Lý thuyết tiếp nhận của wolfgang iser

Iser đóng một vai trò tiêu biểu trong lý thuyết tiếp nhận Konstanz, lý luận của ông đặt nền tảng

trên sự nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc và tôn trọng vai trò của văn bản trong hoạt động tiếp nhận.

Thời kỳ đầu, Iser tập trung vào việc tìm hiểu quá trình đọc cũng như quá trình xử lý văn bản của

độc giả, phát hiện rằng không chỉ có vấn đề người đọc cải tạo văn bản mà đồng thời với nó còn có

vấn đề văn bản cải tạo người đọc, tức là một mối quan hệ hai chiều. Trong thời kỳ thứ hai, Iser tập

trung nghiên cứu nguyên nhân cũng như mục đích con người tìm đến với văn học, phát hiện hư cấu

và tưởng tượng giúp con người mở rộng, siêu việt những giới hạn trong hiện thực, tự sáng tạo nên

chính mình và thế giới như một trò chơi, từ đó tìm thấy tự do, thoát khỏi những trói buộc và bất mãn

ở thực tại.

Lý thuyết tiếp nhận của wolfgang iser trang 1

Trang 1

Lý thuyết tiếp nhận của wolfgang iser trang 2

Trang 2

Lý thuyết tiếp nhận của wolfgang iser trang 3

Trang 3

Lý thuyết tiếp nhận của wolfgang iser trang 4

Trang 4

Lý thuyết tiếp nhận của wolfgang iser trang 5

Trang 5

Lý thuyết tiếp nhận của wolfgang iser trang 6

Trang 6

Lý thuyết tiếp nhận của wolfgang iser trang 7

Trang 7

Lý thuyết tiếp nhận của wolfgang iser trang 8

Trang 8

Lý thuyết tiếp nhận của wolfgang iser trang 9

Trang 9

Lý thuyết tiếp nhận của wolfgang iser trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 11280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Lý thuyết tiếp nhận của wolfgang iser", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lý thuyết tiếp nhận của wolfgang iser

Lý thuyết tiếp nhận của wolfgang iser
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
60 
LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN CỦA WOLFGANG ISER 
Lưu Hồng Sơn 
Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ 
luuhongson2004@yahoo.com 
Nhận bài ngày: 6/6/2019; Ngày duyệt đăng: 27/08/2019 
Tóm tắt 
Iser đóng một vai trò tiêu biểu trong lý thuyết tiếp nhận Konstanz, lý luận của ông đặt nền tảng 
trên sự nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc và tôn trọng vai trò của văn bản trong hoạt động tiếp nhận. 
Thời kỳ đầu, Iser tập trung vào việc tìm hiểu quá trình đọc cũng như quá trình xử lý văn bản của 
độc giả, phát hiện rằng không chỉ có vấn đề người đọc cải tạo văn bản mà đồng thời với nó còn có 
vấn đề văn bản cải tạo người đọc, tức là một mối quan hệ hai chiều. Trong thời kỳ thứ hai, Iser tập 
trung nghiên cứu nguyên nhân cũng như mục đích con người tìm đến với văn học, phát hiện hư cấu 
và tưởng tượng giúp con người mở rộng, siêu việt những giới hạn trong hiện thực, tự sáng tạo nên 
chính mình và thế giới như một trò chơi, từ đó tìm thấy tự do, thoát khỏi những trói buộc và bất mãn 
ở thực tại. 
Từ khóa: Wolfgang Iser, lý thuyết tiếp nhận Konstanz, hành động đọc, hành động hư cấu. 
The reception theory of Wolfgang Iser 
Abstract 
Iser was a prominent representative of the reception theory – the Konstanz school. He built his 
theory with a profound understanding of and serious respect for the literary text during the receiving 
process. In the first period of his studying, Iser focused on the reading and processing the literary 
text, and discovered that, during the reception, not only did the readers re-create the text but the 
text also re-cereated the readers, in other words, the re-creation process happened in a two-way 
manner. In the second period, Iser studied why and for what readers seeked out literature, and 
concluded that fiction and imagination enabled people to extend or get beyond the limits of reality, 
empowering them to build their own inner selves and the world as a game, in which they freed 
themselves from the burden of all disappointments and restrictions in life. 
Keywords: Wolfgang Iser, Konstanz reception theory, act of reading, act of fictionalizing 
1. Cuộc đời và hoạt động học thuật của Iser 
Lý luận phê bình văn học chú ý đến độc giả 
(Audience-Oriented Criticism) không phải là 
một khuynh hướng hay trường phái xuất hiện 
riêng ở một nhóm nào hay một quốc gia nào, mà 
có tính phổ biến rộng rãi tại nhiều nước trên thế 
giới và được biết đến với cái tên chung phổ biến 
là “Reception theory” (Lý thuyết tiếp nhận). Ở 
Đức nó thường được gọi là “Rezeptionsästhetik” 
(Mỹ học Tiếp nhận) trường phái Konstanz với 
hai nhân vật đại biểu là Hans Robert Jauss (1921 
- 1997) và Wolfgang Iser (1926 - 2007), ở Mỹ 
thường được gọi là “Reader Response Criticism” 
(Phê bình phản ứng độc giả) với đại biểu là 
Stanley Fish. 
Lý thuyết tiếp nhận trường phái Konstanz ra 
đời cuối thập niên 1960 tại đại học Konstanz ở 
Tây Đức do các nhà nghiên cứu, giáo sư đại học 
như Jauss và Iser sáng lập. Sau đó trường phái 
này nhanh chóng lan truyền khắp nơi trên thế 
giới, tạo thành “cơn sốt” ở phương Tây trong 
thập niên 1970 và từ thập niên 1980 đến nay vẫn 
gây ảnh hưởng không nhỏ đến nghiên cứu văn 
học trên thế giới. 
Đóng góp quan trọng nhất của trường phái 
Konstanz là chuyển trung tâm chú ý trong 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
61 
nghiên cứu văn học từ tác giả, văn bản sang độc 
giả, xem người tiếp nhận có vai trò mang tính 
quyết định trong việc tạo nên cuộc đời và sức 
sống, giá trị của văn học. Trên cơ sở kế thừa 
thành tựu của nhiều lý thuyết lý luận triết học, 
mỹ học, văn nghệ khác, các nhà Konstanz đã 
xây dựng được một hệ thống lý thuyết riêng, có 
đóng góp mang tính quốc tế về nghiên cứu văn 
học, đặc biệt là lý luận về quan hệ giữa văn học 
và lịch sử (Jauss), quan hệ giữa độc giả và văn 
bản (Iser). Một trong những nguyên nhân quan 
trọng khiến lý thuyết tiếp nhận Konstanz tồn tại 
và phát triển dài lâu, là nhờ chủ trương liên tục 
thu nhận thành tựu lý luận của các trường phái 
khác trên hành trình để tự làm mới mình của nó. 
Lý thuyết tiếp nhận Konstanz không phải chỉ 
có hai người, mà là một nhóm, nhưng với những 
đóng góp to lớn và liên tục trong suốt quá trình 
phát triển, Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser 
được công nhận là hai nhân vật đại biểu xuất sắc 
cho lý thuyết tiếp nhận trường phái Konstanz. 
Jauss và Iser thuộc về hai khuynh hướng lý luận 
khác nhau nhưng bổ sung cho nhau. Đặc điểm 
của một trường phái lý luận cũng không chỉ thể 
hiện ở các tính chất chung, mà còn thể hiện qua 
những khuynh hướng khác biệt trong nội bộ bản 
thân trường phái ấy. 
Trong Konstanz, Jauss và Iser là hai nhân vật 
tiêu biểu nhất, đồng thời cũng là những người 
thể hiện rõ nhất những bình diện khác biệt trong 
lý luận tiếp nhận Konstanz. Điều này được 
chính Iser nói rõ trong các nghiên cứu của ông. 
Trong lời tựa cho bản dịch công trình Hành 
động đọc ra tiếng Trung Quốc năm 1991, Iser 
(1978: 18) cũng đã nói khá rõ: “Thứ mà chúng 
ta gọi là Mỹ học tiếp nhận ngày nay có nội dung 
không thống nhất với tên gọi mà nó mang, về 
nguyên tắc, tên gọi này đã che mất hai loại 
phương pháp nghiên cứu khác nhau, dù rằng đó 
là hai phương pháp có quan hệ mật thiết, song 
sự khác nhau ấy lại dễ nhận thấy”. Theo Iser, lý 
thuyết tiếp nhận được hợp thành từ hai khuynh 
hướng khác nhau là: lý thuyết phản ứng thẩm 
mỹ của ông và mỹ học tiếp nhận của Jauss, 
chúng có quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau; 
điểm khác biệt là lý thuyết phản ứng thẩm mỹ 
bắt rễ trong văn bản, còn lý thuyết mỹ học tiếp 
nhận sinh ra từ lịch sử phán đoán tác phẩm của 
độc giả. Iser lại khẳng định thêm quan điểm đó 
trong công trình giới thiệu nghiên cứu lý luận 
văn học phương Tây How to Do Theory, ông đặt 
tên cho chương viết về trường phái Konstanz do 
mình và Jauss lập thuyết và phát triển là 
“Reception theory” (Iser, 2006: 57). 
Nhiều nhà nghiên cứu đã thử p ... giả muốn đọc?, Tại sao người ta lại say 
mê văn chương dù họ cũng biết rằng văn chương 
chỉ là vật hư cấu?” và một câu hỏi quan trọng 
khác nữa là: “Mục đích của văn học là gì?”. Iser 
(1991: 12-13) cho rằng, để giải đáp vấn đề đó, 
việc cần phải làm là tìm hiểu sự ra đời của văn 
học, mà dù nghiên cứu sự tiếp nhận của độc giả 
hay nghiên cứu quá trình sản xuất của tác giả, thì 
việc phân tích văn bản là điều không thể thiếu. 
Nhưng bản chất của văn bản văn học theo 
Iser không phải chỉ là hư cấu và là thứ hư cấu 
đối lập với hiện thực như người ta vẫn nghĩ và 
tin chắc như một loại “tri thức mặc nhiên” (tacit 
knowledge). Với Iser, “văn bản văn học là vật 
hỗn hợp giữa hư cấu và hiện thực, là kết quả bổ 
sung qua lại, thẩm thấu vào nhau của cái đã biết 
và cái tưởng tượng, trong văn bản, đặc tính hỗn 
dung giữa hư cấu và hiện thực vượt xa đặc tính 
đối lập giữa chúng” (Iser, 1991: 14). Ông phê 
phán quan điểm đối lập nhị nguyên giữa hư cấu 
và hiện thực, bởi cái “tri thức mặc nhiên” đó 
không trả lời được những câu hỏi: “Thực tế giữa 
cái hư và cái thực có dễ phân biệt rõ ràng rành 
mạch như trắng với đen được không?”, “Văn 
bản hư cấu tất nhiên là thứ hư cấu, nhưng văn 
bản phi hư cấu có tất nhiên không liên hệ gì với 
hư cấu hay không?”. Và Iser cũng cho rằng, nếu 
văn bản hư cấu cắt đứt hết liên hệ với hiện thực 
thì không ai có thể hiểu được, cho nên, khi 
chúng ta thử miêu tả “cái gì là tính hư cấu của 
(*) Như câu hỏi của Kim Huệ Mẫn 金惠敏 trong bài phỏng 
vấn Iser, in đầu bản dịch sang tiếng Trung công trình Das 
văn bản” thì lý luận cũ về mối quan hệ giữa hư 
cấu và hiện thực sẽ khó có thể tiếp tục đứng 
vững hay tồn tại. 
Vì thế, Iser (1991: 14 -15) đề nghị vứt bỏ 
quan điểm đối lập hư cấu – hiện thực, mà thay 
vào đó là quan điểm thống nhất giữa ba nhân tố 
hiện thực, hư cấu và tưởng tượng, ông cho rằng 
đây mới là “đặc trưng cơ bản của văn bản”, đồng 
thời cũng là “cơ sở tồn tại của văn bản văn học”. 
Bởi theo Iser, ba nhân tố này có chức năng tác 
dụng riêng, nhưng có sự giao thoa hòa trộn 
thống nhất để tạo nên văn bản. “Văn bản không 
chỉ bị giới hạn trong hiện thực đã định như là 
nhân tố tham chiếu, văn bản cũng không thể chỉ 
có đặc trưng hư cấu, do đó đối với văn bản, tính 
hư cấu không phải là thuộc tính cuối cùng của 
văn bản và cũng không phải là thuộc tính chỉnh 
thể của văn bản. Thực tế, ngoài việc lấy hiện 
thực và hư cấu làm trung gian, văn bản còn có 
nhân tố thứ ba, đó là tưởng tượng” và “việc công 
nhận quan hệ hợp nhất bộ ba ấy là cách hay nhất 
khi nghiên cứu vấn đề này”. 
Nghiên cứu của Iser (1991: 15) chỉ ra, “hiện 
thực” trong văn bản là những từ ngữ “có nguồn 
gốc từ xã hội”, có ý nghĩa xác định và chúng 
chiếm phần lớn trong văn bản, nhưng “bản thân 
thứ hiện thực ấy không có bao nhiêu ý nghĩa đối 
với văn bản, vì văn bản không phải là thứ hướng 
đến hiện thực mà là biểu hiện hiện thực”. Từ đó, 
Iser rút ra kết luận, văn bản không tất yếu phải 
dựa vào sự thực có căn cứ (ipso facto) để trở 
thành vật hư cấu, bởi những yếu tố như ý đồ, 
thái độ, kinh nghiệm,... của tác giả trong quá 
trình kiến tạo văn bản không nhất thiết phải 
phản ánh hiện thực, mà ngay “ý đồ, thái độ, kinh 
nghiệm ấy trong văn bản rất có thể chỉ là sản 
phẩm của hành vi hư cấu”. 
Mối quan hệ giữa “hư cấu” và “tưởng tượng” 
theo khảo sát của Iser, là ít được chú ý và thường 
lẫn lộn trong lịch sử tư tưởng, triết học phương 
Tây. Theo ông, muốn xác định được đặc tính, 
bản chất của từng nhân tố, phải căn cứ vào quan 
hệ, chức năng của nó. Về hư cấu, bởi hành vi hư 
Fiktive und das Imaginäre: Perspektiven literarischer, 
Anthropologie (Iser, 1991: 12). 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
68 
cấu khiến cho một vật đang “định hình” trở 
thành “đa dạng”, nên từ đó chúng ta có thể rút 
ra bản chất của nó là “siêu việt giới hạn” 
(crossing boundaries) hoặc “xâm lấn” 
(transgression). Như thế, một đặc điểm khác của 
hành vi hư cấu là tính ý thức, tính chủ động, tính 
mục đích, chịu sự khống chế và dẫn dắt của chủ 
thể hành vi. 
Còn tưởng tượng, theo Iser (1991: 15-16), 
“như bóng ma bất định thường vụt qua trước mắt 
ta, có lúc chỉ trong nháy mắt nó biến mất không 
để lại tăm tích nào, có khi nó biến hóa thành một 
diện mạo khác”. Vậy nên đặc tính của tưởng 
tượng là có hình thức tản mạn, thoáng qua, tùy 
hứng, không có hình thức cố định cụ thể. 
Như thế chúng ta không thể đánh đồng hành 
vi hư cấu và tưởng tượng, không thể xem chúng 
là một, bởi chúng có chức năng cũng như đặc 
tính bất đồng. Song hư cấu và tưởng tượng lại 
có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng đều tìm 
kiếm, kiến tạo một cái gì đó không có hay khác 
với cái đã có mà chúng ta biết, trong quá trình 
đó hành vi hư cấu tạo cho tưởng tượng (vốn bất 
định không thể nắm bắt) một hình thức cụ thể rõ 
ràng, một “diện mạo chân thực giả định” có thể 
nắm bắt, như vậy hành vi hư cấu là điểm tựa cơ 
sở để tưởng tượng cất cánh siêu việt giới hạn 
hiện thực. 
Vậy quan hệ giữa ba nhân tố hiện thực – hư 
cấu – tưởng tượng biểu hiện cụ thể như thế nào? 
Từ những dẫn giải của Iser, có thể nói, cả hư 
cấu và tưởng tượng cùng có đặc tính “siêu việt 
hiện thực”, nhưng đều cùng lấy hiện thực làm 
cơ sở, không phải hoàn toàn thoát ly cắt đứt với 
hiện thực. Do đó, trong “tưởng tượng” có những 
yếu tố “hiện thực”, mà những yếu tố hiện thực 
này lại do “hư cấu” dẫn dắt, bởi hư cấu kết nối 
hiện thực và tưởng tượng, hình thức hay tính 
hiện thực trong tưởng tượng là do hư cấu kiến 
tạo nên. Song Iser lưu ý rằng, “dù tưởng tượng 
chắc chắn phải dùng một diện mạo chân thực giả 
định hoặc dùng cách siêu việt thế giới hiện thực 
để phản ánh hiện thực, nhưng tưởng tượng 
không bao giờ đồng đẳng với hiện thực”. Tưởng 
tượng bắt nguồn từ hiện thực, vậy hiện thực bắt 
nguồn từ đâu? Theo Iser (1991: 20), “tính hiện 
thực” (actuality) của văn bản lại bắt nguồn từ 
“tính hữu hiệu của tưởng tượng về hiện thực”, 
ông đã dựa vào lý luận “cái chân thực bắt nguồn 
từ hư cấu” của triết gia Mỹ Nelson Goodman 
(trong Ways of Worldmaking, 1978) để nhấn 
mạnh rằng: “tính chân thực ấy sinh ra trong quá 
trình tác động qua lại giữa các yếu tố liên quan 
đến văn bản” (Iser, 1991: 22) và nó không phải 
là sự kết hợp tính chất của các yếu tố có trong 
văn bản. 
Theo Iser (1991: 16), trong ba nhân tố hư cấu 
– hiện thực và tưởng tượng kể trên, thì hư cấu là 
nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất, bởi nó siêu 
việt hiện thực và định hình tưởng tượng. Ngôn 
ngữ là phương tiện biểu đạt thế giới tinh thần 
của con người, trong văn học, nó được cấu trúc 
thành văn bản tác phẩm, nhưng “tác dụng của 
văn bản là có giới hạn” (Iser, 1991: 3), bởi nó có 
khuôn khổ, trong khi nhu cầu tìm kiếm, mở 
rộng, siêu việt giới hạn hiện thực, giới hạn nhận 
thức cũng như phá bỏ cái cũ kiến tạo cái mới của 
con người thì luôn vô cùng, cho nên người ta 
phải không ngừng hư cấu và tưởng tượng để 
thỏa mãn nhu cầu ấy. 
Chương thứ hai của công trình Hư cấu và 
tưởng tượng của Iser viết về mục ca thời Phục 
hưng và xem nó như một mô hình hư cấu văn 
học (Renaissance pastoralism as a paradigm of 
literary fictionality). Theo Iser, thế giới trong 
mục ca bao hàm hai lĩnh vực khác nhau và quan 
hệ giữa chúng yêu cầu một hình thức giải thích 
nào đó. Ở đây người chăn cừu được xem như 
một loại ẩn dụ chứ không phải là biểu hiện cho 
hình ảnh của người lao động nông thôn. Mục ca 
cũng không miêu tả cảnh vật đồng quê, lấy chỉ 
sử dụng các yếu tố của đồng quê để sắp đặt trật 
tự hình thức cho một thế giới khác, đó là thế giới 
của linh hồn, của tự do. Mục ca được người sáng 
tác xem là mô hình tốt trong việc cung cấp một 
thủ pháp ẩn dụ. Iser dẫn lời Puttenham (1529 - 
1590) trong The Arte of English Poesie: “Nhà 
thơ làm mục ca... không phải để mô phỏng hay 
biểu hiện tình cảm và đời sống làng quê, mà là 
để hóa trang thành người bình thường, dùng 
ngôn ngữ thô tục để ám chỉ một sự việc trọng 
đại khác” (Iser, 1991: 54). 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
69 
Như vậy, mục ca được người sáng tác thời 
Phục Hưng xem như một cấu trúc ẩn dụ với đặc 
trưng song trùng hóa (hai mặt) và tính tượng 
trưng ở đây trở thành một ký hiệu của khát vọng 
và bất mãn. Con người ở thế giới này không phải 
tiến đến phía trước, mà lùi về phía sau sống với 
những ký ức về thời hoàng kim đã qua. Trong 
mục ca, giữa tác giả và độc giả hình thành một 
quy ước chung, lúc này độc giả sẽ chú ý đến 
những ý nghĩa khác, thế giới khác nằm ngoài 
bản thân người chăn cừu và thế giới được miêu 
tả trên bình diện văn tự. Và trong mục ca ranh 
giới giữa hai thế giới: điền viên và lịch sử xã hội 
trở thành một vấn đề quan trọng. Người ta 
không thể đạt được sự tự do trong thế giới mà 
họ rời bỏ, nhưng thế giới ấy lại luôn tồn tại trong 
thế giới hiện tại của họ. Bởi mục ca ẩn giấu một 
thế giới khác nên nó kích thích trí tưởng tượng 
của độc giả. 
Trên cơ sở phân tích những đặc tính của văn 
bản và vai trò của hư cấu như thế, Iser (1991: 5-
6) đã đưa đến những kết luận quan trọng trả lời 
cho vấn đề mà ông đặt ra khi nghiên cứu nhân 
học văn học là: Tại sao con người lại cần đến 
văn học và yêu thích nó, dù biết nó là thứ hư 
cấu? Đó là: “Hành vi hư cấu của chúng ta đưa 
chúng ta đi thật xa khỏi thế giới này cũng như 
trạng thái vốn có của chúng ta, đến một thế giới 
tưởng tượng”. Thế giới tưởng tượng xa xôi 
huyền viễn ấy hấp dẫn con người bởi nó khắc 
phục được những giới hạn về thời gian, không 
gian, nhận thức trong thế giới hiện thực để đạt 
đến sự tự do nhất, thỏa mãn những ước mơ khát 
vọng chưa thể hoặc không thể thực hiện được ở 
hiện tại. Iser cũng cho thấy, hư cấu và tưởng 
tượng quyết định đặc tính cơ bản của nhân học, 
vì vậy ảnh hưởng của chúng không giới hạn 
trong văn học, mà trong cuộc sống của chúng ta, 
hư cấu và tưởng tượng cũng đóng vai trò quan 
trọng. Đặc biệt là, quy luật chi phối quan hệ hư 
cấu và tưởng tượng làm hình thành nên một “kết 
cấu trò chơi” có tính năng động, nó khiến cho 
tác dụng của hư cấu và tưởng tượng thu được 
những hình thức khác nhau mà mỗi hình thức ấy 
lại mang một bối cảnh lịch sử tương quan. “Như 
vậy, văn bản là một không gian chơi và điều này 
có thể cung cấp một đáp án cho nan đề rằng tại 
sao con người phải cần đến văn học?” (Iser, 
1991: 7). 
Song như chính Iser nói, với tư cách là một 
nhà nghiên cứu thực thụ, việc trả lời vấn đề này 
sẽ làm nảy sinh những vấn đề khác và đó là việc 
hoàn toàn bình thường, cần thiết. Thậm chí 
người nghiên cứu phải nghi ngờ ngay những câu 
hỏi, câu trả lời của mình, chứ không phải là 
quyết liệt bảo vệ nó, chân lý hóa nó, vậy nên Iser 
(1991: 7) mới có kết luận đầy ưu tư mà sâu sắc 
về vấn đề, đối tượng mình đã dành cả đời tâm 
huyết: “Rốt cuộc, hư cấu và tưởng tượng là sự 
bịa đặt và lừa dối khiến chúng ta siêu việt hiện 
thực, hay là chúng ta vốn đang ở trong cuộc 
sống tưởng tượng với những mộng mơ, hoang 
tưởng và ảo giác?”. 
3. Kết luận 
Wolfgang Iser đóng một vai trò tiêu biểu 
trong lý thuyết tiếp nhận Konstanz, những nghiên 
cứu về hành động đọc và hành động hư cấu của 
ông tạo nên lý luận phản ứng thẩm mỹ của độc 
giả, cùng với lý luận mỹ học tiếp nhận của Jauss 
bổ túc cho nhau để củng cố và phát huy giá trị 
của lý thuyết tiếp nhận Konstanz. Lý thuyết tiếp 
nhận của Iser không những không phủ nhận vai 
trò của văn bản, mà còn đặt nền tảng trên sự 
nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc và tôn trọng vai trò 
của văn bản trong hoạt động tiếp nhận. 
Thời kỳ đầu, lý luận của Iser tập trung vào 
việc tìm hiểu quá trình đọc cũng như quá trình 
xử lý văn bản của độc giả. Ở đây không chỉ có 
vấn đề người đọc cải tạo văn bản mà đồng thời 
với nó còn có vấn đề văn bản cải tạo người đọc, 
tức là một mối quan hệ hai chiều, một quá trình 
mang tính biện chứng tác động qua lại lẫn nhau 
giữa người tiếp nhận và văn bản. Cũng có nghĩa 
là đồng thời với vấn đề độc giả đã đọc văn bản 
như thế nào? và vấn đề văn bản đã “đọc” (cải 
biến) độc giả ra sao? Trong thời kỳ thứ hai, Iser 
tập trung nghiên cứu nguyên nhân cũng như 
mục đích con người tìm đến với văn học và phát 
hiện ra vai trò quan trọng của hành động hư cấu, 
tưởng tượng trong vấn đề này. Theo đó, hư cấu 
và tưởng tượng giúp con người mở rộng, siêu 
việt những giới hạn trong hiện thực, tự sáng tạo 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
70 
nên chính mình và thế giới, từ đó tìm thấy tự do, 
thoát khỏi những trói buộc và bất mãn ở thực tại. 
Tài liệu tham khảo 
Holub R. C. (1984). Reception theory: Acritical 
introduction. London and NewYork: 
Methuen. Trong Kim Nguyên Phố và Chu 
Ninh (dịch) (1987) 金元浦&周宁(译). Mỹ 
học tiếp nhận và Lý thuyết tiếp nhận 接受美
学与接受理论. Nxb. Nhân dân Liêu Ninh 辽
宁人民出. 
Iser, W. (1978). The Act of Reading: A Theory of 
Aesthetic Response. Kim Huệ Mẫn, Trương 
Vân Bằng, Trương Dĩnh và Dịch Hiểu Minh 
(dịch) (1991) 金惠敏&张云 鹏 & 张颖&易
晓明 (译). Hành động đọc 阅读 行为. Nxb. 
Văn nghệ Hồ Nam 湖南文艺出版社. 
Iser, W. (1991). The Fictive and The Imaginary: 
Charting literary anthropology. Trần Định 
Gia và Uông Chính Long (dịch) (2003) 陈定
家&汪正龙(译). Hư cấu và tưởng tượng: giới 
hạn của nhân học văn học 虚构与想像:文学
人类学疆界. Nxb. Nhân dân Cát Lâm 吉林
人民出版. 
Iser, W. (2006). How to Do Theory?. Chu Cương, 
Cốc Đình Đình và Phan Ngọc Sa (dịch) 
(2008)朱刚&谷婷婷&潘玉莎(译). Làm lý 
luận như thế nào? 怎样做理论. Nxb. Đại học 
Nam Kinh 南京大学出版. 
Uông Chính Long 汪正龙 (2005). Lý luận hư cấu 
văn học và ý nghĩa của Iser 沃尔夫冈:伊瑟 
尔 的文学虚构理论及其意义. Tạp chí Bình 
luận Văn học 文学评, số 5. 
Kim Nguyên Phố 金元浦 (1998). Lý luận phản ứng 
thẩm mỹ 接受反应文论. Nxb. Giáo dục Sơn 
Đông 山东教育出版社. 
Ngô Phục Sinh 吴伏生 (2013). Nghiên cứu Đào Uyên 
Minh trong thế giới Anh ngữ 英语世界的陶渊
明研究. Nxb. Học phạm 学苑出版社. 
Huỳnh Vân (2009). Vấn đề Tầm đón đợi và xác định 
tính nghệ thuật trong Mỹ học tiếp nhận của 
Hans Robert Jauss. Tạp chí Nghiên cứu Văn 
học, số 3. 

File đính kèm:

  • pdfly_thuyet_tiep_nhan_cua_wolfgang_iser.pdf