Một số dự án nghiên cứu về đánh giá nguy cơ sức khỏe được triển khai bởi trường Đại học Y tế công cộng

Chúng tôi giới thiệu ba dự án nghiên cứu đánh giá nguy cơ sức khỏe (ĐGNCSK) hiện đang được triển khai

tại Đại học Y tế công cộng năm 2013. Hai dự án đầu tiên “PigRISK Giảm thiểu nguy cơ bệnh tật và cải

thiện an toàn thực phẩm của chuỗi giá trị chăn nuôi lợn quy mô nông hộ tại Việt Nam” và “FOOD-RISK

Tăng cường năng lực về áp dụng đánh giá nguy cơ để quản lý an toàn thực phẩm trong sự tương tác sản

xuất thực phẩm – môi trường – sức khỏe ở Việt Nam” tập trung đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm về

thịt lợn, rau và cá bằng cách sử dụng phương pháp đánh giá nguy cơ vi sinh vật. Ngoài ra, PigRISK đánh

giá nguy cơ sức khỏe liên quan đến hóa chất độc hại trong thịt lợn cũng sẽ được thực hiện. Nghiên cứu

thứ 3 đánh giá nguy cơ phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng dioxin sân bay Đà Nẵng và

sân bay Biên Hòa áp dụng cách tiếp cận (ĐGNCSK). Các dự án này được hỗ trợ bởi chương trình CRP4

của Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI), Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam và Chính phủ Úc thông

qua chương trình học bổng ADS

Một số dự án nghiên cứu về đánh giá nguy cơ sức khỏe được triển khai bởi trường Đại học Y tế công cộng trang 1

Trang 1

Một số dự án nghiên cứu về đánh giá nguy cơ sức khỏe được triển khai bởi trường Đại học Y tế công cộng trang 2

Trang 2

Một số dự án nghiên cứu về đánh giá nguy cơ sức khỏe được triển khai bởi trường Đại học Y tế công cộng trang 3

Trang 3

Một số dự án nghiên cứu về đánh giá nguy cơ sức khỏe được triển khai bởi trường Đại học Y tế công cộng trang 4

Trang 4

Một số dự án nghiên cứu về đánh giá nguy cơ sức khỏe được triển khai bởi trường Đại học Y tế công cộng trang 5

Trang 5

Một số dự án nghiên cứu về đánh giá nguy cơ sức khỏe được triển khai bởi trường Đại học Y tế công cộng trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 7160
Bạn đang xem tài liệu "Một số dự án nghiên cứu về đánh giá nguy cơ sức khỏe được triển khai bởi trường Đại học Y tế công cộng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số dự án nghiên cứu về đánh giá nguy cơ sức khỏe được triển khai bởi trường Đại học Y tế công cộng

Một số dự án nghiên cứu về đánh giá nguy cơ sức khỏe được triển khai bởi trường Đại học Y tế công cộng
94 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 4 (140)
TÓM TẮT
Chúng tôi giới thiệu ba dự án nghiên cứu đánh giá nguy cơ sức khỏe (ĐGNCSK) hiện đang được triển khai
tại Đại học Y tế công cộng năm 2013. Hai dự án đầu tiên “PigRISK Giảm thiểu nguy cơ bệnh tật và cải
thiện an toàn thực phẩm của chuỗi giá trị chăn nuôi lợn quy mô nông hộ tại Việt Nam” và “FOOD-RISK
Tăng cường năng lực về áp dụng đánh giá nguy cơ để quản lý an toàn thực phẩm trong sự tương tác sản
xuất thực phẩm – môi trường – sức khỏe ở Việt Nam” tập trung đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm về
thịt lợn, rau và cá bằng cách sử dụng phương pháp đánh giá nguy cơ vi sinh vật. Ngoài ra, PigRISK đánh
giá nguy cơ sức khỏe liên quan đến hóa chất độc hại trong thịt lợn cũng sẽ được thực hiện. Nghiên cứu
thứ 3 đánh giá nguy cơ phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng dioxin sân bay Đà Nẵng và
sân bay Biên Hòa áp dụng cách tiếp cận (ĐGNCSK). Các dự án này được hỗ trợ bởi chương trình CRP4
của Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI), Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam và Chính phủ Úc thông
qua chương trình học bổng ADS.
Từ khóa: Đánh giá nguy cơ, nghiên cứu, an toàn thực phẩm, Đại học Y tế công cộng
I. PigRISK: Giảm thiểu nguy cơ bệnh tật và
cải thiện an toàn thực phẩm của chuỗi giá trị
chăn nuôi lợn quy mô nông hộ tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, thịt lợn chiếm 75% sản lượng
thịt tiêu dùng. Sản xuất thịt lợn cung cấp nguồn
thu nhập ổn định cho các hộ nông dân nhỏ, vốn
chiếm 84% nguồn cung cấp cho thị trường thịt
lợn. Tuy nhiên, thực trạng thịt lợn chứa nhiều
vi khuẩn gây bệnh và các hóa chất độc hại đã
làm người tiêu dùng và các nhà hoạch định
chính sách lo ngại. Thực tế này đặt ra thách thức
trong việc tìm kiếm những giải pháp nhằm đảm
bảo an toàn thực phẩm và kiểm soát các bệnh ở
động vật.
Các chuỗi giá trị chăn nuôi lợn qui mô ở Việt
Nam dễ bị ảnh hưởng bởi những sự cố trong an
toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nghiên cứu của
IRLI (Viện nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế) và
các đối tác đã chứng minh rằng nếu có những
phương pháp quản lý nguy cơ thích hợp được
phát triển và ứng dụng thì chuỗi giá trị này
không những có thể hoạt động hiệu quả mà còn
có thể cung cấp thịt lợn sạch.
Mục tiêu chung của dự án là cải thiện sinh
kế của người dân ở nông thôn và thành thị tại
Việt Nam bằng các cơ hội cải thiện và tăng thu
nhập từ chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thông qua
kết quả của giảm thiểu rủi ro liên quan tới các
bệnh truyền qua thịt lợn.
Mục tiêu cụ thể là:
1. Đánh giá tác động của các bệnh lây truyền
qua thịt lợn lên sức khỏe con người và xác định
các điểm trọng yếu/cơ hội để quản lý nguy cơ.
. Phát triển và thử nghiệm dựa trên các sáng
kiến nhằm cải thiện quản lý nguy cơ sức khỏe
con người và động vật trong chuỗi giá trị chăn
nuôi lợn quy mô nông hộ.
3. Nâng cao năng lực đánh giá và quản lý
nguy cơ một cách bền vững của chuỗi giá trị
chăn nuôi lợn quy mô nông hộ dựa trên bằng
chứng về sự cam kết của các bên liên quan.
MỘT SỐ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHỎE ĐƯỢC
TRIỂN KHAI BỞI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
Nguyễn Việt Hùng1,2, Trần Thị Tuyết Hạnh3,4
1Trung tâm nghiên cứu Y tế công cộng và Sinh thái, Trường Đại học Y tế công cộng
2SwissTPH, ILRI, Sandec/Eawag
3Bộ môn Sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y tế công cộng
4Hôị Y tê ́công côṇg Viêṭ Nam
95Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 4 (140)
Kết quả mong đợi
1. Dự án tập trung vào phân tích nguy cơ
định tính những tác động của những nguy cơ về
sức khỏe con người và động vật trên chuỗi giá
trị chăn nuôi lợn qui mô nhỏ và xác định ở đâu
và làm cách nào để quản lý tốt những nguy cơ
này.
. Thông qua việc tham gia vào dự án và
những kết quả thu được chúng tôi mong đợi sự
thay đổi trong nhận thức và thái độ cũng như
thói quen của các nhà hoạch định chính sách và
những đối tác liên quan. Những thay đổi này sẽ
mang lại những lợi ích trực tiếp cho người chăn
nuôi, những thành tố trong chuỗi giá trị và
người tiêu dùng.
3. Ngoài ra, việc xây dựng năng lực cho cán
bộ và sinh viên của Đại học y tế công cộng và
Đại học Nông Nghiệp Hà Nội trong việc ra
quyết định và áp dụng phương pháp đánh giá
định lượng cơ vi sinh vật trong thực phẩm và
đánh giá nguy cơ sức khỏe liên quan đến hóa
chất trong thịt lợn. Những khóa học ngắn về
phân tích rủi ro cũng sẽ được pháp triển và tổ
chức cho đối tượng là những chuyên gia về an
toàn thực phẩm và thú y.
Dự án nghiên cứu được tài trợ bởi Trung tâm
Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia
(Australian Centre for International Agricultural
Research – ACIAR) thông qua ILRI. Đối tác
thực hiện là Trung tâm nghiên cứu Y tế công
cộng và Sinh thái, Trường Đại học Y tế công
cộng và Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Dự án đang được triển khai trong 5 năm từ
tháng 6/01 đến tháng 5/017 tại Hưng Yên
và Nghệ An.
Để biết thêm thông tin, xin mời bạn đọc
tham khảo:  
II. FOOD-RISK: Tăng cường năng lực về
áp dụng đánh giá nguy cơ để quản lý an toàn
thực phẩm trong sự tương tác sản xuất thực
phẩm – môi trường – sức khỏe ở Việt Nam.
Trong vài thập kỉ qua, những tiến bộ trong
nông nghiệp tại Việt Nam đã đóng góp khoảng
70% vào thu nhập của người dân, đồng thời
nâng cao giá trị dinh dưỡng của thực phẩm tiêu
thụ nội địa cũng như xuất khẩu. Dân số phát
triển nhanh, thu nhập của người dân tăng cao,
và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng thúc đẩy nhu
cầu về tiêu thụ thực phẩm. Điều này làm gia
tăng thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, một
mặt làm lợi cho xã hội nhưng mặt khác làm ảnh
hưởng xấu sức khỏe con người và môi trường
sinh thái, trong đó nảy sinh các vấn đề về các
bệnh do ngộ độc thực phẩm. Các loại ngộ độc
thực phẩm có hại rất lớn đến sức khỏe và đời
sống của người dân, là một trong những mối
quan tâm lớn của người tiêu dùng, nhà sản xuất
và các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên,
việc quản lý an toàn thực phẩm đang là thách
thức đối với toàn xã hội do tính phức tạp đòi
hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan. Thêm
vào đó, việc sử dụng phương pháp tiếp cận
ma ... chứng tỏ
đánh giá nguy cơ có thể áp dụng trong các
trường hợp cụ thể là hết sức quan trọng nhằm
giúp các cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng
phương pháp này trong việc đưa ra chính sách
liên quan quản lý an toàn thực phẩm. Tăng
cường năng lực về áp dụng đánh giá nguy cơ
để quản lý an toàn thực phẩm trong sự tương
tác sản xuất thực phẩm – môi trường – sức khỏe
ở Việt Nam là một dự án nhằm thúc đẩy việc
thực hành đánh giá nguy cơ và tăng cường
tương tác giữa những người làm chuyên môn 
96 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 4 (140)
về đánh giá nguy cơ và các nhà quản lý nguy
cơ.
Mục tiêu 
Dự án nhằm sử dụng phương pháp đánh giá
nguy cơ sức khỏe liên quan đến thực phẩm
trong quan hệ tương tác giữa việc sản xuất thực
phẩm- môi trường và sức khỏe. Dự án hướng
tới một số trường hợp nghiên cứu cụ thể trong
đó sử dụng phương pháp đánh giá nguy cơ làm
công cụ trong việc ra quyết định trong các vấn
đề về an toàn thực phẩm ở các chợ và thị trường
không chính thức ở Việt Nam. Các trường hợp
nghiên cứu cụ thể này sẽ được thông báo với
hai Bộ chủ chốt trong việc đưa ra chính sách
liên quan đến an toàn thực phẩm là Bộ Y tế và
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. 
Các mục tiêu cụ thể bao gồm:
1. Đánh giá nguy cơ sức khỏe liên quan đến
việc sự dụng nước thải, phân người và phân
động vật để tưới rau.
. Đánh giá nguy cơ sức khỏe liên quan đến
việc sử dụng hóa chất trong thực phẩm (các chất
kích thích tăng trưởng và dư lượng kháng sinh
cao).
3. Hợp tác với các bên liên quan nhằm phổ
biến kết quả nghiên cứu và vận động việc sử
dụng phương pháp đánh giá nguy cơ trong quản
lý an toàn thực phẩm. 
Hoạt động
1) Lựa chọn địa điểm nghiên cứu
Do một số đặc điểm riêng về sản xuất thực
phẩm, môi trường và nguy cơ sức khỏe, hai tỉnh
Hà Nam và Hưng Yên được lựa chọn là địa
điểm nghiên cứu.
) Đánh giá nguy cơ sức khỏe liên quan đến
việc tiêu thụ rau sống có nước thải, phân người
và phân động vật trong quá trình trồng trọt
Chúng tôi sẽ phân tích hệ thống canh tác rau
nhằm để cái nhìn cụ thể về việc sử dụng nước
thải, phân người và phân động vật trong tưới
tiêu. Việc phân tích này sẽ giúp xác định nhiễm
độc ở rau xảy ra ở công đoạn nào, từ sản xuất,
vận chuyển đến tiêu thụ. Dựa trên những thông
tin thu được, những mẫu rau sống và nước lấy
được từ các trang trại trồng rau, các chợ, các hộ
gia đình và các nhà hàng sẽ được thu thập và
phân tích xác định mức độ nhiễm khuẩn vi sinh
vật (chủ yếu là vi khuẩn và kí sinh trùng). Thêm
vào đó, việc điều tra về hành vi tiêu thụ của
người dân (cách thức rửa rau và việc lựa chọn
các loại rau sống) cũng được thực hiện. Số liệu
này sẽ được sử dụng để phân loại định lượng
các nguy cơ sức khỏe liên quan đến việc tiêu
thụ rau sống bị nhiễm độc nước thải và phân. 
3) Đánh giá nguy cơ sức khỏe liên quan đến
đến việc sử dụng hóa chất trong thực phẩm (các
chất kích thích tăng trưởng và dư lượng kháng
sinh cao)
Việc sử dụng các loại chất kích thích tăng
trưởng và kháng sinh trong nông nghiệp, đặc
biệt là trong chăn nuôi có ảnh hưởng như thế
nào đến sức khỏe và môi trường. Việc phân tích
hệ thống sản xuất chăn nuôi sẽ đưa ra mức độ
lạm dụng chất kích thích tăng trưởng và kháng
sinh. Các kết quả phân tích sẽ xác định được
chất kích thích và kháng sinh nào sẽ là đối
tượng nghiên cứu đánh giá nguy cơ. Các mẫu
môi trường (từ các trang trại và nguồn nước),
thịt ( thịt lợn từ lò mổ và các chợ) và người (từ
bệnh viện) sẽ được thu thập. Bên cạnh đó, điều
tra về thói quen tiêu thụ rau của người dân (cách
thức rửa rau và việc lựa chọn các loại rau sống)
sẽ cho số liệu về loại hóa chất thường dùng
trong rau sống. Số liệu thu được sẽ cho kết quả
về phân loại nguy cơ sức khỏe và tìm hiểu cách
thức nhiễm độc cũng như tích lũy sinh học của
các yếu tố nguy cơ trong chuỗi thực phẩm trong
việc quản lý an toàn thực phẩm.
4) Hợp tác với các bên liên quan, phổ biến
kết quả nghiên cứu và vận động việc quản lý an
toàn thực phẩm sử dụng phương pháp đánh giá
rủi ro
Kết quả của hai nghiên cứu này là hai trường
hợp nghiên cứu- bằng chứng khoa học của việc
sử dụng hiệu quả phương pháp đánh giá nguy
cơ trong quản lý an toàn thực phẩm. Đội ngũ
cán bộ đa ngành ở cấp tỉnh và Bộ (Bộ Y tế và
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) sẽ
tham dự một hội thảo tổng kết nhằm trao đổi
kinh nghiêm. Song song với quá trình thực hiện
dự án, nhóm nghiên cứu sẽ thường xuyên trao
đổi về tiến độ và thảo luận về nhu cầu quản lý
an toàn thực phẩm. 
97Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 4 (140)
Kết quả mong đợi:
1) Báo cáo tổng kết hai trường hợp nghiên
cứu của phương pháp đánh giá nguy cơ. Các ấn
phẩm kèm theo
) Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ
của Trung tâm Nghiên cứu Y tế Công cộng và
Sinh thái về phương pháp đánh giá nguy cơ đối
với vấn đề an toàn thực phẩm
3) Tiến hành đào tạo sinh viên sau đại học
về đánh giá nguy cơ
4) Tổ chức hội thảo tổng kết
5) Thông báo tới các nhà hoạch định chính
sách (sức khỏe con người và động vật) cũng
như vận động sử dụng phương pháp đánh giá
nguy cơ trong quản lý an toàn thực phẩm
6) Phát triển bộ hướng dẫn đánh giá nguy cơ
trong rau và thịt
Hợp tác
Đại học Y tế công cộng sẽ hợp tác với Viện
Nghiên cứu Y tế công cộng Thụy Sỹ, Viện
Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) cũng như
các Trung tâm Y tế dự phòng, Chi cục thú y ở
tỉnh Hà Nam và Hưng Yên, Cục An toàn thực
phẩm, Bộ Y tế và Cục quản lý chất lượng nông
lâm sản, thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
III. DIOXIN RISK: “Đánh giá nguy cơ
phơi nhiễm dioxin và tính bền vững của
chương trình can thiệp Y tế công cộng tại
điểm nóng dioxin Biên Hòa và Đà Nẵng, Việt
Nam”
Dioxin là một tạp chất tồn tại trong chất Da
cam (viết tắt là AO – Agent Orange) và các chất
diệt cỏ khác do quân đội Mỹ sử dụng trong
chiến tranh Việt Nam. Trong giai đoạn từ 196
đến 1971, ước tính quân đội Mỹ và đồng minh
đã phun rải một lượng khoảng 76,9 triệu lít chất
diệt cỏ trong chiến dịch Ranch Hand, trong đó
chứa khoảng 366 kg dioxin lên miền Nam Việt
Nam (nay là miền Trung và miền Nam Việt
Nam). AO chiếm phần lớn trong tổng số chất
diệt cỏ đã được phun rải [1]. Tổng cộng có
khoảng 1,5 triệu héc ta rừng đã bị phun rải và
hiện đã xác định được 8 điểm nóng ô nhiễm
dioxin tại Việt Nam. Hai điểm nóng nhất là sân
bay Biên Hòa và sân bay Đà Nẵng. Những sân
bay này đóng vai trò là nơi tập kết các thùng
chứa chất da cam và các chất diệt cỏ khác trong
chiến dịch Ranch Hand. Một số nghiên cứu gần
đây cho thấy nồng độ dioxin, đặc biệt là ,3,7,8-
Tetrachlorodibenzo-p-dioxin (,3,7,8-TCDD),
là chất độc nhất từ trước đến nay do con người
tạo ra, trong đất, bùn, một số loại thực phẩm,
và trong mẫu máu, sữa của người dân sống ở
lân cận sân bay Biên Hòa và Đà Nẵng hiện vẫn
còn rất cao [-5]. [-5]. Người dân sống ở các
điểm nóng dioxin có nguy cơ cao bị phơi nhiễm
với dioxin trong môi trường, đặc biệt là do tiêu
thụ thực phẩm nguy cơ cao được nuôi trồng tại
khu vực ô nhiễm [6]. Ứng phó với nguy cơ này,
một chương trình can thiệp Y tế công cộng nhằm
giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm qua thực phẩm
cho người dân đã được Hội Y tế công cộng Việt
Nam (HYTCCVN) và tỉnh hội Đồng Nai triển
khai tại phường Trung Dũng và Tân Phong, thành
phố Biên Hòa (007-008) và tại 4 phường xung
quanh sân bay Đà Nẵng, gồm An Khê, Hòa Khê,
Chính Gián, Thanh Khê Tây (009-6/011).
Chương trình can thiệp bao gồm 3 cấu phần đào
tạo, truyền thông và vận động chính sách. Đây
được xem là chương trình can thiệp Y tế công
cộng đầu tiên được triển khai tại Việt Nam để
giảm nguy cơ phơi nhiễm với dioxin cho người
dân sống tại các điểm nóng dioxin Biên Hòa và
Đà Nẵng [7, 8]. Tuy nhiên, số liệu điều tra môi
trường gần đây cho thấy khu vực Tây-Nam của
sân bay Biên Hòa hiện có mức ô nhiễm vẫn rất
cao và người dân sống ở phường Bửu Long được
cho là có nguy cơ cao phơi nhiễm với dioxin
trong môi trường [3, 9]. Hai phường này không
được đưa vào chương trình can thiệp YTCC triển
khai trong giai đoạn 007-008 và do đó sẽ đóng
vai trò là nhóm chứng trong nghiên cứu này.
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu:
1. Đánh giá và so sánh nguy cơ sức khỏe môi
trường liên quan tới phơi nhiễm dioxin tại 
phường can thiệp gần sân bay Biên Hòa và 4
phường can thiệp gần sân bay Đà Nẵng với 1
phường không can thiệp gần sây bay Biên Hòa
năm 013.
. Đánh giá tính bền vững của chương trình
can thiệp YTCC triển khai tại 4 phường gần sân
bay Đà Nẵng và  phường gần sân bay Biên Hòa 
98 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 4 (140)
sau 3 và 5 năm can thiệp.
3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tính bền
vững của chương trình can thiệp YTCC triển khai
tại 4 phường gần sân bay Đà Nẵng và  phường
gần sân bay Biên Hòa.
4. Đưa ra khuyến nghị cho các ban ngành và
người dân địa phương nhằm giảm nguy cơ phơi
nhiễm với dioxin và cung cấp bằng chứng khoa
học cho công tác quản lý bền vững nguy cơ
dioxin tại các điểm nóng dioxin khác tại Việt
Nam.
Tại Việt Nam, lĩnh vực Sức khỏe môi trường
nói chung và Đánh giá, quản lý nguy cơ sức khỏe
môi trường nói riêng hiện vẫn là chuyên ngành
mới. Với những hậu quả sức khoẻ môi trường
nặng nề của các chất làm rụng lá do quân đội Mỹ
sử dụng trong chiến tranh Việt Nam cũng như
những tác động lên môi trường và sức khoẻ cộng
đồng của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá
và gia tăng dân số trong thời gian gần đây, Việt
Nam hiện đang đối mặt với rất nhiều nguy cơ Sức
khoẻ môi trường “truyền thống” và “hiện đại”.
Ngoài ra, tính bền vững của các chương trình, dự
án cũng bắt đầu được chú trọng trong thời gian
gần đây. Duy trì các lợi ích lâu dài của các can
thiệp y tế công cộng vẫn là thách thức lớn cho
nhiều chương trình, dự án. Những kết quả của
nghiên cứu này sẽ được báo cáo tới các bộ ngành
liên quan, các nhà lãnh đạo, các viện nghiên cứu,
các tổ chức, các nhà khoa học và các bên liên
quan khác để tăng cường việc áp dụng khung
đánh giá và quản lý nguy cơ sức khoẻ môi trường
trong thực tế nhằm quản lý các nguy cơ sức khoẻ
môi trường mà Việt Nam đang và sẽ đối mặt
trong tương lai cũng như giúp quản lý bền vững
nguy cơ sức khỏe do phơi nhiễm với dioxin tại
các điểm nóng ô nhiễm dioxin tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Stellman, J., et al., The extent and patterns of
usage of Agent Orange and other herbicides
in Vietnam. Nature, 003. 4: p. 681-687.
. Hatfield Consultants and Office of the Na-
tional Steering Committee 33 MONRE, Com-
prehensive Assessment of Dioxin Contamina-
tion in Da Nang Airport, Viet Nam:
Environmental Levels, Human Exposure and
Options for Mitigating Impacts, 009.
3. Hatfield Consultants and Office of the Na-
tional Steering Committee 33 MONRE, En-
vironmental and Human Health Assessment
of Dioxin Contamination at Bien Hoa Airbase,
Vietnam, 011, Hatfield Consultants and Of-
fice of the National Steering Committee 33.
4. Schecter, A., et al., Food as a source of dioxin
exposure in the residents of Bien Hoa City,
Vietnam. Journal of of Occupational and En-
vironmental Medicine, 003. 45(8): p. 781–
788.
5. Hatfield Consultants Ltd and Viet Nam –
Russia Tropical Centre, Evaluation of Con-
tamination at the Agent Orange Dioxin
Hotspots in Bien Hoa, Phu Cat and Vicinity,
Vietnam, 009, Hatfield Consultants Ltd:
North Vancouver and Hanoi.
6. Tuyet Hanh, T.T., et al., Environmental
Health Risk Assessment of Dioxin Exposure
through Foods in a Dioxin Hot Spot—Bien
Hoa City, Vietnam. Int. J. Environ. Res.
Public Health, 010. 7: p. 395-406.
7. Vu Anh, L., et al., Public health intervention
program to reduce the risk of dioxin expo-
sure through goods in Bien Hoa City Viet-
nam - encouraging results after one year of
intervention Organohalogen Compounds,
010. 7: p. 4-8.
8. Vu Anh, L., et al., Knowledge, attitude and
practices of local residents at four wards, Da
Nang City - Vietnam on preventing dioxin
exposure through foods. Organohalogen
Compounds, 010. 7: p. 9-3
9. Minh, N.H., et al. Transport and bioaccumu-
lation of dioxin and furanes in aquatic envi-
ronment near Bien Hoa agent orange hotspot
(Vietnam). in Dioxin 011 Symposium.
011. Brussels, Belgium.
99Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 4 (140)
RESEARCH PROJECTS ON HEALTH RISK ASSESSMENT IMPLEMENTED
BY THE HANOI SCHOOL OF PUBLIC HEALTH
Nguyen Viet Hung1,2, Tran Thi Tuyet Hanh3,4
1Center for Public Health and Ecosystem Research (CENPHER), Hanoi School of
Public Health
2Swiss TPH, ILRI, Sandec/Eawag
3Department of Environmental Health, Hanoi School of Public Health
4Vietnam Public Health Association
The authors briefly introduce three research
projects on health risk assessment at the Hanoi
School of Public Health which were initiated in
013 and are currently ongoing. Two projects,
“PigRISK - Reducing Disease Risks and Im-
proving Food Safety in Smallholder Pig Value
Chains in Vietnam” and “FOODRISK -
Strengthening the Capacity of Risk Assessment
Application for Managing Food Safety within
a Food Production-Environmental-Health Inter-
action Context in Vietnam,” apply the Quanti-
tative Microbial Risk Assessment approach to
assess the risks associated with microbial haz-
ards in pork, vegetables and fish. Risk assess-
ment due to hazardous chemicals in pork will
be also undertaken within the scope of the Pi-
gRISK. The third project “Dioxin Exposure
Risk Assessment and the Sustainability of Pub-
lic Health Interventions at Dioxin Hot Spots in
Vietnam” applies Environmental Health Risk
Assessment to assess the risk of dioxin expo-
sure through human consumption of contami-
nated foods at Bien Hoa and Da Nang dioxin
hot spots. These research projects are finan-
cially supported by CGIAR Research Program
4 (CRP4) of the International Livestock Re-
search Institute (ILRI), the Embassy of Switzer-
land to Vietnam, and the Australian
Government under the Australian Development
Scholarship Program.
Keywords: Risk assessment, research, food
safety, Hanoi school of Public Health

File đính kèm:

  • pdfmot_so_du_an_nghien_cuu_ve_danh_gia_nguy_co_suc_khoe_duoc_tr.pdf