĩ thuật ghi chép hay kĩ thuật ghi nhớ có thể sẽ bị thiếu sót nhiều thông tin quan trọng khi nghe phát ngôn nguồn. Ở giai đoạn tái diễn đạt, ngƣời dịch cần có năng lực chuyển dịch. Ngƣời phiên dịch cần có kỹ năng diễn đạt tốt bằng cả hai ngôn ngữ bởi vì hình thức chuyển dịch có thể là dịch ngƣợc hoặc dịch xuôi. Nếu ngữ đích là ngoại ngữ đòi hỏi ngƣời dịch cần có khả năng diễn đạt tốt bằng ngoại ngữ. Nếu ngữ đích là tiếng mẹ đẻ của phiên dịch cũng đòi hỏi ngƣời phiên dịch phải có khả năng diễn đạt tốt bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Đƣơng nhiên ở giai đoạn tái diễn đạt này, ngƣời dịch vẫn cần có năng lực ngôn cảnh, năng lực chuyên ngành, năng lực văn hóa để có thể có sự lựa chọn các hình thức tái diễn đạt cho phù hợp. Khi tái diễn đạt bằng ngữ nguồn hay ngữ đích, ngƣời dịch cần có năng lực diễn đạt chính xác, rõ ràng, rành mạch tránh sử dụng lối diễn đạt kể lể dài dòng nhƣng cũng không nên quá rụt rè. Vai trò của ngƣời phiên dịch là trung gian trong quá trình giao tiếp giữa ngƣời sử dụng ngôn ngữ nguồn với ngƣời sử dụng ngôn ngữ đích nên ngƣời phiên dịch cần biết linh hoạt sử dụng các phong cách ngôn ngữ khác nhau phù hợp với đối tƣợng tiếp nhận ngữ đích để giúp hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả. 2. Đề xuất Để có thể thực hiện tốt 3 giai đoạn phiên dịch ngƣời phiên dịch cần có những năng lực dịch thuật nhất định, tuy nhiên nhìn từ góc độ giảng dạy và học tập chuyên ngành phiên dịch, chúng tôi thấy rằng điều quan trọng đó là làm thế nào để có thể phát triển đƣợc những năng lực đó cho ngƣời học. Xét từ góc độ đào tạo, cơ sở đào tạo cần xây dựng đƣợc chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra và chƣơng trình đào tạo tập trung vào các năng lực dịch thuật đó. Về chuẩn đầu vào, không phải bất cứ đối tƣợng nào cũng có thể học chuyên ngành phiên dịch. Nhƣ vậy, điều Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 149 kiện tiên quyết cho chuẩn đầu vào là ngƣời học phải có năng lực ngôn ngữ ở trình độ cao. Chẳng hạn, đối với ngôn ngữ tiếng Nhật, ngƣời học muốn học chuyên ngành phiên dịch cần đạt trình độ tối thiểu là N2. Về chuẩn đầu ra, cơ sở đào tạo cũng cần đƣa ra các chuẩn đầu ra liên quan đến các năng lực dịch thuật nhƣ đã trình bày ở trên. Về chƣơng trình đào tạo, hiện nay tại các cơ sở đào tạo biên phiên dịch của Việt Nam chủ yếu khai thác theo hƣớng tiếp cận nội dung (chủ đề) nhƣng để phát triển năng lực của ngƣời học chúng tôi nghĩ các chƣơng trình đào tạo biên phiên dịch nói chung và phiên dịch nói riêng cũng nên theo hƣớng tiếp cận năng lực. Để phát triển năng lực của ngƣời dịch trong quá trình phiên dịch ngƣời dạy nên chú trọng tới việc tổ chức các hoạt động thực hành phiên dịch sát với thực tế để ngƣời học có trải nghiệm và hiểu đƣợc quá trình dịch thuật diễn ra nhƣ thế nào, và bản thân phải phát huy những năng lực gì trong quá trình đó. Trong quá trình giảng dạy phiên dịch chúng tôi cũng đã từng tổ chức hoạt động thực hành phiên dịch gần với hoạt động trên thực tế. Vào buổi học chúng tôi mời một ngƣời bạn Nhật tới lớp để nói chuyện bằng tiếng Nhật và mời một số sinh viên lee lên làm phiên dịch. Các bạn sinh viên không làm phiên dịch sẽ là ngƣời quan sát quá trình dịch, để sau đó sẽ mô tả quá trình dịch cũng nhƣ phân tích những năng lực của ngƣời dịch đã sử dụng đƣợc hoặc chƣa sử dụng đƣợc. Các bạn phiên dịch sau khi thực hiện hoạt động trải nghiệm cũng tự mô tả lại quá trình dịch và phân tích những năng lực bản thân đã phát huy đƣợc và những năng lực chƣa khai thác đƣợc. Từ đó, ngƣời dạy và ngƣời học trao đổi để tìm ra giải pháp và phƣơng pháp rèn luyện để nâng cao các năng lực đó. Dƣới đây là một số gợi ý về phƣơng pháp rèn luyện để giúp ngƣời học có thể nâng cao năng lực cần thiết trong quá trình phiên dịch. Để phát triển năng lực chuyên ngành và năng lực văn hóa, ngƣời học cần ý thức thƣờng xuyên bổ sung và mở rộng kiến thức chuyên ngành và kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua việc tìm hiểu và đọc các tài liệu về một chủ đề bằng hai ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Việc đọc tài liệu bằng hai ngôn ngữ tƣởng chừng là một công việc đơn giản nhƣng nếu ngƣời học kiên trì duy trì thực hiện, nó còn có hiệu quả trong việc nâng cao năng lực ngôn ngữ, năng lực ngôn cảnh, và cả năng chuyển dịch. Khi đọc các tài liệu về một chủ đề bằng hai ngôn ngữ ngƣời học sẽ có đƣợc một vốn ngôn ngữ nhất định về chủ đề, ngƣời học có trải nghiệm về nhiều ngữ cảnh khác nhau để xác định ngôn nghĩa, và trong quá trình đọc tài liệu quá trình chuyển ngữ thực ra vẫn diễn ra trong não bộ của ngƣời học. Để hỗ trợ cho quá trình dịch (giai đoạn bảo lƣu), ngƣời học cần rèn luyện khả năng ghi nhớ. Đối với phiên dịch, trí nhớ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trí nhớ có thể là trí nhớ bẩm sinh nhƣng cũng có thể là trí nhớ do rèn luyện mà có đƣợc. Rất nhiều ngƣời khi học dịch đều nói rằng trong quá trình nghe dịch, ngƣời học có thể nghe đƣợc nội dung phát ngôn nhƣng sau khi nghe xong thì lại quên hết. Có một hình thức hỗ trợ cho trí nhớ của ngƣời phiên dịch đó là Shadowing. Shadowing vốn là hình thức luyện tập trong quá trình học ngoại ngữ, tuy nhiên vẫn có thể ứng dụng vào trong luyện tập kĩ năng phiên dịch. Trong quá trình phiên dịch (đặc biệt là dịch xuôi từ ngoại ngữ sang tiếng mẹ đẻ) không phải lúc nào ngƣời dịch cũng nghe hiểu đƣợc tất cả nên ngƣời học có thể áp dụng hình thức Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 150 Shadowing này để vừa luyện nghe và nhắc lại những gì mình nghe hiểu đƣợc, có thể chỉ là từ hoặc cụm từ. Việc nghe và nhắc lại đƣợc những từ hoặc cụm từ mà mình đã hiểu có thể hỗ trợ trí nhớ của phiên dịch mà không cần phải ghi chép, cũng nhƣ tạo cơ sở để ngƣời dịch có thể phán đoán nội dung của cả phát ngôn. Ban đầu có thể luyện nghe – nhẩm thành tiếng những gì mình hiểu nhƣng khi đã quen chỉ nên tiến hành nhẩm trong đầu vì trong quá trình dịch thực tế phiên dịch không thể nhẩm thành tiếng. Còn đối với dịch ngƣợc, do ngữ nguồn là tiếng mẹ đẻ nên ngƣời dịch có thể tiến hành Shadowing thuận lợi hơn, qua đó ngƣời dịch có thể thu nhận và ghi nhớ nhiều thông tin hơn. Hình thức luyện này chúng tôi cũng đã từng thử áp dụng với đối tƣợng học thực hành phiên dịch và đã có những phản hồi tích cực về việc cải thiện khả năng tập trung ghi nhớ thông tin, khả năng nghe hiểu, và khả năng nói. Ngoài hình thức trên, ngƣời học cũng có thể rèn luyện kỹ thuật ghi chép để hỗ trợ trí nhớ trong quá trình bảo lƣu thông tin khi phiên dịch. Khi luyện ghi chép ngƣời học cần phải lƣu ý luyện ghi cái gì và ghi nhƣ thế nào. Chẳng hạn, ngƣời học cần luyện ghi chép ý chính, ghi tên riêng, ghi số liệu quan trọng, hoặc các chuỗi liệt kê. Ngƣời học có thể luyện ghi bằng ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc ngoại ngữ và cũng có thể tự thiết lập các kí hiệu cá nhân để sử dụng khi ghi chép sao cho hiệu quả. Khi ghi chép nên ghi theo sơ đồ để có thể dễ hình dung ra các thông tin và sự kết nối giữa chúng. Để phát triển năng lực chuyển dịch ngƣời học cần tích cực rèn luyện hoạt diễn đạt bằng hai ngôn ngữ. Ở đây, chúng tôi xin đề xuất hình thức luyện diễn đạt thông qua hoạt động đọc thành tiếng tài liệu bằng hai ngôn ngữ. Hoạt động đọc thành tiếng gồm 4 hoạt động cụ thể: 1) Đọc tài liệu bằng tiếng mẹ đẻ - trình bày lại bằng tiếng mẹ đẻ, 2) Đọc tài liệu bằng ngoại ngữ - trình bày lại bằng ngoại ngữ, 3) Đọc tài liệu bằng ngoại ngữ - trình bày lại bằng tiếng mẹ đẻ, 4) Đọc tài liệu bằng tiếng mẹ đẻ - trình bày lại bằng ngoại ngữ. Trong quá trình luyện tập để phát triển năng lực diễn đạt ngƣời học nên luyện tập theo thứ tự từ 1- 4 các hoạt động trên. Về hoạt động đọc tài liệu bằng tiếng mẹ đẻ - trình bày lại bằng tiếng mẹ đẻ, ngƣời học tìm tài liệu về các chủ đề mình quan tâm bằng tiếng mẹ đẻ sau đó đọc 1-2 lần rồi tự mình trình bày lại thành tiếng mà không nhìn bản gốc để xem mình nắm đƣợc những thông tin gì, cố gắng trình bày những thông tin mình hiểu một cách logic, dễ hiểu. Việc trình bày lại đƣợc các nội dung mình đã đọc bằng ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ giúp tăng cƣờng khả năng diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ của ngƣời dịch khi dịch xuôi từ ngoại ngữ sang tiếng mẹ đẻ. Về hoạt động đọc tài liệu ngoại ngữ - trình bày lại bằng ngoại ngữ, tƣơng tự nhƣ việc đọc tài liệu bằng tiếng mẹ đẻ, ngƣời học cũng cần tìm các tài liệu bằng ngoại ngữ về chủ đề cần luyện dịch. Ngƣời học có thể sử dụng khả năng ngoại ngữ của mình để trình bày lại chủ đề đã đọc bằng ngoại ngữ đó. Có thể khi trình bày lại bằng ngoại ngữ, ngôn ngữ diễn đạt có thể sẽ ngắn hoặc đơn giản hơn so với văn bản nguồn và cần chú ý chuyển theo văn phong ngôn ngữ nói. Trình bày lại nội dung đã đọc bằng chính ngữ nguồn là ngoại ngữ sẽ giúp ngƣời học tăng khả năng diễn đạt bằng ngoại ngữ, hỗ trợ cho quá trình dịch ngƣợc từ tiếng mẹ đẻ sang ngoại ngữ. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 151 Về hoạt động đọc dịch tài liệu từ ngoại ngữ sang tiếng mẹ đẻ, ngƣời học sẽ tiến hành nhìn văn bản ngoại ngữ để đọc dịch thành tiếng sang tiếng mẹ đẻ. Đây là trƣờng hợp ngƣời phiên dịch cầm văn bản viết bằng ngữ nguồn là ngoại ngữ, đọc đến đâu dịch đến đấy ra ngữ đích là tiếng mẹ đẻ. Nhìn văn bản có cái khó là ngƣời học bị phụ thuộc nhiều vào cấu trúc câu của ngữ nguồn, nên khi chuyển sang ngữ đích, nếu không có khả năng đọc lƣớt nhanh hai ba câu một lúc, câu đích sẽ trở nên mơ hồ hoặc lủng củng. Kỹ thuật nhìn vào văn bản dịch đòi hỏi ngƣời học rèn luyện năng lực đọc nhanh, nắm bắt đƣợc mạch ý chính và diễn đạt một cách nhanh chóng. Khi đọc dịch nên đọc to thành tiếng với âm lƣợng nhƣ khi nói bình thƣờng. Cần luyện đọc dịch thƣờng xuyên, lúc đầu là những tài liệu dễ, chủ đề quen thuộc, sau dần sẽ là những tài liệu khó, chủ đề ít gặp. Về hoạt động đọc dịch tài liệu từ tiếng mẹ đẻ sang ngoại ngữ, hoạt động này đòi hỏi ngƣời học phải có vốn từ vựng và khả năng ngữ pháp của ngoại ngữ thật tốt. Ngƣời học có thể tìm tài liệu về những chủ đề gần gũi với độ khó vừa phải để luyện dịch. Có thể đọc trƣớc qua bằng tiếng mẹ đẻ và đánh dấu những phần từ, cụm từ khó để tìm hiểu cách diễn đạt trƣớc. Có thể ghi bổ sung phƣơng án dịch gợi ý bằng ngoại ngữ vào những cụm từ đó để hỗ trợ quá trình đọc dịch. Sau khi ngƣời học đã luyện dịch từ, cụm từ, từng câu đơn lẻ nên luyện dịch với toàn bộ văn bản để luyện mức độ vận dụng một cách nhuần nhuyễn hoặc luyện trí nhớ cũng nhƣ phản xạ với các từ vựng và ngữ pháp đã học cũng nhƣ cách liên kết nội dung cho toàn văn bản. Ngoài các hình thức chúng tôi gợi ý nhƣ trên, ngƣời dạy và ngƣời học hoàn toàn có thể tìm hiểu và tự đƣa ra các hình thức luyện tập phù hợp với từng năng lực cần thiết. 3. Kết luận Phiên dịch là một hoạt động ngôn ngữ gồm 3 giai đoạn: hiểu, bảo lƣu và tái diễn đạt. Để có thể thực hiện tốt 3 giai đoạn trong quá trình phiên dịch, ngƣời phiên dịch đòi hỏi phải có những năng lực dịch thuật nhất định phù hợp với từng giai đoạn. Bài viết này đã trình bày khái quát về quá trình phiên dịch và những năng lực cần thiết cho quá trình phiên dịch, từ đó đã phân tích và đƣa ra một số đề xuất cho hoạt động giảng dạy và học tập chuyên ngành phiên dịch. Ngƣời học có thể chủ động rèn luyện để nâng cao các năng lực dịch thuật của mình theo một số phƣơng pháp mà chúng tôi đã đề xuất. Tài liệu tham khảo Jeremy Munday (2009). Nhập môn nghiên cứu dịch thuật – Lý thuyết và ứng dụng (Trịnh Lữ dịch). NXB Tri thức. Komatsu Tatsuya (2005). Tsuyaku no gijutsu. Kenkyusha. Lê Hùng Tiến (2017). Về cơ sở lý luận đào tạo biên phiên dịch ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, 33(2), 105-117. Nguyễn Quốc Hùng (2007). Hướng dẫn kỹ thuật phiên dịch Anh Việt, Việt – Anh. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh. Torikai Kumiko (2013). Yoku wakaru honyakutsuyakugaku. Minervashobo. Vũ Văn Đại (2011). Lý luận và thực tiễn dịch thuật. Đại học Quốc gia Hà Nội. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 152 THE NECESSARY COMPETENCES FOR THE INTERPRETING PROCESS Abstract Interpreting is not merely a word for word substitution from one language to another. The process of interpreting consists of three stages. In order to perform well the interpreting process, the interpreter requires certain competences suitable for each stage. This article will give an overview of the interpreting process and the necessary competences for the interpreting process, thereby making some suggestions for specialized interpreting teaching and learning. Keywords interpreting, interpreting process, competences for interpreting process
File đính kèm:
- nang_luc_can_thiet_trong_qua_trinh_phien_dich.pdf