Mối liên quan giữa kiến thức - thực hành thuốc viên ngừa thai với tình trạng có thai ngoài ý muốn ở phụ nữ đến trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP. Hồ Chí Minh năm 2008
Mục tiêu xác định mức độ kết hợp giữa kiến thức và thực hành thuốc viên ngừa thai (TVNT) với tình trạng có thai ngoài ý muốn (TNYM) ở những phụ nữ đang sử dụng TVNT tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (TT. CSSKSS) Tp. HCM năm 2008.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Mối liên quan giữa kiến thức - thực hành thuốc viên ngừa thai với tình trạng có thai ngoài ý muốn ở phụ nữ đến trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP. Hồ Chí Minh năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối liên quan giữa kiến thức - thực hành thuốc viên ngừa thai với tình trạng có thai ngoài ý muốn ở phụ nữ đến trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP. Hồ Chí Minh năm 2008
Chuyên Sản Phụ Khoa 1 MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC - THỰC HÀNH THUỐC VIÊN NGỪA THAI VỚI TÌNH TRẠNG CÓ THAI NGOÀI Ý MUỐN Ở PHỤ NỮ ĐẾN TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2008 Lê Trung*, Nguyễn Duy Tài** TÓM TẮT Mục tiêu xác định mức độ kết hợp giữa kiến thức và thực hành thuốc viên ngừa thai (TVNT) với tình trạng có thai ngoài ý muốn (TNYM) ở những phụ nữ đang sử dụng TVNT tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (TT. CSSKSS) Tp. HCM năm 2008. Phương pháp Sử dụng thiết kế nghiên cứu bệnh chứng, cỡ mẫu gồm 135 phụ nữ có TNYM khi đang sử dụng TVNT, và nhóm chứng gồm 135 phụ nữ đang sử dụng TVNT nhưng không có thai đến khám tại TT. CSSKSS Tp. HCM năm 2008. Tỉ số bệnh: chứng là 1:1. Kỹ thuật chọn mẫu tiếp liền nhau. Mức độ kết hợp giữa kiến thức và thực hành TVNT với tình trạng có TNYM được hiệu chỉnh theo tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và tiền căn sản khoa. Kết quả: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng có TNYM với kiến thức về TVNT, OR = 1,65, KTC 95% (1,00-2,71); thực hành sử dụng TVNT, OR = 28, KTC 95% (12,57-67,56); với kiến thức và thực hành TVNT, OR = 4,46, KTC 95% (2,38-8,54); sau khi đã hiệu chỉnh theo tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và tiền căn sản khoa mức độ kết hợp giữa tình trạng TNYM với kiến thức và thực hành TVNT tăng lên OR = 5,28, KTC 95% (2,79-9,96). Kết luận: Kiến thức và thực hành về TVNT không đúng làm tăng nguy cơ có TNYM lên hơn 5 lần ở phụ nữ đang dùng TVNT tại TT.CSSKSS Tp. HCM. ABSTRACT THE RELATIONSHIP OF ORAL CONTRACEPTIVE’S KNOWLEDGE – PRACTICE AND UNWANTED PREDNANCY IN PATIENT AT HO CHI MINH CITY OF REPRODUCTIVE HEALTHCARE CENTER, IN 2008 Le Trung, Nguyen Duy Tai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 180 - 184 Objective To identify the association between oral contraceptive’s knowledge – practice and unwanted pregnancy in patient using oral contraceptive at Ho Chi Minh City of reproductive healthcare center in 2008. Methods This is a case-control study with the control to case ratio of 1:1. Sample size included 135 women with unwanted pregnancy in case and 135 women having no pregnancy in control; all women were using oral contraceptive. The association between oral contraceptive’s knowledge – practice and unwanted pregnancy was controlled for age, educational level, marriage status and history of obstetrics. Results: There was a significant association between unwanted pregnancy and oral contraceptive’s knowledge, OR = 1.65, CI 95% (1.00-2,71); and oral contraceptive’s practice, OR = 28, CI 95% (12.57-67.56); and oral contraceptive’s knowledge – practice, OR = 4.46, CI 95% (2.38-8.54); with controlled for age, educational level, marriage status, history of obstetrics the association was increased OR = 5.28, CI 95% (2.79- 9.96). Conclusion: The lack of oral contraceptive’s knowledge – practice was increased above 5 times the risk of unwanted pregnancy at Ho Chi Minh City of reproductive healthcare center. * Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Tp. HCM ** Bộ môn sản phụ khoa, ĐHYD TP. HCM Chuyên Sản Phụ Khoa 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, bình quân có khoảng 600.000 trường hợp phá thai hàng năm(1). Thống kê của Sở y tế Tp. HCM mỗi năm có gần 100.000 trường hợp nạo phá thai, nhiều hơn số trẻ sinh sống trong năm(8). Nạo phá thai do có TNYM luôn đi đôi với tổn thương sâu sắc đến sức khỏe cũng như tinh thần. Những thống kê gần đây cho thấy việc tăng tỉ lệ sử dụng TVNT trong các biện pháp tránh thai hiện đại là phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội(8), khi người phụ nữ chủ động hơn trong việc kiểm soát sinh sản. Sử dụng TVNT là phương pháp kín đáo, thuận tiện, an toàn, có hiệu quả ngừa thai rất cao(3). TVNT chứa nội tiết tố tổng hợp giống như nội tiết của buồng trứng tiết ra, vì vậy đòi hỏi người sử dụng phải có những hiểu biết cơ bản về vỉ thuốc mình đang sử dụng và sử dụng đúng theo hướng dẫn thì sự kiểm soát sinh sản mới có hiệu quả và bảo đảm an toàn sức khỏe của người sử dụng. Tại sao vẫn có tỉ lệ có TNYM khi sử dụng TVNT? Một số nghiên cứu ghi nhận nguyên nhân thất bại do người sử dụng(5,10). Vì vậy cần những chứng cứ chính xác, cụ thể về những nguyên nhân thất bại khi sử dụng TVNT ở phụ nữ Tp. HCM, từ đó có những định hướng trong việc lập kế hoạch, giám sát chương trình kế hoạch hóa gia đình và tư vấn, truyền thông cho các phụ nữ đang và dự định sử dụng TVNT để hạn chế việc có TNYM. Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Tp. HCM là đơn vị tuyến tỉnh chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản cho tất cả các bệnh viện và trung tâm y tế dự phòng quận huyện. Trung tâm cũng là nơi triển khai các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và tập huấn về chuyên môn kỹ thuật cho các cán bộ y tế tuyến cơ sở theo chuẩn quốc gia về sức khỏe sinh sản. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP. HCM với mục đích xác định mức độ kết hợp giữa kiến thức và thực hành sử dụng TVNT với tình trạng có TNYM ở những phụ nữ đang sử dụng TVNT. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Đây là một nghiên cứu bệnh-chứng, dân số chọn mẫu là phụ nữ đang sử dụng thuốc viên để ngừa thai đến thực hiện dịch vụ tại TT. CSSKSS TP. HCM, với nhóm bệnh là phụ nữ có TNYM, và nhóm chứng là những phụ nữ không có thai. Tỉ số bệnh/chứng là 1/1. Để có 80% cơ hội phát hiện sự khác biệt giữa 2 nhóm với mức ý nghĩa 5%, với giả định phụ nữ có kiến thức sai về TVNT sẽ có nguy cơ có TNYM cao gấp 2 lần, với tỉ lệ có kiến thức sai ở những phụ nữ đang dùng TVNT là 63,3% cỡ mẫu của mỗi nhóm chứng hoặc bệnh là 135 người. Nhóm bệnh và chứng được chọn với kỹ thuật tiếp liền nhau từ tháng 1/2008 đến khi đủ cỡ mẫu. Tiêu chí chung đưa vào mẫu là phụ nữ đang sử dụng TVNT để tránh thai, tuổi ≤ 40 tuổi và đồng ý tham gia, với nhóm bệnh là có TNYM xác địn
File đính kèm:
- moi_lien_quan_giua_kien_thuc_thuc_hanh_thuoc_vien_ngua_thai.pdf