Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên cao đẳng sư phạm sinh hoá trường cao đẳng sư phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học Hoá học 2

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của nước ta sau năm 2015 là dạy học theo hướng tích hợp và phân hoá. Theo đó, các trường cao đẳng Sư phạm đào tạo giáo viên THCS cần đổi mới đào tạo giáo viên có đủ năng lực dạy học tích hợp và dạy học phân hóa. Đối với chương trình ở cấp THCS, môn Khoa học tự nhiên là tích hợp của ba môn Vật lí, Hoá học, Sinh học.

Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên cao đẳng sư phạm sinh hoá trường cao đẳng sư phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học Hoá học 2 trang 1

Trang 1

Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên cao đẳng sư phạm sinh hoá trường cao đẳng sư phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học Hoá học 2 trang 2

Trang 2

Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên cao đẳng sư phạm sinh hoá trường cao đẳng sư phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học Hoá học 2 trang 3

Trang 3

Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên cao đẳng sư phạm sinh hoá trường cao đẳng sư phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học Hoá học 2 trang 4

Trang 4

Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên cao đẳng sư phạm sinh hoá trường cao đẳng sư phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học Hoá học 2 trang 5

Trang 5

Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên cao đẳng sư phạm sinh hoá trường cao đẳng sư phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học Hoá học 2 trang 6

Trang 6

Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên cao đẳng sư phạm sinh hoá trường cao đẳng sư phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học Hoá học 2 trang 7

Trang 7

Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên cao đẳng sư phạm sinh hoá trường cao đẳng sư phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học Hoá học 2 trang 8

Trang 8

Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên cao đẳng sư phạm sinh hoá trường cao đẳng sư phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học Hoá học 2 trang 9

Trang 9

Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên cao đẳng sư phạm sinh hoá trường cao đẳng sư phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học Hoá học 2 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang Danh Thịnh 09/01/2024 4880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên cao đẳng sư phạm sinh hoá trường cao đẳng sư phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học Hoá học 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên cao đẳng sư phạm sinh hoá trường cao đẳng sư phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học Hoá học 2

Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên cao đẳng sư phạm sinh hoá trường cao đẳng sư phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học Hoá học 2
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0083
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 186-197
This paper is available online at 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO
SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SINH HOÁ TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM LÀO CAI QUA HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC 2
Nguyễn Thị Chuyển
Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai
Tóm tắt. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của nước ta sau năm 2015 là dạy học
theo hướng tích hợp và phân hoá. Theo đó, các trường cao đẳng Sư phạm đào tạo giáo viên
THCS cần đổi mới đào tạo giáo viên có đủ năng lực dạy học tích hợp và dạy học phân hóa.
Đối với chương trình ở cấp THCS, môn Khoa học tự nhiên là tích hợp của ba môn Vật lí,
Hoá học, Sinh học. Bài viết này tập trung vào nghiên cứu một số biện pháp nhằm phát triển
năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Sinh hóa Trường Cao đẳng Sư
phạm Lào Cai qua học phần phương pháp dạy học hóa học 2, góp phần nâng cao hiệu quả
của công tác đào tạo giáo viên THCS.
Từ khóa: Dạy học tích hợp, dạy học hoá học, cao đẳng sư phạm, phát triển năng lực, năng
lực dạy học tích hợp.
1. Mở đầu
Đổi mới giáo dục Việt Nam sau năm 2015 theo hướng dạy học tích hợp là định hướng phù
hợp với xu hướng quốc tế và giúp trang bị cho học sinh không chỉ kiến thức, kĩ năng mà cả năng
lực để nhanh chóng hội nhập với thế giới đang phát triển và đầy biến động.
Theo GS.TS Đinh Quang Báo [5], để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của hệ thống giáo dục
Việt Nam cần nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên.
Như vậy muốn quá trình dạy học tích hợp đạt hiệu quả mong muốn thì một trong các giải
pháp là phải đào tạo được những người giáo viên có năng lực dạy học tích hợp cho học sinh. Trong
“Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành Sư phạm đào tạo giáo viên trung học phổ thông” [2]
cũng đã quy định: Sinh viên sau khi tốt nghiệp cần phải “hiểu rõ về dạy học tích hợp, có khả năng
thiết kế các chủ đề dạy học tích hợp, và có khả năng tổ chức dạy học tích hợp thành công” hay nói
cách khác phải phát triển được năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên trường Đại học, Cao đẳng
khối sư phạm.
Bài viết này tập trung vào nghiên cứu một số biện pháp nhằm phát triển năng lực dạy học
tích hợp cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Sinh hoá Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai thông qua
học phần phương pháp dạy học hóa học 2, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo giáo
viên Trung học cơ sở.
Ngày nhận bài: 15/3/2016. Ngày nhận đăng: 12/7/2016.
Liên hệ: Nguyễn Thị Chuyển, e-mail: nguyenthichuyen.c08@gmail.com
186
Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm...
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm về dạy học tích hợp
a) Khái niệm tích hợp
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Đó là sự hợp nhất hay nhất thể
hoá các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những
nét bản chất của các thành phần đối tượng chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính
của các thành phần ấy [7].
Như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau và quy định lẫn nhau
đó là tính liên kết và tính toàn vẹn.
Nhờ có tính liên kết mà có thể tạo nên một thực thể toàn vẹn trong đó không cần phân chia
giữa các thành phần kết hợp.
Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp
đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng không có sự
liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hoặc giải quyết một vấn đề tình huống.
b) Khái niệm dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp là hành động liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống các đối tượng nghiên
cứu, học tập của một vài lĩnh vực môn học khác nhau thành nội dung thống nhất, dựa trên các mối
liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó nhằm hình thành ở học sinh các
năng lực cần thiết [3].
Trong dạy học tích hợp, học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện chuyển đổi liên
tiếp các thông tin từ ngôn ngữ của môn học này sang ngôn ngữ của môn học khác; học sinh học
cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kĩ năng và những thao tác để giải quyết một tình
huống phức hợp (thường là gắn với thực tiễn). Chính nhờ quá trình đó, học sinh nắm vững kiến
thức, hình thành khái niệm, phát triển năng lực và các phẩm chất cá nhân.
Như vậy dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm, ở đó người học cần huy động mọi
nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp – có vấn đề nhằm phát triển năng lực và phẩm
chất cá nhân [7].
2.2. Các hình thức dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp có các mức độ sau [6]:
– Lồng ghép/liên hệ (tích hợp nội môn): Đó là đưa các yếu tố, nội dung gắn với thực tiễn,
gắn với xã hội, gắn với các môn học khác vào dòng chảy chủ đạo của nội dung bài học của một
môn học. Ở mức độ lồng ghép các môn học vẫn dạy riêng rẽ. Tuy nhiên, giáo viên có thể tìm thấy
mối quan hệ giữa kiến thức của môn học mình đảm nhận với nội dung các môn học khác và thực
hiện lồng ghép các kiến thức đó ở những thời điểm thích hợp.
– Vận dụng kiến thức liên môn: Ở mức độ này, hoạt động học diễn ra xung quanh các chủ
đề, ở đó người học cần vận dụng các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn đề đặt ra. Các
chủ đề khi đó được gọi là chủ đề hội tụ. Nội dung các môn học vẫn được phát triển riêng rẽ để đảm
bảo tính hệ thống, mặt khác vẫn thực hiện được sự liên kết giữa các môn học khác nhau qua việc
vận dụng các kiến thức liên môn trong các chủ đề hội tụ.
Có 2 cách thực hiện mức độ tích hợp này:
Cách 1: Các môn học vẫn được dạy riêng rẽ nhưng đến cuối học kì, cuối năm hoặc cuối cấp
187
Nguyễn Thị Chuyển
học có một phần, một chương về những vấn đề chung (của các môn khoa học tự nhiên hoặc các
môn khoa học xã hội) và các thành tựu ứng dụng thực tiễn nhằm giúp HS xác lập mối quan hệ giữa
các kiến thức đã được lĩnh hội.
Cách 2: Những ứng dụng chung cho các môn học khác nhau thực hiện ở những thời điểm
đều đặn t ... áo dục phổ thông hiện hành, tìm ra những
kiến thức chung để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn sau đó đại diện nhóm báo cáo trước lớp,
giảng viên cùng các em sinh viên các nhóm còn lại sẽ theo dõi, tham gia đóng góp ý kiến, trao đổi
và bổ sung.
Đây là kết quả thảo luận của một nhóm sinh viên:
190
Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm...
Chương Tên chủ đề Lớp
Chương IV: Oxi – không khí Oxi – không khí và sự sống, sự cháy 8
Chương V: Hiđro – nước Nước và sự sống 8
Chương I: Các loại hợp chất vô cơ Axit – bazơ – và ứng dụng trong cuộc sống 9
Thế giới kim loại
Chương II: Kim loại Gang thép và môi trường 9
Ăn mòn kim loại trong cuộc sống con người
Chương III: Phi kim. Sơ lược về
bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học
Clo với đời sống
Cacbon đioxit và hiệu ứng nhà kính 9
Silic – Công nghệ silicat
Chương IV: Hiđrocacbon. Hiđrocacbon, nhiên liệu và môi trường
9
Nhiên liệu Dầu mỏ với sự phát triển kinh tế và môi trường
Chương V: Dẫn xuất của
Hidrocacbon. Polime
Rượu etylic trong đời sống con người
Axit axetic
Chất béo với bệnh béo phì 9
Protein với vấn đề dinh dưỡng và sự sống
Thế giới polime
Bước 2: Xác định các vấn đề (câu hỏi) cần giải quyết trong chủ đề: Đây là bước định hướng
các nội dung cần được đưa vào trong chủ đề. Các vấn đề này là những câu hỏi mà thông qua quá
trình học tập chủ đề học sinh có thể trả lời được.
Ví dụ nghiên cứu chủ đề: “Hiện tượng nóng lên toàn cầu”, sinh viên phải định hướng được
các nội dung của chủ đề như:
– Bằng chứng cho sự nóng lên toàn cầu?
– Hậu quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu?
– Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu?
– Giải pháp để hạn chế quá trình nóng lên toàn cầu?
Bước 3: Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề
Sinh viên sẽ thảo luận theo nhóm xác định kiến thức cần đưa và chủ đề, các kiến thức có
thể thuộc một môn học hoặc nhiều môn học khác nhau.
Ví dụ sản phấm xác định kiến thức cần thiết của nhóm sinh viên về chủ đề khí cacbonic và
hiệu ứng nhà kính:
STT Tên bài Lớp Môn học Mục tiêu về kiến thức cần đạt được
1
Bài 28: Các oxit
của cacbon
Lớp 9 Hoá học
Biết được công thức phân tử của CO2, tính
chất vật lí, hoá học, điều chế CO2.
Đề xuất được giải pháp hoá học làm giảm
lượng CO2 trong khí quyển
191
Nguyễn Thị Chuyển
2
Bài21: Quang
hợp
Lớp 6 Sinh học
Biết được khí CO2 là nguyên liệu và sản phẩm
của quá trình quang hợp và hô hấp.
Đề xuất được giải pháp sinh học làm giảm
lượng CO2 trong khí quyển
3
Bài 17: Ô nhiễm
môi trường ở
đới ôn hoà
Lớp 7 Địa lí
Biết được ảnh hưởng của CO2 đến sự thay đổi
nhiệt độ của Trái Đất.
4
Bài 23: Đối lưu,
bức xạ nhiệt
Lớp 8 Vật lí
Biết được hiện tượng Trái Đất ấm dần lên do
hiệu ứng nhà kính gây bởi khí CO2
Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề
Sinh viên xác định kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực cần hình thành cho học sinh thông
qua dạy học chủ đề.
Sản phẩm của nhóm sinh viên xác định mục tiêu dạy học về chủ đề chất béo và bệnh béo
phì:
* Kiến thức:
- Nêu được chất béo có ở đâu,
- Trình bày được tính chất vật lí quan trọng, thành phần và cấu tạo của chất béo, tính chất
hóa học và ứng dụng của chất béo,
- Nêu được mối quan hệ giữa chất béo và bệnh béo phì và các bệnh của con người do béo
phì gây lên,
- Trình bày được một khẩu phần ăn hợp lí.
* Kĩ năng:
- Học sinh được rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng thông qua viết các phương trình
hóa học,
- Rèn cho HS kĩ năng thảo luận nhóm, trình bày trước đám đông,
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích thí nghiệm, hình ảnh, mô hình. Kĩ năng thảo luận, trình
bày,
- Có kỹ năng liên hệ kiến thức từ thực tiễn và kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn.
* Thái độ:
- Tuyên truyền, giải thích cho bạn bè, người thân về vệ sinh an toàn thực phẩm, và ăn uống
hợp lí để tránh căn bệnh béo phì,
- Tích cực phát hiện và thông tin kịp thời về các địa điểm bán và sản xuất thực phẩm mất vệ
sinh,
- Yêu thích môn học, tích cực nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức, thảo luận, hợp tác trong học
tập.
* Năng lực:
- Rèn cho HS năng lực thực hành hóa học,
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học,
- Năng lực hợp tác,
192
Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm...
- Rèn cho HS năng lực GQVĐ và sáng tạo; năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào thực
tiễn.
Bước 5: Xây dựng nội dung hoạt động dạy học của chủ đề
Sinh viên thảo luận theo nhóm xác định chủ đề đó gồm những hoạt động nào, từng hoạt
động đó thực hiện vai trò gì trong việc đạt mục tiêu bài học.
Ví dụ chủ đề chất béo và bệnh béo phì:
Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí
Mục tiêu: Trình bày được tính chất vật lí quan trọng của chất béo
Hoạt động này cho học sinh nêu trạng thái tự nhiên của chất béo. Mỗi nhóm chuẩn bị một
ít chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật để tiến hành thí nghiệm thử tính chất vật lí của chất
béo.
Làm thí nghiệm: Cho vài giọt dầu hoặc ít mỡ động vật lần lượt vào hai ống nghiệm đựng
nước và benzen (hoặc xăng), lắc nhẹ và quan sát.
Học sinh quan sát và đưa ra nhận xét:
- Dầu thực vật (hoặc mỡ) nặng hay nhẹ hơn nước tại sao?
- Khả năng tan của chất béo trong nước và benzen
Từ đó đưa ra kết luận về tính chất vật lí của chất béo.
Hoạt động 2: Thành phần và cấu tạo của chất béo:
Mục tiêu: Nêu được thành phần và cấu tạo của chất béo
Học sinh thảo luận nhóm về thành phần và cấu tạo của chất béo.
Kể tên một số chất béo có trong cuộc sống hàng ngày của gia đình các em và dự đoán về
thành phần của chúng theo bảng sau:
Tên chất béo Trạng thái (lỏng, rắn) Dự đoán thành phần
Sau đó đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Hoạt động 3: Tác dụng của chất béo và tác hại của việc quá thừa chất béo
Mục tiêu: Nêu được tác dụng của chất béo và mối quan hệ giữa chất béo và bệnh béo phì và
các bệnh của con người do béo phì gây lên.
Trước khi học bài này giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu và sưu tầm tranh ảnh về tác dụng
của chất béo và tác hại của việc ăn quá nhiều chất béo. Sau đó đến lớp có thể trình bày lại cho cả
lớp cùng nghe.
Hoạt động 4: Cách lập một khẩu phần ăn lành mạnh tốt cho sức khỏe
Mục tiêu: Học sinh lập được một khẩu phần ăn tốt cho sức khỏe
Giáo viên giới thiệu cho học sinh một khẩu phần ăn hợp lí, đồng thời cho học sinh xem một
số hình ảnh minh họa như dưới đây.
Yêu cầu học sinh trình bày cơ sở ăn uống và cách lập một khẩu phần ăn hợp lí. Đưa ra lời
khuyên về khẩu phần ăn đối với học sinh, người già và trẻ nhỏ.
Bước 6: Lập kế hoạch dạy học chủ đề. Trong bước này chú ý đến việc định hướng các
phương pháp, kĩ thuật dạy học sẽ tiến hành. Với mỗi kế hoạch dạy học cần có:
193
Nguyễn Thị Chuyển
Tên bài (thời lượng: số tiết)
Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực,
Phương pháp dạy học,
Phương tiện và thiết bị dạy học,
Các hoạt động dạy học cụ thể và cách đánh giá học sinh.
Biện pháp 3: Rèn cho sinh viên năng lực tổ chức hoạt động dạy học tích hợp các chủ đề đã
xây dựng để phát triển năng lực dạy học tích hợp.
Với các chủ đề sinh viên đã xây dựng, giảng viên cho sinh viên thực hiện tổ chức các hoạt
động dạy học tích hợp trong các buổi thực hành môn Phương pháp dạy học hoá học 2, các buổi
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn hoá, đồng thời giảng viên cũng khuyến khích các em thực hiện
giảng dạy tại các trường Trung học cơ sở nơi các em được phân công về thực tập sư phạm. Trong
quá trình tổ chức các hoạt động dạy học các chủ đề đã thiết kế, sinh viên cũng phối hợp kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Sau đó giảng viên cho các em sinh viên tự đánh giá năng lực tổ chức hoạt động dạy học
tích hợp của bản thân và đánh giá năng lực tổ chức dạy học tích hợp của bạn thông qua việc nhận
xét đánh giá trên lớp, phiếu hỏi, giảng viên cũng tham gia đánh giá sinh viên thông qua bảng kiểm
194
Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm...
quan sát, giáo viên hướng dẫn tập sự đánh giá thông qua phiếu dự giờ và cho điểm từ đó đóng góp
ý kiến về các hoạt động dạy học tích hợp mà các em đã tiến hành để các em có thể thực hiện hiệu
quả hơn đối với các tiết học sau.
Dưới đây là bảng chỉ số/chỉ báo và bảng kiểm quan sát để đánh giá năng lực DHTH của
sinh viên dựa trên bảng chỉ số/chỉ báo về các năng lực DHTH thành phần mà tôi đã thiết kề và
dùng để đánh giá năng lực tổ chức hoạt động dạy học tích hợp và năng lực kiểm tra đánh giá của
sinh viên:
Bảng chỉ số/ chỉ báo:
Năng lực
đánh giá Tiêu chí
Mức độ 1
(1 điểm)
Mức độ 2
(2 điểm)
Mức độ 3
(3 điểm)
Năng lực
tổ chức dạy
học chủ đề
tích hợp
theo kế
hoạch đã
biên soạn
Thực hiện
được kế
hoạch dạy
học sáng tạo,
hiệu quả
Tổ chức dạy học
được hết các hoạt
động đã xây dựng
trong kế hoạch,
một số chỗ còn
lúng túng, kiến
thức chưa chắc
chắn.
Tổ chức dạy học chủ
đề theođúng kế hoạch
dạy học đã xây dựng,
tuy nhiên vẫn còn cứng
nhắc một số phần vận
dụng chưa phù hợp với
đối tượng học sinh và
điều kiện thực tế.
Tổ chức dạy học
chủ đề linh hoạt,
phù hợp đối tượng
học sinh và điều
kiện thực tế, học
sinh hiểu bài và
vận dụng tốt
Xử lí được
các tình
huống sư
phạm xảy
ra trong quá
trình dạy
học
Chưa giải quyết
các tình huống
xảy ra trong quá
trình học tập còn
lúng túng, một
số tình huống
chưa có cách giải
quyết.
Giải quyết được hầu
hết các tình huống xảy
ra trong quá trình dạy
học tuy nhiên chưa
triệt để
Giải quyết được
triệt để các tình
huống xảy ra
trong quá trình
học tập, tạo được
không khí học
tập thoải mái, vui
tươi
Năng lực
kiểm tra
đánh giá
trong dạy
học tích
hợp
Xây dựng
được bộ câu
hỏi trong
dạy học tích
hợp
Có xây dựng bộ
câu hỏi trong dạy
học tích hợp, tuy
nhiên chưa phù
hợp.
Xây dựng được bộ câu
hỏi đánh giá được một
số kiến thức và năng
lực của học sinh đã đưa
ra ở phần mục tiêu
Xây dựng được
bộ câu hỏi đánh
giá được các kiến
thức, năng lực
học sinh đã đưa
ra ở phần mục
tiêu
Kết hợp
được các
loại kiểm tra
đánh giá
Chỉ sử dụng một
loại hình kiểm tra
đánh giá
Đã sử dụng từ hai loại
hình kiểm tra đánh giá
trở lên. Tuy nhiên hiệu
quả chưa cao.
Sử dụng phối
hợp được các
loại hình kiểm
tra đánh giá một
cách hiệu quả,
phù hợp với bài
dạy.
195
Nguyễn Thị Chuyển
Bảng kiểm quan sát dựa trên bảng chỉ số/chỉ báo:
Năng lực đánh giá Tiêu chí Mức độ 1(1 điểm)
Mức độ 2
(2 điểm)
Mức độ 3
(3 điểm)
Năng lực tổ chức
dạy học chủ đề tích
hợp theo kế hoạch
đã biên soạn
Thực hiện được kế hoạch dạy
học sáng tạo, hiệu quả
Xử lí được các tình huống sư
phạm xảy ra trong quá trình
dạy học
Năng lực kiểm tra
đánh giá trong dạy
học tích hợp
Xây dựng được bộ câu hỏi
trong dạy học tích hợp
Kết hợp được các loại kiểm
tra đánh giá
3. Kết luận
Năng lực dạy học tích hợp là một năng lực quan trọng của giáo viên trong quá trình dạy học
theo yêu cầu của giáo dục hiện nay. Bồi dưỡng và phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh
viên Đại học, Cao đẳng Sư phạm là một yêu cầu cấp thiết góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
và đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục Trung học cơ sở sau năm 2015. Các biện
pháp nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp đối với sinh viên ngành Sinh hoá thông qua học
phần phương pháp dạy học hóa học 2 Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai mà chúng tôi đưa ra ở
trên hi vọng sẽ giúp cho các giảng viên các trường Cao đẳng Sư phạm đặc biệt là giảng viên dạy
môn Phương pháp có thể phát triển tốt hơn năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên của mình để
đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục sau năm 2015.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường, 2014. Lí luận dạy học hiện đại. Nxb Đại học Sư phạm.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành Sư phạm đào tạo giáo
viên trung học phổ thông. Ban hành kèm theo thông tư số 3356/Bộ Giáo dục và Đào tạo –
Giáo dục Đại học.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT.
Nxb Đại học Sư phạm.
[4] Đặng Thị Thuận An, Trần Trung Ninh, 2014. Dạy học tích hợp khoa học tự nhiên cho học
sinh trung học phổ thông qua chủ đề Hiệu ứng nhà kính theo định hướng phát triển năng lực
khoa học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 59(8), pp. 92 – 100.
[5] Đinh Quang Báo, 2011. Nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên, đáp ứng
yêu cầu đổi mới của hệ thống giáo dục Việt Nam, mã số B2008 – 17 – 118TĐ. Đề tài nghiên
cứu khoa học giáo dục cấp Bộ.
[6] Đinh Quang Báo, 2014. Dạy học tích hợp – phương thức phát triển năng lực học sinh. Hội
thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới,
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr.25 – 37.
196
Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm...
[7] Đỗ Hương Trà (Chủ biên), 2015. Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, quyển 1
khoa học tự nhiên. Nxb Đại học Sư phạm.
[8] Trần Bá Hoành, 2000. Định hướng tích hợp đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ trong các giáo
trình Đại học sư phạm. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 11/2000.
[9] Vụ Giáo dục trung học, 2015. Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp liên môn, lĩnh vực Khoa
học tự nhiên, Hà Nội.
ABSTRACT
Increasing the integrated teaching ability of biochemistry students
at the Lao Cai Teacher Training College through the use of chemistry teaching methods
Since 2015, secondary education in Vietnam has changed from traditional teaching to
integration and classification teaching. Therefore, teacher training colleges for middle school
teachers need to teach them how to improve their integrated teaching and differentiated teaching
skills. In middle school, the natural science subject is the integration of physics, chemistry, and
biology. This paper focuses on ways to improve the integrated teaching ability of biochemistry
students at the Lao Cai Teacher Training College using chemistry teaching methods.
Keywords: Integrated teaching, chemistry teaching, teacher training college, increase
capacity, integrated teaching ability.
197

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_phat_trien_nang_luc_day_hoc_tich_hop_cho_si.pdf