Mô bệnh học của carcinôm vòm hầu mối tương quan với đặc điểm lâm sàng và biểu hiện Lmp1

Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ mô bệnh học của Carcinôm vòm hầu (Nasopharyngeal Carcinoma, NPC)

theo phân loại Tổ chức Y tế Thế giới 2017 (World Health Organization, WHO 2017), tương quan với đặc

điểm lâm sàng và biểu hiện protêin màng 1 của EBV (Epstein–Barr virus latent membrane protein 1,

LMP1).

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 80 trường hợp được chẩn đoán NPC

bằng mẫu nội soi sinh thiết ở bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) từ 01/06/2018 đến

31/12/2019.

Kết quả: Loại mô bệnh học không sừng hóa (Non Keratinizing Squamous Cell Carcinoma, NKSCC)

chiếm tỷ lệ cao nhất 97,5% trong đó kiểu hình biệt hóa (Differentiated Non Keratinizing Squamous Cell

Carcinoma, DNKSCC) chiếm 46,25% và kiểu hình không biệt hóa (Undifferentiated Non Keratinizing

Squamous Cell Carcinoma, UNKSCC) chiếm 51,25%, loại mô bệnh học gai sừng hóa (Keratinizing

Squamous Cell Carcinoma, KSCC) chiếm 2,5% và không ghi nhận được loại mô bệnh học gai dạng đáy

(Basaloid Squamous Cell Carcinoma, BSCC). Nhóm ≤ 40 tuổi có tỷ lệ UNKSCC (76,47%) cao hơn nhiều

so với tỷ lệ DNKSCC (23,53%) bên cạnh đó nhóm >40 tuổi có tỷ lệ DNKSCC (54,1%) nhiều hơn so với tỷ

lệ UNKSCC (45,9%) (p = 0,03). Biểu hiện LMP1 (+) nhóm DNKSCC (18 trường hợp, 66,67%) có tỷ lệ cao

hơn so với biểu hiện LMP1 (+) nhóm UNKSCC (9 trường hợp, 33,33%), trong khi đó biểu hiện LMP1 (–)

nhóm UNKSCC (29 trường hợp, 64,44%) có tỷ lệ cao hơn so với biểu hiện LMP1 (–) nhóm DNKSCC (16

trường hợp, 35,56%) (p = 0,01).

Kết luận: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không chứng minh được mô bệnh học Carcinôm vòm hầu

có tương quan với tuổi và giai đoạn TNM. Mối tương quan giữa mô bệnh học Carcinôm vòm hầu với giới

tính cần được nghiên cứu thêm. Kết quả biểu hiện LMP1 nói lên được vai trò của vi rút EBV với Carcinôm

vòm hầu, đặc biệt loại mô bệnh học không sừng hóa (NKSCC), tuy nhiên sự khác biệt trong biểu hiện

LMP1 giữa 2 nhóm DNKSCC và UNKSCC cần được khảo sát thêm

Mô bệnh học của carcinôm vòm hầu mối tương quan với đặc điểm lâm sàng và biểu hiện Lmp1 trang 1

Trang 1

Mô bệnh học của carcinôm vòm hầu mối tương quan với đặc điểm lâm sàng và biểu hiện Lmp1 trang 2

Trang 2

Mô bệnh học của carcinôm vòm hầu mối tương quan với đặc điểm lâm sàng và biểu hiện Lmp1 trang 3

Trang 3

Mô bệnh học của carcinôm vòm hầu mối tương quan với đặc điểm lâm sàng và biểu hiện Lmp1 trang 4

Trang 4

Mô bệnh học của carcinôm vòm hầu mối tương quan với đặc điểm lâm sàng và biểu hiện Lmp1 trang 5

Trang 5

Mô bệnh học của carcinôm vòm hầu mối tương quan với đặc điểm lâm sàng và biểu hiện Lmp1 trang 6

Trang 6

Mô bệnh học của carcinôm vòm hầu mối tương quan với đặc điểm lâm sàng và biểu hiện Lmp1 trang 7

Trang 7

Mô bệnh học của carcinôm vòm hầu mối tương quan với đặc điểm lâm sàng và biểu hiện Lmp1 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 8260
Bạn đang xem tài liệu "Mô bệnh học của carcinôm vòm hầu mối tương quan với đặc điểm lâm sàng và biểu hiện Lmp1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô bệnh học của carcinôm vòm hầu mối tương quan với đặc điểm lâm sàng và biểu hiện Lmp1

Mô bệnh học của carcinôm vòm hầu mối tương quan với đặc điểm lâm sàng và biểu hiện Lmp1
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 219 
MÔ BỆNH HỌC CỦA CARCINÔM VÒM HẦU 
MỐI TƯƠNG QUAN VỚI ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 
VÀ BIỂU HIỆN LMP1 
TRẦN NGUYỄN KIM THỦY1, NGUYỄN VĂN THÀNH1, LÂM ĐỨC HOÀNG1, NGUYỄN VŨ THIỆN2 
Địa chỉ liên hệ: Trần Nguyễn Kim Thủy 
Email: ipad261214@gmail.com 
Ngày nhận bài: 07/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
2 Đại học Y Dược TP.HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Đối với chuyên ngành ung thư, phân loại mô 
bệnh học của bướu luôn là nền tảng trong chẩn 
đoán bướu, đồng thời hỗ trợ cho điều trị và tiên 
lượng bệnh. Do đó, phân loại mô bệnh học 
Carcinôm vòm hầu (Nasopharyngeal Carcinoma, 
NPC) luôn được quan tâm bởi nhiều nhà giải phẫu 
bệnh trên thế giới. Trở ngại lớn nhất hiện nay là vẫn 
chưa có sự thống nhất trong hệ thống chẩn đoán mô 
bệnh học Carcinôm vòm hầu. Dựa theo các báo cáo 
tổng kết cho thấy phân loại mô bệnh học Carcinôm 
vòm hầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được 
chú ý nhiều nhất vì có khả năng hỗ trợ cho tiên 
lượng bệnh cũng như được sự chấp nhận của nhiều 
quốc gia trên thế giới. Theo phân loại WHO 2017, 
các tác giả phân Carcinôm vòm hầu thành Carcinôm 
tế bào gai sừng hóa (Keratinizing Squamous Cell 
Carcinoma, KSCC) (8071/3), Carcinôm tế bào gai 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ mô bệnh học của Carcinôm vòm hầu (Nasopharyngeal Carcinoma, NPC) 
theo phân loại Tổ chức Y tế Thế giới 2017 (World Health Organization, WHO 2017), tương quan với đặc 
điểm lâm sàng và biểu hiện protêin màng 1 của EBV (Epstein–Barr virus latent membrane protein 1, 
LMP1). 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 80 trường hợp được chẩn đoán NPC 
bằng mẫu nội soi sinh thiết ở bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) từ 01/06/2018 đến 
31/12/2019. 
Kết quả: Loại mô bệnh học không sừng hóa (Non Keratinizing Squamous Cell Carcinoma, NKSCC) 
chiếm tỷ lệ cao nhất 97,5% trong đó kiểu hình biệt hóa (Differentiated Non Keratinizing Squamous Cell 
Carcinoma, DNKSCC) chiếm 46,25% và kiểu hình không biệt hóa (Undifferentiated Non Keratinizing 
Squamous Cell Carcinoma, UNKSCC) chiếm 51,25%, loại mô bệnh học gai sừng hóa (Keratinizing 
Squamous Cell Carcinoma, KSCC) chiếm 2,5% và không ghi nhận được loại mô bệnh học gai dạng đáy 
(Basaloid Squamous Cell Carcinoma, BSCC). Nhóm ≤ 40 tuổi có tỷ lệ UNKSCC (76,47%) cao hơn nhiều 
so với tỷ lệ DNKSCC (23,53%) bên cạnh đó nhóm >40 tuổi có tỷ lệ DNKSCC (54,1%) nhiều hơn so với tỷ 
lệ UNKSCC (45,9%) (p = 0,03). Biểu hiện LMP1 (+) nhóm DNKSCC (18 trường hợp, 66,67%) có tỷ lệ cao 
hơn so với biểu hiện LMP1 (+) nhóm UNKSCC (9 trường hợp, 33,33%), trong khi đó biểu hiện LMP1 (–) 
nhóm UNKSCC (29 trường hợp, 64,44%) có tỷ lệ cao hơn so với biểu hiện LMP1 (–) nhóm DNKSCC (16 
trường hợp, 35,56%) (p = 0,01). 
Kết luận: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không chứng minh được mô bệnh học Carcinôm vòm hầu 
có tương quan với tuổi và giai đoạn TNM. Mối tương quan giữa mô bệnh học Carcinôm vòm hầu với giới 
tính cần được nghiên cứu thêm. Kết quả biểu hiện LMP1 nói lên được vai trò của vi rút EBV với Carcinôm 
vòm hầu, đặc biệt loại mô bệnh học không sừng hóa (NKSCC), tuy nhiên sự khác biệt trong biểu hiện 
LMP1 giữa 2 nhóm DNKSCC và UNKSCC cần được khảo sát thêm. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
220 
không sừng hóa (Non Keratinizing Squamous Cell 
Carcinoma, NKSCC) (8072/3) và Carcinôm tế bào gai 
dạng đáy (Basaloid Squamous Cell Carcinoma, 
BSCC) (8083/3). Vấn đề đặt ra rằng 2 nhóm phụ của 
loại mô bệnh học tế bào gai không sừng hóa đã 
được WHO thống nhất thành một tên chung, do đó 
khi chẩn đoán Carcinôm vòm hầu có cần thiết phải 
xác định rõ loại mô bệnh học với Carcinôm tế bào 
gai không sừng hóa, kiểu hình biệt hóa 
(Differentiated Non Keratinizing Squamous Cell 
Carcinoma, DNKSCC) và Carcinôm tế bào gai không 
sừng hóa, kiểu hình không biệt hóa (Undifferentiated 
Non Keratinizing Squamous Cell Carcinoma, 
UNKSCC) hay không, có sự khác biệt nào giữa 2 
nhóm phụ trong phân loại mô bệnh học tế bào gai 
không sừng hóa còn mang lại giá trị hỗ trợ cho chẩn 
đoán, điều trị và tiên lượng bệnh hay không. Do đó 
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích 
đánh giá mối tương quan mô bệnh học của 
Carcinôm vòm hầu với các đặc điểm lâm sàng và 
đặc điểm sinh học thông qua biểu hiện protêin màng 
1 của EBV (Epstein–Barr virus latent membrane 
protein 1, LMP1) nhằm rút ra được những vai trò của 
mô bệnh học Carcinôm vòm hầu. Trong đó LMP1 
của EBV được biết đến với vai trò chính trong cơ 
chế bệnh sinh NPC qua việc ảnh hưởng đến sự tăng 
sinh, khả năng sống còn, hoạt động của tế bào và 
trình trạng xâm lấn của bệnh. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Khảo sát tỷ lệ mô bệnh học của NPC theo phân 
loại WHO 2017, tương quan với tuổi, giới tính và 
biểu hiện LMP1. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
80 trường hợp được chẩn đoán Carcinôm vòm 
hầu bằng mẫu nội soi sinh thiết ở bệnh viện Ung 
Bướu Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 
01/06/2018 đến 31/12/2019. 
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. 
Phương pháp tiến hành 
Thu thập thông tin bệnh án: tuổi, giới tính, phân 
giai đoạn TNM (AJCC 8th), chẩn đoán giải phẫu bệnh 
dựa vào hồ sơ bệnh án. 
Thu thập khối nến mô bướu đủ mẫu tại bệnh 
viện Ung Bướu TP. HCM. Thực hiện kỹ thuật TMAs 
(Tissue microarrays) cho các mẫu bướu nghiên cứu. 
Nhuộm HE và hóa mô miễn dịch EBV thông 
qua LMP1 (CS1 - 4, hãng Dako). Kết quả đánh giá 
lại bởi 1 bác sĩ giải phẫu bệnh có kinh nghiệm ở 
bệnh viện Ung Bướu TP.HCM. 
Dữ liệu được phân tích bằng STADA/IC 13.0.2. 
Khảo sát mối tương quan giữa các biến số bằng 
phép kiểm ฀2, phép kiểm ฀2 có hiệu chỉnh Fisher. 
Tương quan có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Độ tin 
cậy 95%, sai lầm loại I là 5%. 
KẾT QUẢ 
Loại mô bệnh học không sừng hóa (NKSCC) 
chiếm tỷ lệ cao nhất  ... quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
không có mối liên hệ giữa các loại mô bệnh học 
NPC với di căn hạch (N). Tuy nhiên kết quả của các 
nghiên cứu dưới đây đều cho kết quả ngược lại với 
kết quả của chúng tôi. Trong nghiên cứu của tác giả 
Xu Y khi đánh giá mối tương quan với tình trạng di 
căn hạch với các loại mô bệnh học NPC (KSCC, 
NKSCC và BSCC) cho thấy BSCC cho di căn hạch ít 
hơn hẳn so với loại NKSCC và KSCC (p = 0,004)[19]. 
Nghiên cứu của tác giả Rui G năm 2019 trên 
2845 bệnh nhân NPC ghi nhận có sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê giữa khi nhóm NKSCC (DKSCC và 
UKSCC) chiếm ưu thế tương đối hơn so KSCC đối 
với tình trạng di căn hạch (p = 0,047) bên cạnh đó 
tác giả kết luận rằng di căn hạch (N3) có liên quan 
đến việc làm giảm khả năng sống còn với ung thư 
vòm hầu (NPC - specific survival, NPC-SS) ở nhóm 
NKSCC, nhưng không có đối với nhóm KSCC (p = 
0,001)[15]. Tương tự tác giả Reddy S P ghi nhận tỷ lệ 
di căn hạch thấp hơn đáng kể ở loại KSCC (29%) so 
với NKSCC (70%), tuy nhiên tỷ lệ kiểm soát hạch ở 
nhóm KSCC (76%) thấp hơn so với nhóm NKSCC 
(85%) (p = 0,001)[14]. Tuy nhiên, tác giả Rui G nhận 
định rằng bệnh nhân nhóm KSCC có tỷ lệ di căn 
hạch thấp hơn nhưng có tỷ lệ sống còn cũng thấp 
hơn so với NKSCC vì tác giả cho rằng bướu nguyên 
phát khó được kiểm soát. Do đó, tác giả Rui G kết 
luận rằng di căn hạch không ảnh hưởng đến sống 
còn của nhóm KSCC mà do nhóm KSCC đáp ứng 
kém với hóa xạ trị[15]. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
không có mối liên hệ giữa các loại mô bệnh học 
NPC với di căn xa (M), có lẽ do mẫu nghiên cứu của 
chúng tôi nhỏ không đủ để nói lên sự khác biệt. 
Tác giả Anwar A nghiên cứu trên 256 bệnh nam 
NPC có di căn xa ghi nhận đối với di căn xương thì 
Carcinôm không biệt hóa (Undifferentiated 
Carcinoma,UC) chiếm tỷ lệ cao nhất (28%) trong khi 
đó loại Carcinôm tế bào gai (Squamous Cell 
Carcinoma, SCC) chỉ chiếm 17% (p = 0,011), do đó 
tác giả đề nghị rằng nên tầm soát thường quy di căn 
xương ở nhóm mô bệnh học UC. Bên cạnh đó đối 
với di căn phổi ghi nhận SCC (17%) chiếm ưu thế 
hơn so với UC (6%) (p = 0,011), ở những vị trí di căn 
khác như gan và hạch dưới xương đòn không ghi 
nhận sự khác biệt có ý nghĩa giữa các loại mô bệnh 
học (p > 0,05)[3]. 
Nghiên cứu của tác giả Reddy S P ghi nhận ở 
loại KSCC có 6% di căn xa thấp hơn nhiều so với 
loại NKSCC (DNKSCC và UNKSCC) có 33% di căn 
xa (p = 0,001), tuy nhiên không có sự khác biệt giữa 
DNKSCC và UNKSCC[14]. 
So với nghiên cứu của chúng tôi, các nghiên 
cứu nêu trên ủng hộ cho giả thiết di căn xa (M) 
thường xảy ra hơn ở loại NKSCC so với KSCC, qua 
đó chúng tôi nghĩ rằng có thể mẫu nghiên cứu của 
chúng tôi chưa đủ lớn để nói lên sự khác biệt. Bên 
cạnh đó vẫn có sự trái ngược ý kiến, tác giả Anwar 
A[3] cho rằng di căn xa thường gặp ở nhóm 
UNKSCC nhưng tác giả Reddy S P[14] phủ nhận rằng 
không có sự khác biệt di căn xa giữa DNKSCC và 
UNKSCC. Sự khác biệt trên có thể do sự khác nhau 
của 2 thiết kế nghiên cứu, nghiên cứu của tác giả 
Anwar A[3] thực hiện trên mẫu hoàn toàn là nam giới 
trong khi đó của tác giả Reddy S P[14] thì mẫu nghiên 
cứu có cả 2 giới. 
Từ những kết quả trên, chúng tôi nhận thấy 
rằng loại mô bệnh học KSCC có thể có tỷ lệ di căn 
hạch, di căn xa thấp hơn và có tỷ lệ sống còn thấp 
hơn so với NKSCC, điều này được quy cho việc 
bướu không đáp ứng với điều trị và không có nghiên 
cứu nào chứng minh được vai trò của mô bệnh học 
với tiến triển của bướu (T). 
Về vai trò tiên lượng của mô bệnh học, trong 
nghiên cứu của tác giả Rui G năm 2019 ghi nhận ở 
nhóm UNKSCC có NPC-SS tốt hơn so với KSCC (p 
< 0,001) và DNKSCC (p < 0,001). Kết quả cũng 
tương tự đối với NPC - SS trong 5 năm là KSCC 
(75,2%), DNKSCC (77,9%), UNKSCC (88,9%) (p < 
0,001), đồng thời tác giả kết luận mô bệnh học là 
yếu tố tiên lượng độc lập đối với NPC[15],[18]. 
Biểu hiện LMP1 
Nghiên cứu của chúng tôi khi đánh giá biểu 
hiện của vi rút EBV thông qua LMP1 với các loại mô 
bệnh học NPC, chúng tôi chỉ đánh giá được đối với 
loại mô bệnh học NKSCC, vì 2 trường hợp KSCC 
sau khi thực hiện hóa mô miễn dịch không còn đủ 
mẫu để đánh giá. Kết quả cho thấy có sự khác biệt 
tương đối về biểu hiện LMP1 giữa 2 nhóm phụ 
DNKSCC và UNKSCC (p = 0,01). Khi dựa vào kết 
quả nghiên cứu của bệnh viện Chợ Rẫy sau khi 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
224 
khảo sát gen EBNA1 của vi rút EBV bằng phương 
pháp PCR trên mẫu mô sinh thiết vòm hầu lại cho 
thấy EBV liên quan nhiều đến KSCC, với tỷ lệ EBV ở 
các loại mô bệnh học NPC lần lượt là KSCC (100%), 
DNKSCC (78,57%) và UNKSCC (93,33%)[1]. Mối liên 
quan giữa LMP1 và KSCC được tác giả Ou S H lý 
giải rằng ở những vùng không phải dịch tễ của NPC, 
KSCC có liên quan đến hút thuốc lá và nghiện rượu 
nặng, nhưng khi đánh giá ở những vùng bệnh khác 
nhau của NPC thì tác giả ghi nhận mối liên hệ của 
KSCC và EBV có tỷ lệ dương tính cao nhất ở những 
vùng được xem là dịch tễ của NPC[12]. Dựa vào 
những kết quả trên cho thấy EBV không chỉ liên 
quan với loại mô bệnh học NKSCC mà có thể có liên 
quan với KSCC. Nhưng trong nghiên cứu của tác giả 
Beena U ghi nhận EBV có mối liên hệ chặt chẽ với 
NKSCC hơn so với KSCC, chính sự không hằng 
định trong mối liên quan của vi rút EBV với KSCC 
này giúp đưa ra giả thiết ngoài vi rút EBV có thể còn 
một cơ chế sinh ung thư khác đối với KSCC[4]. 
Khi so sánh những kết quả ghi nhận đối với loại 
mô bệnh học NKSCC, các nghiên cứu cho thấy sự 
khác biệt không đồng nhất. Nghiên cứu của tác giả 
Parikhit B ghi nhận biểu hiện LMP1 (+) nhiều nhất 
đối với loại mô học UC (17 trường hợp), kế đến 
Carcinôm không sừng hóa (Non Keratinizing 
Carcinoma, NKC) (11 trường hợp) và thấp nhất là 
SCC (8 trường hợp), sự khác biệt có ý nghĩa về mặt 
thống kê 
(p = 0,005)[13]. Nghiên cứu của tác giả Gerald N khảo 
sát EBV - DNA bằng phương pháp lai màu (ISH) cho 
rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa EBV và loại mô 
bệnh học NPC, đặc biệt là loại UC[5]. Nghiên cứu của 
tác giả Hu L F và Sarp S cho thấy tỷ lệ cao LMP1 (+) 
ở loại mô bệnh học UC (66% và 73,2%)[7],[16]. Tuy 
nhiên, nghiên cứu của tác giả Vera–Sempere F J khi 
đánh giá mối tương quan giữa biểu hiện LMP1 với 
các loại mô bệnh học NPC ghi nhận không có sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa biểu hiện LMP1 
với các loại mô bệnh học NPC (KSCC, DNKSCC, 
UNKSCC) ở cả bướu nguyên phát và trên mẫu 
bướu di căn[17]. Tương tự nghiên cứu của các tác giả 
Horikawa T[6], Jeon Y K[8], Abdelmajid K[2] không ghi 
nhận được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 
biểu hiện LMP1 và mô bệnh học NPC. Mặc dù vẫn 
chưa có sự thống nhất giữa các nghiên cứu nhưng 
nhìn chung các kết quả gợi ý đến mối liên hệ giữa vi 
rút EBV và loại mô bệnh học NKSCC, đặc biệt là 
UNKSCC. Qua kết quả gợi ý phát triển vắc xin như 
một phương thức điều trị mới giúp hạn chế phát triển 
bướu và phòng ngừa di căn ở nhóm NPC có mô 
bệnh học NKSCC, đặc biệt là UNKSCC. 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có 
mối tương quan giữa mô bệnh học Carcinôm vòm 
hầu với giai đoạn TNM tuy nhiên về mặt tiên lượng, 
mô bệnh học vẫn cho thấy khả năng tiên lượng độc 
lập đối với NPC. Bên cạnh đó yếu tố tuổi và giới tính 
có thực sự liên quan với mô bệnh học hay không 
cần được nghiên cứu thêm. Do đó việc chẩn đoán 
loại mô bệnh học NPC phù hợp giúp góp phần đưa 
ra tiên lượng của bệnh, bên cạnh những yếu tố tiên 
lượng khác như tuổi, giai đoạn TNM. 
Biểu hiện LMP1 trong nghiên cứu của chúng tôi 
nói lên được vai trò của EBV với NPC, đặc biệt là 
loại mô bệnh học không sừng hóa (NKSCC). Mặc dù 
kết quả biểu hiện LMP1 nhiều ở nhóm DNKSCC hơn 
so với UNKSCC nhưng để có kết luận chính xác cần 
có thêm nhiều bằng chứng nghiên cứu vì theo kết 
quả của những nghiên cứu trên thế giới cho thấy 
EBV có liên hệ chủ yếu ở loại mô bệnh học 
UNKSCC. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Trọng Minh, Nguyễn Hữu Dũng, Trần 
Ngọc Quỳnh (2017), "Khảo sát sự hiện diện của 
Epstein-Barr Virus trên mẫu sinh thiết bệnh nhân 
ung thư vòm mũi họng tại khoa tai mũi họng 
bệnh viện Chợ Rẫy", Phụ Bản tập 21, số 1, 
chuyên đề Mắt-Tai Mũi Họng, trang 129-132. 
2. Abdelmajid K, et al., (2005), "EBV latent 
membrane protein 1 abundance correlates with 
patient age but not with metastatic behavior in 
north African nasopharyngeal carcinomas", 
Virology journal, 2 (1), 39. 
3. Anwar A (1986), "Distant metastases of 
nasopharyngeal carcinoma: a study of 256 male 
patients", Journal of surgical oncology, 33 (3), 
194-197. 
4. Beena U (2014), "Nasopharyngeal carcinoma, 
an analysis of histological subtypes and their 
association with EBV, a study of 100 cases of 
Pakistani population", Asian Journal of Medical 
Sciences, 5 (4), 16 - 20. 
5. Gerald N, et al., (1991), "Epstein - Barr virus and 
carcinomas: undifferentiated carcinomas but not 
squamous cell carcinomas of the nasopharynx 
are regularly associated with the virus", The 
Journal of pathology, 165 (1), 17 - 24. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 225 
6. Horikawa T, et al., (2001), "Induction of c-Met 
proto-oncogene by Epstein-Barr virus latent 
membrane protein-1 and the correlation with 
cervical lymph node metastasis of 
nasopharyngeal carcinoma", The American 
journal of pathology, 159 (1), 27 - 33. 
7. Hu L F, et al., (1995), "Differences in the growth 
pattern and clinical course of EBV-LMP1 
expressing and non-expressing nasopharyngeal 
carcinomas", European Journal of Cancer, 31(5), 
658-660. 
8. Jeon Y K, et al., (2004), "Molecular 
characterization of epstein‐barr virus and 
oncoprotein expression in nasopharyngeal 
carcinoma in Korea", Head & Neck: Journal for 
the Sciences and Specialties of the Head and 
Neck, 26 (7), 573 - 583. 
9. Lu X, et al., (2013), "Favorable prognosis of 
female patients with nasopharyngeal 
carcinoma", Chinese journal of cancer, 32 (5), 
283. 
10. Marks J E, et al., (1998), "The National Cancer 
Data Base report on the relationship of race and 
national origin to the histology of nasopharyngeal 
carcinoma", Cancer: Interdisciplinary 
International Journal of the American Cancer 
Society, 83 (3), 582 - 588. 
11. Miia R, et al., (2018), "Outcome of 
nasopharyngeal carcinoma in Finland: a 
nationwide study", Acta Oncologica, 57 (2), 251-
256. 
12. Ou S I, et al., (2006), "Epidemiology of 
nasopharyngeal carcinoma in the United States: 
improved survival of Chinese patients within the 
keratinizing squamous cell carcinoma histology", 
Annals of oncology, 18 (1), 29 - 35. 
13. Parikhit B, et al., (2016), "Expression of Epstein 
Barr Virus encoded EBNA1 and LMP1 
oncoproteins in nasopharyngeal carcinomas 
from Northeast India", Asian Pac J Cancer Prev, 
17 (7), 3411-3416. 
14. Reddy S P, et al., (1995), "Prognostic 
significance of keratinization in nasopharyngeal 
carcinoma", American journal of otolaryngology, 
16 (2), 103 - 108. 
15. Rui G, et al., (2019), "Lymph Node Status and 
Outcomes for Nasopharyngeal Carcinoma 
According to Histological Subtypes: A SEER 
Population-Based Retrospective Analysis", 
Advances in Therapy, 36 (11), 3123 - 3133. 
16. Sarp S, et al., (2001), "Bcl-2 and LMP1 
expression in nasopharyngeal carcinomas", 
American journal of otolaryngology, 22 (6), 377-
382. 
17. Vera-Sempere F J, et al., (1996), 
"Immunohistochemical expression of Epstein-
Barr virus-encoded latent membrane protein 
(LMP-1) in paraffin sections of EBV-associated 
nasopharyngeal carcinoma in Spanish patients", 
European Journal of Cancer Part B: Oral 
Oncology, 32 (3), 163 - 168. 
18. Wu S G, et al., (2019), "The effect of histological 
subtypes on survival outcome in nasopharyngeal 
carcinoma after extensive follow up", Annals of 
Translational Medicine, 7 (23). 
19. Xu Y, et al., (2019), "Patterns and Prognostic 
Value of Lymph Node Metastasis on Distant 
Metastasis and Survival in Nasopharyngeal 
Carcinoma: A Surveillance, Epidemiology, and 
End Results Study, 2006 - 2015", Journal of 
Oncology, 2019. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 226 
ABSTRACT 
Histopathology of nasopharyngeal carcinoma correlations with clinical features and LMP1 expression 
Aims: Survey the histopathological rate of nasopharyngeal carcinoma (NPC) (WHO 2017) and the 
correlations with clinical features and LMP1 expression. 
Materials and methods: Cross-sectional study of 80 biopsies of nasopharyngeal carcinoma at Ho Chi 
Minh Oncology Hospital from June 1, 2018 to December 31, 2019. 
Results: Non-keratinized Squamous Cell Carcinoma (NKSCC) accounted for the highest rate of 97.5% 
(46.25% of DNKSCC and 51.25% of UNKSCC), KSCC was only 2.5% and no case of BSCC is recorded. 
The proportion of people aged ≤ 40 years old had the rate of UNKSCC (76.47%) was more than the rate of 
DNKSCC (23.53%) beside that the group >40 years old had the rate of DNKSCC (54.1%) was more than the 
rate of UNKSCC (45.9%) (p = 0.03). The expression of LMP1 (+) in the UNKSCC group (18 cases, 66.67%) 
had higher rate than the expression LMP1 (+) in the UNKSCC group (9 cases, 33.33%), while the expression of 
LMP1 (-) in the UNKSCC group (29 cases, 64.44%) had higher rate than the expression of LMP1 (-) in the 
DNKSCC group (16 cases, 35.56%) (p = 0.01). 
Conclusions: The results of our study do not prove that nasopharyngeal carcinoma histopathology 
correlation with age and stage of TNM. The correlation of nasopharyngeal carcinoma histopathology with the 
sex needs to be studied further. The result of LMP1 expression showed the role of EBV with NPC, especially 
with NKSCC type, however the difference in LMP1 expression between the two groups of DNKSCC and 
UNKSCC should be investigated further. 

File đính kèm:

  • pdfmo_benh_hoc_cua_carcinom_vom_hau_moi_tuong_quan_voi_dac_diem.pdf