Luận văn Đạo đức môi trường ở sinh viên trường đại học Hải dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề

Việt Nam là một đất nước đang phát triển mạnh với thành tựu kinh tế - xã hội

được cộng đồng thế giới đánh giá cao. Những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng

cao của nền kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của đời sống xã hội cũng đã ít nhiều

để lại những hệ lụy về bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường chất thải, kể cả chất

thải khí, chất thải rắn, và chất thải hóa chất đều đã xảy ra. Tai nạn và sự cố môi

trường ở một số địa phương đã trở thành hiểm họa đe dọa sự phát triển. Rác thải công

nghiệp thế hệ cũ đã tràn vào Việt Nam. Môi trường thực phẩm cũng trở nên không an

toàn Trên thực tế, ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề báo động ở Việt Nam.

Vấn đề đặt ra là phải làm sao để ngăn chặn vấn nạn đó? Câu hỏi này đặt ra

không chỉ đối với sự quản lý vĩ mô của chính phủ, mà còn đặt ra đối với hoạt động

của các ngành các cấp, với thái độ và hành vi của toàn thể cộng đồng. Đặc biệt, câu

hỏi đặt ra không chỉ về phương diện kinh tế - xã hội hay pháp luật, mà còn đặt ra về

phương diện văn hóa và đạo đức. Đạo đức môi trường ngày nay là giá trị tinh thần

không thể thiếu để các xã hội phát triển bền vững.

Thế hệ trẻ nước ta chiếm tỉ lệ khoảng 27% dân số và đây cũng chính là những

chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ góp phần thúc đẩy đất nước phát

triển theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Để thúc đẩy được đất nước phát triển

thì một điều không thể thiếu là cần ngăn không cho môi trường tiếp tục bị ô nhiễm,

giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường. Điều này ở một mức độ lớn, phụ thuộc

vào ý thức, văn hóa và đạo đức của cộng đồng cũng như của mỗi người thông qua

hành động của họ với việc bảo vệ môi trường.

Luận văn Đạo đức môi trường ở sinh viên trường đại học Hải dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề trang 1

Trang 1

Luận văn Đạo đức môi trường ở sinh viên trường đại học Hải dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề trang 2

Trang 2

Luận văn Đạo đức môi trường ở sinh viên trường đại học Hải dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề trang 3

Trang 3

Luận văn Đạo đức môi trường ở sinh viên trường đại học Hải dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề trang 4

Trang 4

Luận văn Đạo đức môi trường ở sinh viên trường đại học Hải dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề trang 5

Trang 5

Luận văn Đạo đức môi trường ở sinh viên trường đại học Hải dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề trang 6

Trang 6

Luận văn Đạo đức môi trường ở sinh viên trường đại học Hải dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề trang 7

Trang 7

Luận văn Đạo đức môi trường ở sinh viên trường đại học Hải dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề trang 8

Trang 8

Luận văn Đạo đức môi trường ở sinh viên trường đại học Hải dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề trang 9

Trang 9

Luận văn Đạo đức môi trường ở sinh viên trường đại học Hải dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 87 trang minhkhanh 9161
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Đạo đức môi trường ở sinh viên trường đại học Hải dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Đạo đức môi trường ở sinh viên trường đại học Hải dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề

Luận văn Đạo đức môi trường ở sinh viên trường đại học Hải dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
VŨ THỊ CÚC 
ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG Ở SINH VIÊN 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG HIỆN NAY: 
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ 
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC 
HÀ NỘI, 2018 
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
VŨ THỊ CÚC 
ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG Ở SINH VIÊN 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG HIỆN NAY: 
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ 
Ngành: Triết học 
Mã số: 82 29 001 
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC 
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 
 GS.TS. HỒ SĨ QUÝ 
HÀ NỘI, 2018 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số 
liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa 
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. 
 Tác giả luận văn 
 Vũ Thị Cúc 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG .......................... 8 
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu .......................................... 8 
1.2. Đạo đức môi trường ở sinh viên ..................................................................... 28 
Chƣơng 2 . THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC MÔI 
TRƢỜNG Ở SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ....................... 38 
2.1. Đặc điểmTrường Đại học Hải Dương ............................................................ 38 
2.2. Thực trạng và những vấn đề về đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại 
học Hải Dương ........................................................................................................ 41 
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG Ở 
SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ............................................... 63 
3.1. Nâng cao hoạt động của Nhà trường trong giáo dục đạo đức môi trường cho 
sinh viên đại học Hải Dương .................................................................................. 63 
3.2. Tăng cường các hình thức ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờlên lớpcho 
sinh viên về đạo đức môi trường ............................................................................ 68 
3.3. Đẩy mạnh hình thức khen thưởng và kỷ luật sinh viên về đạo đức môi 
trường ....................................................................................................................... 71 
3.4. Huy động các nguồn kinh phí chi cho hoạt động bảo vệ môi trường ........... 73 
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 77 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 80 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Việt Nam là một đất nước đang phát triển mạnh với thành tựu kinh tế - xã hội 
được cộng đồng thế giới đánh giá cao. Những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng 
cao của nền kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của đời sống xã hội cũng đã ít nhiều 
để lại những hệ lụy về bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường chất thải, kể cả chất 
thải khí, chất thải rắn, và chất thải hóa chất đều đã xảy ra. Tai nạn và sự cố môi 
trường ở một số địa phương đã trở thành hiểm họa đe dọa sự phát triển. Rác thải công 
nghiệp thế hệ cũ đã tràn vào Việt Nam. Môi trường thực phẩm cũng trở nên không an 
toànTrên thực tế, ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề báo động ở Việt Nam. 
Vấn đề đặt ra là phải làm sao để ngăn chặn vấn nạn đó? Câu hỏi này đặt ra 
không chỉ đối với sự quản lý vĩ mô của chính phủ, mà còn đặt ra đối với hoạt động 
của các ngành các cấp, với thái độ và hành vi của toàn thể cộng đồng. Đặc biệt, câu 
hỏi đặt ra không chỉ về phương diện kinh tế - xã hội hay pháp luật, mà còn đặt ra về 
phương diện văn hóa và đạo đức. Đạo đức môi trường ngày nay là giá trị tinh thần 
không thể thiếu để các xã hội phát triển bền vững. 
Thế hệ trẻ nước ta chiếm tỉ lệ khoảng 27% dân số và đây cũng chính là những 
chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ góp phần thúc đẩy đất nước phát 
triển theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Để thúc đẩy được đất nước phát triển 
thì một điều không thể thiếu là cần ngăn không cho môi trường tiếp tục bị ô nhiễm, 
giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường. Điều này ở một mức độ lớn, phụ thuộc 
vào ý thức, văn hóa và đạo đức của cộng đồng cũng như của mỗi người thông qua 
hành động của họ với việc bảo vệ môi trường. 
Nói đến thế hệ trẻ, cần thiết phải chú ý đến lớp người rất có ý nghĩa đối với sự 
phát triển đất nước là những bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường, những sinh 
viên đầy nhiệt huyết, đang mang trong mình những ước mơ, những hoài bão lớn. Đây 
cũng là lực lượng có ý nghĩa lớn trong việc góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường 
hiện nay. Nghĩa là đạo đức môi trường ở lớp người trẻ tuổi đang là diều được xã hội 
2 
kỳ vọng. Trên thực tế, việc xây dựng đạo đức môi trường cho từng sinh viên, biến ý 
thức thân thiện với tự nhiên thành hành động để bảo vệ môi trường, những năm qua 
đã đến được với tầng lớp sinh viên và bước đầu đã có kết quả tương đối tích cực. 
Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ, 
được biết là vùng đất ít nhiều có tiếng về tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo. Vùng 
đất này đã sinh ra và nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Hải Dương hiện có 
3 trường đại học là Đại học Sao Đỏ, Đại học Thành Đông và Đại học Hải Dương 
cùng một số trường cao đẳng và trung cấp. 
Trường Đại học Hải Dương là trường đại học công lập duy nhất của tỉnh Hải 
Dương. Sinh viên của trường được chiêu sinh từ các tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh, 
Bắc Giang và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Thực ra, ý thức và hành vi đạo đức môi 
trường ở sinh viên Hải Dương có được là từ nhiều kênh khác nhau; ít nhiều cũng 
không tự giác. Do vậy, bên cạnh những sinh viên có ý thức bảo vệ môi trường thì vẫn 
còn không ít những em chưa có thực sự có ý thức, thái độ và hành vi bảo vệ môi 
trường. 
Để góp phần bảo  ...  các doanh nghiệp và 
các khu công nghiệp thải ra môi trường và chính từnhững giờ thực hành, thực tập 
đó sẽ thôi thúc các em có ý thức, có trách nhiệm đạo đức đối với việc bảo vệ môi 
trường, để môi trường được xanh sạch hơn. 
Thứ ba, để công tác bảo vệ môi trường và giáo dục đạo đức môi trường đem 
lại hiệu quả cao Ban Giám hiệu Nhà trường cũng cần hỗ trợ kinh phí cho các hoạt 
động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức đoàn thể trong trường. Bởi 
vì, đây là lực lượng hùng hậu, có sức trẻ và có nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến hết 
mình cho hoạt động của Nhà trường, họ là đội ngũ có vai trò rất quan trọng, họ 
chiếm một số lượng lớn trong Nhà trường. Nhưng trong thời gian qua Ban Giám 
hiệu Nhà trường chưa có sự quan tâm đúng mức đến các hoạt động của Đoàn 
Thanh niên, Hội Sinh viên nên hoạt động của các tổ chức này còn đơn điệu, chưa có 
tính chuyên nghiệp và khẩn trương. Trong thời gian tới, để khắc phục tình trạng đó 
Nhà trường cần có sự quan tâm và có kinh phí hợp lý cho các hoạt động của Đoàn, 
Hội, để các hoạt động đó được diễn ra nhanh chóng, khẩn trương và đạt hiệu quả 
cao, đặc biệt là các hoạt động về bảo vệ môi trường, giáo dục đạo đức môi trường. 
Tiểu kết chương 
Để công tác bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức đạo đức môi trường ở 
Trường Đại học Hải Dương đạt được kết quả cao hơn, Nhà trường cần thực hiện 
đồng bộ các giải pháp nêu trên. Mỗi giải pháp đều có một vị trí, vai trò và chức 
năng nhất định, trong đó giải pháp nâng cao không nên coi trọng giải pháp này mà 
không thực hiện giải pháp khác. 
Giáo dục đạo đức, trong đó có đạo đức môi trường là một việc làm cần tiến 
hành lâu dài và liên tục, không phải việc làm một vài lần là nhìn thấy kết quả luôn. 
Vì vậy đòi hỏi tính kiên trì của tất cả các thầy cô giáo và của toàn trường. Ban Giám 
hiệu nhà trường cần tạo điều kiện cho Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên nhà trường 
76 
hoạt động nhiều hơn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và giáo dục đạo đức môi 
trường. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho thầy cô giáo đứng trên bục giảng phát huy 
tài năng của bản thân và cho các em sinh viên được trải nghiệm thực tế nhiều hơn 
để các em có được nhiều kiến thức về bảo vệ môi trường. 
Công tác khen thưởng và kỷ luật cũng cần thực hiện một cách nghiêm túc, rõ 
ràng và chính xác theo tinh thần: “đúng người, đúng việc”, để từ đó nhằm khích lệ ý 
thức của các em trong công tác bảo vệ môi trường và trong việc rèn luyện đạo đức 
môi trường. Bên cạnh công tác khen thưởng và kỷ luật, Nhà trường cũng đầu tư 
thêm các khoản kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường và hoạt động giáo dục 
đạo đức môi trường cho sinh viên. Có như vậy, hoạt động mới được tiến hành liên 
tục, không bị ngắt quãng, bỏ giữa chừng không có kết quả như mong muốn. 
Nếu Nhà trường thực hiện tốt các giải pháp trên thì trong tương lai không xa 
Trường Đại học Hải Dương sẽ trở nên xanh hơn với màu xanh của lá, sạch hơn vì 
không có hiện tượng vứt rác bừa bãi và việc thường xuyên tổ chức các hoạt động vệ 
sinh trường lớp, đẹp hơn với các màu của hoa và chắc chắn rằng, các em sinh viên 
sẽ càng thấy yêu trường, yêu lớp hơn. Các em sẽ coi trường là ngôi nhà thứ hai của 
mình để sau mỗi giờ học căng thẳng các em được thư giãn hít thở không khí trong 
lành, được vui chơi giải trí trước những bóng mát của cây với những hàng ghế đá 
xung quanh cùng những bông hoa đủ sắc màu đang khoe sắc và các em cũng sẽ 
thấy yêu thiên nhiên hơn, yêu cây cảnh và thấy cuộc sống tươi đẹp hơn. 
77 
KẾT LUẬN 
Sinh viên là thế hệ trẻ của mỗi quốc gia, là chủ nhân tương lai của đất 
nước nên không thể đứng ngoài cuộc nhìn môi trường đang ngày càng bị hủy 
hoại bởi chính bàn tay con người. Sinh viên mỗi quốc gia nói chung và sinh 
viên mỗi tỉnh thành của một quốc gia nói riêng cần tích cực hơn nữa, hăng hái 
hơn nữa trong công tác bảo vệ môi trường của bản thân và trong công tác tuyên 
truyền cho mọi người dân trong đó bao gồm cả các thành viên trong gia đình 
mình hiểu được vị trí, vai trò, chức năng vô cùng quan trọng của môi trường 
đối với cuộc sống của con người để từ đó mỗi thành viên trong gia đình sẽ tích 
cực tham gia công tác bảo vệ môi trường từ việc nhỏ nhất như: vứt rác đúng 
nơi quy định; hạn chế sử dụng túi nilon trong việc mua sắm hàng hóa; sử dụng 
tiết kiệm điện, nước sinh hoạt; không hút thuốc, bẻ cành cây, hái hoa, dẫm lên 
thảm cỏ, sử dụng bừa bãi điện nước nơi công cộng; không xả nước thải, rác 
thải bừa bãi ra sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước; tích cực tham gia công tác 
bảo vệ môi trường do địa phương nơi cư trú tổ chức như: dọn vệ sinh đường 
làng ngõ xóm, trồng cây xanh quanh nhà... 
Trường Đại học Hải Dương là trường công lập duy nhất của tỉnh Hải 
Dương, với số lượng sinh viên nhiều ngành khác nhau và có hai cơ sở, diện tích 
của hai cơ sở của Nhà trường là 21,7 ha đang trong quá trình xây dựng và hoàn 
thiện nên công tác bảo vệ môi trường càng cần đặt lên hàng đầu. Vì trong quá 
trình xây dựng có nhiều chất thải rắn, lỏng và khói bụi thải ra nên cần được dọn 
vệ sinh thường xuyên và liên tục. Công tác chăm sóc cây xanh trong Nhà 
trường cũng cần chú ý hơn nữa để các em sinh viên vừa không ảnh hưởng đến 
công việc học tập cũng như vui chơi giải trí của các em. Đồng thời Đoàn Thanh 
niên và Hội sinh viên Nhà trường cũng cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi 
về chủ đề môi trường để các em sinh viên ngày càng hiểu sâu hơn tầm quan 
78 
trọng của môi trường đối với cuộc sống hàng ngày không chỉ của riêng các em 
mà còn đối với toàn xã hội nói chung. 
Đứng trước thực trạng đạo đức môi trường đã và đang diễn ra ở Trường 
Đại học Hải Dương, có thể thấy được sinh viên giữ vị trí không thể thiếu trong 
công tác bảo vệ môi trường. Sinh viên là thành phần không thể thiếu trong việc 
bảo vệ môi trường không chỉ tại trường học mà còn tại nơi các em đang trọ và 
nơi các em đang sinh sống. Nếu bản thân mỗi chúng ta, bản thân mỗi sinh viên 
có được đạo đức môi trường đúng đắn, lành mạnh thì không những môi trường 
được bảo vệ, thiên nhiên được tôn tạo, được chăm sóc để ngày càng giàu, càng 
đẹp hơn mà bản tính tự nhiên của con người được bảo toàn, con người được 
sống khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn, trong lành hơn và từ đó xã hội càng có 
điều kiện để phát triển phồn thịnh hơn. 
Để cho sinh viên phát huy được ý thức đạo đức môi trường, tự giác tham 
gia các hoạt động bảo vệ môi trường do Nhà trường và địa phương nơi cư trú tổ 
chức, chúng ta có thể thấy công tác giáo dục nhà trường có vai trò vô cùng 
quan trọng trong hình thành nhân cách cho sinh viên. Điều đó đòi hỏi sự tận 
tâm và gương mẫu của các thầy cô giáo, của các cán bộ Đoàn Thanh niên, của 
Hội Sinh viên. Trong giáo dục nhà trường, các tổ chức đoàn, hội sinh viên có 
vai trò quan trọng trong việc tổ chức các phong trào, các cuộc thi, các hoạt 
động bảo vệ môi trường khích lệ tinh thần tham gia của các em sinh viên, qua 
đó nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về đạo đức môi 
trường cho sinh viên từ đó thúc đẩy các em sinh viên có những hành động bảo 
vệ môi trường, phê phán những hành động gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, 
theo chúng tôi, các nhà trường trong đó có Trường Đại học Hải Dương với tư 
cách là chủ thể giáo dục cần quan tâm và xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa các giải 
pháp nêu trên, và cần thực hiện các giải pháp đó một cách triệt để, có sự phối 
hợp hài hòa, khéo léo giữa các giải pháp với nhau để công tác giáo dục đạo đức 
môi trường và công tác bảo vệ môi trường ở các em sinh viên Trường Đại học 
79 
Hải Dương ngày càng có được những kết quả tốt, đáng được tự hào và ghi 
nhận. Đồng thời Nhà trường cũng cần kịp thời có những hình thức khen 
thưởng, tuyên dương và nhân rộng cho toàn trường cũng như toàn tỉnh Hải 
Dương những tấm gương tiêu biểu về đạo đức môi trường để mọi người học 
tập và noi theo những tấm gương đó và quê hương Hải Dương Thành Đông của 
tổ quốc sẽ trở nên xanh hơn – sạch hơn và đẹp hơn vì có bàn tay của các em 
sinh viên giúp sức. 
80 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam (2003), Nxb. Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội. 
2. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), 
Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong tình hình mới, Chỉ thị 36-
CT/TW ngày 25/06/1998, Hà Nội. 
3. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), 
Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất 
nước, NQ số 41-NQ/T W ngày 15/11/2000, Hà Nội. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo 
dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb.Giáo dục, Hà Nội. 
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nâng cao 
nhận thức môi trường, Hà Nội. 
6. Bộ tài nguyên và Môi trường (2016; 2017), Báo cáo hiện trạng môi trường 
Việt Nam. 
7. C.Mác (1962), Bản thảo kinh tế triết học, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 
8. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà 
Nội. 
9. Các quy định pháp luật về môi trường (tập I) (1995), Nxb. Chính trị quốc 
gia, Hà Nội. 
10. Cục Bảo vệ môi trường (2002), Sổ tay hướng dẫn thực hiện chiến dịch 
truyền thông môi trường, Hà Nội. 
11. Cục Môi trường (2002), Hành trình vì sự phát triển bền vững, Nxb.Chính trị 
quốc gia, Hà Nội. 
12. Cứu lấy trái đất chiến lược cho cuộc sống bền vững (1993), Nxb. Khoa học 
và kỹ thuật, Hà Nội. 
13. Nguyễn Thị Minh Chiến (2009), Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, 
Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội. 
81 
14. Lê Thị Kim Dung (2007), “Giải quyết vấn đề môi trường trong quy hoạch 
phát triển: Từ văn bản pháp quy đến thực tiễn quản lý”, Tạp chí Kinh tế và 
dự báo, số 12. 
15. Vũ Dũng (2010), Đạo đức môi trường ở nước ta: Lí luận và thực tiễn, Nxb. 
Từ điển bách khoa, Hà Nội. 
16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, 
Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015. 
17. Học viện chính trị Quốc gia (2000), Giáo trình đạo đức học, Nxb. Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội. 
18. Lê Văn Hồng (Chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thăng. Tâm lý học lứa 
tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1998. 
19. Nguyễn Thị Lan Hương (2010), “Đạo đức môi trường và truyền thống mục 
đích luận”, Tạp chí Triết học số 12. 
20. Hội thảo quốc gia (2001), “Giáo dục môi trường trong các trường học”, 
Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội. 
21. Kỉ yếu hội thảo khoa học (2008), Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở 
nước ta: Thực trạng và giải pháp, Hội khoa học tâm lí – giáo dục Việt Nam. 
22. Trần Hậu Kiêm, Đoàn Đức Hiếu (2004), Hệ thống phạm trù đạo đức và vấn 
đề giáo dục đạo đức cho sinh viên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
23. Lê Văn Khoa (2010), Khoa học môi trường, Hà Nội. 
24. Nguyễn Đức Khiển (2002), Quản lý môi trường, Nxb. Lao động – xã hội, Hà 
Nội. 
25. Đỗ Thị Ngọc Lan (1996), Môi trường tự nhiên trong hoạt động sống của con 
người, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
26. Luật bảo vệ môi trường (1994), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
27. Hồ Chí Minh (1993), Về Đạo đức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
28. Nguyễn Văn Phúc (1995),"Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá ở nớc ta hiện nay", Triết học số 3. 
82 
29. Nguyễn Văn Phúc (2010), “Bảo vệ môi trường nhìn từ góc độ đạo đức”, 
Tạp chí triết học số 4. 
30. Nguyễn Văn Phúc (2013), Đạo đức môi trường, Nxb. Khoa học xã hội, Hà 
Nội. 
31. Hồ Sĩ Quý (1999) Về triết lý “Con người chinh phục tự nhiên”, Triết học số 
6. 
32. Hồ Sĩ Quý (Chủ biên) (2000), Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong 
sự phát triển xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
33. Hồ Sĩ Quý (2002) Triết lý Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và tự 
nhiên. Nghiên cứu con người số 1. 
34. Hồ Sĩ Quý (2004) Thực trạng môi trường: vài số liệu đáng quan tâm về môi 
sinh toàn cầu và môi sinh ở Việt Nam. Nghiên cứu con người số 2. 
35. Hồ Sĩ Quý (2004) Đông và Tây: Về triết lý con người chinh phục tự nhiên và 
con người hoà hợp với tự nhiên. Nghiên cứu châu Âu số 6. 
36. Hồ Sĩ Quý (2005), “Về đạo đức môi trường”, Tạp chí triết học số 9. 
37. Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Thọ (2011), “Đạo đức học”, Nxb. Đại học Sư 
Phạm, Hà Nội. 
38. Bùi Cách Tuyên (2009), Vai trò của giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức 
về môi trường cho các đối tượng trong xã hội. Tổng cục môi trường. Bộ Tài 
nguyên và Môi trường xuất bản. 
39. Bùi Cách Tuyên (2009), Vai trò của giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức 
về môi trường cho các đối tượng trong xã hội. Tổng cục môi trường. Bộ Tài 
nguyên và Môi trường xuất bản. 
40. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2007. 
41. Từ điển triết học (1986), Nxb. Tiến bộ Mát-xcơ-va. 
42. Hoàng Thị Thanh (2017), Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện 
nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. 
83 
43. Trịnh Thị Thanh (2004), Sức khỏe môi trường, Nxb. Đại học quốc gia, Hà 
Nội. 
44. Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan (2004), Giáo trình Công nghệ 
môi trường, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội. 
45. Hà Huy Thành (chủ biên) (2001), Một số vấn đề xã hội, nhân văn trong việc 
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, 
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
46. Nguyễn Thế Thôn, Hà Văn Hành (2007), “Môi trường và phát triển”, Nxb. 
Xây dựng, Hà Nội. 
47. Phạm Thị Ngọc Trầm (1999), “Đạo đức sinh thái: từ lý luận đến thực tiễn”, 
Tạp chí triết học số 2. 
48. Phạm Thị Ngọc Trầm (Chủ biên) (2006), Quản lý nhà nước đối với tài 
nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội – nhân 
văn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
49. Phạm Thị Ngọc Trầm (1997), Môi trường sinh thái: Vấn đề và giải pháp, 
Nxb. Chính trị Quốc gia. 
50. Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị 
xã hội, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
51. https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/cac-tham-hoa-xa-thai-gay-o-nhiem-
nguon-nuoc-tren-the-gioi-3427531.html 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_dao_duc_moi_truong_o_sinh_vien_truong_dai_hoc_hai_d.pdf