Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện Việt Đức

 Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học

bệnh nhân chấn thương sọ não (CTSN) điều trị tại

bệnh viện Việt Đức. Đối tượng và phương pháp:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu dựa trên 100

bệnh nhân CTSN điều trị tại bệnh viện Việt Đức từ

tháng 01/03/2020 đến 31/08/2020. Kết quả: Trong

tổng số 1002 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu,

bao gồm 787 (78.5%) bệnh nhân nam và 215

(21.5%) bệnh nhân nữ. Độ tuổi trung bình là 38.66

+19.30 tuổi. Nguyên nhân do tai nạn giao thông

(69,96%), tai nạn sinh hoạt (18,96%), tai nạn lao

động (13,1%) bệnh nhân. Trên 90% bệnh nhân chấn

thương sọ não do tai nạn giao thông có liên quan đến

xe máy. Phương tiện giao thông bệnh nhân sử dụng:

79.32% người đi xe máy, 9.43% người đi bộ và

5.28% người đi xe đạp, trong khi xe máy điện/ xe đạp

điện là 3.85% bệnh nhân

 

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện Việt Đức trang 1

Trang 1

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện Việt Đức trang 2

Trang 2

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện Việt Đức trang 3

Trang 3

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện Việt Đức trang 4

Trang 4

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện Việt Đức trang 5

Trang 5

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện Việt Đức trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 11860
Bạn đang xem tài liệu "Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện Việt Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện Việt Đức

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện Việt Đức
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
20 
phù hợp với nhận xét của các tác giả trong và 
ngoài nước. 
Trong phân tích của chúng tôi, thời gian đáp 
ứng với TKI cũng ảnh hưởng đến PFS. Qua đó 
chúng tôi nhận thấy nhóm bệnh nhân có thời gian 
đáp ứng với TKIs bước 1 ≥ 6 tháng có thời gian 
sống không tiến triển 2 trung bình là 5,9 tháng 
dài hơn nhóm bệnh nhân có thời gian đáp ứng với 
TKIs bước 1 < 6 tháng trung bình là 3,4 tháng 
tương ứng với trung vị là 7 tháng và 2,5 tháng, sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. 
Theo các phân tích trên, trong nghiên cứu 
của chúng tôi, giai đoạn bệnh và di căn hệ thần 
kinh trung ương, thời gian đáp ứng TKI có ảnh 
hưởng đến PFS, chỉ số toàn trạng có thể coi là 
yếu tố dự đoán tiên lượng. Tuy nhiên, các yếu 
tố như giới, nhóm tuổi, loại TKI điều trị, loại đột 
biến gen không ảnh hưởng tới thời gian sống 
thêm bệnh không tiến triển. 
Đánh giá hiệu quả của phác đồ Pemetrexed – 
carboplatin trên nhóm bệnh nhân UTPKTBN sau 
kháng EGFR TKI được ghi nhận ở nghiên cứu 
AURA3. Đây là một thử nghiệm lâm sàng pha 3 
so sánh Osimetinib và hoá trị bộ đôi trên những 
bệnh nhân có đột biến T790M thứ phát. Kết quả 
ở nhánh hoá trị cho thấy, phác đồ đạt được đáp 
ứng là 31%, cũng tương tự như các nghiên cứu 
điều trị từ đầu[3,5]. mPFS đạt được là 4,4 tháng, 
trong đó nhóm di căn não có mPFS thấp hơn 
một chút là 4,2 tháng [6]. 
V. KẾT LUẬN 
- Chỉ số toàn trạng PS 0 có mPFS là 5 tháng, 
PS1 có mPFS là 3,5 Tháng 
- mPFS ở bệnh nhân di căn não: 3,3 tháng; 
không di căn não: 5,6 tháng 
- mPFS của giai đoạn IIIB là 7 tháng, giai 
đoạn IV là 3 Tháng 
- Đáp ứng TKI trên 6 tháng có mPFS là 7 tháng, 
đáp ứng dưới 6 tháng có mPFS là 2,5 tháng. 
- Các yếu tố không ảnh hưởng đến kết quả 
điều trị là giới, nhóm tuổi, loại đột biến, loại TKI 
điều trị bước 1. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Scagliotti G., Park K., Patil S., Rolski J., 
Goksel T., Martins R., et al (2009). Survival 
without toxicity for cisplatin plus Pemetrexed 
versus cisplatin plus gemcitabine in chemonaive 
patients with advanced non-small cell lung cancer: 
a risk-benefit analysis of a large phase III study. 
Eur J Cancer, 45, 2298–2303. 
2. Scagliotti G.V. (2005). Pemetrexed plus 
carboplatin or oxaliplatin in advanced non small 
cell lung cancer. Semin Oncol, 32(2 Suppl 2), S5-8 
3. Metro G., Chiari R., Mare M.et al. (2011). 
Carboplatin plus pemetrexed for platinum 
pretreated, advanced non-small cell lung cancer: a 
retrospective study with pharmacogenetic evaluation. 
Cancer Chemother Pharmacol, 68(6), 1405–1412. 
4. Ito M, Horita N, Nagashima A, Kaneko 
T(2019). Carboplatin pluspemetrexed for the 
elderly incurable chemo-naive nonsquamous non-
small cell lung cancer: Meta-analysis. Asia Pac J 
Clin Oncol. 2019 Apr;15(2):e3-e10. doi: 
10.1111/ajco.12837. Epub 2018 Jan 
8.PMID: 29316288 
5. Trương Văn Sáng (2019). Đánh giá kết quả 
điều trị phác đồ Pemetrexed – Carboplatin trên 
bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến của phổi giai 
đoạn IV. Luận vănThạc sĩ Chuyên ngành Ung thư. 
6. Tony S. Mok, Yi-Long Wu, Myung-Ju Ahn, et 
al (2017). Osimertinib or PlatinumPemetrexed 
in EGFR T790M–Positive Lung Cancer. N Engl J 
Med 2017; 376:629-640DOI: 10.1056/ NEJMoa1612674 
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH NHÂN 
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC 
 Bùi Xuân Cương*, Đồng Văn Hệ** 
TÓM TẮT6 
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học 
bệnh nhân chấn thương sọ não (CTSN) điều trị tại 
bệnh viện Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu dựa trên 1002 
*Trường Đại Học Y Hà Nội. 
**Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức 
Chịu trách nhiệm chính: Bùi Xuân Cương 
Email: buixuancuongchy@gmail.com 
Ngày nhạn bài: 18/3/2021 
Ngày phản biện khoa học: 2/4/2021 
Ngày duyệt bài: 4/5/2021 
bệnh nhân CTSN điều trị tại bệnh viện Việt Đức từ 
 tháng 01/03/2020 đến 31/08/2020. Kết quả: Trong 
tổng số 1002 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, 
bao gồm 787 (78.5%) bệnh nhân nam và 215 
(21.5%) bệnh nhân nữ. Độ tuổi trung bình là 38.66 
+19.30 tuổi. Nguyên nhân do tai nạn giao thông 
(69,96%), tai nạn sinh hoạt (18,96%), tai nạn lao 
động (13,1%) bệnh nhân. Trên 90% bệnh nhân chấn 
thương sọ não do tai nạn giao thông có liên quan đến 
xe máy. Phương tiện giao thông bệnh nhân sử dụng: 
79.32% người đi xe máy, 9.43% người đi bộ và 
5.28% người đi xe đạp, trong khi xe máy điện/ xe đạp 
điện là 3.85% bệnh nhân. Có 34.38% bệnh nhân 
TNGT sử dụng rượu, 44.78% bệnh nhân có sử dụng 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
21 
mũ bảo hiểm. Từ 20-40 tuổi chiếm 42,23% tổng số 
bệnh nhân CTSN và 58.92% bệnh nhân sử dụng rượu. 
Sự phân bố mức độ CTSN dựa trên thang điểm 
Glasgow: CTSN nhẹ chiếm 59.58%, CTSN vừa 
18.66% và CTSN nặng là 21.76%. Có 36.9% bệnh 
nhân được điều trị phẫu thuật. Tỷ lệ bệnh nhân sống 
khi ra viện là 86.3% bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong tăng ở 
nhóm > 60 tuổi, nhóm CTSN từ vừa tới nặng và nhóm 
không sử dụng mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Kết luận: 
Điều cần thiết là thực thi luật bắt buộc đội mũ bảo 
hiểm khi ngồi xe gắn máy và nghị định 100 về phòng 
chống rượu bia khi tham gia giao thông cũng như có 
chương trình phòng chống ngã cho người cao tuổi để 
ngăn ngừa chấn thương sọ não. 
Từ khóa: Chấn thương sọ não, dịch tễ học, Bệnh 
Viện Hữu Nghị Việt Đức 
SUMMARY 
THE EPIDEMIOLOGICAL CHARACTERISTICS 
OF TRAUMATIC BRAIN INJURY PATIENTS 
TREATED AT VIET DUC HOSPITAL 
Objectives: Describe some epidemiological 
characteristics of traumatic brain injury (TBI) patients 
treated at Viet Duc University Hospital. Subjects and 
methods: A prospective study was conducted on 
1002 patients with traumatic brain injury at Viet Duc 
University Hospital from 01/03/2020 to 31/08/2020. 
Results: We have selected a total of 1002 patients 
eligible for the study, including 787 (78.5%) male 
patients and 215 (21.5%) female patients. The 
average age is 38.66+19.30 years old. Tra ... ổi 
Nguyên nhân CTSN do tai nạn giao thông 
chiếm tỷ lệ cao nhất với 69.96% (701 bệnh 
nhân), sau đó là tai nạn sinh hoạt và tai nạn lao 
động lần lượt với 18.96% (190 BN) và 8.38% 
(84 BN). Ngược lại tỷ lệ bệnh nhân CTSN do tai 
nạn sinh hoạt chủ yếu ở nhóm <10 tuổi với 
17.89% bệnh nhân (34/190 BN) và ở nhóm > 60 
tuổi chiếm 48.42% (92/190 BN) (Biểu đồ 3). 
Biểu đồ 3. Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân 
Ta thấy tỷ lệ bệnh nhân CTSN do tai nạn giao 
thông cao nhất ở nhóm tuổi 21-40 tuổi với 
42,23% (286/701 BN) (Biểu đồ 3). Tỷ lệ bệnh 
nhân bị CTSN do tai nạn giao thông nam giới 
vẫn chiếm ưu thế so với phụ nữ ở mọi lứa tuổi 
(Biểu đồ 4), nhóm tuổi chiếm ưu thế vẫn là từ 
20- 40 tuổi chiếm 45.34% (244/538 BN). 
Tỷ lệ CTSN liên quan tới xe máy chung là 
90.87% (637 bệnh nhân/701 bệnh nhân). 
Phương tiện bệnh nhân sử dụng nhiều nhất là xe 
máy với 79.32% (556 BN), sau đó là đi bộ với 
9.42% (66 BN), xe đạp với 5.28% (37 BN), xe 
đạp/xe máy điện với 3.85% (27 BN). Phương 
tiện hay sử dụng nhất của 2 giới đều là xe máy ở 
nam giới với 86.99% bệnh nhân và ở nữ giới với 
53.99%, sau đó là xe đạp với 23.31%. (Biểu đồ 5). 
Biểu đồ 4. Phân bố BN CTSN do TNGT theo 
giới và nhóm tuổi 
Biểu đồ 5. Phương tiện giao thông bệnh nhân 
CTSN sử dụng 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
23 
Trong số 701 bệnh nhân CTSN do tai nạn 
giao thông số bệnh nhân được xác định được có 
sử dụng rượu là 241 BN (34.38%), số bệnh nhân 
không sử dụng rượu là 414 BN (59.06%) và 
không xác định được là 46 BN (6.56%). Nồng độ 
cồn cao nhất trong máu được ghi nhận là 
380mg/100ml máu, >100mg chiếm 39.9%. 
Nhóm tuổi sử dụng rượu nhiều nhất là 20-40 
tuổi với 58.92% bệnh nhân. 
Biểu đồ 6. Phân bố bệnh nhân sử dụng rượu 
theo nhóm tuổi. 
Trong 556 bệnh nhân sử dụng xe máy thì số 
bệnh nhân có sử dụng mũ bảo hiểm là 249 BN 
(44.78%). Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng rượu không 
đội mũ bảo hiểm cao hơn nhóm không sử dụng 
rượu 1.95 lần (p=0.000, OR: 1.95, 95%CI: 1.56-
2.44). Về mức độ CTSN có 59.58% (597 BN) 
CTSN nhẹ, 18.66% (187 BN) CTSN vừa, 21.76% 
(218 BN) CTSN nặng. Có 38.52% (386 BN) là 
chấn thương sọ não đơn thuần. Điều trị bệnh 
nhân tại bệnh viện Việt Đức có 36.9% (380 bệnh 
nhân) được điều trị phẫu thuật. 
Kết quả sớm điều trị của bệnh nhân khi ra 
viện với tỷ lệ sống sót là 86.3% bệnh nhân (865 
BN. Trong 137 bệnh nhân tử vong có 96 bệnh 
nhân nam (70.07%) và 41 bệnh nhân nữ 
(29.03%) với độ tuổi trung bình là 45.27+ 16.89 
tuổi, trong đó nhóm tuổi từ 31-60 tuổi chiếm 
59.85% bệnh nhân (biểu đồ 9). Tỷ lệ tử vong 
lần lượt của các nhóm CTSN nhẹ, vừa và nặng 
lần lượt là 1.34%, 4.81% và 54.79%. (biểu đồ 8) 
Biểu đồ 8. Kết quả sớm điều trị sớm BN CTSN 
theo mức độ nặng 
Biểu đồ 9. Kết quả điều trị sớm bệnh nhân theo 
nhóm tuổi 
Bảng 1. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết 
quả ban đầu bệnh nhân CTSN 
Các yếu tố p OR ( 95% CI) 
CTSN vừa tới nặng 0.000* 
34.412 
 (16.612- 71.285) 
Không đội mũ bảo 
 hiểm khi đi xe máy 
0.025* 
1.327 
(1.045-1.685) 
Giới 0.434* 
1.027 
(0.961-1.098) 
Tuổi > 60 tuổi 0.000* 
2.065 
(1.427- 2.987) 
Có sử dụng rượu khi 
tham gia giao thông 
0.330* 
1.294 
(0.789- 2.122) 
*Test χ2, **: Fisher’s exact test 
Chi phí điều trị trung bình điều trị cùa bệnh 
nhân là 15 319 437 đồng, chưa tính tới chi phí 
ngoài điều trị như chi phí chăm sóc và mất năng 
suất lao động. 
IV. BÀN LUẬN 
Cũng giống như các nước và vùng lãnh thổ 
khác trên thế giới1,2, tỷ lệ chấn thương sọ não 
tăng nhiều trong những năm gần đây ở nước ta. 
Trong tổng sô 1002 bệnh nhân chúng tôi có số 
lượng bệnh nhân nam cao gấp khoảng 3.7 lần 
bệnh nhân nữ. Đặc điểm dịch tễ này được hầu 
hết các tác giả ghi nhận ở các nghiên cứu 
khác2,4,6. Điều này có thể giải thích bởi nam giới 
là đối tượng chủ yếu tham gia giao thông cũng 
như lao động sản suất. 
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong 
nghiên cứu của chúng tôi là 38.66 tuổi, thấp 
hơn nghiên cứu của Guoyi Gao và Xiang Wo 
thực hiện tại Trung Quốc có độ tuổi trung bình là 
48 tuổi2, tương tự với nghiên cứu của Xing Wu là 
36 + 17 tuổi. Sự phân bố về tuổi được thấy ở 
biểu đồ 1, số lượng bệnh nhân từ 20-50 tuổi 
chiếm tỷ lệ 53,11%, điều này có thể giải thích 
bởi dân số Việt Nam là dân số trẻ, độ tuổi 20-50 
tuổi là độ tuổi chính tham gia giao thông và 
tham gia lao động. 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
24 
Nguyên nhân hay gặp nhất là tai nạn giao 
thông chiếm 69.96% Phần lớn bệnh nhân bị 
CTSN do tai nạn giao thông. Điều này cũng được 
ghi nhận trong nghiên cứu của Guoyi Gao và 
Xiang Wo, Xing Wu2,4. Về nguyên nhân CTSN do 
tai nạn giao thông chủ yếu liên quan tới xe máy 
(phương tiện sử dụng và phương tiện va chạm 
với BN) chiếm trên 90 % điều này là phù hợp do 
phương tiện giao thông sử dụng ở Việt Nam chủ 
yếu là xe máy gia tăng nhanh chóng trong 20 
năm qua. 
Không giống như ở các khu vực khác (ví dụ: 
Hoa Kỳ, Anh và Nhật Bản), CTSN ở Việt Nam là 
vấn đề chủ yếu của người trưởng thành trẻ tuổi 
và trung niên (biểu đồ đồ 5), độ tuổi tai nạn giao 
thông ở Việt Nam từ 20 tới 50 tuổi chiếm 
56.92%, điều này dẫn đến tổn thất lớn về sức 
khỏe và năng lực lao động. Tỷ lệ CTSN do tai 
nạn giao thông ở các nước đang phát triển như 
Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan2,6 chiếm tỷ lệ rất 
cao còn ở các nước phát triển lại thấp hơn1,7. Sự 
khác biệt này có thể do nhiều lý do, việc kiểm 
tra mức độ an toàn giao thông tốt nhưng trên 
hết là ý thức tự giác chấp hành giao thông của 
người điều khiển phương tiện giao thông. 
Mũ bảo hiểm cho người đi xe máy đã được 
chứng minh làm giảm đáng kể nguy cơ CTSN8. 
Luật đầu tiên của Việt Nam về an toàn giao 
thông có hiệu lực vào ngày 15 tháng 12 năm 
2007, trong đó quy định việc sử dụng mũ bảo 
hiểm cho người lái xe mô tô. Tỷ lệ bệnh nhân có 
sử dụng mũ bảo hiểm khi lái xe máy trong 
nghiên cứu của chúng tôi là 44.78% cao hơn 
nghiên cứu khác được tiến hành ở Thái Lan5. Tỷ 
lệ tử vong của nhóm không đội mũ bảo hiểm 
cao gấp 1.27 lần nhóm đội mủ bảo hiểm (Bảng 
1). Kết quả của nghiên cứu này một lần nữa 
khẳng định vai trò đội mũ bảo hiểm khi điều 
khiển xe máy làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh 
nhân CTSN. 
Số lượng bệnh nhân sử dụng rượu trong 
nghiên cứu là 34.38%, trong nghiên cứu khác 
được tiến hành tại Thái Lan 5tỷ lệ bệnh nhân có 
sử dung rượu bia là > 50%, sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê p=0.000, điều này đã cho thấy 
vai trò của nghị định 100 về luật phòng chống 
rượu bia khi tham gia giao thông tại Việt Nam.Tỷ 
lệ này vẫn cao hơn so với các nước phát triển 
như Australia7. Tỷ lệ sử dựng rượu nhiều nhất là 
20-40 tuổi chiếm gần 60% bệnh nhân. Do đó 
cần thực thi luật bắt buộc sử dụng phương tiện 
bảo hộ cũng như luật phòng chống rượu bia khi 
tham gia giao thông một cách nghiêm túc hơn, 
đặc biệt là đối với người điều khiển xe máy. 
Nguyên nhân tai nạn sinh hoạt là nguyên 
nhân thứ 2 sau TNGT bao gồm trượt ngã tại 
nhà, trượt ngã cầu thang, ngã từ ban công đặc 
biệt với trẻ em 60 tuổi. 
Trẻ em thường bị ngã cầu thang, gác xép, hay 
khi tập đi hoặc bế ngã, còn ở người già thường 
do trượt chân ngã hay ngã cầu thang, tỷ lệ này 
cũng tương tự các nghiên cứu trong và ngoài 
nước. Chúng tôi dự đoán rằng sự thay đổi cơ cấu 
tuổi của dân số Việt Nam kết hợp với những cải 
thiện hơn nữa về an toàn giao thông đường bộ 
sẽ dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ CTSN do tai nạn 
sinh hoạt trong tương lai gần, đặc biệt là ở 
những người trên 65 tuổi, theo xu hướng được 
quan sát thấy ở các nước thu nhập cao1,7. Điều 
này đặt ra một chương trình về phòng chống 
ngã cho người cao tuổi nhằm giảm tỷ lệ mắc 
cũng như tỷ vong do CTSN ở người già. 
Trong 1002 bệnh nhân chấn thương sọ não 
có 59.58% CTSN nhẹ, 18.66% CTSN vừa và 
21.76% CTSN nặng. Kết quả này khá tương 
đồng với nghiên cứu của Guoyi Gao và Xiang 
Wo2 có tỷ lệ bệnh nhân CTSN nặng, vừa và nhẹ 
lần lượt là 21%, 22% và 57% và các nghiên cứu 
của các tác giả khác2,4, tuy nhiên tỷ lệ này cao 
hơn các nghiên cứu ở các nước phát triển. Điều 
này có thể giải thích bởi cơ chế chấn thương 
cũng như điều kiện lựa chọn bệnh nhân trong 
nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu khác. 
Tỷ lệ tử vong của chúng tôi được ghi nhận là 
13,7%, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu gần 
đây của các tác giả khác1,2. Điều này có thể giải 
thích bởi cơ chế chấn thương ở Việt Nam chủ yếu 
là do chấn thương trực tiếp, năng lượng cao do 
đó tổn thương thường nặng. Mặt khác trong 
nghiên cứu của chúng tôi chi ghi nhận những 
trường hợp bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh 
Viện Hữu Nghị Việt Đức là trung tâm đầu ngành 
về chấn thương của miền bắc, không giống như 
các nghiên cứu đa trung tâm của các tác giả nước 
ngoài. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
kết quả điều trị của bệnh nhân phụ thuộc và tuổi 
(p=0.000) và điểm GCS ban đầu (p=0.000), kết 
quả này cũng được ghi nhận ở các nghiên cứu 
khác4. Tỷ lệ tử vong tăng cao ở nhóm bệnh nhân 
> 60 tuổi, nhóm CTSN vừa tới nặng (Bảng 1). Tuy 
nhiên, cần lưu ý rằng điểm GCS ban đầu có thể 
gây nhầm lẫn khi đánh giá mức độ nghiêm trọng 
của CTSN do tình trạng hôn mê có thể bị ảnh 
hường các vấn đề về hô hấp, nồng độ cồn trong 
máu cao hoặc điều trị an thần. 
Chi phí điều trị trung bình điều trị cùa bệnh 
nhân là 15 319 437 đồng, tuy nhiên đây là chi 
phí trực tiếp điều trị tại bệnh viện, chưa tính tới 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
25 
chi phí ngoài điều trị như chi phí chăm sóc và 
mất năng suất lao động. Trong khi thu nhập 
bình quân đầu người năm 2018 của người Việt 
Nam là 3.76 triệu đồng/ tháng. Điều này một lần 
nữa khẳng định CTSN là một gánh nặng về kinh tế3. 
V. KẾT LUẬN 
Chấn thương sọ não vẫn là nguyên nhân gây 
tử vong và để lại di chứng cho người trẻ. Nhiều 
tiến bộ trong công tác phòng ngừa và chăm sóc 
CTSN (chẳng hạn như thành lập thêm các đơn vị 
chăm sóc đặc biệt về phẫu thuật thần kinh, tăng 
khả năng cung cấp máy theo dõi áp lực nội sọ, 
phát triển chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh và 
đặc biệt là quá trình vận chuyển bệnh nhân) đã 
góp phần cải thiện việc điều trị CTSN ở Việt Nam. 
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cải tiến cần được thực 
hiện, đặc biệt là trong việc đạt được tiêu chuẩn 
hóa chăm sóc CTSN trên khắp cả nước. Những cải 
tiến này có thể được thực hiện thông qua các 
chương trình đào tạo cho các bác sĩ phẫu thuật 
thần kinh trẻ tuổi, tăng cường các cơ sở y tế ở 
các vùng sâu vùng xa, đào tạo bác sĩ về chuẩn 
hóa cấp cứu ban đầu. Đặc biệt là thực thi luật bắt 
buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy 
và nghị định 100 về phòng chống rượu bia khi 
tham gia giao thông cũng như có chương trình 
phòng chống ngã cho người cao tuổi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Majdan M, Plancikova D, Brazinova A, et al. 
Epidemiology of traumatic brain injuries in Europe: 
a cross-sectional analysis. The Lancet Public 
Health. 2016;1(2):e76-e83. 
2. Gao G, Wu X, Feng J, et al. Clinical 
characteristics and outcomes in patients with 
traumatic brain injury in China: a prospective, 
multicentre, longitudinal, observational study. The 
Lancet Neurology. 2020;19(8):670-677. 
3. Olesen J, Gustavsson A, Svensson M, et al. 
The economic cost of brain disorders in Europe. 
European journal of neurology : the official journal 
of the European Federation of Neurological 
Societies. 2012;19:155-162. 
4. Wu X, Hu J, Zhuo L, et al. Epidemiology of 
traumatic brain injury in eastern China, 2004: a 
prospective large case study. Journal of Trauma 
and Acute Care Surgery. 2008;64(5):1313-1319. 
5. Seesen M, Siviroj P, Sapbamrer R, Morarit S. 
High blood alcohol concentration associated with 
traumatic brain injury among traffic injury patients 
during New Year festivals in Thailand. Traffic injury 
prevention. 2019;20(2):115-121. 
6. Hsu I-L, Li C-Y, Chu D-C, Chien L-C. An 
Epidemiological Analysis of Head Injuries in 
Taiwan. International Journal of Environmental 
Research and Public Health. 2018;15(11):2457. 
7. Pozzato I, Tate RL, Rosenkoetter U, 
Cameron ID. Epidemiology of hospitalised 
traumatic brain injury in the state of New South 
Wales, Australia: a population-based study. 
Australian and New Zealand journal of public 
health. 2019;43(4):382-388. 
8. Hotz GA, Cohn SM, Popkin C, et al. The impact 
of a repealed motorcycle helmet law in Miami-
Dade County. Journal of Trauma and Acute Care 
Surgery. 2002;52(3):469-474. 
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ PELLET VERAPAMIL HYDROCLORID NHÂN 
 ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 
Trương Đức Mạnh1, Võ Xuân Minh2, Phan Thị Hòa1, 
Nguyễn Văn Bạch1, Đinh Đình Chính3 
TÓM TẮT7 
Mục tiêu: Xây dựng được công thức và qui trình 
bào chế pellet Verapamil hydroclorid nhân. Phương 
pháp: Bào chế pellet Verapamil hydroclorid nhân 
bằng phương pháp đùn tạo cầu; đánh giá các tiêu 
chuẩn như: Hiệu suất, cảm quan và đặc điểm pellet 
nhân, khối lượng riêng biểu kiến, tốc độ chảy, độ mài 
mòn, hàm ẩm, hàm lượng, tỷ lệ pellet có kích thước 
1Học viện Quân y 
2Đại học Dược Hà Nội 
3Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 
Chịu trách nhiệm chính: Trương Đức Mạnh 
Email: manhxn150@gmail.com 
Ngày nhận bài: 28/2/2021 
Ngày phản biện khoa học: 29/4/2021 
Ngày duyệt bài: 3/5/2021 
0,8-1,2mm và độ hòa tan: Kết quả: Đã bào chế được 
pellet Verapamil hydroclorid nhân với các thành phần 
như: verapamil hydroclorid 40%, Avicel PH102 45%, 
Lactose 12,5%, Talc 2,5%, HPMC E6 0,2g và nước 
tinh khiết 50ml. Kết luận: pellet Verapamil 
hydroclorid nhân bào chế được đạt các tiêu chuẩn về: 
Hình thức, khối lượng riêng biểu kiến, tốc độ chảy, độ 
mài mòn, hàm ẩm, hàm lượng, tỷ lệ pellet có kích 
thước 0,8-1,2mm và độ hòa tan. 
Từ khóa: Verapamil hydroclorid, đùn-tạo cầu. 
SUMMARY 
STUDY ON PREPARATION OF VERAPAMIL 
HYDROCLORID CORE TO IMPROVE 
TREATMENT EFFICIENCY ON 
HYPERTENSION 
Objective: Developing the formula and 
preparation process of Verapamil hydrocloride pellet 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_dac_diem_dich_te_hoc_benh_nhan_chan_thuong_so_nao_tai.pdf