Khóa luận Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường Type 2 ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2016

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính gây tăng glucose

máu kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbonhydrat, lipid và protein. Bệnh

luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các

bệnh tim mạch khác.Người cao tuổi bị ĐTĐ thường có nguy cơ suy giảm chức năng

và tử vong cao hơn các nhóm tuổi khác. Thường ở nhóm đối tượng này hay có nhiều

bệnh lý mạn tính do đó phải dùng nhiều loại thuốc, gặp khó khăn và phức tạp hơn

trong điều trị.

Vì vậy, đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh

nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa TP Cần Thơ năm 2016” sẽ giúp ta

hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi này.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Khảo sát và phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ type 2 ở bệnh nhân ≥ 60

tuổi.

- Đề xuất được 1 số giải pháp để nâng cao chất lượng điều trị.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra các đề xuất nhằm góp phần nâng cao việc sử dụng

thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý trong điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao

tuổi điều trị nội trú tại khoa Nội tiết Bệnh viên Đa khoa thành phố Cần Thơ .

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên BN ĐTĐ type 2

≥ 60 tuổi được chẩn đoán mắc ĐTĐ và cho điều trị nội trú.

Kết quả: trong 300 đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân nữ (chiếm 73,6 %) mắc

ĐTĐ type 2, bệnh nhân nam (chiếm 26,4 %). Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là

70,83 ± 8,36. Tỷ lệ BN mắc ĐTĐ ≥ 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (48,4 %). Có 3 nhóm

thuốc được sử dụng điều trị cho BN cao tuổi mắc ĐTĐ type 2 gồm các nhóm Biguanid,

Sulfonylure và Insulin. Trong đó, Insulin là thuốc được sử dụng nhiều nhất (chiếm 62

%), Metformin là thuốc được sử dụng tương đối nhiều (chiếm 20 %). Tiếp đó, thuốc

điều trị dạng uống nhóm Sulfonylure (chiếm 18 %) gồm: Gliclazid (chiếm 15 %) và

Glimeprid (chiếm 3 %).

Kết luận: qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi sử dụng Insulin là 62 %

(chiếm tỷ lệ cao nhất), có tất cả là 7 kiểu phác đồ sử dụng trong điều trị (3 kiểu đơn trị

và 4 kiểu đa trị liệu), có 30 BN được thay đổi phác đồ điều trị, trong đó tỷ lệ bệnh

nhân kiểm soát glucose máu ở mức chấp nhận và tốt chiếm 63 %.

Khóa luận Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường Type 2 ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2016 trang 1

Trang 1

Khóa luận Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường Type 2 ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2016 trang 2

Trang 2

Khóa luận Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường Type 2 ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2016 trang 3

Trang 3

Khóa luận Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường Type 2 ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2016 trang 4

Trang 4

Khóa luận Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường Type 2 ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2016 trang 5

Trang 5

Khóa luận Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường Type 2 ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2016 trang 6

Trang 6

Khóa luận Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường Type 2 ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2016 trang 7

Trang 7

Khóa luận Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường Type 2 ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2016 trang 8

Trang 8

Khóa luận Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường Type 2 ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2016 trang 9

Trang 9

Khóa luận Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường Type 2 ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2016 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 62 trang minhkhanh 5560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường Type 2 ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường Type 2 ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2016

Khóa luận Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường Type 2 ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC - ĐIỀU DƯỠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC SĨ
MÃ SỐ: 52720401
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2016
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ths. DƯƠNG PHƯỚC AN PHÙ HẠNH NGUYÊN
MSSV: 12D720401137
LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 7B
Cần Thơ, 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC - ĐIỀU DƯỠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC SĨ
MÃ SỐ: 52720401
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2016
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ths. DƯƠNG PHƯỚC AN PHÙ HẠNH NGUYÊN
MSSV: 12D720401137
LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 7B
Cần Thơ, 2017
iLỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Dương Phước
An - giảng viên bộ môn Dược lâm sàng Trường Đại học Tây Đô - người thầy đã tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, tiến hành nghiên cứu và
hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Dược, Trường Đại Học Tây Đô đã
tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập. Với vốn kiến thức được tiếp
thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà
còn là hành trang quí báu để tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Tôi chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ đã cho
phép và tạo điều kiện cho tôi đến lấy số liệu tại bệnh viện. Tôi xin cảm ơn các anh chị
trong phòng lưu trữ hồ sơ bệnh án bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ đã giúp đỡ,
cung cấp những số liệu thực tế để tôi hoàn thành tốt chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn tới bố mẹ, gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, động
viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã trực tiếp và gián tiếp
giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này.
Do sự hạn chế về trình độ cũng như thời gian, khóa luận không tránh khỏi những sai
sót, mong thầy cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm
Sinh viên
Phù Hạnh Nguyên
ii
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài khóa luận: “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở
bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa TP Cần Thơ năm 2016”
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Tôi xin cam đoan đã thực hiện khóa luận này một cách trung thực và nghiêm túc. Các
số liệu sử dụng trong khóa luận được điều tra tại khoa Nội tiết Bệnh viện đa khoa
thành phố Cần Thơ. Trong quá trình nghiên cứu, các tài liệu tham khảo đã trích dẫn và
ghi chú rõ ràng.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung khóa luận của mình.
Cần Thơ, ngày tháng năm
Sinh viên
Phù Hạnh Nguyên
iii
TÓM TẮT
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính gây tăng glucose
máu kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbonhydrat, lipid và protein. Bệnh
luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các
bệnh tim mạch khác.Người cao tuổi bị ĐTĐ thường có nguy cơ suy giảm chức năng
và tử vong cao hơn các nhóm tuổi khác. Thường ở nhóm đối tượng này hay có nhiều
bệnh lý mạn tính do đó phải dùng nhiều loại thuốc, gặp khó khăn và phức tạp hơn
trong điều trị.
Vì vậy, đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh
nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa TP Cần Thơ năm 2016” sẽ giúp ta
hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi này.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Khảo sát và phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ type 2 ở bệnh nhân ≥ 60
tuổi.
- Đề xuất được 1 số giải pháp để nâng cao chất lượng điều trị.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra các đề xuất nhằm góp phần nâng cao việc sử dụng
thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý trong điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao
tuổi điều trị nội trú tại khoa Nội tiết Bệnh viên Đa khoa thành phố Cần Thơ .
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên BN ĐTĐ type 2
≥ 60 tuổi được chẩn đoán mắc ĐTĐ và cho điều trị nội trú.
Kết quả: trong 300 đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân nữ (chiếm 73,6 %) mắc
ĐTĐ type 2, bệnh nhân nam (chiếm 26,4 %). Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là
70,83 ± 8,36. Tỷ lệ BN mắc ĐTĐ ≥ 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (48,4 %). Có 3 nhóm
thuốc được sử dụng điều trị cho BN cao tuổi mắc ĐTĐ type 2 gồm các nhóm Biguanid,
Sulfonylure và Insulin. Trong đó, Insulin là thuốc được sử dụng nhiều nhất (chiếm 62
%), Metformin là thuốc được sử dụng tương đối nhiều (chiếm 20 %). Tiếp đó, thuốc
điều trị dạng uống nhóm Sulfonylure (chiếm 18 %) gồm: Gliclazid (chiếm 15 %) và
Glimeprid (chiếm 3 %).
Kết luận: qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi sử dụng Insulin là 62 %
(chiếm tỷ lệ cao nhất), có tất cả là 7 kiểu phác đồ sử dụng trong điều trị (3 kiểu đơn trị
và 4 kiểu đa trị liệu), có 30 BN được thay đổi phác đồ điều trị, trong đó tỷ lệ bệnh
nhân kiểm soát glucose máu ở mức chấp nhận và tốt chiếm 63 %.
iv
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ......................................................................viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG..................................... 3
2.1. Đại cương về bệnh đái tháo đường...................................................................3
2.1.1. Định nghĩa......................................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh đá ... ụng thuốc còn hạn chế cho đối tượng này nên chưa xảy ra hạ
đường huyết.
Các biến cố bất lợi hay gặp nhất là hoa mắt, chóng mặt chiếm 22,3 % và mệt mỏi,
43
chiếm 28 %; Sau đó các biến cố trên đường tiêu hóa (chướng bụng, đầy hơi chiếm 7,7
%; nôn, buồn nôn chiếm 11,7 %; chán ăn, đắng miệng chiếm 5 %; tiêu chảy chiếm 3,3
%). Ngoài ra, các bệnh nhân trong nghiên cứu cũng hay gặp các triệu chứng đau đầu
(chiếm 4,7 %); dị ứng (chiếm 2,3 %); sút cân (chiếm 1,7 %); sưng, viêm tại chỗ tiêm
(chiếm 2,7 %); đau khớp (chiếm 2,7 %). Các biến cố bất lợi này có thể xảy ra do sử
dụng các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 như Metformin, thuốc này thường gây ra tác dụng
phụ trên đường tiêu hóa (đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy) hay Gliclazid và Insulin
thường gây hạ glucose máu (biểu hiện đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi) (DiPiro Joseph T,
2008), (Electronic Medicines Compendium, 2015). Tuy nhiên, không loại trừ khả năng
bệnh nhân sử dụng các thuốc khác của các bệnh mắc kèm hay do bất thường trong chế
độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày mà gây ra những biến cố bất lợi này. Trong 7 bệnh
nhân gặp dị ứng thì có 3 bệnh nhân bị mẩn ngứa tại vị trí tiêm Insulin.
Nhìn chung, các biến cố bất lợi này đa phần là thoáng qua và bệnh nhân thường tự
khỏi.
Các tương tác gặp trong nghiên cứu:
Trên thực tế, bệnh nhân ĐTĐ thường mắc kèm các bệnh THA và BTTMCB nên ngoài
thuốc điều trị ĐTĐ, bệnh nhân thường được dùng kèm với các thuốc điều trị 2 bệnh
này. Do đó, có thể xảy ra tương tác thuốc trên những bệnh nhân này. Qua thống kê
trên các đơn thuốc của bệnh nhân, chúng tôi ghi nhận các cặp tương tác thuốc có ý
nghĩa trên lâm sàng (International Diabetes Federation, 2013):
-Metformin + Enalapril: Nguy cơ tăng tác dụng hạ glucose máu.
- Insulin + Metformin hay nhóm chẹn thụ thể β1- adrenergic hay nhóm thuốc ức
chế thụ thể angiotensin hay ức chế men chuyển: Nguy cơ tăng tác dụng hạ glucose
máu.
- Sulfonylure + Ức chế men chuyển: Phối hợp này, trong trường hợp đặc biệt, có thể
dẫn đến hạ glucose máu ở người ĐTĐ.
Kết quả cho thấy, không gặp trường hợp nào có các cặp tương tác chống chỉ định hay
ở mức độ nghiêm trọng. Phần lớn là các cặp tương tác cần thận trọng, giám sát các
bệnh nhân có các dấu hiệu hạ đường huyết như: nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, buồn
nôn, đói, run, yếu, vã mồ hôi, đánh trống ngực.
4.2.3. Về hiệu quả sử dụng thuốc
Thời gian điều trị
Đa số BN nằm viện < 7 ngày ( chiếm 145 BN với tỷ lệ là 48,3 %), BN nằm viện từ 7
đến 14 ngày cũng chiếm tỷ lệ cao (chiếm 143 BN với tỷ lệ là 47,7 %). Có những BN
nằm viện chỉ có 1 ngày là xuất viện và có BN nằm viện nhiều nhất là 22 ngày theo
mẫu khảo sát. Số ngày nằm viện trung bình là 7,1 ± 3,4 ngày. Nhìn chung, qua khảo
44
sát của chúng tôi, việc sử dụng thuốc trên BN cao tuổi mắc ĐTĐ type 2 có hiệu quả
cao qua việc BN xuất viện sớm (< 7 ngày).
Các BN được ra viện khi hết các triệu chứng lâm sàng của bệnh ĐTĐ như: khát nước,
tiểu nhiều, thèm ăn và gầy sút và một số chỉ số cận lâm sàng như: glucose máu lúc đói
và huyết áp tương đối ổn định. Đối với BN ĐTĐ, việc kiểm soát đường huyết và các
chỉ số khác đều là quá trình lâu dài và liên tục. Vì vậy, việc tích cực điều trị khi ra viện
là một yêu cầu rất quan trọng trong kê đơn ngoại trú, quản lý và theo dõi thường xuyên
BN ĐTĐ để tránh được tình trạng BN ĐTĐ phải vào viện nhiều lần như hiện nay.
Đánh giá kiểm soát đường huyết
Kết quả cho thấy, nồng độ glucose máu trung bình của BN lúc ra viện đã giảm so với
lúc nhập viện. Tuy nhiên, nồng độ glucose máu trung bình của BN lúc ra viện vẫn ở
mức kiểm soát kém (cao hơn so với chuẩn phát hiện ĐTĐ là ≥ 7 mmol/l). Thậm chí,
lúc ra viện có những BN có glucose máu rất cao (18,4 mmol/l). Nhìn chung nồng độ
glucose máu của BN lúc ra viện thấp hơn lúc nhập viện, tỷ lệ BN có mức kiểm soát tốt
và chấp nhận lúc ra viện tăng lên, còn tỷ lệ BN có mức kiểm soát kém giảm xuống.
Tuy nhiên tại thời điểm ra viện, số BN có mức kiểm soát glucose máu kém vẫn còn
cao (37 %). Điều đó cho thấy việc kiểm soát đường huyết chưa thực sự đạt hiệu quả
như mục tiêu đề ra. Điều này có thể do sự lựa chọn, phối hợp thuốc còn chưa thực sự
hợp lý. Cũng có thể từ phía sử dụng thuốc, chế độ ăn uống của người bệnh. Dù là do
phía nào đi nữa thì có lẽ nên tiếp tục theo dõi và kiểm soát đường huyết BN trước khi
cho xuất viện, vì đối với BN điều trị ngoại trú thì vấn đề theo dõi, kiểm soát đường
huyết lại càng khó khăn hơn.
Trước đây để đánh giá hiệu quả của các biện pháp điều trị BN ĐTĐ thường dựa vào
nồng độ glucose, nhưng xét nghiệm này chỉ phản ánh nồng độ glucose máu trong
khoảng thời gian rất ngắn vào lúc xét nghiệm. Để khắc phục nhược điểm này người ta
đã sử dụng chỉ số HbA1c để đánh giá hiệu quả kiểm soát đường máu trong khoảng
thời gian dài hơn. Vì vậy để đánh giá hiệu quả điều trị BN ĐTĐ phải đồng thời dựa
vào nồng độ glucose máu và HbA1c (Nguyễn Trung Anh, 2015). Tuy nhiên, trong
mẫu nghiên cứu của chúng tôi, các BN chỉ được kiểm tra chỉ số HbA1c một lần lúc
mới nhập viện mà không được kiểm tra lúc xuất viện, vì HbA1c phản ánh mức glucose
máu trong vòng 3 - 4 tháng trước khi đo nên với thời gian nằm viện ngắn thì không
đánh giá được việc kiểm soát HbA1c.
Sự thay đổi mức huyết áp
Kết quả cho thấy, huyết áp trung bình của BN lúc nhập viện nằm trong mức kiểm soát
kém (144,1 ± 29,7/81,6 ± 13,9 mmHg) trong khi lúc xuất viện mức kiểm soát huyết áp
của BN đạt mức kiểm soát tốt (119,5 ± 5,9/72,4 ± 6,2 mmHg).
45
Tỷ lệ mức huyết áp được kiểm soát tốt của BN lúc ra viện tăng gấp đôi so với lúc nhập
viện ( từ 40,3 % lên đến 98 %), mức kiểm soát huyết áp nằm trong giới hạn chấp nhận
được là 2 %. Điều này chứng tỏ 100 % BN lúc ra viện điều có huyết áp nằm trong giới
hạn cho phép.
Nhìn chung, huyết áp BN đã được giám sát và điều trị tốt, thể hiện qua tỷ lệ BN được
sử dụng thuốc điều trị THA và kết quả kiểm soát huyết áp của BN lúc vào viện. Điều
này góp phần làm giảm các biến chứng tim mạch cho BN ĐTĐ type 2.
46
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Về tình hình sử dụng thuốc trong điều trị ĐTĐ type 2 trong mẫu nghiên cứu:
- Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ type 2 trên bệnh nhân ngoại trú gồm: Insulin dạng
tiêm và các thuốc dạng uống (metformin, sulfonylure). Trong đó, thuốc được sử dụng
nhiều nhất là Insulin (chiếm 62 %).
- Có tất cả 07 kiểu phác đồ được áp dụng, trong đó có 3 kiểu đơn trị liệu và 4 kiểu đa
trị liệu. Tại thời điểm ban đầu, phác đồ đơn trị liệu được sử dụng chiếm 88 % và phác
đồ đa trị liệu chiếm 12 %. Chỉ có 30 BN được thay đổi phác đồ điều trị với lý do là do
không kiểm soát được đường huyết (73,3 %) và do đáp ứng được điều trị (26,7 %).
- Về các thuốc điều trị tăng huyết áp và bệnh tim thiếu máu cục bộ: có 242 BN được
sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp (chiếm tỷ lệ 80,7 %) và 110 BN được sử dụng
thuốc điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ (chiếm tỷ lệ 36,7 %).
Về hiệu quả điều trị
- Về thời gian điều trị: đa số BN nằm viện dưới 2 tuần (chiếm tỷ lệ 48,3 % ở BN nhập
viện từ 1 đến 7 ngày và 47,7 % BN nhập viện từ 7 đến 14 ngày). Số ngày nằm viện
trung bình là 7,1 ± 3,4 ngày.
- Về kiểm soát đường huyết: Nhìn chung, nồng độ glucose máu của BN lúc ra viện
thấp hơn lúc nhập viện, tỷ lệ BN có mức kiểm soát tốt và chấp nhân lúc ra viện tăng
lên, còn tỷ lệ BN có mức kiểm soát kém giảm xuống. Tuy nhiên tại thời điểm ra viện,
giá trị glucose máu trung bình của BN vẫn cao hơn so với chuẩn phát hiện ĐTĐ là ≥ 7
mmol/l và đồng thời số BN có mức kiểm soát glucose máu kém vẫn còn cao (37 %).
- Về kiểm soát huyết áp: Huyết áp của BN sau quá trình điều trị có sự thay đổi theo
chiều hướng tích cực: lúc ra viện, huyết áp trung bình của BN nằm trong giới hạn bình
thường, tỷ lệ BN có huyết áp ở mức kiểm soát tốt là 98 % và mức chấp nhận là 2 %.
47
5.2. ĐỀ NGHỊ
- Tiếp tục sử dụng các thuốc điều trị ĐTĐ theo khuyến cáo của WHO, ADA nhằm
mục tiêu kiểm soát đường huyết và ngăn chặn các biến chứng của bệnh.
- Làm đầy đủ các xét nghiệm về HbA1c, các chỉ số lipid máu và các xét nghiệm chức
năng gan, thận của BN trước và sau điều trị để có thể theo dõi, đánh giá hiệu quả của
quá tình điều trị.
- Kiểm soát glucose máu của BN tốt hơn trước khi cho BN xuất viện.
- Theo dõi chặt chẽ hơn các thuốc sử dụng cho người cao tuổi mắc ĐTĐ.
- Theo dõi tác dụng phụ khi điều trị.
- Bổ sung thêm danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ mới khác như: các thuốc ức chế
DPP-4, thuốc GLP-1 receptor agonist.
- Cần chú ý thận trọng khi phối hợp nhiều nhóm thuốc khác nhau điều trị cái bệnh mắc
kèm đái tháo đường ở người cao tuổi.
- Nên có nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ ăn trong điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi.
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agency for Healthcare Research and Quality (2012). Medication Adherence
Interventinos: Comparative Effectiveness. U.S. Department of Health and Human
Services.
2. Association American Diabetes (2016). International Expert Committee report on
the role of the A1C assay in the diagnosis of diabetes. Diabetes Care. Vol 32. p. 1327 -
1334.
3. Association Diabetes of American (2015). Standards of medical care in diabetes.
Diabetes care. Vol 38. p. 14-80.
4. Bộ Y tế (2015). Dược thư Quốc gia Việt Nam. Nhà Xuất Bản Y học. Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2006). Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định. Nhà Xuất Bản Y học. Hà
Nội.
6. Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai (2011). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội
khoa. Nhà Xuất Bản Y học. Hà Nội. tr. 416 - 432.
7. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường type2.
8. Brunton Laurence L (2006). Insulin, oral hypoglycemic agents, and the
pharmacology of the endocrine pancreas, Goodman & Gilman's The pharmacological
basis of therapeutics. McGraw-Hill. New York.
9. Codario Ronald A (2011). Oral Agents for Type 2 Diabetes, Type 2 Diabetes,
Pre-Diabetes, and the Metabolic Syndrome. Humana Press. p. 93- 122.
10. DiPiro Joseph T (2008). Diabetes Mellitus, Pharmacotherapy: a pathophysiologic
approach. McGraw-Hill Medical. p. 1205 - 1237.
11. Đinh Thị Thu Ngân (2013). Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ type 2
trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ Dược
học. Trường Đại học Dược Hà Nội.
12. Đỗ Trung Quân (2014). Đái tháo đường và điều trị. Nhà Xuất Bản Y học. Hà Nội.
13. Electronic Medicines Compendium (2015). Glucobay 50mg tablets.
https://www.medicines.org.uk/emc/medicine/19972/SPC/Glucobay+50mg+tablets/.
Access 7 September 2015.
14. Electronic Medicines Compendium (2015). Glucophage 500 mg and 850 mg film
coated tablets. https://www.medicines.org.uk/emc/medicine/ Access 23 May 2017.
15. Gerald K. McEvoy (2015). AHFS Drug information. American Society of
Health-System Pharmacists. Bethesda. Maryland.
16. Hoàng Hà Phương (2012). Sử dụng hợp lý insulin trong điều trị Đái tháo đường,
Cảnh giác Dược. Số 4. tr. 1 - 6.
17. Hypertension European Society of (2013). ESH/ESC Guidelines for the
Management of Arterial Hypertension. Blood pressure. Vol 22. p. 193 - 278.
49
18. International Diabete Federation (2012).. Global guideline for type 2 diabetes.
Brussesl.
19. International Diabetes Federation (2013). IDF Diabetes Atlas sixth edition.
20. Karen Baxter (2009). Stockley's drug interactions pocket companion 2009.
Pharmaceutical Press. London.
21. Lý Văn Ngọc (2010). Nghiên cứu tình hình đái tháo đường và các yếu tố liên quan
của người cao tuổi ở Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Luận văn thạc sĩ Dược
học. Trường Đại học Dược Hà Nội.
22. Maxine A. Papadakis and Stephen J. McPhee (2015). Diabetes Mellitus &
Hypoglycemia in Current Medical Diagnosis & Treatment. p. 1184 - 1235.
23. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2012). Bệnh học nội khoa. Nhà Xuất Bản Y học. Hà
Nội.
24. Nguyễn Trung Anh, Vũ Thị Thanh Huyền và Vũ Xuân Nghĩa (2015). Đặc điểm
điều trị insulin ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cao tuổi điều trị nội trú. Tạp chí y
dược học quân sự. Số 4. tr. 1 - 7
25. Nguyễn Huy Cường (2010). Bệnh Đái tháo đường - Những quan điểm hiện đại.
Nhà Xuất Bản Y học. Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Nga (2015). Nghiên cứu thực trạng chăm sóc bệnh đái tháo đường nội
trú tại bệnh viện trung ương quân đội 108. Luận văn cử nhân điều dưỡng. Trường đại
học Thăng Long.
27. Phan Thị Hoài Phương (2010). Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị Đái tháo
đường type 2 trên bệnh nhân nội trú điều trị tại khoa nội Bệnh viên trung ương Huế.
Luận văn thạc sĩ dược học. Trường đại học Dược Hà Nội.
28. Thái Hồng Quang (2012). Thực hành lâm sàng bệnh đái tháo đường. Nhà Xuất
Bản Y học. Hà Nội.
29. Vũ Văn Linh (2015). Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường
type 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam. Luận văn thạc sĩ
dược học. Trường đại học Dược Hà Nội.
30. Wang Jun-Sing, Huang Chien-Ning, Hung Yi-Jen, Kwok Ching-Fai, Sun Jui-
Hung, Pei Dee, Yang Chwen-Yi, Chen Ching-Chu, Lin Ching-Ling and Sheu Wayne
Huey-Herng (2013). Acarbose plus metformin fixed-dose combination outperforms
acarbose monotherapy for type 2 diabetes. Diabetes research and clinical practice. Vol
102. p. 16 - 24.
31. World Health Organization (2010). Global status report on noncommunicable
diseases 2010 Description of the global burden of NCDs, their risk factors and
determinants. France.
50
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT BỆNH NHÂN
A. THÔNG TIN CHUNG
Mã BN:.. Mã bệnh án:..
Họ tên BN: Tuổi: Giới: 
Địa chỉ:..
Ngày vào viện: . Ngày ra viện:.
Chẩn đoán:
Thời gian phát hiện ĐTĐ (năm):..
I/ Tiền sử:
1.1/ Tiền sử gia đình:
Có người mắc bênh ĐTĐ hay không:
1.2/ Tiền sử bản thân:
B. KHÁM
Chỉ số Lúc vào viện Lúc ra viện
Glucose máu lúc đói (mmol/L)
HbA1c (%)
Huyết áp (mmHg)
Cholesterol TP (mmol/L)
HDL-C (mmol/L)
LDL-C (mmol/L)
Triglycerid (mmol/L)
Ure (mmol/L)
GOT/AST (U/L)
GPT/ALT (U/L)
Creatinin (µmol/L)
C. CÁC THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG
STT Tên thuốc-HL Dạng bào chế Liều dùng Cách dùng
D. CÁC AE GHI NHẬN ĐƯỢC
Tên thuốc-HL Liều dùng AE
51
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH TÊN BỆNH NHÂN VÀ SỐ BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
Số TT Họ và Tên Giới tính Tuổi Số bệnh án Ngày vào viện

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_khao_sat_viec_su_dung_thuoc_dieu_tri_dai_thao_duon.pdf