Motif săn bắt trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp

Trong văn học Việt Nam sau 1975, Nguyễn Huy Thiệp được công

nhận rộng rãi là “vua truyện ngắn”. Bài viết này phân tích motif săn bắt trong

tác phẩm của ông. Săn bắt vừa là motif cốt truyện vừa là motif chủ đề, vừa

mang tính hình thức vừa mang tính tư tưởng. Thông qua motif này, mối quan

hệ cộng sinh và những lựa chọn luân lý tinh tế, phức tạp giữa người và vật,

đàn ông và đàn bà, kẻ mạnh và kẻ yếu, vinh quang và điếm nhục, tự nhiên và

văn hóa, thiện và ác được ông biểu đạt đặc sắc.

Motif săn bắt trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trang 1

Trang 1

Motif săn bắt trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trang 2

Trang 2

Motif săn bắt trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trang 3

Trang 3

Motif săn bắt trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trang 4

Trang 4

Motif săn bắt trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trang 5

Trang 5

Motif săn bắt trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trang 6

Trang 6

Motif săn bắt trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 8640
Bạn đang xem tài liệu "Motif săn bắt trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Motif săn bắt trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp

Motif săn bắt trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
 Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
ISSN 1859-1612, Số 1(57)/2021: tr.12-18 
Ngày nhận bài: 31/8/2020; Hoàn thành phản biện: 03/12/2020; Ngày nhận đăng: 04/12/2020 
MOTIF SĂN BẮT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 
NGUYỄN VĂN THUẤN 
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
Email: nguyenvanthuan@dhsphue.edu.vn 
Tóm tắt: Trong văn học Việt Nam sau 1975, Nguyễn Huy Thiệp được công 
nhận rộng rãi là “vua truyện ngắn”. Bài viết này phân tích motif săn bắt trong 
tác phẩm của ông. Săn bắt vừa là motif cốt truyện vừa là motif chủ đề, vừa 
mang tính hình thức vừa mang tính tư tưởng. Thông qua motif này, mối quan 
hệ cộng sinh và những lựa chọn luân lý tinh tế, phức tạp giữa người và vật, 
đàn ông và đàn bà, kẻ mạnh và kẻ yếu, vinh quang và điếm nhục, tự nhiên và 
văn hóa, thiện và ác được ông biểu đạt đặc sắc. 
Từ khóa: Nguyễn Huy Thiệp, motif săn bắt, giới, tự nhiên, văn hóa, lựa 
chọn luân lý. 
1. MỞ ĐẦU 
Motif là thuật ngữ dùng để chỉ những thành tố bền vững, lặp đi lặp lại trong các tác 
phẩm văn học của một nhà văn, hoặc trong nhóm các tác phẩm cùng một thể loại, một 
khuynh hướng, trường phái hoặc một thời kỳ văn học nhất định. Motif thường được 
hiểu là đơn vị nhỏ nhất của cốt truyện hoặc là chủ đề vĩnh cửu của văn học. Khi motif là 
đơn vị nhỏ nhất của cốt truyện, giới nghiên cứu quen gọi là motif cốt truyện. Khi motif 
là chủ đề vĩnh cửu thì được gọi là motif chủ đề hay chủ đề trở đi trở lại. Tên gọi các 
motif văn học rất ngắn gọn, thường chỉ gồm một vài từ hoặc có cấu trúc bền vững kiểu 
như thành ngữ. Nó biểu trưng cho những ý tưởng trừu tượng được cụ thể hóa thành các 
sự kiện, hình ảnh, ngôn từ lặp đi lặp lại trong tác phẩm văn học như lưu đày, du hành, 
thử thách, tội ác và trừng phạt, dì ghẻ con côi, đội lốt, anh hùng, loạn luân, tình yêu, 
thù hận... Đối với người sáng tác, các motif trở thành những vật liệu có sẵn để họ lắp 
ghép hoặc dựa vào đó mà thiết kế mô hình cốt truyện, nhân vật, chủ đề, không - thời 
gian. Các motif khảm vào tâm trí công chúng độc giả, hình thành ở họ một kho ký ức 
tập thể về những khuôn mẫu bền vững, lặp đi lặp lại trong văn học, giúp họ phỏng đoán 
khi đọc và đôi khi ngạc nhiên, hồi hộp, thú vị về các phỏng đoán của mình. Những 
khuôn mẫu này chỉ trở nên rõ ràng, sống động và “mang tính toàn vẹn thẩm mỹ” khi 
độc giả nhận ra vết tích của chúng ở văn bản văn học cụ thể rồi kết nối vào mạng lưới 
tác phẩm văn học có cùng khuôn mẫu (xem [6], [7], [8]). Với ý nghĩa đã xác định như 
thế, săn bắt vừa là motif cốt truyện vừa là motif chủ đề trong truyện ngắn của Nguyễn 
Huy Thiệp. 
Bài báo của chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận liên văn bản, phương pháp phân 
tích diễn ngôn, phương pháp liên ngành nhằm phân tích, diễn giải motif săn bắt trong 
một số truyện kể của Nguyễn Huy Thiệp. Về cơ bản, qua motif này, nhà văn biểu đạt 
khí chất nam nhi, nữ nhi gắn chặt với hành trình trải nghiệm và nhận thức về lẽ sống 
cộng sinh và những lựa chọn luân lý, đạo đức theo tinh thần sinh thái nhân văn hiện đại. 
MOTIF SĂN BẮT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 13 
2. NỘI DUNG 
Trong mọi nền văn hóa, săn bắt là một công việc, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của 
đàn ông. Nó là nơi thể hiện sức mạnh, lòng dũng cảm, trí thông minh, bản lĩnh, năng lực 
sáng tạo thế giới của đàn ông. Cung tên, gậy, súng là công cụ mà nhân vật nam dùng để 
đi săn, chúng đều là biểu tượng cho nam tính, là các dạng hình thù khác nhau của dương 
vật. Nơi sống của thú vật bị săn đuổi là rừng, thung lũng, khe núi, hang hốc,là biểu 
tượng của âm vật và tử cung, thuộc về giới nữ. Người đàn bà không đi săn mà thụ động 
“ở nhà nhóm lửa chờ đợi” những người chồng mang chiến lợi phẩm từ cuộc săn bắt trở 
về. Vì thế, môi trường hoạt động của đàn ông thường sống động, xa lạ, nguy hiểm, đối 
lập với môi trường hoạt động của người đàn bà thường tĩnh tại, quen thuộc, nhàm chán. 
Muối của rừng,Chảy đi sông ơi, Những người muôn năm cũ, Những ngọn gió Hua Tát 
là những truyện ngắn tiêu biểu cho motif săn bắt trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. 
2.1. Motif săn bắt và hành trình về với tự nhiên 
Muối của rừng kể về chuyến đi săn khỉ của ông Diểu. Vào một ngày xuân, “rừng xanh 
ngăn ngắt và ẩm ướt”, “thiên nhiên trang trọng và tình cảm”, vì được con trai tặng một 
cây súng săn, ông Diểu quyết vào rừng săn khỉ. Ông tìm thấy một gia đình khỉ đang đi 
kiếm ăn cùng bầy đàn và nổ súng bắn bị thương con khỉ đực. Con khỉ cái và đứa con 
nhỏ của nó cố làm mọi cách để giải cứu con khỉ đực, vì thế ông Diểu bị mất súng và kiệt 
sức. Lượng sức mình không mang nổi con khỉ đực bị thương ra khỏi rừng, Ông Diểu 
băng bó vết thương, “phóng sinh” cho con khỉ đực và trần truồng ra về. Ra đến bìa 
rừng, ông “sững sờ” trước bạt ngàn hoa tử huyền, loài hoa ba mươi năm mới nở một 
lần, “đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc”. 
Người thợ săn và con thú là motif không mới lạ trong văn học thế giới, đặc biệt trong 
thể loại truyện cổ tích. Truyện Người đi săn và con vượn của Lép-tôn-xtôi (in trong 
Sách giáo khoa tiếng Việt 3) là một truyện kể ngắn đáng nhớ đối với học sinh tiểu học. 
Tuy nhiên, khác với nhiều văn bản tương tự nhấn mạnh chủ đề đạo đức, sự sám hối, 
hướng thiện, hành trình đi săn khỉ của ông Diểu là hành trình nhận thức, đi từ thiên kiến 
về các quan hệ đối kháng đến nhận thức về các quan hệ tương hỗ giữa con đực và con 
cái, chiến thắng và thất bại, tự nhiên và văn hóa. Chẳng hạn, đầu cuộc săn, ông Diểu 
ngẫm nghĩ về khỉ đực/khỉ cái như những giới đối kháng loại trừ nhau: “Cái thằng bố ô 
trọc ấy! Đồ phong tình phóng đãng! Vị gia trưởng cộc cằn! Nhà lập pháp bẩn thỉu! Tên 
bạo chúa khốn nạn!”; “Ông nhìn thấy con khỉ canh gác là con khỉ cái. Thế là thuận lợi 
rồi. Bởi giống cái bao giờ cũng dễ phân tâm. Đấy, thấy chưa? Đang canh gác mà đi bắt 
rận ở người thì còn gì nữa? Với giống cái thì thân thể mình là quan trọng nhất. Điều ấy 
thật giản dị và đẹp. Nhưng điều ấy lại đầy xót xa”. “Đầy xó ...  cũng như ông lão Santiago trong tiểu thuyết Ông 
già và biển cả của Ernest Hemingway, Khó không bao giờ được thụ hưởng kết quả của 
chiến thắng, của vinh quang. Trái tim hổ “là bùa hộ mệnh, cũng là vị thuốc thần”, có 
khả năng kỳ diệu mang lại “may mắn và giàu sang suốt cả cuộc đời” đã bị kẻ giấu mặt 
đánh cắp ngay khi Khó nổ súng giết chết hổ. Trái tim hổ bị đánh cắp, Pùa không được 
cứu chữa, nỗi hổ thẹn, nhục nhã, căm giận, chua xót đè nặng trái tim Khó và trai bản 
Hua Tát. Khó đã tham dự cuộc săn, đã săn được hổ dữ mà vẫn thất bại ê chề. Khó thất 
bại, vì sự gian tham hèn hạ của lòng người hóc hiểm, khó đoán hơn cả đường đi của con 
hổ tinh khôn nhất. Chiến thắng và thất bại của chàng có giá trị thức tỉnh cộng đồng, bởi 
thành quả càng lớn càng rất dễ bị đánh cắp, bởi vinh quang nào mà chẳng gần cận với 
MOTIF SĂN BẮT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 15 
sự phù du, cay đắng, nhục nhã. 
Tương tự như thế, Bường và nhóm thợ xẻ trong truyện Những người thợ xẻ đã đánh bại 
con gấu ngựa to lớn. Bường rạch cổ nó lấy túi mật buộc dây đeo lủng lẳng ở cổ rồi cả 
nhóm thợ xẻ khiêng con gấu ngựa về nhà anh Chỉnh chị Thục liên hoan. Nhờ thế, cả 
xóm nông trường được một đêm rượu với thịt gấu vui như hội Nhưng Nguyễn Huy 
Thiệp đâu chỉ say sưa viết về chiến thắng và vinh quang của đám thợ xẻ, ông viết về trải 
nghiệm rất riêng của những người được coi là người hùng ngay sau chiến thắng như 
sau: “Sau mấy lần giãy, con gấu chết hẳn. Cả bốn chúng tôi mệt lả, bủn rủn hết cả chân 
tay. Anh Bường mặt mũi tái mét, há miệng cười như mếu. Sau này tôi đã chứng kiến rất 
nhiều nụ cười chiến thắng ở nhiều trường hợp khác nhau, tất cả những nụ cười ấy cũng 
đều như mếu, bao giờ điều ấy cũng gây cho tôi nỗi sợ hãi và cảm động khôn lường” 
(Những người thợ xẻ). 
Chiến thắng và vinh quang thuộc về đám đông. Chiêm nghiệm sự thất bại thì của riêng 
mình. Đấy là bài học đau đớn mà Chương nhận ra sau chiến thắng/chiến bại trên/dưới 
sới vật. Tiếng trống thúc dồn dập, tiếng reo hò, cổ vũ cuồng nhiệt, ầm ĩ của đám đông 
cho chiến thắng của Chương trên sới vật với đô Tiến, đô Nhiêu, đô Thi chưa dứt anh đã 
kịp nhận ngay trận đòn thù đê tiện của bọn họ trên bãi sông buổi chập choạng tối. Tiếng 
reo hò của đám đông giữa thanh thiên bạch nhật chóng tàn như ráng chiều, chỉ còn lại 
lời thủ thỉ trong nước mắt của người mẹ nghèo, người đàn bà xa lạ với sự bất ổn và 
không dễ để bị lừa phỉnh vào trò chơi tìm kiếm vinh quang của đàn ông: “Chương ơi, 
con ra tranh hơn thiên hạ làm gì? Mang thân mua vui cho người có nhục không con” 
(Con gái thủy thần). 
Buộc phải chiến đấu, buộc phải chiến thắng, buộc phải mang về vinh quang, những vinh 
quang có phần cưỡng bách, người đàn ông được kính ngưỡng như một anh hùng nhưng 
dễ rơi ngay vào điếm nhục, bị thương hại thêm một lần nữa. Chiến thắng và vinh quang 
thuộc về đám đông ồn ào, ầm ĩ; thuộc về khán đài và quảng trường. Những chiêm 
nghiệm về thất bại và điếm nhục lặng lẽ, buồn bã, tê tái, bởi nó bao giờ cũng thuộc về 
không gian cá nhân, riêng tư. Như Hemingway đã trình hiện rất độc đáo trong tác phẩm 
Hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber, ở Nguyễn Huy Thiệp, vinh quang và 
điếm nhục là bạn đồng hành, trong mọi say sưa chiến thắng ông không quên nhắc nhở 
người đàn ông đừng quên màu sắc vàng võ của nỗi điếm nhục ê chề. 
2.4. Motif săn bắt và thân phận bên lề của người phụ nữ 
Với các cuộc săn, người đàn bà bị gạt sang bên lề. Không có nhân vật nữ đồng hành 
cùng ông Diểu, Khó trong Muối của rừng, Trái tim hổ. Nếu có người nữ, thì thường họ 
ở phía cản trở cuộc săn hoặc bị đồng nhất với con mồi. Đó là vị thế của bà An, chị 
Thắm, người vợ âm thầm của gã thợ săn trong các truyện Những người muôn năm cũ, 
Chảy đi sông ơi, Con thú lớn nhất. Các nhân vật nữ thường làm những việc hèn mọn 
như đào củ, dệt vải, bắt dế, bắt châu chấu, nấu ăn, rửa bát, chèo đò (Quy đưa thức ăn, 
nàng Sinh đào củ mài, bà An đào măng, cô gái Mường dệt thổ cẩm, Thắm chèo đò). 
Họ quẩn quanh với bếp núc, ngôi nhà, mảnh vườn, cánh đồng, bến sông quê thân thuộc. 
Vượt xa hơn lãnh thổ này, chuyển di vào lãnh địacấm kị, nơi săn bắt của đàn ông, họ bị 
16 NGUYỄN VĂN THUẤN 
nhầm lẫn với con mồi, với con thú bị săn đuổi. Đó là sự nhầm lẫn của gã thợ săn “bắn 
chết một con công đang múa” trong Con thú lớn nhất, cũng là sự nhầm lẫn của Thịnh 
“con” trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh: “Một hôm, Thịnh “con” ở tiểu đoàn 1 
đã liều mò tới đấy và giữa tro tàn của ngôi làng, đã bắn chết một con vượn rất to, phải 
bốn người mới khiêng nổi con thú về chỗ lán của đội trinh sát. Nhưng lạy Chúa tôi, đến 
khi ngã nó ra, cạo sạch được bộ lông thì ôi giời đất ôi, con vật hiện nguyên hình một mụ 
đàn bà béo xệ, da sùi lở nửa xám nửa trắng hếu, cặp mắt trợn ngược. Cả lũ bọn Kiên 
thất kinh, rú lên, ù té, quẳng tiệt nồi niêu dao thớt” [12, tr.9]. Trên bề mặt văn bản, sự 
nhầm lẫn chết người này là do cơ thể đàn bà bị che đậy bởi bề ngoài lông lá sùi lở. Ở bề 
sâu, mà nhiều hình tượng và sự kiện của tiểu thuyết sẽ cho thấy, sự nhầm lẫn này có 
tính tất yếu, bởi chiến tranh làm mờ nhòe mọi ranh giới. 
Không phải ngẫu nhiên mà trong Con thú lớn nhất, Nỗi buồn chiến tranh có sự kiện 
nhân vật nam nhầm lẫn phụ nữ với khỉ/vượn khi đi săn. Trong huyền thoại về đàn bà mà 
Beauvoir đã phân tích (xem [1], [2]), người nam đồng nhất đàn bà với cổ mẫu Đất, 
Nước, Biển và toàn thể Tự nhiên. Đàn bà trở thành cái Khác tuyệt đối và vì thế trở 
thành đối tượng để đàn ông ham muốn, khám phá, chinh phục, sáng tạo và hủy diệt. Bởi 
thế, tâm điểm của tình huống nhầm lẫn giữa người và vượn là thân xác đàn bà béo xệ 
chứ không phải là người đàn bà mảnh mai hoặc là một gã đàn ông sần sùi bụng bự hay 
rắn chắc, cường tráng. Từ vô thức, đàn bà là con mồi của đàn ông. Trong tiếng Việt, 
những từ như săn đuổi, săn đón, săn gái đã được dùng một cách tự nhiên để nói về việc 
người đàn ông tìm kiếm bạn tình như người thợ săn tìm kiếm con mồi. Những từ ấy, 
cũng như từ chinh phục, đã được mọi người đón nhận tích cực với thái độ đồng lõa. Đối 
với đàn ông, săn đuổi, chinh phục phụ nữ là một hoạt động sống tất yếu. Motif săn bắt 
thường gắn bó song đôi với motif săn đuổi, quấy rối và cưỡng chiếm phụ nữ. Nó xuất 
hiện trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp: Bường cưỡng bức Quy (Những 
người thợ xẻ), Đoài quấy rối, sàm sỡ chị dâu (Không có vua), Hạnh cưỡng đoạt bà 
Thiều (Huyền thoại phố phường), người bố cưỡng bức con gái (Tội ác và trừng phạt), 
Tôi cưỡng bức cô gái Mường (Thổ cẩm), Tôi sàm sỡ thiếu phụ tên Hương trên đò (Chút 
thoáng Xuân Hương), tay thanh niên Duệ Đông “dí chim vào đít cái Lược” khi xem 
diễn chèo (Những bài học nông thôn), Chiểu, Phong lừa gạt, cưỡng đoạt nhiều phụ nữ 
(Giọt máu) Motif này là sự thể hiện cụ thể, sống động chủ đề săn bắt và chinh phục tự 
nhiên trong nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp. Tất nhiên, đây là biểu hiện của sự tha 
hóa nam tính, vốn bắt rễ rất sâu từ hoạt động săn bắt của đàn ông. 
Tình huống nhầm lẫn trong tiểu thuyết của Bảo Ninh và truyện của Nguyễn Huy Thiệp 
dẫn ta đến với huyền thoại về giới nữ. Như nhân vật Tú Xương đã ngẫm nghĩ trong 
Thương cả cho đời bạc: “Những con thú mạnh biểu hiện/Những con thú yếu khêu 
gợi”. Như cách nhà văn đã thể hiện sống động trong Huyền thoại phố phường, Con 
gái thủy thần (truyện thứ 3), Quỷ ở với người, Cái chết được che đậy, với đàn bà, trang 
phục nhằm để quyến rũ, khêu gợi, tán dương thân thể; với đàn ông, trang phục phô bày 
địa vị xã hội. Tại sao vợ gã thợ săn lại trang trí bằng thứ mũ lông chim trong khi đón 
đợi chồng khiến y nhầm lẫn vợ mình với một con thú? Rõ ràng, trong hoàn cảnh bất 
thường của chiến tranh (Bảo Ninh) hoặc trong tình trạng hỗn loạn xã hội, khủng hoảng 
MOTIF SĂN BẮT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 17 
đạo đức (Nguyễn Huy Thiệp), cái bề ngoài được che đậy và kiểm soát làm rối nhiễu 
việc nhận thức cái bề trong. Nó cũng phản ánh, cảnh tỉnh thói đời quen đánh giá con 
người qua quần áo nhà xe nên dễ nhầm lẫn (Chút thoáng Xuân Hương, Huyền thoại phố 
phường). Nào ai biết sự “tàn bạo trong chính sự ngây thơ trong trắng” (Những người thợ 
xẻ)? Nào ai hiểu “trên đời có rất nhiều thứ láo khoét được trang sức rực rỡ bề ngoài” 
(Con gái thủy thần)? Như Guy de Mausspassant đã hình tượng hóa qua các cốt truyện 
xoay quanh món đồ nữ trang và, như Bourdieu đã phân tích bằng nhiều lí lẽ, dẫn chứng 
và lập luận, xã hội càng văn minh, con người càng giỏi che đậy [3]. Tướng Thuấn chắc 
chắn mù lòa nếu cô con dâu chủ động khéo léo che mắt ông việc “kinh doanh chó” bằng 
rau thai nhi. Như vở kịch Cái chết được che đậy đã phơi bày, xu hướng xã hội văn minh 
chấp nhận che đậy, chấp nhận ngụy trang khiến người đàn ông bị giảm giá trị tượng 
trưng, nhất là sức mạnh lý trí, tư duy phân tích mà anh ta được chú trọng đào luyện. Cô 
con gái của bà An trong Những người muôn năm cũ đã được Doanh phân tích thấu đáo, 
chính xác nhưng lời của anh ta đã không được lắng nghe. Điều tương tự cũng diễn ra 
đối với những phân tích xã hội và đạo đức sắc sảo, triệt để, tàn nhẫn trắng trợn của Đoài 
(Quỷ ở với người). Nói cách khác, năng lực thợ săn của đàn ông, cái năng lực truy tìm, 
săn đuổi con vật từ các dấu vết do chúng để lại, nghĩa là cái năng lực phân tích thuần lý 
trí được đào luyện xưa nay đang trở nên bị thách thức. Quả thực, sức mạnh lý trí và 
năng lực phân tích, phán đoán dựa vào các dữ kiện thực chứng sẽ chẳng tới đâu nếu 
không được đạo đức dẫn dắt. Cả Hạnh, Doanh và Đoài đều nắm chắc sức mạnh lý trí. 
Chủ nghĩa duy lý tàn nhẫn trắng trợn mà họ yêu chuộng đã thiêu đốt họ. Trong xã hội 
“loạn cờ”, Đoài không đủ nguồn lực nuôi dưỡng ý chí hướng về sự lương thiện, không 
đủ năng lực kiểm soát bản thân, vừa thả cửa cho con lợn bản năng dẫn dắt vừa thả cửa 
cho con quỷ lý tính tung hoành không giới hạn. Như một cái bẫy của số phận đàn ông 
trong tương quan liên thuộc với đàn bà, “con thú lớn nhất” chẳng phải là “con thú lớn 
ba bốn tạ thịt” sống trong rừng mà là con thú được nuôi dưỡng trong thân xác con 
người, trong kỳ vọng mù lòa của gã đàn ông và sự mong đợi ma quỷ của người đàn bà 
(Con thú lớn nhất). Tiếng nói của Nguyễn Huy Thiệp đã gặp gỡ thông điệp của 
Hemingway qua câu chuyện về hạnh phúc ngắn ngủi của nhân vật Francis Macomber. 
Điều đó có nghĩa là, người đàn ông trong khi thể hiện sức mạnh chinh phục, thuần hóa, 
làm chủ tự nhiên, gạt người đàn bà sang bên lề qua hành động săn bắt thì anh ta cũng bị 
tự nhiên phản kháng, lừa mị, khuất phục. Đấy vừa là chiến thắng vừa là thất bại, cũng là 
tính hai mặt tất yếu của thân phận làm người. 
3. KẾT LUẬN 
Trong văn học Việt Nam sau 1975, Nguyễn Huy Thiệp được thừa nhận là “vua truyện 
ngắn”, một nhà văn đẳng cấp quốc tế. Nam giới trong sáng tác của ông kiến tạo và trình 
hiện bản sắc giới qua hoạt động săn bắt động vật và sàm sỡ, cưỡng chiếm phụ nữ. Từ 
motif này, Nguyễn Huy Thiệp đã tương đối hóa, giảm trừ và hủy kiến tạo đối kháng đàn 
ông/đàn bà trong diễn ngôn ý thức hệ tập thể; bổ sung, làm phong phú, đầy đặn mối 
quan hệ liên thuộc bí ẩn giữa đàn ông và đàn bà. Có thể nói, thông qua motif săn bắt, 
Nguyễn Huy Thiệp đã trình hiện thật đặc sắc chủ đề giới phái, giới tính gắn với bối 
cảnh sinh thái, hành trình trải nghiệm và lựa chọn luân lý của con người hiện đại. 
18 NGUYỄN VĂN THUẤN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Beauvoir S. (1996a). Giới nữ, tập 1, Nguyễn Trọng Định và Đoàn Ngọc Thanh dịch, 
NXB Phụ nữ, Hà Nội. 
[2] Beauvoir S. (1996b). Giới nữ, tập 2, Nguyễn Trọng Định và Đoàn Ngọc Thanh dịch, 
NXB Phụ nữ, Hà Nội. 
[3] Bourdieu P. (2017). Sự thống trị của nam giới, Lê Hồng Sâm dịch, NXB Tri thức. 
[4] Dournes J. (2018). Rừng, đàn bà, điên loạn, Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu, NXB 
Tri thức, Hà Nội. 
[5] Chevalier J. Gheerbrant A. (1997). Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Phạm Vĩnh 
Cư, Nguyễn Xuân Giao, Lưu Huy Khánh, Nguyên Ngọc, Vũ Đình Phòng, Nguyễn 
Văn Vỹ dịch, Trường viết văn Nguyễn Du, NXB Đà Nẵng. 
[6] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên, 2004). Từ điển thuật 
ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[7] Nguyễn Thái Hòa (2005), Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học, NXB Giáo dục, 
Hà Nội. 
[8] Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (2004), Từ điển văn 
học (Bộ mới), NXB Thế giới, Hà Nội. 
[9] Morin E. (2015). Phương pháp (5) Nhân loại bàn về nhân loại - Bản sắc nhân loại, 
Chu Tiến Ánh dịch, Phạm Khiêm Ích biên tập và giới thiệu, NXB Tri thức, Hà Nội. 
[10] Morris D. (2011). Vườn thú người, Vương Ngân Hà dịch, NXB Dân trí, Hà Nội. 
[11] Nhiều tác giả (2001). Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Xuân Nguyên sưu tầm, biên 
soạn, NXB Văn học, Hà Nội. 
[12] Bảo Ninh (2006). Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội. 
[13] Strauss C.L. (2009). Nhiệt đới buồn, Ngô Bình Lâm dịch, Nguyên Ngọc hiệu đính, 
NXB Tri thức, Hà Nội. 
[14] Nguyễn Huy Thiệp (2003). Tuyển tập Kịch, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 
[15] Nguyễn Huy Thiệp (2004). Truyện ngắn (tái bản), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 
[16] Nguyễn Văn Thuấn (2018). Giáo trình Lý thuyết liên văn bản, NXB Đại học Huế, 
Huế. 
[17] Nguyễn Văn Thuấn (2020). Du hành giữa các văn bản - Nguyễn Huy Thiệp và xã hội 
Việt Nam sau 1975, NXB Đại học Huế. 
[18] Nguyễn Thị Tịnh Thy (2017). Rừng khô, suối cạn, biển độc và văn chương, NXB 
Khoa học xã hội, Hà Nội. 
Title: THE HUNTING MOTIF IN SHORT STORIES BY NGUYEN HUY THIEP 
Abtract: Among authors of post-1975 Vietnamese literature, Nguyen Huy Thiep is considered 
as “the King of short stories”. This paper analyzes the hunting motif in his works. Hunting is 
both plot and theme motif and it might unveil ideology as well as holding the role of a 
formalistic contribution. Owing to this motif, the relationship between man and animal, man and 
woman, strong and weak, glory and humiliation, nature and culture, good and evil, to name a 
few, have been unpacked in a special way. 
Keywords: Nguyen Huy Thiep, the hunting motif, gender, nature, culture, moral choice. 

File đính kèm:

  • pdfmotif_san_bat_trong_truyen_ngan_cua_nguyen_huy_thiep.pdf