Một số trao đổi về vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học

Sơ đồ tư duy được xem là một trong những phương pháp dạy học hết sức hữu hiệu

hình thành từ các “hình ảnh liên kết”, hiện đang được ngành giáo dục khuyến khích đưa vào

giảng dạy và học tập để phát huy khả năng sáng tạo ra các ý tưởng mới, tăng sự tự tin và kỹ

năng giao tiếp của người học. Bài viết này cung cấp một số lý luận cơ bản liên quan đến sơ

đồ tư duy và đề xuất một số lưu ý trong việc vận dụng sơ đồ tư duy vào quá trình dạy học.

Đồng thời chia sẻ cá nhân về việc vận dụng công cụ sơ đồ tư duy vào học phần kế toán tài

chính

Một số trao đổi về vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học trang 1

Trang 1

Một số trao đổi về vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học trang 2

Trang 2

Một số trao đổi về vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học trang 3

Trang 3

Một số trao đổi về vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học trang 4

Trang 4

Một số trao đổi về vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học trang 5

Trang 5

Một số trao đổi về vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học trang 6

Trang 6

Một số trao đổi về vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 8500
Bạn đang xem tài liệu "Một số trao đổi về vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số trao đổi về vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học

Một số trao đổi về vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học
 MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG QUÁ TRÌNH 
 DẠY HỌC 
Tác giả: ThS. Ngô Thị Thương Huyền 
Đơn vị công tác: Khoa Kế toán – Phân tích, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An 
Tóm tắt: Sơ đồ tư duy được xem là một trong những phương pháp dạy học hết sức hữu hiệu 
hình thành từ các “hình ảnh liên kết”, hiện đang được ngành giáo dục khuyến khích đưa vào 
giảng dạy và học tập để phát huy khả năng sáng tạo ra các ý tưởng mới, tăng sự tự tin và kỹ 
năng giao tiếp của người học. Bài viết này cung cấp một số lý luận cơ bản liên quan đến sơ 
đồ tư duy và đề xuất một số lưu ý trong việc vận dụng sơ đồ tư duy vào quá trình dạy học. 
Đồng thời chia sẻ cá nhân về việc vận dụng công cụ sơ đồ tư duy vào học phần kế toán tài 
chính. 
Từ khóa: Sơ đồ tư duy, dạy học, quá trình dạy học, giảng viên 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Phương pháp dạy học tích cực yêu cầu sinh viên cần tự học, tự nghiên cứu bằng 
cách tiếp cận các nguồn tài liệu đa dạng như: sách, tạp chí, báo, các kỷ yếu, internet 
. Với “biển thông tin” như thế để học được hiệu quả cần phải có 1 phương pháp 
giúp hệ thống lại những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện 
mối liên hệ giữa các kiến thức, sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: 
ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạoMột 
trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Sơ đồ Tư 
duy. Bài viết này, xin giới thiệu công cụ sơ đồ tư duy do Tony Buzan đề xuất, được 
mệnh danh là “công cụ vạn năng cho bộ não” hiện đang được ngành giáo dục khuyến 
khích đưa vào thực hiện trong giảng dạy và học tập. Đồng thời chia sẻ bản thân với 
việc vận dụng sơ đồ tư duy vào học phần kế toán tài chính - môn học ở phần kiến thức 
chuyên môn chuyên ngành khối kinh tế. 
II. NỘI DUNG 
1. Xuất xứ của sơ đồ tư duy 
 Tony Buzan sinh năm 1942 tại Luân Đôn, là cha đẻ của sơ đồ tư duy, ông đã 
miêu tả sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở 
rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa sơ đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm. 
Từ đó sẽ phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với 
 54 
các ý trung tâm. Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, sơ đồ tư duy sẽ 
thúc đẩy tư duy con người khiến não bộ hoạt động và phát huy khả năng sáng tạo. 
 Ngay từ khi ra đời, sơ đồ tư duy đã thu hút được sự quan tâm của các tập đoàn, 
đơn vị trường học trên khắp thế giới tiếp nhận thành chương trình chính thức, với hơn 
250 triệu người áp dụng. 
 Sơ đồ tư duy là gì? 
2. Khái niệm sơ đồ tư duy 
 Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, 
hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng 
đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây 
là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như sơ đồ địa lí, có thể vẽ thêm 
hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các 
cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó 
dưới dạng sơ đồ tư duy theo một cách riêng. Do đó, việc lập sơ đồ tư duy phát huy 
được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. 
 Đây là 1 hình thức phát huy khả năng sáng tạo của cá nhân hay nhóm về một 
chủ đề. Gồm 2 loại: Sơ đồ tư duy bằng tay thể hiện trên giấy, trên bản trong, trên bảng 
và bằng phần mềm thực hiện trên máy tính. 
 55 
 Cấu tạo của sơ đồ tư duygồm có: 
 • Chủ đề chính 
 • Nhánh con 
 • Từ khoá 
 • Hình ảnh gợi nhớ 
 • Liên kết 
 • Màu sắc, kích cỡ 
3. Lý do nên sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học 
 Theo nghiên cứu của các nhà khoa học việc áp dụng phương pháp giảng dạy 
truyền thống mới chỉ huy động 10% khả năng của bộ não và đa phần là não trái – tư 
duy logics. Khi học giảng viên làm việc là chủ yếu, kiến thức truyền tải mang tính 1 
chiều, thường nhận được ít phản hồi của sinh viên trong lớp, dường như sinh viên 
thiếu hứng thú, tư tưởng không tập trung, và buồn ngủ dẫn đến quá trình học chưa hiệu 
quả. Làm thế nào để có thể sử dụng tối đa công suất của bộ não? Đầu tiên phải hiểu bộ 
não của chúng ta được chia thành 2 bán cầu: bán cầu não trái – tư duy logic, bán cầu 
não phải – tưởng tương và hình ảnh. Muốn bắt bộ não hoạt động tối đa rất đơn giản là 
phát huy não phải – tưởng tượng và phân tích thông tin thông qua hình ảnh. Đó chính 
là lý do vì sao “Sơ đồ tư duy” ra đời. 
4. Quy trình tổ chức thực hiện sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học 
 Trong phạm vi bài viết này chỉ giới hạn về quy trình tổ chức thực hiện sơ đồ tư 
duy bằng tay, đây là một trong những công cụ góp phần gia tăng khả năng giao tiếp và 
hoạt động nhóm của sinh viên trong quá trình học tập của mình. 
 Quy trình được thực hiện qua 7 bước sau: 
Bước 1: Bắt đầu từ TRUNG TÂM của một tờ giấy trắng và kéo sang một bên. Tại sao? 
Bởi vì bắt đầu từ trung tâm cho bộ não, sự tự do để trải rộng một cách chủ động và để 
thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn. 
Bước 2: Dùng một HÌNH ẢNH hay BỨC TRANH cho ý tưởng trung tâm. Tại sao? 
Do một hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng 
của mình. 
Bước 3: Luôn sử dụng MÀU SẮC. Tại sao? Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích 
thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho sơ đồ tư duy những rung động cộng 
 56 
hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng thật 
vui mắt. 
Bước 4: Nối các NHÁNH CHÍNH tới HÌNH ẢNH trung tâm, và nối các nhánh cấp 
hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai, v.v... Tại sao? Bởi vì, như ta đã biết, bộ não 
làm việc bằng sự liên tưởng. Nếu ta nối các nhánh lại với nhau, sẽ hiểu và nhớ nhiều 
thứ dễ dàng hơn rất nhiều. 
Bước 5: Vẽ nhiều nhánh CONG hơn đường thẳng. Tại sao?Vì chẳng có gì mang lại sự 
buồn tẻ cho não hơn các đường thẳng. Giống như các nhánh cây, các đường cong có tổ 
chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều. 
Bước 6: Sử dụng MỘT TỪ KHÓA TRONG MỖI DÒNG. Bởi, các từ khóa mang lại 
cho Sơ đồ tư duy của ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi 
hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liên 
kết của nó diện mạo đặc biệt. 
Bước 7: Dùng những HÌNH ẢNH xuyên suốt. Bởi vì giống như hình ảnh trung tâm, 
mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu ta chỉ có mười hình ảnh 
trong sơ đồ tư duy của mình thì nó đã ngang bằng với mười nghìn từ của những lời 
chú thích. 
5. Một số trường hợp vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học 
Việc lập sơ đồ tư duy phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. Vậy giảng 
viên và sinh viên nên sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động nào của quá trình dạy học? 
 • Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề; 
 • Trình bày tổng quan một chủ đề; 
 • Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng; 
 • Thu thập, sắp xếp các ý tưởng; 
 Nhìn chung, giảng viên có thể áp dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến 
thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hoá kiến thức sau mỗi 
chương, mỗi kỳ. Trong một số trường hợp, giảng viên có thể vận dụng kỹ thuật này 
trong việc giao nhiệm vụ về nhà, hay những buổi thảo luận cho sinh viên để có thể làm 
tăng khả năng làm việc nhóm cũng như tinh thần làm việc đồng đội. 
6. Lợi thế và bất lợi khi áp dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học 
6.1. Lợi thế khi áp dụng sơ đồ tư duy 
 57 
 So với các cách thức ghi chép truyền thống, thì sơ đồ tư duy có những điểm 
vượt trội như sau: 
− Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng. 
− Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm 
vị trí càng gần với ý chính. 
− Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác. 
− Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn. 
− Nội dung muốn bổ sung, phát triển dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào sơ đồ. 
− Mỗi sơ đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ. 
− Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ 
tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt 
cho việc ghi nhớ. 
6.2. Bất lợi khi áp dụng sơ đồ tư duy 
 Bên cạnh những lợi thế kể trên, việc áp dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy 
học cũng gặp những bất lợi nhất định: 
 Đối với những người rất logic thì việc vận dụng sơ đồ tư duy sẽ gặp khó khăn. 
Vì họ khó tin vào mặt trực quan của họ khi logic đang suy nghĩ là không khả thi. 
Trong khi đó sơ đồ tư duy khuyến khích bạn để dòng chảy ý tưởng tự do. Bạn thậm 
chí cần phải để trực giác của bạn làm việc. 
 Để có thể hiểu đầy đủ ý nghĩa sự đóng góp tích cực của sơ đồ tư duy là rất quan 
trọng. Bạn phải biết rằng sơ đồ tư duy cung cấp một thông tin và cấu trúc tự giải thích 
có thể được hiểu rõ nhất bởi người hoặc những người tham gia tạo ra nó. Vì vậy, có 
thể có một chút khó khăn cho những người khác không chứng kiến hiệu quả hoàn toàn 
với sơ đồ tư duy. 
 Việc sử dụng bất kỳ kỹ thuật dạy học nào cũng có những lợi thế và bất lợi 
riêng, do đó đòi hỏi giảng viên cần phải sử dụng các kỹ thuật dạy học một cách linh 
hoạt để có thể khơi dậy được sự hứng thú của sinh viên trong quá trình học tập, nhằm 
đảm bảo buổi học đạt hiệu quả cao 
7. Một số lưu ý khi áp dụng sơ đồ tư duy 
 58 
 Với phương pháp giáo dục hiện đại, việc sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống công 
việc và thậm chí là cả các hoạt động trong cuộc sống đều rất hiệu quả. 
Dưới đây là những lưu ý thú vị khi sử dụng sơ đồ tư duy: 
- Sử dụng một đến hai màu sắc trong sơ đồ tư duy để tiết kiệm thời gian. 
- Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại, cuốn 
hút. 
- Sử dụng nhiều từ khoá riêng lẻ để khơi gợi những ý tưởng mới 
- Chỉ nên viết 1 đến 2 từ khoá ở mỗi nhánh đề khi đọc lại, não của bạn có thể kết nối 
thông tin và năng lực gợi nhớ. 
- Nên sử dụng ký hiệu hoặc từ khóa để viết lên sơ đồ thay vì diễn giải bằng câu chữ. 
Não của bạn sẽ mất hết hứng thú khi tiếp nhận một thông tin hoàn chỉnh. 
- Nên thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy khi làm việc nhóm. Việc cả người quản lý, 
người nhân viên đều sử dụng sơ đồ tư duy mô phỏng công việc thực hiện đối với từng 
vị trí sẽ giúp việc triển khai, quản lý và giám sát thực hiện công việc được tốt hơn. 
Khi sử dụng sơ đồ tư duy sẽ phát huy sự hứng thú, chủ động, sáng tạo, rèn luyện tư 
duy logic ở sinh viên. Nhờ vậy bài giảng của giảng viên chắc chắn sẽ hiệu quả hơn. 
Tuy nhiên, giảng viên cần biết tiết chế đủ liều lượng, chừng mực không quá lạm dụng. 
Việc lạm dụng vẽ sơ đồ tư duy sẽ có tác dụng ngược làm cho lớp học nhàm chán, thiếu 
hứng khởi cho sinh viên mà phải dùng đúng cách, đúng liều lượng và đúng thời điểm. 
Có như vậy sơ đồ tư duy mới thực sự là một công cụ, một phương pháp dạy học hiệu 
quả. 
8. Vận dụng sơ đồ tư duy vào tiết giảng: “ Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi” 
 Giảng viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 9-10 sinh viên. Mỗi nhóm cử 1 
bạn nhóm trưởng và đề nghị đặt tên của nhóm. Sau đó đề nghị các nhóm đọc giáo trình 
kế toán tài chính 1 trang 51 đến 56. Sau đó trả lời các câu hỏi sau: 
 - Khái niệm dự phòng nợ phải thu khó đòi 
 - Nguyên tắc kế toán 
 - Phương pháp hạch toán 
 Các nhóm thảo luận sau đó đưa ra ý kiến của mình và thảo luận. Giảng viên 
nhận xét và đánh giá bài thảo luận của nhóm 
 59 
III. KẾT LUẬN 
 Phương pháp dạy học tích cực là vô cùng quan trọng đối với sinh viên trong 
giáo dục đại học. Nó giúp sinh viên tự học tự nghiên cứu lĩnh hội kiến thức. Công cụ 
dạy học nào cũng có lợi thế và bất lợi riêng. Do đó giảng viên cần phải lựa chọn các 
công cụ dạy học phù hợp với nội dung tiết giảng, đối tượng người học. Việc sử dụng 
sơ đồ tư duy không chỉ giúp sinh viên trong học tập, trong ghi chép bài, làm việc 
nhóm, tự học, đọc tài liệumột cách hiệu qủa mà còn có ý nghĩa rất nhiều trong cuộc 
sống hằng ngày. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Tony Buzan, Sơ đồ tư duytrong công việc , NXB Lao động – Xã hội, 2007. 
 2. Arjen , Benefit From The Mind Mapping Concept In 3 Minutes, 
 https://mindmapsunleashed.com/ 
 3. Nguyễn Thanh Xuân, Sơ đồ tư duy– phương pháp dạy và học hiệu quả, Tạp chí 
 Giáo dục 2016 
 4. Lê thị tú oanh, Tính hữu ích của việc ứng dụng sơ đồ tư duyđối với sinh viên kế 
 toán tại trường đại học lao động xã hội , Tạp chí kinh tế phát triển năm 2017 
 5. Hoàng Long Trọng, Sử dụng sơ đồ tư duycó hiệu quả, 
 https://www.giaoduc.edu.vn 
 60 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_trao_doi_ve_van_dung_so_do_tu_duy_trong_qua_trinh_day.pdf