Mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau

Nghiên cứu xây dựng mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm

sú Cà Mau. Số liệu trong nghiên cứu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp 97

nông hộ tại tỉnh Cà Mau. Dựa trên tổng hợp của Fisher và Tanner (1978), 06 mô

hình về kì vọng giá của nông hộ được ước lượng. Mô hình giá kì vọng của

Nerlove phù hợp với số liệu quan sát nhất. Theo đó, giá kì vọng của nông hộ được

xác định dựa trên giá trễ một kì và sự điều chỉnh kì vọng so với giá thị trường của

nông hộ trong kì trước. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra giá kì vọng của nông hộ có

tương quan dương với giá trễ trên thị trường.

Mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau trang 1

Trang 1

Mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau trang 2

Trang 2

Mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau trang 3

Trang 3

Mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau trang 4

Trang 4

Mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau trang 5

Trang 5

Mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau trang 6

Trang 6

Mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau trang 7

Trang 7

Mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau trang 8

Trang 8

Mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau trang 9

Trang 9

Mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang minhkhanh 6440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau

Mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm ở Cà Mau
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
125 
MÔ HÌNH GIÁ KÌ VỌNG CỦA NÔNG HỘ NUÔI TÔM Ở CÀ MAU 
PRICE EXPECTATION MODELING FOR SHRIMP FARMERS 
IN CA MAU 
Lê Nhị Bảo Ngọc1 
Tóm tắt – Nghiên cứu xây dựng mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm 
sú Cà Mau. Số liệu trong nghiên cứu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp 97 
nông hộ tại tỉnh Cà Mau. Dựa trên tổng hợp của Fisher và Tanner (1978), 06 mô 
hình về kì vọng giá của nông hộ được ước lượng. Mô hình giá kì vọng của 
Nerlove phù hợp với số liệu quan sát nhất. Theo đó, giá kì vọng của nông hộ được 
xác định dựa trên giá trễ một kì và sự điều chỉnh kì vọng so với giá thị trường của 
nông hộ trong kì trước. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra giá kì vọng của nông hộ có 
tương quan dương với giá trễ trên thị trường. 
Từ khóa: giá kì vọng, giá thị trường, tôm sú, tỉnh Cà Mau. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Giá kì vọng là một phần quan trọng của nhiều mô hình kinh tế hành vi bởi 
giá kì vọng tác động đến kế hoạch sản xuất, mục đích sản xuất của nông dân; mức 
độ không chắc chắn ảnh hưởng đến việc tổ chức các nguồn lực, quyết định cung. 
Giá kì vọng đóng vai trò then chốt trong sản xuất. Mặc dù vậy, thực tế rất hiếm 
khi người sản xuất biết giá kì vọng được thiết lập bằng cách nào; cũng như vai trò 
nền tảng của giá kì vọng tác động đến quyết định cung của người sản xuất [1], [2]. 
Giá kì vọng sẽ giúp di chuyển hoạt động sản xuất sang hướng khác hay 
thông tin tiếp nhận sẽ giúp người sản xuất tạo ra sự dịch chuyển nguồn lực hiệu 
quả [3]. Nói cách khác, nếu người sản xuất kì vọng trong tương lai giá hàng hóa 
sẽ tăng thì họ quyết định tăng cung hàng hóa. Nghiên cứu các nhà quản lí và các 
nhà kinh tế học sử dụng phương pháp đo lường giá kì vọng dựa trên số liệu điều 
tra [1]. Khi đó, giá kì vọng được thu thập đông đảo từ những người trực tiếp tham 
gia sản xuất về những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai; cũng như phản ánh 
được sự đa dạng có thể của các nhóm người sản xuất khác nhau [4]. 
Giá kì vọng rất quan trọng đối với quyết định sản xuất có độ trễ lớn bởi giá 
kì vọng có khả năng làm thay đổi chu kì sản xuất, tiềm ẩn sự bất ổn định trong thị 
trường [5]. Những phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu nhằm xác định cơ sở 
giả thuyết xây dựng mô hình giá kì vọng đồng thời đánh giá hiệu quả của mô hình 
1 Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau; Email: baongoccamau80@gmail.com 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
126 
kì vọng giá là thật sự cần thiết [6], [7]. Do đó, để đạt được mục tiêu nghiên cứu 
đặt ra, tác giả tiến hành phỏng vấn nông hộ nuôi tôm tại 4 huyện (Cái Nước, Trần 
Văn Thời, Đầm Dơi, Phú Tân) tỉnh Cà Mau, với 97 nông hộ và ước lượng phương 
nhỏ nhất OLS (Ordinary Least Squares) để xây dựng mô hình giá kì vọng. Kết 
quả nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin về việc xác định giá kì vọng của người 
sản xuất trong quá trình đưa ra quyết định sản xuất. Đồng thời, nghiên cứu nguồn 
tài liệu bổ sung cho các lĩnh vực nghiên cứu còn hạn chế về hành vi của nông hộ, 
phân tích giá và là cơ sở để thiết lập mô hình giá kì vọng trong nghiên cứu cung 
nông sản. 
2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 
2.1. Cách tiếp cận mô hình giá với các giả thuyết kì vọng 
Trong kinh tế học, kì vọng liên quan đến dự báo của người tham gia hoạt động 
kinh tế mức giá, số lượng hàng hóa sản xuất, số lượng hàng hóa cung trên thị trường, 
thu nhập hoặc các biến số khác trong tương lai. Nerlove là người đầu tiên đưa kì vọng 
vào phân tích điều chỉnh cung [6]. Tiếp đến, Muth [8] đưa kì vọng vào phân tích biến 
động giá cả và sau đó, nhà kinh tế như Nerlove [6] là những người tiên phong đưa kì 
vọng vào hệ thống lí thuyết kinh tế. Theo các nhà kinh tế, có hai loại giả thuyết kì 
vọng. Đó là giả thuyết kì vọng thích ứng-AE (Adaptive Expectations) và giả thuyết kì 
vọng hợp lí-RE (Rational Expectations). Giả thuyết AE ngụ ý là người ta nghĩ về 
ngày mai dựa vào những gì xảy hôm nay, hôm qua và học hỏi thêm từ thực tế để điều 
chỉnh kì vọng [9]. Đến năm 1961, giả thuyết RE của Muth [8] cho rằng người ta kì 
vọng hiệu quả khi thông tin sẵn có vào thời điểm kì vọng hình thành, có kiến thức 
sâu, hiểu được cơ chế thị trường, các chính sách vĩ mô (chính sách giá, quy hoạch sản 
xuất,...). Các giả thuyết kì vọng đóng vai trò quan trọng trong lí thuyết kinh tế vì 
chúng quyết định hành vi của cá nhân, của doanh nghiệp và do đó, ảnh hưởng lên giá 
cả và các hoạt động kinh tế ở hiện tại lẫn tương lai. Hơn nữa những diễn biến của nền 
kinh tế lại tiếp tục ảnh hưởng lên kì vọng [10]. 
Giá kì vọng nên được ước lượng bằng số liệu khảo sát [11]. Để từ đó, hiểu 
được cách thức nông hộ kì vọng giá bán trong tương lai, năng lực cá nhân và sự điều 
chỉnh kì vọng của họ. Các học giả đã khẳng định mô hình giá Cobweb với kì vọng 
thích ứng là phù hợp trong điều kiện thị trường không chắc chắn, năng lực dự báo của 
nông dân bị hạn chế. Mô hình giá kì vọng trung bình với giả thiết kì vọng RE lí 
giải được sự biến động của giá bán trong tương lai [12]. 
2.2. Các mô hình giá với các giả thuyết kì vọng trong sản xuất nông nghiệp 
Mô hình giá kì vọng của nông hộ với giả thuyết kì vọng AE và kì vọng RE 
được thể hiện trong sáu mô hình lí thuyết của [11]. 
Mô hình 1: Mô hình giá kì vọng của [13] được thiết lập theo giả thuyết kì 
vọng AE và được ứng dụng trong phân tích phản ứng cung. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
127 
 ettetet PRPPP 11111  
 (1)
Với e
tP là giá kì vọng kì t và tRP là giá thực của kì t-1 
Mô hình 2 : Mô hình giá kì vọng khác của Nerlove theo giả thuyết AE 
 etttet PRPRPP 113122  (2)
Nerlove đề xuất mô hình 1 và mô hình 2 với kì vọng thích ứng dựa trên 
mô hình giá Cobweb và được [4] phát triển và ứng dụng phổ biến trong nghiên 
cứu thực nghiệm. Khi đó trong mô hình 1, biến 
e
tP tác động thuận chiều với biến 
e
tP 1 . Tr ... nhất có thể. Thông tin quan trọng thứ hai là giá và tiêu chuẩn đầu 
vào (tôm giống, thức ăn, ...). Nông hộ nuôi thu thập thông tin về tôm giống, thức 
ăn, ... từ các công ti cung cấp chiếm tỉ trọng gần 45%. Điều đó cho thấy vị thế và 
vai trò giá bán tôm đối với hoạt động sản xuất của nông hộ nuôi tôm là rất quan 
trọng. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
132 
Hình 1: Nhu cầu thông tin của nông hộ tiếp nhận từ các nguồn cung cấp 
(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu tự khảo sát năm 2018) 
4..2 Mô hình giá kì vọng của nông hộ nuôi tôm 
Tổng hợp kết quả khảo sát trực tiếp ý kiến người sản xuất về kì vọng giá 
trong năm 2018 của nông dân với hai nhóm số liệu “truyền thống” và nhóm số 
liệu “doanh nhân”. Kết quả ước lượng mô hình giá kì vọng của nhóm số liệu 
“truyền thống” được trình bày tại Bảng 3 và nhóm số liệu “doanh nhân” được 
trình bày tại Bảng 4 cho thấy có sự khác biệt về giá kì vọng giữa hai nhóm số liệu. 
Thông tin giá được trình bày ở dạng bảng biểu và đồ thị có ý nghĩa đối với nông 
hộ kì vọng giá sản phẩm. Cụ thể là, mô hình 1 của nhóm số liệu “truyền thống” và 
nhóm số liệu “doanh nhân” có hệ số ước lượng có mức ý nghĩa thống kê ở mức 
1% và hệ số xác định R2 lớn, các trị thống kê của tiêu chuẩn AIC và BIC là nhỏ 
nhất. Tiêu chuẩn thông tin Akaike (AIC) và tiêu chuẩn thông tin Bayesian (BIC) 
được sử dụng (i) so sánh các giá trị khác nhau của tiêu chuẩn thông tin, (ii) chúng 
ta tính toán cho cùng một mẫu dữ liệu và (iii) chỉ sử dụng để xếp hạng các mô 
hình. Mô hình càng phù hợp thì AIC, BIC càng nhỏ, điều này có nghĩa là mô hình 
đó phù hợp với bộ số dữ liệu nhất. Vì vậy, mô hình 1 của nhóm số liệu “truyền 
thống” và nhóm số liệu “doanh nhân” là mô hình phù hợp nhất với số liệu nghiên 
cứu. 
Kết quả hồi quy được tổng hợp và trình bày tại Bảng 3 và Bảng 4 cho thấy 
mô hình giá Cobweb với kì vọng thích ứng được ước lượng bằng nhóm số liệu 
“doanh nhân” giải thích tốt hơn nhóm số liệu “truyền thống”. Cụ thể là, kết quả 
ước lượng mô hình giá kì vọng bằng nhóm số liệu “doanh nhân” có hệ số xác định 
R2 cao hơn (81% và 30%) nghĩa là biến độc lập giải thích được 81% biến động 
của giá kì vọng tại kì t. Hệ số ước lượng sai số kì vọng là 0,83 với mức ý nghĩa 
thống kê 1%. Điều này hàm ý, mô hình giá Cobweb với kì vọng thích ứng và mô 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
133 
hình giá Cobweb với kì vọng hợp lí được nông dân vận dụng kì vọng giá cho kì 
sản xuất hiện hành. Kết quả này chứng tỏ, nông hộ điều chỉnh kì vọng theo sai số 
dựa báo ở kì quá khứ gần nhất (kì t-1). 
Điều này khẳng định, nông hộ dựa vào mô hình 1 của Nerlove theo giả 
thuyết kì vọng AE và RE để hình thành giá kì vọng. Kết quả này có nghĩa là, nông 
hộ căn cứ vào thông tin giá ở thời điểm quá khứ gần nhất – kì t cùng với mức 
chênh lệch giá kì vọng và thực tế kì t-1, để dự báo cho giá bán tương lai – kì t. Mô 
hình giá kì vọng của nông hộ được xác định là mô hình giá Cobweb với kì vọng 
thích ứng. Kết quả phân tích này là giá kì vọng của nông hộ phụ thuộc vào giá trễ 
hay tuân theo mô hình Cobweb. 
Kết quả so sánh mô hình giá Cobweb với kì vọng thích ứng (Bảng 3) và mô 
hình giá Cobweb với kì vọng hợp lí (Bảng 4) với mô hình AR(2) cho thấy mô 
hình giá Cobweb với kì vọng thích ứng phù hợp vì mức độ chính xác cao hơn so 
với Cobweb với kì vọng hợp lí. Điều này ngụ ý là, giá kì vọng của nông hộ nuôi 
tôm có tương quan thuận với giá của kì trước, đồng thời, kiến thức kinh tế của 
nông hộ và loại thông tin tiếp nhận có ảnh hưởng thuận chiều tới điều chỉnh giá kì 
vọng. Giả thuyết kì vọng thích ứng ngụ ý là, nông dân nuôi tôm phản ứng chừng 
mực hơn với sự thay đổi của giá, dẫn đến mức độ biến động của giá bán tôm được 
hạn chế qua đó làm tăng tính ổn định của giá tôm kì vọng. Kết quả này phù hợp 
với những lí thuyết trong kinh tế học và tương đồng với nghiên cứu của Fisher & 
Tanner [11] dựa trên số liệu điều tra nông dân tại Úc, cũng như nghiên cứu của Lê 
Khương Ninh và cộng sự [21] khi lí giải sự vận động giá lúa của nông hộ trong 
nghiên cứu giải pháp bình ổn giá bán lúa cho nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu 
Long. Tất cả các nghiên cứu này đều chỉ ra nông hộ kì vọng giá bằng mô hình 
Cobweb với kì vọng thích ứng của Nerlove có ước lượng tốt nhất và đáng tin cậy. 
Trong khi, nghiên cứu của Gardner [17] cũng như của Sulewski et al. [12] thì 
nông hộ kì vọng giá sản phẩm bằng mô hình giá đa thức với kì vọng RE. 
Kết quả hồi quy của mô hình giá Cobweb với kì vọng thích ứng cũng chỉ ra 
giá kì vọng của nông hộ có tương quan dương với giá trễ trên thị trường. Trong khi 
phân tích sự vận động của chuỗi giá thực tế trên thị trường giá có tương quan âm 
với giá trễ của chính nó. Điều này cho thấy, kì vọng giá của nông hộ nuôi tôm gặp 
phải sai biệt trong kì là rất lớn. Kết quả phân tích tương đồng với nghiên cứu của 
Fisher & Tanner [11] nhưng theo Gardner [17], giá kì vọng từ nông hộ sản xuất 
còn gặp nhiều hạn chế dẫn đến các quyết định cung của nông hộ chưa thật sự 
mạng lại hiệu quả. 
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đã chứng minh mô hình giá kì vọng trung 
bình giản đơn của các kì trước có kết quả ước lượng thấp nhất. Tuy nhiên, điểm 
khác biệt của nghiên cứu là mô hình giá kì vọng trung bình giản đơn của hai kì 
trước tác động đến giá kì vọng trong khi Fisher & Tanner [11] thì cho rằng mô 
hình giá kì vọng trung bình giản đơn của ba kì. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
134 
Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình giá Cobweb với kì vọng thích ứng 
được nông hộ sử dụng trong quá trình dự báo giá cho mùa vụ tới. Giá bán tương 
lai được nông dân kì vọng thường có độ trễ so với giá thực tế nên sản lượng cung 
ứng cũng trễ so với cầu trên thị trường. Do vậy, việc dự báo giá và phổ biến thông 
tin về giá kịp thời có ý nghĩa tích cực trong việc điều chỉnh kì vọng giá kịp thời. 
5. KẾT LUẬN MÔ HÌNH GIÁ KÌ VỌNG CỦA NÔNG HỘ NUÔI TÔM 
CÀ MAU 
Nghiên cứu ước lượng mô hình OLS nhằm xây dựng mô hình giá kì vọng từ 
số liệu phỏng vấn 97 nông hộ nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau. Kết quả nghiên cứu đã chỉ 
ra thông tin giá bán tôm là quan trọng nhất nông hộ nuôi tôm thu thập từ nông hộ 
nuôi tôm và những người thu mua trong vùng vì mục đích muốn bán tôm giá cao 
nhất có thể. Trong đó, kiến thức kinh tế của nông hộ sản xuất và loại thông tin tiếp 
cận là các yếu tố tác động tích cực đến hình thành giá kì vọng. Kết quả nghiên cứu 
cho thấy các mô hình giá Cobweb với kì vọng thích ứng có kết quả tốt nhất. Điều 
này hàm ý giá kì vọng cho các quyết định của người sản xuất được hình thành dựa 
vào giá bán của kỳ trước. Đây là vấn đề quan trọng cần xem xét cho hướng nghiên 
cứu trong tương lai và nhất là trong nghiên cứu cung. 
Những phát hiện từ nghiên cứu đề xuất trong điều kiện thông tin thị trường 
ở Việt Nam cần công bố các bản tin thương mại dưới dạng bản và đồ thị trên các 
bản tin thương mại nhằm giúp cho người sản xuất khai thác thông tin thị trường 
hiệu quả. Từ đó, các nhà khoa học tăng khả năng phân tích và dự báo giá để thông 
tin đến người sản xuất. Tuy nhiên, đây là điều tra thực hiện giá kì vọng đầu tiên 
được thực hiện tại nông hộ sản xuất ở Việt Nam, và do đó tính đại diện của mẫu 
chỉ dừng lại ở mức độ nhất định. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
135 
Bảng 3: Mô hình giá kì vọng được thiết lập của nhóm nông dân 
“truyền thống” 
Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%. 
]/)(]/)[({ 33223211
*
1 ttttttttt RPRPRPRPRPRPRPRPRP
]3/)((3/)[( 432321
*
1 ttttttt RPRPRPRPRPRPMP 
]()( 1111
*
11
e
tt
e
tt
e
tt PRPPRPPRP 
4 Giá kì vọng được thiết lập dựa trên thông tin giá trung bình của hai kì trước. 
Biến độc lập 
Biến phụ thuộc 
e
t
e
t PP 1 
Mô hình 
1 
Mô 
hình 2 
Mô 
hình 3 
Mô hình 
4 
Mô 
hình 5 
Mô hình 6 
n=24 
Hằng số 18,08 
(0,41) 
-
76,11* 
(-1,66) 
101,58*
* 
(-2,13) 
-
101,47
** 
(-2,14) 
-
91,61* 
(-1,94) 
-88,02* 
(-1,68) 
21 tt RPRP 0,80**
* 
(3,07) 
1,12** 
(3,82) 
0,99**
* 
 (3,72) 
0,95**
* 
(3,55) 
32 tt RPRP 0,15 
(1,47) 
e
tt PRP 11 
0,42*** 
(6,40) 
*
1 tRP 
 -0,13 
(-1,39) 
*
11 )(
e
tt PRP 
 0,14**
* 
(2,96) 
*
1 tMP 
 0,45* 
(1,65) 
2R
0,30 0,19 0,14 0,14 0,12 0,05 
F 40,92 11,23 7,34 7,47 12,64 5,00 
Mức ý nghĩa 
của F 
0,02 0,00 0,00 0,00 0,00 0,03 
AIC 1444,64 1460,6
0 
1467,30 1467,0
8 
1467,2
7 
1474,
41 
BIC 1449,79 1468,3 1475,02 1474,8
0 
1472,4
2 
1479,
56 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
136 
(Nguồn: Tổng hợp tính toán từ số liệu khảo sát năm 2018) 
Bảng 4: Mô hình giá kì vọng được thiết lập của nhóm số liệu “doanh nhân” 
Biến độc lập 
Biến phụ thuộc 
e
t
e
t PP 1 
Mô 
hình 1 
Mô 
hình 2 
Mô 
hình 3 
Mô 
hình 4 
Mô 
hình 5 
Mô hình 
6 n=2 
Hằng số 2,31 
(0,10) 
-
86,31** 
(-2,09) 
-
149,30
*** 
(-2,75) 
-
149,19*
** 
(-2,77) 
-
129,45
** 
(-2,36) 
-
138,98**
* 
(-2,55) 
21 tt RPRP 0,38 
(0,94) 
1,19**
* 
3.57 
0,93*** 
(3,09) 
0,85**
* 
(2,74) 
32 tt RPRP 0,29** 
(2,58) 
e
tt PRP 11 
0,83**
* 
(8,66) 
*
1 tRP 
 -0,26** 
(-2,43) 
*
11 )(
e
tt PRP 
 0,40* 
(1,70) 
*
1 tMP 
 0,71*** 
(3,17) 
2R
0,81 0,31 0,13 0,13 0,07 0,10 
F 401,88 4,86 
6,88 
7,31 7,49 10,03 
Mức ý nghĩa 
của F 
0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 
AIC 1343,3
7 
1470,1
6 
1492,6
1 
1491,84 1496,5
0 
1494,12 
BIC 1348,5
2 
1477,8
8 
1500,3
3 
1499,56 1501,6
5 
1499,27 
Ghi chú: *, **,*** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%. 
]/)(]/)[({ 33223211
*
1 ttttttttt RPRPRPRPRPRPRPRPRP 
]()( 1111
*
11
e
tt
e
tt
e
tt PRPPRPPRP 
 ]3/)((3/)[( 432321
*
1 ttttttt RPRPRPRPRPRPMP 
(Nguồn: Tổng hợp tính toán từ số liệu khảo sát năm 2018) 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
137 
Hơn nữa, nghiên cứu này chỉ khảo sát sự thay đổi giá đối với người sản 
xuất, trong khi các điều tra khác về giá kì vọng thường bao quát những yếu tố đầu 
vào chủ yếu trong sản xuất bao gồm giá, diện tích canh tác hay sản lượng của 
hàng hóa, giá và diện tích hay sản lượng của sản phẩm cạnh tranh hoặc hàng hóa 
bổ sung. Song, các nghiên cứu thực nghiệm như thế sẽ không khả thi nếu thiếu bộ 
số liệu thứ cấp bao quát được lưu giữ tại cơ quan quản lí, và đây là nguyên nhân 
lĩnh vực nghiên cứu này còn hạn chế tại Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Anderson, K.. Distributed lags and barley acreage response 
analysis. Australian Journal of Agricultural and Resource Economics. 
1974;18(2):119-132. 
[2] Turnovsky, S. J.. Empirical evidence on the formation of price 
expectations. Journal of the American Statistical Association. 1970;65(332): 
1441-1454. 
[3] Duloy, J. H., & Watson, A. S.. Supply Relationships in the Australian Wheat 
Industry: New South Wales. Australian Journal of Agricultural and Resource 
Economics.1964;8(1):28-45. 
[4] Nelson, R. G., & Bessler, D. A.. Quasi‐ rational expectations: Experimental 
evidence. Journal of Forecasting. 1992;11(2):141 
[5] Tomek, W. G., & Robinson, K. L.. Agricultural product prices. Edn 2nd, Cornell 
University Press, Ithaca and London. 1981. 
[6] Nerlove, M.. Estimates of the elasticities of supply of selected agricultural 
commodities. Journal of Farm Economics. 1956;38(2): 496-509. 
[7] Carlson, J. A.. The stability of an experimental market with a supply-response 
lag. Southern Economic Journal. 1967;305-321. 
[8] Muth, J. F.. Rational expectations and the theory of price 
movements. Econometrica: Journal of the Econometric Society. 1961;315-
335. 
[9] Phillips, A. W.. The relation between unemployment and the rate of change of 
money wage rates in the United Kingdom, 1861–1957. Economica. 
1958;25(100): 283-299. 
[10] Lucas, R. E., & Sargent, T. J. (Eds.). Rational expectations and econometric 
practice. U of Minnesota Press. 1981;Vol. 2. 
[11] Fisher, B. S., & Tanner, C.. The formulation of price expectations: An 
empirical test of theoretical models. American Journal of Agricultural 
Economics. 1978;60(2): 245-248. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
138 
[12] Sulewski, T., Sprigs, J., & Schoney, R. A.. Agricultural producer price 
expectations. Canadian Journal of Agricultural Economics/Revue canadienne 
d'agroeconomie. 1994;42(3): 301-310. 
[13] Nerlove, M.. The dynamics of supply; estimation of farmer's response to 
price (No. 04; HD1447, N4.). 1958. 
[14] Ezekiel, M.. The cobweb theorem. The Quarterly Journal of Economics. 
1938;52(2): 255-280. 
[15] Shideed, K. H., & White, F. C.. Alternative forms of price expectations in 
supply analysis for US corn and soybean acreages. Western Journal of 
Agricultural Economics. 1989;281-292. 
[16] Nerlove, M.. The dynamics of supply: retrospect and prospect. American 
journal of agricultural economics. 1979;61(5):874-888. 
[17] Gardner, B. L.. Futures prices in supply analysis. American Journal of 
Agricultural Economics. 1976;58(1):81-84. 
[18] Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S.. Using multivariate statistics. 
Northridge. Cal.: Harper Collins. 1996. 
[19] VASEP [Hiệp hội chế biến thủy sản]. Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam 
năm 2017. 2018. 
[20] Phạm Lê Thông & Đặng Thị Phượng. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm 
sú thâm canh và bán thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Kinh tế 
và Phát triển. 2014;số 217 (07/2014): p. 46-55. 
[21] Lê Khương Ninh, Huỳnh Thị Đan Xuân và Cao Văn Hơn. Giải pháp bình ổn 
giá bán lúa cho nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài khoa học và 
công nghệ cấp Bộ. 2018. 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_gia_ki_vong_cua_nong_ho_nuoi_tom_o_ca_mau.pdf