Mức độ đa dạng và phong phú của cá bột và cá con thuộc họ pangasiidae ở thượng nguồn sông Tiền và Sông hậu giai đoạn 2017 – 2019
Sông Mê Công chảy vào Việt Nam qua hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, cá bột và cá con trôi dạt
theo dòng nước về phía hạ lưu sau đó phân tán vào ruộng đồng, kênh rạch để sinh trưởng và phát
triển, trong đó có họ Pangasiidae vốn có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Nghiên cứu sự đa dạng và phong phú cá bột và cá con ở thượng nguồn sông Tiền và sông
Hậu gần biên giới Campuchia được thu mẫu hàng ngày từ 01/06 đến 30/09 trong 3 năm 2017, 2018
và 2019 tại thời điểm nước ròng, bằng hai loại ngư cụ Lú và Đáy. Mẫu cá được lưu trữ trong keo
nhựa với nồng độ formol 5%, sau đó mẫu được định dạng và phân tích tại phòng thí nghiệm Ngư
Loại, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. Tổng cộng 2.775 mẫu được thu với 64.994 cá thể
thuộc họ cá tra đại diện cho 11 loài, trong đó 7 loài ở sông Hậu và 10 loài ở sông Tiền. Thành phần
loài của họ Pangasiidae tương đối ổn định qua các năm, trong khi mật độ và số lượng cá thể giảm
mạnh. Xu hướng thành phần loài và mật độ cá thể giảm dần từ đầu mùa lũ về cuối mùa lũ. Mức độ
đa dạng loài họ cá Tra (Pangasiidae) ở mức thấp và trung bình, tại trạm sông Tiền có mức độ đa
dạng loài cao hơn sông Hậu. Sự thay đổi chế độ lũ trên thượng nguồn sông Mê Công trong những
năm gần đây đã làm thay đổi đến các bãi đẻ của cá, thời gian sinh sản và lượng cá được sinh sản
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mức độ đa dạng và phong phú của cá bột và cá con thuộc họ pangasiidae ở thượng nguồn sông Tiền và Sông hậu giai đoạn 2017 – 2019
82 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II MỨC ĐỘ ĐA DẠNG VÀ PHONG PHÚ CỦA CÁ BỘT VÀ CÁ CON THUỘC HỌ PANGASIIDAE Ở THƯỢNG NGUỒN SÔNG TIỀN VÀ SÔNG HẬU GIAI ĐOẠN 2017 – 2019 Trần Thúy Vy1*, Nguyễn Nguyễn Du1, Đinh Trang Điểm1 và Huỳnh Hoàng Huy1 TÓM TẮT Sông Mê Công chảy vào Việt Nam qua hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, cá bột và cá con trôi dạt theo dòng nước về phía hạ lưu sau đó phân tán vào ruộng đồng, kênh rạch để sinh trưởng và phát triển, trong đó có họ Pangasiidae vốn có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu sự đa dạng và phong phú cá bột và cá con ở thượng nguồn sông Tiền và sông Hậu gần biên giới Campuchia được thu mẫu hàng ngày từ 01/06 đến 30/09 trong 3 năm 2017, 2018 và 2019 tại thời điểm nước ròng, bằng hai loại ngư cụ Lú và Đáy. Mẫu cá được lưu trữ trong keo nhựa với nồng độ formol 5%, sau đó mẫu được định dạng và phân tích tại phòng thí nghiệm Ngư Loại, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. Tổng cộng 2.775 mẫu được thu với 64.994 cá thể thuộc họ cá tra đại diện cho 11 loài, trong đó 7 loài ở sông Hậu và 10 loài ở sông Tiền. Thành phần loài của họ Pangasiidae tương đối ổn định qua các năm, trong khi mật độ và số lượng cá thể giảm mạnh. Xu hướng thành phần loài và mật độ cá thể giảm dần từ đầu mùa lũ về cuối mùa lũ. Mức độ đa dạng loài họ cá Tra (Pangasiidae) ở mức thấp và trung bình, tại trạm sông Tiền có mức độ đa dạng loài cao hơn sông Hậu. Sự thay đổi chế độ lũ trên thượng nguồn sông Mê Công trong những năm gần đây đã làm thay đổi đến các bãi đẻ của cá, thời gian sinh sản và lượng cá được sinh sản. Từ khóa: Biến động, cá bột và cá con, mật độ, Pagasiidae, thành phần loài. 1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II * Email: tthuyvy670@gmail.com I. GIỚI THIỆU Sông Mê Công chảy vào Việt Nam qua 2 nhánh sông Tiền (dài 150 km) và sông Hậu (dài 190 km) tạo nên một lưu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với tổng diện tích gần 40.550 km2, chiếm khoảng 12% diện tích cả nước, có mùa lũ hàng năm từ tháng 6 đến tháng 12 (MRC, 2015). An Giang là tỉnh đầu nguồn của của vùng ĐBSCL, nơi có hệ thống sông rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng của nước lũ hàng năm từ sông Mê Công. Khoảng tháng 6 – 7 hàng năm, đây được xem là mùa sinh sản tập trung của các loài cá trên vùng thượng nguồn, cá bột và cá con di cư thụ động theo dòng nước về phía hạ lưu. Sau đó đàn cá con phân tán vào các kênh rạch, ruộng đồng, vùng ngập lũ, để sinh trưởng và phát triển. Nguồn lợi cá con này có ý nghĩa rất lớn trong việc phục hồi và duy trì nguồn lợi cá tự nhiên hàng năm cho vùng ĐBSCL. Nghiên cứu cá bột và cá con đã được thực hiện từ năm 1999 đến 2004, kết quả chỉ ra rằng có 127 loài, bao gồm 123 loài ở sông Tiền và 84 loài ở sông Hậu thuộc 29 họ, 10 bộ; đặc biệt có nhiều loài thuộc họ cá Tra (Pangasiidae) là đối tượng nuôi có ý nghĩa rất lớn đối với nghề cá nội địa tỉnh An Giang nói riêng và cả vùng ĐBSCL nói chung. Từ năm 2000, cá Basa (Pangasius bocourti) và cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng và xuất khẩu chủ lực thứ hai của Việt Nam, sau tôm thẻ chân trắng. Chế độ dòng chảy, mực nước lũ, quy luật ngày đêm có liên quan đến mật độ cá bột và cá con (Nguyễn Thanh Tùng, 2005). Nguồn lợi cá bột, cá con vùng thượng nguồn 83TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II ĐBSCL rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính ở thượng nguồn sông Mê Công , cùng với những thay đổi khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, các hoạt động khai thác, hoạt động kinh tế xã hội và chế độ lũ trên lưu vực sông làm thay đổi các bãi đẽ, bãi giống của các loài cá trên thượng nguồn, nơi sinh sản chủ yếu của các loài cá di cư xuống vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng đặc biệt là họ cá Tra (Pangasiidae). Việc bảo vệ nguồn lợi cá tự nhiên cũng là việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thủy sản tiềm năng, trong đó có những loài có giá trị quan trọng thuộc họ cá Tra. Chính vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu này rất quan trọng và có ý nghĩa nhằm đánh giá biến động thành phần loài và mật độ cá bột, cá con hiện trạng và xu hướng họ cá Tra là cơ sở quan trọng để đề xuất cho việc khai thác, quản lý hợp lý nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững góp phần phát triển nghề nuôi trồng thủy sản từ nguồn giống tự nhiên. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vị trí thu mẫu Tại hai trạm đầu nguồn của sông Tiền và sông Hậu thuộc tỉnh An Giang cách biên giới Campuchia 1km (Hình 1). Trạm sông Hậu thuộc xã Quốc Thái, huyện An Phú với tọa độ 105o5’49, 2” Đông và 10o 55’13, 2” Bắc; trạm sông Tiền thuộc xã Vĩnh Xương, huyện Tân Châu với tọa độ 105o10’52, 4” Đông và 10o 54’11, 9” Bắc. Vị trí đặt trạm khảo sát là nơi tiếp nhận nguồn nước từ thượng nguồn đổ về hàng năm. Hình 1. Bản đồ vị trí thu mẫu. 2.2. Ngư cụ thu mẫu Hai loại ngư cụ khác nhau được sử dụng để thu mẫu cá bột và cá con ở hai trạm, như sau: Hình 2. Ngư cụ Lú (Nguyễn Nguyễn Du và ctv., 2006). - Ngư cụ 1. Lú (Bongo net), loại ngư cụ chuyên dùng để thu cá bột. Sử dụng để thu mẫu định lượng, xác định biến động số lượng và mật độ cá bột. Cấu trúc của Lú bao gồm lưới có kich thướt mắt lưới 1 mm, miệng của lưới có đường kính 1 m, lưới dài 5 m, tại đuôi lưới có gắn một cái đụt lưới để thu cá, lưu tốc kế được gắn vào giữa miệng lưới. Lú được đặt cách bờ 50 m, dưới mặt nước 2 m (Hình 2). - Ngư cụ 2. Đáy (Bagnet) là loại ngư cụ truyền thống của ngư dân dùng để khai thác cá tra bột. Sử dụng Đáy để thu mẫu định tính, xác định sự đa dạng và phong phú về thành phần loài cá bột và cá con. Cấu trúc của Đáy được làm bằng lưới mùng có mắt lưới 1 – 1,5 mm, dài 45 m, miệng rộng 13 – 14 m, cao 3 m, đụt cá có hình dạng khối trụ vuông làm bằng tole cao 2,2 ... năm 2019 với 25 cá thể/1.000 m3 nước, trong khi đó năm 2018 chỉ ở mức 4 cá thể/1.000 m3 nước. Điều này chứng tỏ mực nước lũ và dòng chảy của nước ảnh hưởng rất lớn đến sự trôi dạt mật độ cá bột và cá con ở hai thủy vực sông Tiền và sông Hậu (Hình 4). Mật độ cá thể của cá bột và cá con biến động theo xu hướng giảm dần từ đầu mùa lũ (tháng 6) đến cuối mùa lũ (tháng 9), cụ thể tại sông Tiền vào tháng 6/2017 là 87 cá thể/1.000 m3 nước, đến tháng 9/2017 là 1 cá thể/1.000 m3 nước và tại sông Hậu lần lượt là 134 cá thể/1.000 m3 nước và 1 cá thể/1.000 m3 nước. Khi so sánh mật độ cá bột và cá con theo các ngày trong tháng, thời gian đầu mùa lũ mật độ luôn cao và giảm dần vào cuối mùa lũ. Điều này chứng tỏ mùa vụ sinh sản của các loài cá trong họ cá Tra (Pangasiidae) là vào đầu mùa lũ (Hình 5). 87TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Hình 5. Biến động mật độ (cá thể/1.000 m3) theo tháng qua các năm. 3.3. Mức độ đa dạng loài thuộc họ cá tra (Pangasiidae) Nhìn chung, chỉ số đa dạng (H’) đều thấp ở hai trạm sông Tiền và sông Hậu qua các năm nghiên cứu. Sông Tiền có chỉ số đa dạng (H’) cao hơn ở sông Hậu theo từng năm thông qua chỉ số đo Shannon – Weiner (H’) (Bảng 3). Bảng 3. Số cá thể, số loài và chỉ số đa dạng (H’) giữa hai trạm thu mẫu. 2017 2018 2019 Sông Tiền Sông Hậu Sông Tiền Sông Hậu Sông Tiền Sông Hậu Số cá thể (con) 43.622 14.224 3.929 659 2.297 285 Số loài 8 5 7 7 7 6 Chỉ số đa dạng H’ 0,58 0,32 1,09 0,90 0,98 0,81 Mức độ đa dạng Thấp Thấp Bình thường Bình thường Bình thường Bình thường Mức độ đa dạng thành phần loài thuộc họ cá Tra của hai sông qua các năm quan trắc đều ở mức thấp đến mức trung bình, kém đa dạng và phong phú. Một trong những nguyên do có thể nhận định là do việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính ở thượng nguồn sông Mê Công, cùng với những thay đổi khí tượng thủy văn, tình hình biến động chế độ lũ và biến đổi khí hậu, các hoạt động khai thác, hoạt động kinh tế xã hội và chế độ lũ trên lưu vực sông làm phá vỡ các bãi đẽ, bãi giống của các loài cá trên thượng nguồn, nơi sinh sản chủ yếu của các loài cá di cư xuống vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng đặc biệt là họ cá Tra (Pangasiidae). Kết quả đo đạc của Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ cho thấy mực nước lũ năm 2019 về trễ hơn mọi năm bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc sớm hơn mọi năm vào tháng 9 là một trong những nguyên nhân tác động đến sự đa dạng thành phần loài, mật độ cá bột và cá con trong năm 2019. 88 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II 3.4. Biến động chiều dài của một số loài cá qua các năm Hình 6. Biến động chiều dài của một số loài cá phổ biến tại hai trạm thu mẫu. Kết quả đo đạc chiều dài cá bột và cá con đã cho thấy chiều dài biến động trong khoảng 26 – 39 mm. Tùy thuộc từng loài và từng thời điểm sinh sản khác nhau của mỗi loài cá nên kích thước của mỗi loài sẽ khác nhau. Biến động chiều dài có xu hướng tăng qua các năm quan trắc, cụ thể loài cá hú năm 2017 là 13 mm đến 2019 là 21 mm. Biến động chiều dài của một số loài cá di cư phổ biến được thể hiện trong Hình 6. Bảng 4. Tần suất chiều dài và ước tính ngày tuổi của 4 loài cá di cư quan trọng. STT Tên khoa học Tổng cá thể (con) Chiều dài nhỏ nhất (mm) Chiều dài lớn nhất (mm) Chiều dài trung bình (mm) Tuổi ước tính (ngày) 1 Pangasianodon hypophthalmus 12.362 10,3 95 40,99 ± 23,1 10-95 (PL - J)/(PL) 2 Pangasius conchophilus 18 8 65 16,54 ± 15,41 8-65 (PL - J)/(PL) 3 Pangasius larnaudiei 538 25 86 43,22 ± 10,53 25-86 (PL - J)/(PL) 4 Pangasius macronema 23.695 11 92 34,77 ± 13,97 11-92 (PL - J)/(PL) Kết quả đo tần suất chiều dài các loài cá cho thấy hầu hết các cá thể được đo đều thuộc giai đoạn cá giống, số ngày tuổi cá bắt được từ 8 – 95 ngày và nơi các cá thể này được sinh sản cách trạm thu mẫu từ 73 - 1.245 km về phía thượng nguồn của sông (Campuchia). Kết quả này căn cứ dựa vào chiều dài của cá bột và cá con xác định được số ngày tuổi của cá (Termvidchakorn và ctv., 2013) (Bảng 4). IV. THẢO LUẬN Qua kết quả quan trắc từ năm 2017-2019, nhận thấy rằng thành phần loài cá bột và cá con thuộc họ cá Tra (Pangasiidae) ở sông Tiền đa dạng và phong phú hơn sông Hậu (10 loài so với 7 loài). So với các kết quả nghiên cứu trước đây thành phần loài trong nghiên cứu này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thường và ctv., (2007) đã thu được 10 loài cá thuộc họ Pangasiidae ở lưu vực sông Tiền và sông Hậu, của Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn 89TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Bạch Loan (1999) đã mô tả được 14 loài thuộc họ cá Tra (Pangasiidae) ở Việt Nam. Theo số liệu quan trắc tại hai trạm trên sông Tiền và sông Hậu, sự biến động thành phần loài và mật độ cá bột và cá con có sự tương đồng với nhau. Sự biến động về thành phần loài và mật độ cá thể có xu hướng giảm dần vào thời điểm kết thúc thời gian quan trắc ở cả hai sông vào tháng 9 (cuối mùa lũ). Điều này có nghĩa rằng hầu hết các loài cá sinh sản chủ yếu vào đầu và giữa mùa lũ bởi vì đó cũng vào thời điểm đầu mùa mưa nên thuận lợi cho nhiều loài cá ở sông Mê Công sinh sản và di cư sinh sản. Thành phần loài cá bột và cá con có xu hướng giảm qua các năm, mực nước lũ hàng năm có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động thành phần loài của chúng. 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 Mức nước tại Stung Treng và Số lượng cá bột vào đầu tháng 6 Mức nước (mét) Log(SL cá bột) 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 12 -J un 13 -J un 14 -J un 15 -J un 16 -J un 17 -J un 18 -J un 19 -J un 20 -J un 21 -J un 22 -J un 23 -J un 24 -J un 25 -J un 26 -J un 27 -J un 28 -J un 29 -J un 30 -J un 01 -J ul Mức nước tại Stung Treng và Số lượng cá bột vào cuối tháng 6 Mức nước (mét) Log(SL cá bột) Hình 7. Mức nước tại Stung Treng và số lượng cá bột vào tháng 6 (Nguồn MRC, 2020). Sự di cư sinh sản của các loài cá di cư thuộc họ cá Tra có liên quan mật thiết đến chế độ lũ của sông Mê Công. Vào cuối mùa khô cá di cư lên thượng nguồn tìm bãi đẻ, đến đầu mùa lũ khi mực nước bắt đầu dâng lên thì hàng loạt các loài cá tham gia sinh sản. Sự trôi dạt của trứng và ấu trùng cá từ các bãi đẻ theo dòng nước sông Mê Công đổ về hạ lưu với vận tốc nước trung bình 0,19 (m/s) nếu thuận lợi không cản trở dòng chảy, đường di cư của cá sau thời gian 8 -10 ngày thì cá giống và cá con xuất hiện ở các trạm đầu nguồn của sông Tiền và sông Hậu (Hình 7). Theo kết quả nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thanh Tùng (2005), cho thấy vào mùa sinh sản hầu hết các loài cá đều tham gia sinh sản nhưng sự sinh sản này diễn ra không liên tục mà theo từng đợt, ít nhất là 3 -5 đỉnh điểm trong một mùa đẻ trứng. Trong nghiên cứu này, sự sinh sản của cá được thể hiện ở 3 đỉnh điểm khác nhau như vào đầu tháng 6, vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 (Hình 7 và Hình 8). 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 Mức nước tại Stung Treng và Số lượng cá bột vào đầu tháng 7 Mức nước (mét) Log(SL cá bột) Hình 8. Mức nước tại Stung Treng và số lượng cá bột vào tháng 7 và 8-9. 90 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Vào thời điểm tháng 8 mực nước tại thượng nguồn sông Mê Công bắt đầu giảm xuống, thể hiện kết thúc mùa lũ được bắt đầu. Vào thời điểm này số lượng cá thể cá bột và cá con cũng giảm dần theo cho đến khi kết thúc mùa lũ (Hình 8). Mối liên hệ giữa mức nước và sự sinh sản của cá rất phụ thuộc, nếu một trong những tác động nào ảnh hưởng đến sự gia tăng mức nước theo quy luật tự nhiên sẽ làm mất đi sản lượng cá bổ sung vào nguồn lợi thủy sản tự nhiên của vùng nói chung và sản lượng thủy sản nói riêng ở vùng ĐBSCL. Do vậy, bất kỳ một công trình thủy điện hay thủy lợi nào được hình thành trên dòng chính sông Mê Công đều cần được nghiên cứu kỹ đánh giá tác động môi trường nhằm giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên của vùng hay của khu vực. Hình 9. Mức nước tại trạm Kratie trong 3 năm 2017, 2018 và 2019 (Nguồn MRC, 2020). Nguồn nước trên dòng chính Mê Công cung cấp cho ĐBSCL được xem xét tại trạm Kratie (Hoàng Minh Tuyển, 2016). Theo số liệu quan trắc đo đạc của MRC mức nước tại trạm Kratie trong 3 năm 2017, 2018 và 2019 cho thấy: mực nước cao vào cuối mùa vụ quan trắc cho thấy lũ những năm gần đây xuất hiện tương đối trễ gây ảnh hưởng đến sự sinh sản và trôi dạt của cá bột và cá con (Hình 9). V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Tổng cộng 2.775 mẫu được thu với 64.994 cá thể thuộc họ cá tra được đại diện cho 11 loài, trong đó 7 loài ở sông Hậu và 10 loài ở sông Tiền. Thành phần loài và mật độ cá thể có xu hướng giảm qua các năm và tập trung cao vào các tháng đầu mùa lũ giảm dần về cuối mùa vụ quan trắc. Mức độ đa dạng loài thuộc họ cá Tra (Pangasiidae) ở mức thấp và trung bình, tại trạm sông Tiền có mức độ đa dạng loài cao hơn sông Hậu. Sự thay đổi chế độ lũ trên thượng nguồn trong những năm gần đây đã làm ảnh hưởng đến các bãi đẻ của cá, thời gian sinh sản của cá và lượng cá được sinh sản. 5.2. Đề xuất Tiếp tục nghiên cứu sự đa dạng và phong phú nguồn lợi cá bột và cá con trôi dạt từ thượng nguồn xuống vùng hạ lưu ĐBSCL. Bổ sung quan trắc các chỉ tiêu chất lượng nước và chế độ lũ lên sự trôi dạt, đa dạng và phong phú của cá bột và cá con. Hạn chế khai thác vào đầu mùa lũ để đảm bảo được nguồn lợi cá bột cá con được duy trì. 91TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Hoàng Minh Tuyển., 2016. Tình hình thủy văn hạ lưu sông Mê Công mùa khô năm 2015-2016, hinh-thuy-van-ha-luu-song-Me-Cong-mua-kho- nam, ngày truy cập: 03/11/2020. Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Bạch Loan, 1991. Phân loại họ cá Tra ở Việt Nam. Tuyển tập Nghiên cứu biển, Tập IX, trang 246-258. Nguyễn Nguyễn Du, Claire Smallwood, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Văn Trinh, Nguyễn Trọng Tín., 2006. Bộ Sưu tập ngư cụ nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 352 trang. Nguyễn Thanh Tùng., 2005. Biến động thành phần loài và mật độ cá bột, cá con ở Vĩnh Xương và Quốc Thái, An Giang. Luận án Tiến sĩ. Viện Hải Dương Học. Nha Trang, Khánh Hòa. 186 trang. Nguyễn Văn Thường và ctv., 2007. Khảo sát thành phần loài cá trơn họ pangasiidae ở Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo khoa học. Đại học Cần Thơ. 12 trang. Phạm Thược., 2007. Cơ sở khoa học của việc bảo tồn đa dạng sinh học vùng biển Tây Nam Bộ. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 175 trang. Tài liệu tiếng Anh General Oceanic Inc., 1996. General Oceanic’s Digital Flow meter Mechanical and Electronic Operators Manual. Floria 33169 – 5887. MRC., 2015. Annual Mekong Flood Report 2013, Mekong River Commission, 102 pages. MRC., 2020. Mekong River Commission, http:// ffw.mrcmekong.org/index.php, ngày truy cập: 10/07/2020 Termvidchakorn Apichart, 2003. Freshwater Fish Larvae. Inland Fisheries Resources Research and Development Institute, Inland Fisheries Research and Development Bureau Department of Fisheries. Thailand, 135 pages. Termvidchakorn, A., and Hortle, K.G., 2013. A guide to larvae and juveniles of some common fish species from the Mekong River Basin. MRC Technical Paper No. 38. Mekong River Commission, Phnom Penh. 234pp. ISSN: 1683- 1489. 92 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II THE DIVERSITY AND ABUNDANCE OF LARVAE AND JUVENILE FISH OF PANGASIIDAE FAMILY AT UPSTREAM OF THE TIEN AND HAU RIVERS DURING THE PERIODS OF 2017 – 2019 Tran Thuy Vy1*, Nguyen Nguyen Du1, Dinh Trang Diem1 and Huynh Hoang Huy 1 ABSTRACT The Mekong River flows into Viet Nam throughout Tien and Hau rivers, larvae and juvenile fish drift downstream and then disperse into floodplains and canals to grow and develop; including the Pagasiidae family, which is of great significance to the economy of the Mekong Delta. Study of the diversity and abundance of larvae and juvenile in the upstream of Tien and Hau rivers near the Cambodian border were sampled daily from 1st June to 30th September during 2017 and 2019 at low tide by using both Bongo nets (quantify) and Bag nets (qualitative) in Vinh Xuong site and Quoc Thai site. Samples were stored in plastic jars containing 5% formalin for later identification and analysis at Research Institute for Aquaculture No. 2, Ho Chi Minh City. A total of 2,772 samples were analyzed under-representing 64,994 individuals belonging to Pagasiidae with 11 species, of which 7 species are in Hau river and 10 species are in Tien river. The species composition of the Pangasidae was relatively stable over the years while the density and number of individuals decreased sharply. The trend of species composition and individual density decreases from the early of the flood season to the end of the flood season. Shannon – Weiner (H’) of Pangasiidae family is from low to medium level, the Tien river has more diverse species composition and population of individuals than the Hau river. The change in flood regime upstream in recent years has changed the spawning grounds of fish, the time of fish spawning and the amount of fish being spawned. Keywords: Pagasiidae, density, fish larvae, species composition, variation. Người phản biện: TS. Hà Phước Hùng Ngày nhận bài: 05/8/2020 Ngày thông qua phản biện: 23/8/2020 Ngày duyệt đăng: 27/8/2020 Người phản biện: TS. Thái Ngọc Trí Ngày nhận bài: 09/8/2020 Ngày thông qua phản biện: 24/8/2020 Ngày duyệt đăng: 27/8/2020 1 Research Institute for Aquaculture No.II * Email: tthuyvy670@gmail.com
File đính kèm:
- muc_do_da_dang_va_phong_phu_cua_ca_bot_va_ca_con_thuoc_ho_pa.pdf