Nghiên cứu loại bỏ các phẩm nhuộm DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di lắng đọng sử dụng vật liệu graphen oxit

Trong nghiên cứu này trình bày kết quả nghiên cứu loại bỏ ba phẩm nhuộm DYS4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di lắng đọng (EPD) sử dụng vật liệu

graphen oxit tổng hợp bằng phương pháp Hummer cải tiến như là chất hấp phụ.

Các phương pháp phân tích hóa lý như FT-IR, XRD, UV-Vis và SEM đã được dùng

để phân tích đặc trưng của vật liệu GO. Điểm đẳng điện của GO và một số thông số

như: pH, nồng độ chất điện ly, lượng vật liệu, thế và thời gian của phương pháp

EPD đã được nghiên cứu. Các kết quả thực nghiệm cho thấy mô hình hấp phụ đẳng

nhiệt Freundlich và mô hình động học hấp phụ biểu kiến bậc nhất là phù hợp

Nghiên cứu loại bỏ các phẩm nhuộm  DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di lắng đọng sử dụng vật liệu graphen oxit trang 1

Trang 1

Nghiên cứu loại bỏ các phẩm nhuộm  DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di lắng đọng sử dụng vật liệu graphen oxit trang 2

Trang 2

Nghiên cứu loại bỏ các phẩm nhuộm  DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di lắng đọng sử dụng vật liệu graphen oxit trang 3

Trang 3

Nghiên cứu loại bỏ các phẩm nhuộm  DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di lắng đọng sử dụng vật liệu graphen oxit trang 4

Trang 4

Nghiên cứu loại bỏ các phẩm nhuộm  DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di lắng đọng sử dụng vật liệu graphen oxit trang 5

Trang 5

Nghiên cứu loại bỏ các phẩm nhuộm  DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di lắng đọng sử dụng vật liệu graphen oxit trang 6

Trang 6

Nghiên cứu loại bỏ các phẩm nhuộm  DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di lắng đọng sử dụng vật liệu graphen oxit trang 7

Trang 7

Nghiên cứu loại bỏ các phẩm nhuộm  DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di lắng đọng sử dụng vật liệu graphen oxit trang 8

Trang 8

Nghiên cứu loại bỏ các phẩm nhuộm  DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di lắng đọng sử dụng vật liệu graphen oxit trang 9

Trang 9

Nghiên cứu loại bỏ các phẩm nhuộm  DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di lắng đọng sử dụng vật liệu graphen oxit trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang viethung 4040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu loại bỏ các phẩm nhuộm DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di lắng đọng sử dụng vật liệu graphen oxit", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu loại bỏ các phẩm nhuộm DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di lắng đọng sử dụng vật liệu graphen oxit

Nghiên cứu loại bỏ các phẩm nhuộm  DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di lắng đọng sử dụng vật liệu graphen oxit
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 
51 
NGHIÊN CỨU LOẠI BỎ CÁC PHẨM NHUỘM DY-S4G, DV-B VÀ DTB-XF BẰNG 
PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI LẮNG ĐỌNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU GRAPHEN OXIT 
Nguyễn Hải Phong1*, Hồ Xuân Anh Vũ1, Nguyễn Văn Thanh2, 
Trần Đình Luyện3, Huỳnh Ngọc Khánh3 
1 Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
2 Trung tâm Kiểm nghiệm Tỉnh Gia Lai 
3 Trường Trung học Phổ thông Trường Chinh, Tỉnh Gia Lai 
4 Trường Trung học Phổ thông Trần Phú, Tỉnh Gia Lai 
* Email: nhphong@hueuni.edu.vn 
Ngày nhận bài: 20/4/2020; ngày hoàn thành phản biện: 28/4/2020; ngày duyệt đăng: 02/10/2020 
TÓM TẮT 
Trong nghiên cứu này trình bày kết quả nghiên cứu loại bỏ ba phẩm nhuộm DY-
S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di lắng đọng (EPD) sử dụng vật liệu 
graphen oxit tổng hợp bằng phương pháp Hummer cải tiến như là chất hấp phụ. 
Các phương pháp phân tích hóa lý như FT-IR, XRD, UV-Vis và SEM đã được dùng 
để phân tích đặc trưng của vật liệu GO. Điểm đẳng điện của GO và một số thông số 
như: pH, nồng độ chất điện ly, lượng vật liệu, thế và thời gian của phương pháp 
EPD đã được nghiên cứu. Các kết quả thực nghiệm cho thấy mô hình hấp phụ đẳng 
nhiệt Freundlich và mô hình động học hấp phụ biểu kiến bậc nhất là phù hợp. 
Từ khóa: các phẩm màu DY-S4G, DV-B và DTB-XF, phương pháp EPD và graphen 
oxit. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Phẩm nhuộm đã và đang được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp 
như dệt may, cao su, giấy, nhựa , Về chủng loại của phẩm nhuộm là rất đa dạng như: 
trung tính, cation và anion. Phẩm nhuộm rất khó phân hủy bởi ánh sáng và các tác nhân 
oxy hoá [1], [2]. Trong quá trình sản xuất, trong nước thải lượng phẩm nhuộm dư thừa, 
chất hoạt động bề mặt, các ion kim loại nặng, tổng chất rắn hòa tan và các chất hữu cơ 
là nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là ô nhiễm màu sắc và ô 
nhiễm chất hữu cơ [3], [4]. 
Nghiên cứu loại bỏ các phẩm NHUỘM DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di  
52 
Hiện nay ở Việt Nam, các phương pháp đã được áp dụng để loại bỏ phẩm nhuộm 
trong môi trường nước, chẳng hạn như: hấp phụ, keo tụ, kết tủa hóa học, oxi hóa và oxy 
hóa tăng cường, Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng song 
phương pháp hấp phụ là một trong những phương pháp được áp dụng rộng rãi và mang 
lại hiệu quả cao [1], [3], [4]. 
Graphen và các sản phẩm trên cơ sở của graphen do có nhiều ưu điểm như, diện 
tích bề mặt lớn, dung lượng hấp phụ cực đại lớn và có khả năng tương tác – giữa 
phẩm nhuộm và các vật liệu trên cơ sở graphen [5], [6], [7], [8]. Chính vì vậy, hiện nay 
rất được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực 
hấp phụ để loại bỏ phẩm nhuộm trong môi trường nước. Tuy nhiên, dung lượng hấp 
phụ trong các nghiên cứu này chưa cao, dao động từ 55,56 mg/g đến 242 mg/g. 
Phương pháp điện di lắng đọng (Electrophoretic deposition, EPD) được xem là 
một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm như: hệ thiết bị đơn giản và giá thành 
rẻ, tốc độ lắng đọng nhanh, dễ dàng kiểm soát được và bề dày của lớp màng hay bột 
lắng đọng đồng đều. [5], [9], [10], [11]. Vì vậy, phương pháp EPD có tính khả thi cao 
trong việc kết hợp với vật liệu graphen oxit trong việc loại bỏ phẩm nhuộm ra khỏi môi 
trường nước. 
2. THỰC NGHIỆM 
Các hóa chất sử dụng nghiên cứu này đều là tinh khiết phân tích của Trung Quốc. 
Graphene oxide (GO) được tổng hợp theo Tour J.M. và cộng sự [12]. GO được 
phân tán trong dung môi là nước cất và siêu âm trong 2 giờ ở 50 oC. 
Phương pháp phổ hồng ngoại (FT-IR) để xác định một số nhóm chức của GO 
được đo trên thiết bị IRPrestige-21 Shimadzu, Nhật Bản. Phổ nhiễu xạ tia X dùng để xác 
định cấu trúc vật liệu được thực hiện trên máy D8 Advance, Bruker, Đức. Hình thái của 
vật liệu được nghiên cứu bằng phương pháp hiển vi điện tử quét trên máy SEM JED-
2300, JEOL, Nhật Bản. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis) được thực 
hiện trên máy Jasco V-630, Nhật Bản và thiết bị cấp nguồn một chiều (DC Power Supply) 
trong phương pháp EPD của hãng Yihua 305D, Trung Quốc. 
Quy trình thí nghiệm theo phương pháp EPD được thực hiện như sau: lấy chính 
xác thể tích các dung dịch theo thứ tự như sau: dung dịch đệm có pH khác nhau, dung 
dịch chất điện ly (NaCl, 100 g/L), dung dịch GO (1,0 mg/mL) và từng loại phẩm nhuộm 
DY-S4G, DV-B và DTB-XF trong từng thí nghiệm khác nhau. Cuối cùng lắp đặt vào hệ 
EPD và tiến hành các thí nghiệm tại các thế và thời gian khác nhau (hình 1). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 
53 
Hình 1. Hệ thiết bị trong phương pháp EPD. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Tổng hợp vật liệu graphen oxit và đặc trừng vật liệu 
Hình 2.a, cho thấy GO được tổng hợp theo phương pháp Tour J.M. và cộng sự 
[12] đã xuất hiện một số nhóm chức chứa oxy. Cụ thể như, sự có mặt của nhóm alkoxy 
ở số sóng 1054 cm–1 (C–O) (1). Peak xuất hiện khá rõ tại số sóng 1213 cm–1 (2) minh chứng 
cho sự có mặt của nhóm epoxyl (C–O–C) của sản phẩm GrO. Peak dao động ở 1400 cm–
1(3) có thể là nhóm chức COO– (COO–). Mặt khác, peak tại 1632 cm–1(4) của liên kết đôi 
C=C (C=C) trong vòng thơm của GrO. Trong khi đó, peak dao động tại 1735 cm–1 (5) 
chứng tỏ trong sản phẩm xuất hiện liên kết C=O (C=O) của các nhóm carboxyl hoặc/và 
carbonyl. Cuối cùng, đỉnh peak ở 3428 cm–1 (6) đặc trưng cho sự hấp phụ mạnh của 
nhóm hydroxyl (OH) qua quá trình oxy hóa G. 
Song song với việc đo phổ hồng ngoại, sản phẩm tổng hợp cũng được đem đo 
phổ nhiễu xạ tia X (XRD). Hình 2.b, chỉ ra cường độ phổ của graphit (G) và GO. Peak 
nhiễu xạ đặc trưng tại góc 2 theta (2) là 11,3o của GO cho thấy rằng các nhóm chứa chứa 
oxy trên tấm G đã hình thành, điều này chứng tỏ quá trình oxy hóa G thành GrO cho 
sản phẩm mong muốn. Trong khi đó, peak nhiễu xạ ở 26o của G là hoàn toàn biến mất. 
4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500
0
20
40
60
80
100
1
2
3
4
5
T
 (
%
 ... h có 
pH khác nhau. Tiến hành với tốc độ 120 vòng/phút trong vòng 24 giờ. Sau quá trình lắc, 
lọc qua giấy lọc có kích thước lỗ là 0,45 m và đo pH của các dung dịch và thu được kết 
quả ở hình 4. 
Nghiên cứu loại bỏ các phẩm NHUỘM DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di  
56 
0 2 4 6 8 10 12
0
2
4
6
8
10
12
c)
b)
p
H
_
F
in
a
l 
(y
)
pH_Initial (x)
 y = 2.782 + 0.00976.x
 pH KNO3 
 pH
 (KNO3 + GO)
a)
Hình 4. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa giá trị pHđ và pHc của dung dịch KNO3 0,1 M (a), GO 
trong dung dịch KNO3 0,1 M (b) và đường xác định điểm đẳng điện của GO (c). 
Dựa vào các nghiên cứu của các tác giả [5], [13], để xác định điểm đẳng điện của 
vật liệu trong nghiên cứu hấp phụ cho rằng điểm đẳng điện chính là giao điểm của 
đường pH của dung dịch chất điện ly (a) và đường hồi quy của những điểm có giá trị 
pH gần như đổi sau quá trình hấp phụ (c). Từ đó xác định được giá trị pHZPC là 2,81. 
Như vậy, khi pH của dung dịch nhỏ hơn 2,81 thì GO tích điện dương, ngược lại khi pH 
lớn hơn 2,81, GO tích điện âm. Từ đây khi GrO phân tán vào trong dung môi thì được 
gọi là graphene oxide (GO). 
3.4. Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố 
Theo Besra L. [10] và Boccaccini A.R. [11], các yếu tố cần khảo sát ảnh hưởng đến 
phương pháp EPD bao gồm: pH, nồng độ chất điện ly, khối lượng vật liệu hấp phụ, thế 
và thời gian. Qua quá trình nghiên cứu loại bỏ ba phẩm nhuộm DY-S4G, DV-B và DTB-
XF bằng phương pháp EPD, kết quả đã lựa chọn được các điều kiện thích hợp và được 
chỉ ra ở bảng 1. 
Bảng 1. Các thông số thích hợp của quá trình điện di lắng đọng loại bỏ ba phẩm nhuộm DY-
S4G, DV-B và DTB-XF. 
Nồng độ phẩm nhuộm pH EDep tDep NaCl mGO 
(mg/L) - (V) (phút) (g/L) (mg) 
50 2,0 8 15 1,0 5,0 
3.5. Nghiên cứu đẳng nhiệt và động học hấp phụ của phẩm nhuộm 
3.5.1. Đẳng nhiệt hấp phụ 
Chuẩn bị ba dãy dung dịch có nồng độ khác nhau, với hai phẩm nhuộm DTB-XF 
và DY-S4G có nồng độ từ 5 mg/L đến 50 mg/L, với từ DV-B từ 10 mg/L đến 60 mg/L. 
Tiếp theo tiến hành áp dụng phương pháp EPD với các điều kiện thí nghiệm như ở bảng 
1. Sau thời gian xác đinh, 15 phút, hút dung dịch và đem ly tâm ở 2000 vòng/phút. Cuối 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 
57 
cùng, đo độ hấp thụ quang tại các bước sóng thích hợp với ba phẩm nhuộm DY-S4G, 
DV-B và DTB-XF. 
0 10 20 30 40 50
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
 DY-S4G
 DV-B
 DTB-XF
C
e
/q
e
 (
g
/L
)
C
e
 (mg/L)
a)
1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0
2
3
4
5
6
7
 DY-S4G
 DV-B
 DTB-XF
ln
(q
e
)
ln(C
e
)
b)
Hình 4. Các đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir (a) và Freundlrich (b) của ba phẩm nhuộm 
DY-S4G, DV-B và DTB-XF trên vật liệu rGO. 
Dựa vào các giá trị Abs và các công thức 3.4, 3.6 và 3.6 xây dựng các phương 
trình hồi quy tuyến tính đối với hai mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir và 
Freundlrich. Kết quả thu được ở hình 4 và các bảng 2 và 3. 
qe = 
(C0 − Ce) × V
m
 = 
(C0 − Ce)
CVL
 (3.4) 
Ce
qe
 = 
1
KL × qm 
+
1
qm
 Ce (3.5) 
ln(qe) = ln(KF) + 
1
nF
ln(Ce) (3.6) 
Bảng 2. Các giá trị tham số, hệ số tương quan và hệ số RL của mô hình hấp phụ đẳng nhiệt 
Langmuir ba phẩm nhuộm DY-S4G, DV-B và DTB-XF. 
Đẳng nhiệt Langmuir qmax (mg/g) KL (L/mg) R2 RL 
DY-S4G 324,6 0,0137 0,9910 0,60 – 0,94 
DV-B 769,2 0,8125 0,9665 0,02 – 0,11 
DTB-XF 125,3 0,0221 0,9868 0,48 – 0,90 
Bảng 3. Các giá trị tham số, hệ số tương quan và hệ số 1/nF của mô hình hấp phụ đẳng nhiệt 
Freundlich ba phẩm nhuộm DY-S4G, DV-B và DTB-XF. 
Đẳng nhiệt Freundlich KF [(mg/g)(L/mg)1/n] 1/nF R2 
DY-S4G 54,20 0,824 0,9972 
DV-B 378,4 0,219 0,9854 
DTB-XF 28,84 0,712 0,9970 
Qua kết quả chỉ ra ở bảng 2 và 3 dựa vào hệ số xác định (R2) cho thấy, đối với cả 
hai mô hình đều cho giá trị tương đối lớn và xấp xỉ đơn vị. Nhưng, đối với mô hình hấp 
phụ đẳng nhiệt Freundlich có giá trị lớn hơn và do đó, có thể mô tả phù hợp với kết quả 
thực nghiệm. Mặt khác, dựa vào hai hệ số RL và 1/nF cho rằng quá trình hấp phụ ba phẩm 
màu trên vật liệu GO bằng phương pháp EPD là thuận lợi 
Nghiên cứu loại bỏ các phẩm NHUỘM DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di  
58 
3.5.2. Động học hấp phụ 
Chuẩn bị ba dãy dung dịch phẩm nhuộm DTB-XF, DY-S4G và DV-B có nồng độ 
từ 20 mg/L đến 100 mg/L. Tiếp theo tiến hành áp dụng phương pháp EPD với các điều 
kiện thí nghiệm như ở bảng 1. Sau từ thời gian từ 2 phút đến 16 phút, hút dung dịch và 
đem ly tâm ở 2000 vòng/phút. Cuối cùng, đo độ hấp thụ quang tại các bước sóng thích 
hợp với ba phẩm nhuộm DY-S4G, DV-B và DTB-XF. Từ các giá trị Abs thu được và các 
công thức 3.7 và 3.8 tính toán được các tham số, hệ số xác định và sai số của hai mô hình 
động học biểu kiến bậc nhất và bậc hai. Kết quả được chỉ ra ở bảng 4 và 5. 
Bảng 4. Các giá trị tham số, hệ số xác định và sai số của mô hình động học biểu kiến bậc nhất 
của ba phẩm nhuộm DY-S4G, DV-B và DTB-XF (a). 
Nồng DY-S4G DV-B DTB-XF 
độ qt K1 R2 Sd qt K1 R2 Sd qt K1 R2 Sd 
20 4,370 0,077 0,9936 7,84 4,231 0,105 0,9727 5,90 4,761 0,063 0,9902 6,69 
40 24,47 0,478 0,9590 3,77 23,49 0,478 0,9593 3,30 25,35 0,426 0,9717 2,71 
60 45,62 0,592 0,9573 2,75 45,06 0,619 0,9613 0,39 44,88 0,635 0,9811 1,46 
80 65,95 0,890 0,9855 0,72 64,70 0,890 0,9681 1,07 65,82 0,870 0,9878 0,68 
100 85,44 1,044 0,9778 0,65 84,50 1,055 0,9767 0,65 86,06 1,035 0,9833 0,57 
Bảng 5. Các giá trị tham số, hệ số tương quan và sai số của mô hình động học biểu kiến bậc hai 
của ba phẩm nhuộm DY-S4G, DV-B và DTB-XF (a). 
Nồng DY-S4G DV-B DTB-XF 
độ qt K2 R2 Sd qt K2 R2 Sd qt K2 R2 Sd 
20 6,877 0,008 0,9946 7,08 6,181 0,013 0,9787 7,51 7,650 0,005 0,9918 6,03 
40 27,57 0,025 0,8888 6,48 26,49 0,026 0,9182 5,30 29,06 0,020 0,9650 3,87 
60 49,80 0,020 0,8466 5,36 48,95 0,022 0,8615 4,65 48,65 0,023 0,9137 3,41 
80 69,05 0,032 0,9119 1,87 67,85 0,032 0,9322 1,64 69,06 0,030 0,9218 1,83 
100 88,41 0,035 0,9398 1,11 87,37 0,036 0,9323 1,15 89,09 0,034 0,9335 1,19 
(a): qe (mg/g); K1 (phút–1); K2 (g.mg–1.phút–1); Sd (%). 
 𝑞𝑡 = 𝑞𝑒(1 − 𝑒
−𝐾1𝑡) (3.7) 
𝑞𝑡 = 
𝑞𝑒
2𝐾2 𝑡
1 + 𝑞𝑒𝐾2𝑡
 (3.8) 
Từ kết quả ở bảng 4 và 5, cho thấy đối với mô hình động học biểu kiến bậc nhất 
đều có hệ số xác định (R2) và sai số tương đối chuẩn nhỏ hơn so với mô hình động học 
biểu kiến bậc hai. Chính vì vậy, có thể cho rằng mô hình động học biểu kiến bậc nhất là 
phù hợp với các kết quả thực nghiệm. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 
59 
KẾT LUẬN 
Từ các kết quả nghiên cứu loại bỏ ba phẩm nhuộm DY-S4G, DV-B và DTB-XF 
với dung lượng hấp phụ khá cao, cụ thể là đối với các phẩm nhuộm DY-S4G, DV-B và 
DTB-XF lần lượt là 324,6, 769,2 và 125,3 mg/g. Với kết quả đó, vật liệu GO được tổng hợp 
bằng phương pháp Hummer cải tiến được xem là vật liệu có tiềm năng để sử dụng làm 
chất hấp phụ phẩm nhuộm trong môi trường nước bằng phương pháp điện di lắng đọng 
hoặc/và một số nước thải trong các ngành công nghiệp khác. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đào Sỹ Đức (2010), “Xác định điều kiện tối ưu keo tụ phẩm nhuộm basic red 46 trong nước 
thải bằng PAC theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm”, Tạp chí Phát triển KH & CN, Tập 
13, Số T1, Trang 29 – 34. 
[2]. Phùng Thị Oanh, Đỗ Trà Hương, Lome Phengkhammy (2017), “Nghiên cứu hấp phụ 
metylen xanh bằng vật liệu graphene – bùn đỏ hoạt hóa trong môi trường axit”, Tạp chí phân 
tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 22, Số 2, Trang 94 – 98. 
[3]. Hà Quang Ánh, Quản Thị Thu Trang, Nguyễn Đình Ngọ (2015), “Nghiên cứu khả năng hấp 
phụ thuốc nhuộm RR195 trong dung dịch nước trên vật liệu graphen oxit và graphen”, Tạp 
chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 20, Số 4, Trang 20 – 27. 
[4]. Lê Xuân Vinh, Lý Tiểu Phụng, Tô Thi Hiên (2015), “Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm 
bằng UV/Fenton”, Tạp chí Phát triển KH & CN, Tập 18, Số T6, Trang 29 – 34. 
[5]. de Assis L.K., Damasceno B.S., Carvalho M.N., Oliveira E.H.C., and Ghislandi M.G., (2019), 
“Adsorption capacity comparison between graphene oxide and graphene nanoplatelets for 
the removal of colored textile dyes from wastewater”, Environmental Technology, DOI: 
10.1080/09593330.2019.1567603. 
[6]. Liou T.-H., and Lin M.-H., (2019), “Characterization of graphene oxide supported porous 
silica for effectively enhancing adsorption of dyes”, Separation Science and Technology, DOI: 
10.1080/01496395.2019.1577274 
[7]. Tu T.H., Cam P.T.N., Huy L.V.T., Phong M.T., Nam H.M., Hieu N.H., (2018), “Synthesis and 
application of graphene oxide aerogel as an adsorbent for removal of dyes from water”, 
Materials Letters, doi: https://doi.org/10.1016/j.matlet.2018.11.164 
[8]. Giang L.B., Thuan V.T., Trinh D.N., Thinh V.P., Trung S.D., (2018), “Enhanced adsorption of 
methylene blue onto graphene oxide-doped XFe2O4 (X: Co, Mn, Ni) nanocomposites: kinetic, 
isothermal, thermodynamic and recyclability studies”, Res Chem Intermed, Vol. 44, pp. 1661 
– 1687. https://doi.org/10.1007/s11164-017-3191-1 
[9]. Chiane F.N., Parsa J.B., (2014), “Degradation of azo dye from aqueous solutions using nano-
SnO2/Ti electrode prepared by electrophoretic deposition method: Experimental Design”, 
Chemical Engineering Research and Design, Vol. 92, pp. 2740 – 2748. 
[10]. Besra L., Liu M., (2007), “A review on fundamentals and applications of electrophoretic 
deposition (EPD)”, Progress in Materials Science, Vol. 52, pp. 1 – 61. 
Nghiên cứu loại bỏ các phẩm NHUỘM DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di  
60 
[11]. Boccaccini A.R., Cho J., Roether J.A., Thomas B.J.C., Minay E.J., Shaffer M.S.P., (2006), 
“Electrophoretic deposition of carbon nanotubes”, Carbon, Vol. 44, pp. 3149 – 3160. 
[12]. Marcano D.C., Kosynkin D.V., Berlin J.M., Sinitskii A., Sun Z.Z., Slesarev A., Alemany L.B., 
Lu W., and Tour J.M., (2010), “Improved Synthesis of Graphene Oxide”, American Chemical 
Society Nano, Vol. 4, pp. 4806 – 4814. 
[13]. Sabna V., Thampi S.G. and Chandrakaran S., (2018), “Adsorptive removal of cationic and 
anionic dyes using graphene oxide”, Water Science & Technology, Vol. 78, pp. 732 – 742. 
STUDY ON REMOVAL OF DY-S4G, DV-B AND DTB-XF DYES BY 
ELECTROPHORETIC DEPOSITION METHOD USING GRAPHENE OXIDE 
Nguyen Hai Phong1, Ho Xuan Anh Vu1, Nguyen Van Thanh2, 
Tran Dinh Luyen3, Huynh Ngoc Khanh3 
1 Faculty of Chemistry, University of Sciences, Hue University 
2 Quality control of Gia Lai province 
3 Truong Chinh senior high school, Gia Lai province 
4 Tran Phu senior high school, Gia Lai province 
* Email: nhphong@hueuni.edu.vn 
ABSTRACT 
In this reseach, the DY-S4G, DV-B and DTB-XF dyes were removed from aqueous 
solutions by electrophoresis deposition method (EPD) using synthetic graphene 
oxide (GO) material by modified Hummer method as an adsorbent. The GO material 
was characterized by FT-IR, XRD, UV-Vis, SEM and zero-charge point 
(pHpcz)respectively. Isoelectric point of GO and the parameters such as pH, 
electrolyte concentration, amount of material, potential and time of EPD method 
were investigated. Experimental data tested against results of the adsorption 
isotherm and kinetics models revealed that the sorption of DY-S4G, DV-B and DTB-
XF dyes was best described by pseudo- first order and Freundlich models 
respectively. 
Keywords: DY-S4G, DV-B and DTB-XF dyes, EPD method and graphene oxide. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 
61 
Nguyễn Hải Phong sinh ngày 23/05/1962 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp cử 
nhân Hóa học tại trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là trường Đại học 
Khoa học, Đại học Huế) năm 1984. Năm 2003, ông tốt nghiệp Thạc sĩ 
chuyên ngành Hóa học Phân tích tại trường Đại học Sư phạm, Đại học 
Huế. Ông nhận bằng Tiến sĩ năm 2011 tại trường Đại học Khoa học Tự 
nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Năm 2018, Ông được Hội đồng chức 
danh Nhà nước công nhận đạt chuẩn Phó Giáo sư. Từ năm 1984 đến nay 
công tác tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Phân tích điện hóa, Đánh giá ô nhiễm kim loại độc 
trong trầm tích và Đánh giá chất lượng nước. 
Hồ Xuân Anh Vũ sinh ngày 23/03/1985 tại Thừa Thiên Huế. Ông tốt 
nghiệp cử nhân Hóa học năm 2009 tại Trường Đại học Khoa học, Đại học 
Huế; tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Hóa Phân tích năm 2012 tại trường 
Đại học Khoa học; Đại học Huế. Từ năm 2019 đến nay, ông đang là 
nghiên cứu sinh chuyên ngành Hóa Phân tích tại trường Đại học Khoa 
học, Đại học Huế. Từ 2017 đến nay, ông công tác tại Khoa Hóa học, 
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Phân tích trắc quang, phân tích điện hóa, phân tích 
các hợp chất hữu cơ và đánh giá chất lượng nước. 
Nguyễn Văn Thanh sinh ngày 10/12/1974 tại Quảng Ngãi. Ông tốt 
nghiệp cử nhân chuyên ngành Hóa học tại trường Đại học Tổng hợp Đà 
Lạt năm 1997. Hiện nay, ông đang là học viên cao học chuyên ngành Hóa 
lý thuyết và Hóa lý tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Từ năm 
1998 đến nay, ông công tác tại Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Gia Lai. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học vật liệu và Phân tích điện hóa. 
Nghiên cứu loại bỏ các phẩm NHUỘM DY-S4G, DV-B và DTB-XF bằng phương pháp điện di  
62 
Trần Đình Luyện sinh ngày 02/02/1979 tại Quảng Nam. Ông tốt nghiệp 
cử nhân chuyên ngành Hóa học tại trường Đại học sư phạm Quy Nhơn 
năm 2003. Hiện nay, ông đang là giáo viên trường THPT Trường Chinh, 
huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Ông đang là học viên cao học chuyên ngành 
Hóa lý thuyết và Hóa lý tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học vật liệu và Phân tích điện hóa. 
Huỳnh Ngọc Khánh sinh ngày 07/05/1981 tại Bình Định. Ông tốt nghiệp 
cử nhân Sư phạm Hóa học tại trường Đại học Quy Nhơn 2007. Hiện nay, 
ông đang là giáo viên Trường Trung học Phổ thông Trần Phú, Tỉnh Gia 
Lai và đang là học viên Cao học chuyên ngành Hóa lý thuyết và Hóa lý 
tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học vật liệu và Phân tích điện hóa. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_loai_bo_cac_pham_nhuom_dy_s4g_dv_b_va_dtb_xf_bang.pdf