Lư Khê và bài báo đầu tiên ở nam kỳ giới thiệu văn học Nhật Bản

Văn học Nhật Bản được giới thiệu một cách tổng quan theo tiến trình lịch sử ở Việt Nam từ khi

nào. Đó là câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ mà chưa nhà nghiên cứu Nhật Bản nào ngày nay dám trả lời quả

quyết. Việc tìm lại các tư liệu báo chí xuất bản trước năm 1945 cho phép ta lần tìm lại được những

bước đi đầu tiên trong việc tiếp cận với nền văn chương của một nước đồng văn vừa gần lại vừa xa.

Chúng tôi may mắn tìm được bài báo “Văn chương nước Nhựt” của tác giả Lư Khê đăng nhiều kỳ

trên báo Tự do ở Saigon năm 1936. Tuy chỉ tìm được văn bản hai kỳ của bài báo này, chưa phải là

văn bản trọn vẹn nhưng đã giúp chúng tôi có hình dung được những bước đầu của việc nghiên cứu

giới thiệu văn học Nhật ở Việt Nam. Chúng tôi đã tiến hành đọc bài báo, đồng thời so sánh với tri

thức về văn học Nhật để thấy những sai biệt bước đầu của người đi trước, từ đó có thể hiểu hơn về

quá trình tiếp nhận văn học Nhật khó khăn buổi đầu ở nước ta

Lư Khê và bài báo đầu tiên ở nam kỳ giới thiệu văn học Nhật Bản trang 1

Trang 1

Lư Khê và bài báo đầu tiên ở nam kỳ giới thiệu văn học Nhật Bản trang 2

Trang 2

Lư Khê và bài báo đầu tiên ở nam kỳ giới thiệu văn học Nhật Bản trang 3

Trang 3

Lư Khê và bài báo đầu tiên ở nam kỳ giới thiệu văn học Nhật Bản trang 4

Trang 4

Lư Khê và bài báo đầu tiên ở nam kỳ giới thiệu văn học Nhật Bản trang 5

Trang 5

Lư Khê và bài báo đầu tiên ở nam kỳ giới thiệu văn học Nhật Bản trang 6

Trang 6

Lư Khê và bài báo đầu tiên ở nam kỳ giới thiệu văn học Nhật Bản trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 6380
Bạn đang xem tài liệu "Lư Khê và bài báo đầu tiên ở nam kỳ giới thiệu văn học Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lư Khê và bài báo đầu tiên ở nam kỳ giới thiệu văn học Nhật Bản

Lư Khê và bài báo đầu tiên ở nam kỳ giới thiệu văn học Nhật Bản
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
53 
LƯ KHÊ VÀ BÀI BÁO ĐẦU TIÊN Ở NAM KỲ 
GIỚI THIỆU VĂN HỌC NHẬT BẢN 
Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi 
Trường Đại học KHXH và NV, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh 
vovannhon2005@gmail.com 
Nhận bài ngày: 6/6/2019; Ngày duyệt đăng: 27/08/2019 
Tóm tắt 
Văn học Nhật Bản được giới thiệu một cách tổng quan theo tiến trình lịch sử ở Việt Nam từ khi 
nào. Đó là câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ mà chưa nhà nghiên cứu Nhật Bản nào ngày nay dám trả lời quả 
quyết. Việc tìm lại các tư liệu báo chí xuất bản trước năm 1945 cho phép ta lần tìm lại được những 
bước đi đầu tiên trong việc tiếp cận với nền văn chương của một nước đồng văn vừa gần lại vừa xa. 
Chúng tôi may mắn tìm được bài báo “Văn chương nước Nhựt” của tác giả Lư Khê đăng nhiều kỳ 
trên báo Tự do ở Saigon năm 1936. Tuy chỉ tìm được văn bản hai kỳ của bài báo này, chưa phải là 
văn bản trọn vẹn nhưng đã giúp chúng tôi có hình dung được những bước đầu của việc nghiên cứu 
giới thiệu văn học Nhật ở Việt Nam. Chúng tôi đã tiến hành đọc bài báo, đồng thời so sánh với tri 
thức về văn học Nhật để thấy những sai biệt bước đầu của người đi trước, từ đó có thể hiểu hơn về 
quá trình tiếp nhận văn học Nhật khó khăn buổi đầu ở nước ta. 
Từ khóa: Lư Khê, văn học Nhật Bản, nghiên cứu văn học Nhật Bản. 
Lu Khe and the first article introducing Japanese Literature in Cochinchina 
Abstract 
When Japanese literature was introduced in an overview acording to the historical process in 
Vietnam is still open-ended question which is hard for any Japanese researchers to answer 
decisively. Finding the press materials published before 1945 allows us to realize the first steps in 
approaching the literature of the country having the same culture and scripts of Vietnam. It is 
fortune for us to find the serial article “Van chuong nuoc Nhut” by the author Lu Khe pubished in 
the Tu do newspaper in Saigon in 1936. Although only the two-term text of this article not full text 
was found, it helped us to envision the very first steps of introducing Japanese literature in Vietnam. 
We have read the article, and compared it with the knowledge of Japanese literature to realize the 
uncorrect knowledge of the author so that we can better understand the difficulties in the early time 
of the process of recepting Japanese literature in our country. 
Keywords: Lu Khe, Japanese literature, the study of Japanese literature. 
1. Về tác giả bài báo 
Lư Khê tên thật là Trương Văn Em, trong gia 
đình gọi là Đệ, sinh ngày 20/1/1916 tại xã Thuận 
Yên, Hà Tiên trong một gia đình nông dân 
nghèo, con ông Trương Văn Huynh và bà Trần 
Thị Chính. Cha làm nghề đánh cá vược, mẹ là 
nông dân, nhưng Lư Khê được nuôi ăn học chu 
đáo. Nhờ thế, ông trở thành người Hà Tiên đầu 
tiên tốt nghiệp Thành Chung, tức trung học, 
trường Collège de Cần Thơ. 
Do gia đình sống tại xóm Rạch Vược, còn 
gọi là Lư Khê nên ông lấy bút hiệu là Lư Khê. 
Ông còn có bút hiệu là Trương Tuấn Cảnh. Có 
tài liệu cho rằng, Lư Khê còn một bút hiệu khác 
là Từ Quang. Với bút danh Từ Quang, Lư Khê 
đã được tặng thưởng khuyến khích ở giải Đồ 
Chiểu năm 1943 khi gửi tác phẩm dự thi với đề 
tài Khảo cứu và luận về Đồ Chiểu với Lục Vân 
Tiên. Lư Khê cùng với Đông Hồ, Mộng Tuyết, 
Trúc Hà là bốn danh sĩ nổi tiếng nhất của Hà 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
54 
Tiên ở đầu thế kỷ XX nên được gọi là “Hà Tiên 
tứ tuyệt”. 
Ngoài sáng tác bằng tiếng Việt, ông còn làm 
thơ tiếng Pháp đăng trên báo Pháp và từng đoạt 
giải cuộc thi “Tournoi des Jeux Floreaux de 
Nice” của Pháp năm 1938. Tác phẩm viết bằng 
tiếng Pháp của ông đã xuất bản có La Douleur 
secrète (Nỗi đau thầm kín, tập truyện ngắn, 
1939). Ngoài ra còn có một số bản thảo như Elle 
l’a tué (Nàng đã giết chàng, truyện ngắn), Jours 
perdus (Những ngày đã mất, tiểu thuyết), Au fil 
de l’heure (Dòng thời gian, thơ), La littérature 
chinoise et ses ressources artistiques (Văn 
chương Trung Hoa và những ngọn nguồn nghệ 
thuật, tiểu luận), L’amour dans la poésie 
annamite (Ái tình trong thơ Việt, nghiên cứu). 
Từ 1935, Lư Khê lên Sài Gòn dạy học và viết 
báo. Ông dạy Việt văn ở các trường trung học 
Huỳnh Khương Ninh, Đồng Nai. Năm 1935 ông 
tham gia làm báo Sống, tờ tạp chí văn học đầu 
tiên do những nhân tài đất Hà Tiên sáng lập và 
hợp lực viết bài, được anh em gọi là Hội bạn Trí 
Đức. Nhóm này gồm Đông Hồ, Trúc Hà, Trúc 
Phong, Lư Khê, Trọng Toàn, Quang Đẩu, Bạch 
Như, Mộng Tuyết. Ông còn viết cho Nữ lưu 
tuần báo (1936 - 1938), Thế giới tân văn (1936 
- 1937), Văn Nghệ (1937), Nay (1938), Tự do 
(1938- 1939), Đông Tây (1941), Gió mùa (1941 
- 1942), Tân Việt. Ông cũng là chủ bút các báo 
Sự thật (1946 - 1947), Ánh sáng (1947 - 1950). 
Riêng tờ Ánh sáng còn có phụ trang Ánh sáng 
văn chương. Huỳnh Văn Nghệ lúc ở chiến khu 
đã gửi đăng bài thơ Lá thư rừng (Ánh sáng văn 
chương ngày 9/10/1948) để đáp từ bài Chiếc lá 
thị thành của nữ sĩ Mộng Tuyết cũng đăng trên 
phụ trang này trước đó. 
Năm 1937, Lư Khê thành hôn với nữ sĩ Manh 
Manh, tức nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thị Kiêm, 
người được phong tặng danh hiệu “nữ tiên 
phong Thơ mới ở Nam Kỳ”. 
Với những hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực 
văn học và báo chí, Lư Khê đã có nhiều đóng 
góp rất đáng ghi nhận đối với văn học Nam Bộ. 
Ông mất ngày 3 tháng 7 năm 1950 tại nhà riêng 
ở đường Paulin Vial, Sài Gòn do bị ám sát, khi 
đang làm chủ bút báo Ánh sáng. 
Ngoài việc dạy học và hoạt động báo chí, Lư 
Khê còn rất quan tâm đến văn học. Hoạt động 
văn học của ông khá phong phú. Ông đã hưởng 
ứng cuộc trưng cầu ý kiến về vấn đề cải tạo văn 
học Việt Nam do báo Gió mùa (Hà Nội) khởi 
xướng năm 1942. Ông cho rằng “cải tạo nền văn 
học được một địa vị cao quý trong lúc này là một 
điều nên làm gấp”, cho đó là một vấn đề thuộc 
xã hội mà các hội văn học phải có trách nhiệm 
đảm nhận để phát huy dân tộc tính. 
Lư Khê sáng tác khá nhiều thơ, đăng trên 
nhiều báo. Thơ của ông nằm trong khí  ... Kaoru, có sai lệch so với 
nguyên bản, chúng tôi sẽ trao đổi ở phần sau. 
Phần cuối trong những nhận định về Truyện 
Genji, Lư Khê trích lại lời của nhà phê bình 
Pháp Aston, theo đó “Genji là văn chương kiệt 
tác của nước Nhật mà cái đặc tài của người viết 
nó là ở chỗ tả về ái tình và những cái vụn vặt 
của ái tình một cách khéo léo không có một câu 
nào có thể làm một cô gái khi đọc đến phải đỏ 
mặt...”, và trong mắt Lư Khê, “bộ tiểu thuyết ấy 
là cái phản ảnh của xã hội lúc bấy giờ.” 
Sau khi giới thiệu Murasaki Shikibu, Lư Khê 
giới thiệu tiếp về nữ sĩ số hai của thời đại này 
Sei Shônagon và nhận định “nữ sĩ có một lối văn 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
56 
như ngạo đời, như thị thế, thỉnh thoảng nữ sĩ 
cũng không quên điểm chút duyên vị cho văn 
chương mình bằng cách vẽ khéo léo bướm hoa, 
cây cỏ.” Liền sau đó, Lư Khê dịch đoạn đầu của 
tuỳ bút Makura no soshi (Chẩm thảo tử) từ bản 
dịch tiếng Trung của Hồ Thích. Có thể nói, đây 
là lần đầu tiên tùy bút tối cổ của Nhật Bản được 
chuyển dịch sang tiếng Việt. 
Thời đại tiếp theo được Lư Khê đề cập đến 
trong bài báo của mình là “Thời đại Edo”. Lư 
Khê nhận định rằng, thời đại này “thơ ca và tiểu 
thuyết không được tiến bộ lắm. Vì lúc bấy giờ 
trong nước đương thịnh hành về triết học và 
Phật giáo nên nảy lên một lối văn chương mới 
về lịch sử và về hát tuồng như Kabouki và Nô” 
(Lư Khê, 1936: 8). Dẫn theo “một vài nhà văn 
khiêm tốn và dè dặt nước Nhật”, Lư Khê cho 
rằng thời Edo là thời của văn chương bình dân 
nước Nhật. Trong thời này, ông nhắc đến hai 
văn sĩ là Saikaku và Chikamatsu. Saikaku được 
nhận định là lãnh tụ của phái tả chân, “có thể vẽ 
ra một cách thần tình những dục vọng, những 
tâm hồn nhỏ những sự hèn yếu của nhân loại...” 
Lư Khê cũng giới thiệu tiểu thuyết nổi tiếng của 
Saikaku Háo sắc nhất đại nữ mà ông gọi là 
“Một quảng đời thiếu phụ”, trong đó ông lược 
thuật lại nội dung của tác phẩm và nhận xét về 
văn phong của Saikaku “khi thì thật thà chất 
phác như lời nói của cô gái ngây thơ, khi thì 
trong trẻo hữu duyên như nét cười của mỹ nhân 
chào khách...” 
Đề cập đến Chikamatsu, một kịch tác gia tiêu 
biểu thời Edo, Lư Khê dẫn nhận định của người 
khác bảo rằng Chikamatsu là “một Shakespeare 
của nước Nhựt, nhưng một ông Shakespeare chỉ 
khảo xét về ái tình, về phẩm giá, về sự trung 
thành, về lòng trong sạch ” (Lư Khê, 1936: 8). 
Lư Khê cũng đặt vấn đề nhiều người cho rằng 
Chikamatsu là thi sĩ vì kịch của ông thường theo 
lối văn vần, rồi ngay sau đó Lư Khê phản bác lại 
ý kiến trên vì cho rằng cổ văn của Nhật dù có 
vần hay không đều được chú trọng về mặt điều 
hoà âm thanh. Bằng chứng của ông là văn của 
Saikaku và Sei Shônagon. 
Giai đoạn thứ 3 trong lịch sử văn học Nhật 
Bản được Lư Khê đề cập đến là “Văn chương 
vào thời đại Meiji”. Theo đó, thời đại Meiji là 
thời đại “giao tiếp với văn minh Âu Tây” từ 
cuộc cách mạng năm 1867. Vào thời đại này, 
văn chương Nhật đã hoàn toàn đổi mới theo 
hướng Âu hóa. Ông nhìn ra được những khởi 
sắc trong đời sống văn chương là từ sự xuất bản 
báo chí vào năm 1880, sự ra đời của hàng loạt 
nhà in. Trong giai đoạn này, ông nhắc đến Kōyō 
với phái Kenyūsha, nhóm văn bút đầu tiên trong 
lịch sử văn học hiện đại Nhật Bản. Ông nhìn ra 
phái Kenyūsha chịu ảnh hưởng lớn của Saikaku 
đồng thời đang tìm lối đi mới trong thời đại mới. 
Ngoài ra, ông còn nhắc đến Rohan, một văn sĩ 
thường được nhắc đến cùng với Kōyō, nhưng lại 
có đường lối khác Kōyō. Trong phần này, Lư 
Khê cũng chỉ ra rằng văn chương Âu Tây trở 
nên ảnh hưởng sâu rộng trong văn học Nhật từ 
sau chiến tranh Trung- Nhật. Ông đề cập đến 
những tác giả của văn học phương Tây và Nga 
được dịch và say mê ở Nhật như Tolstoi, Ibsen, 
Sudermann, Hauptenann, Bjornson, Zola, 
Maupassant và Hugo. Lư Khê cũng bước đầu 
phác họa những mâu thuẫn trong quá trình tiếp 
thu văn chương Tây phương, cụ thể phái 
Kenyūsha, vốn chủ trương đổi mới văn học 
trong sự dung hòa mới cũ thì các nhà văn khác 
lại chủ trương văn học theo lối tả chân giống 
như của Zola. Lư Khê nhận ra cái mốc lịch sử 
quan trọng thứ 2 sau chiến tranh Trung - Nhật 
(1894 - 1895) là chiến tranh Nga và Nhật (1904 
- 1905) đã ảnh hưởng lớn đến tiến trình “Âu 
hoá” của văn học Nhật. Rồi sau đó, ông lại kể 
them Hogetsu, giáo sư đại học Waseda du học 
từ Âu châu về, phủ nhận cả hai trường phái lãng 
mạn và tả chân để cổ suý một nền văn học mới 
chịu ảnh hưởng của Pháp. Ông kể tên ra các nhà 
văn ảnh hưởng nền văn học Pháp như Tōson, 
Katai, Kafū và nhấn mạnh những nhà văn này 
chưa được nước ngoài chú ý vì chỉ mô phỏng 
theo lối viết của các nhà văn tả chân Pháp. 
Dù chúng tôi chưa tiếp cận được trọn vẹn bài 
báo về Văn chương nước Nhựt của Lư Khê, song 
qua những gì được đọc, có thể thấy Lư Khê có 
ý muốn dựng lại toàn bộ lịch sử văn học Nhật từ 
khởi thủy đến hiện đại. Vì không xem được 
phần tư liệu tham khảo của tác giả bài báo, nên 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
57 
chúng tôi khó đoán định được tác giả đã khái 
quát lịch sử văn học Nhật từ những nguồn nào. 
Trong văn bản mà chúng tôi tiếp cận được, có 
thể thấy, Lư Khê chịu ảnh hưởng nhiều của học 
giả người Trung Quốc - Hồ Thích và nhà phê 
bình người Pháp - Aston, cụ thể ông có nhắc đến 
hai vị này khi phẩm bình về Truyện Genji. Điều 
đó cũng giúp chúng ta đoán định được Lư Khê 
chủ yếu tiếp cận với văn học Nhật bằng con 
đường Pháp văn và Trung văn. Điều này cũng 
hoàn toàn hợp lý với bối cảnh tri thức Việt Nam 
những năm 1930. 
Một vài nhận định về bài báo Văn chương 
nước Nhựt của Lư Khê 
Phải nói rằng, những thông tin mà Lư Khê 
mang đến cho độc giả Việt Nam về văn chương 
Nhật Bản chắc chắn là mới lạ và bổ ích đối với 
kiến văn của người Việt trong việc tìm hiểu thế 
giới vào năm 1936. Bài báo rõ ràng, khúc chiết, 
phác họa cho người đọc thấy những mốc lớn 
trong các thời đại văn học Nhật. Những tác giả 
được chọn giới thiệu trong bài báo đều là những 
tác giả lớn, có ảnh hưởng sâu rộng trong văn 
chương Nhật Bản. 
Tuy nhiên, so với những hiểu biết của hậu 
sinh thế kỷ 21, thời đại mà việc tiếp cận thông 
tin nhanh nhạy và dễ dàng hơn thời đại của Lư 
Khê, thời đại mà Nhật Bản kể cả văn hóa lẫn 
ngôn ngữ không còn quá xa lạ với quảng đại 
người Việt, thì những viên gạch đầu tiên của Lư 
Khê đặt nền móng cho ngôi nhà nghiên cứu 
Nhật Bản ở Việt Nam có nhiều chỗ còn phải trao 
đổi. Dưới đây, chúng tôi xin nêu ra một vài điểm 
cần trao đổi lại trong sự hiểu biết của mình về 
văn học Nhật Bản. 
Bài báo khái quát lịch sử văn chương Nhật 
Bản qua các thời kỳ, cho rằng văn chương Nhật 
có lịch sử 3000 năm thì quả là thiếu chính xác. 
Nền văn chương Nhật còn ghi lại đến ngày nay 
khởi phát từ thế kỷ VIII, thời Nara với các tập 
thần thoại Kojiki, Nihonshoki, và tập thơ 
Man'yōshū. Lư Khê chia văn chương Nhật thành 
các thời kỳ cổ điển, Edo, Meiji và có thể các thời 
hiện đại sau này trong phần bài báo chưa được 
tìm thấy. Cách chia này bỏ qua hoàn toàn văn 
chương của thời Kamakura (1185 - 1333) và 
Muromachi (1336 - 1573), vốn là những thời đại 
có nhiều thành tựu, đặc biệt là thời đại Thiền đã 
trở thành một phần văn hóa Nhật Bản. 
Riêng phần “Thời kỳ cổ điển”, Lư Khê đưa ra 
một số nhận định có phần ngược với tri thức về 
văn học Nhật Bản ngày nay. Chẳng hạn, ông cho 
rằng văn chương thời Heian có đủ các thể loại từ 
truyện ngắn, tiểu thuyết đến cả “báo chí văn 
chương và phê bình”. Thời kỳ này, người Nhật 
có monogatari物語 (vật ngữ), có thể xem là 
truyện ngắn và tiểu thuyết, có cả những quyển 
karon 歌論 (ca luận) bàn về nghệ thuật thơ ca, 
nhưng thật khó có thể nói thời này đã có báo chí. 
Không rõ tác giả bài báo đã tham khảo từ nguồn 
nào để kể ra thể loại này trong văn chương Heian. 
Khi viết về Genji monogatari, phần được 
dành nhiều “đất” nhất trong phần “Thời kỳ cổ 
điển”, Lư Khê nhìn nhận đây là một tác phẩm 
phản ảnh “sự lộn xộn của triều đình Heian vào 
cuối thế kỷ 11”, và Genji là một “Don Juan của 
đời Đại Bình (Heian)”, có đời sống “không lợi 
ích gì cho đời mình, cho xã hội”, cả cuộc đời 51 
năm “làm bao nhiêu chuyện đáng trách”. Cách 
nhìn nhận về nhân vật Genji và về tiểu thuyết 
đầu tiên của nhân loại Truyện Genji như thế 
hoàn toàn đi ngược lại tinh thần của thời đại 
Heian. Đây cũng là cách tiếp cận của hầu hết các 
nhà phê bình phương Tây trong thời kỳ đầu với 
Truyện Genji, luôn cho rằng Genji là một kiểu 
Don Juan của Nhật Bản, sống buông thả, trụy 
lạc với ái tình. Thực ra, đạo đức của Genji không 
nằm trong quy chuẩn của Nho giáo theo kiểu 
Đông phương hoặc trong quy chuẩn đạo đức của 
Tây phương, mà là một quy chuẩn theo kiểu 
Nhật Bản, dựa trên mono no aware. Mono no 
aware là một thuật ngữ mỹ học Nhật Bản chỉ 
cho sự rung động thực sự từ tâm hồn khi tiếp 
chạm với cái đẹp, sự rung động đó có thể là hân 
hoan, có thể là say đắm, có thể là sầu não..., 
nhưng tựu trung phải là rung động chân thành. 
Người có những rung động này là người biết 
mono no aware, và người như vậy mới là người 
tốt. Người không biết rung động trước cái đẹp, 
trước sự vật thì dù có nói đạo đức cũng chỉ là 
giả dối. Đó là thẩm mỹ và đạo đức của thời 
Heian, khi mà cả đạo đức của Nho giáo lẫn Phật 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
58 
giáo chưa trở thành quy chuẩn ứng xử trong xã 
hội. Và Genji, chàng hoàng tử biết mono no 
aware đã yêu người tình của mình, rất nhiều 
người tình trong một sự rung động và chân 
thành nhất của trái tim. Người Nhật không gọi 
chàng là Don Juan, là kẻ đa tình lăng nhăng, mà 
gọi chàng là hoàng tử ánh sáng, biểu trưng của 
cái đẹp Nhật Bản. 
Ngoài ra, trong đoạn viết về Truyện Genji, 
Lư Khê cũng có chút nhầm lẫn khi tóm lược câu 
chuyện ở phần hai về nhân vật chính Kaoru. Mối 
tình của Kaoru và nàng Ukifune đầy nước mắt, 
kết thúc trong sự biệt ly, nàng Ukifune trở thành 
người của cửa không, hoàn toàn khước từ đời 
sống thế tục với Kaoru, còn Kaoru đành trở về 
lại thế giới của mình. Đó không phải là cái kết 
theo như Lư Khê thuật lại là Kaoru và vợ gặp lại 
nhau rồi “nối lại mối tình xưa sống với bóng từ 
bi của đức Phật.” Chúng tôi chưa rõ Lư Khê đã 
tham khảo bản dịch nào của Genji monogatari 
để có sự sai khác như vậy. Nếu biết được nguồn 
tham khảo của ông, chúng tôi có thể có thêm 
nhiều cái nhìn thú vị trong việc tiếp cận văn 
chương Nhật ở các nước khác trên thế giới. 
Cách phiên âm Romaji trong bài báo hoàn 
toàn khác cách phiên âm bây giờ. Ví dụ, loại thơ 
“outa”, bây giờ được viết là “uta”, hay gọi bằng 
các tên khác như waka, tanka; hay Morracaki, 
Sei Syônagon, Ghénsi, Tikamatsou... Có vẻ như 
các cách phiên âm này xuất phát từ tiếng Pháp, 
một trong những nguồn tài liệu tham khảo chính 
của Lư Khê. Điều này hoàn toàn dễ hiểu trong 
bối cảnh phiên âm Romaji của người Nhật chưa 
được quy chuẩn hoá. Đến ngay cả Suzuki T. 
Daisetsu, trong lời tựa của cuốn “Zen and 
Japanese culture” xuất bản năm 1938, cũng lưu 
ý về cách phiên âm ra chữ La Tinh theo kiểu cũ 
của mình không hợp với các cách phiên âm mới 
(Suzuki, 1988: v, vi). Ngoài ra, một số từ Nhật 
như Heian (平安) vốn là Bình An lại được phiên 
âm Hán Việt thành Đại Bình. Chúng tôi quả 
thực chưa hiểu vì sao lại có sự sai khác này. 
Những điểm còn hạn chế của bài báo là hoàn 
toàn dễ hiểu bởi bài báo là sản phẩm của một 
thời đại khi mà Nhật Bản vẫn còn là một đất 
nước xa lạ, và người Việt phải hiểu về văn 
chương Nhật thông qua các nguồn trung gian từ 
phương Tây và Trung Quốc. Tuy vậy, ngoài 
nguồn tri thức khoa học đòi hỏi sự chính xác, 
chúng tôi còn tiếp nhận bài báo từ góc độ tâm ý 
của người viết khi chọn đề tài. Ở góc độ này, 
chúng ta, những kẻ hậu sinh của thời đại đầy đủ 
tiện nghi, phải cúi đầu kính phục sự nhìn xa 
trông rộng của bậc thức giả thế hệ trước trong 
cái nhìn về lịch sử thế giới, tấm lòng quảng đại 
muốn mở mang tri thức về thế giới cho dân Việt 
nên đã chọn một đề tài hoàn toàn mới ở Việt 
Nam thời bấy giờ. Cũng qua đó, chúng ta thấy 
được vai trò của báo chí đầu thế kỷ 20 trong việc 
mở mang dân trí, đưa người Việt xích lại gần 
hơn với các nền văn minh khác trên thế giới. 
Kết luận 
Những năm 1930, mối quan tâm về văn học 
Nhật Bản ở Việt Nam còn rất ít. Ngoài bản dịch 
“Giai nhân kỳ ngộ” của Phan Châu Trinh năm 
1926 và bài báo “Thi văn Nhật Bản với phong 
trào Âu hoá” của Hàn Mặc Tử đăng trên báo Sài 
Gòn ngày 3/2/1936, hầu như văn chương Nhật 
rất hiếm được đề cập trên báo chí. Có thể nói, 
bài báo Văn chương nước Nhựt của Lư Khê là 
một trong những bài báo đầu tiên khái quát toàn 
bộ tiến trình lịch sử của văn chương Nhật. Điều 
này có giá trị lớn lao về mặt tri thức, để người 
Việt hiểu hơn về Nhật Bản, một dân tộc “hùng 
cường và có thể nay mai khuấy đục nước Thái 
Bình Dương” (nhận định của Lư Khê) trong thời 
đại những năm 1930. Những tri thức bài báo 
cung cấp có thể đã lạc hậu theo thời đại nhưng 
tinh thần khơi mở và dấu mốc quan trọng mà bài 
báo để lại trong việc nghiên cứu văn học Nhật 
Bản tại Việt Nam sẽ vẫn còn mãi giá trị. 
Tài liệu tham khảo 
Lư Khê (1935a). Phê bình tuồng Nặng gánh cang 
thường. Phụ nữ tân văn, số 18/2/1935, tr. 3. 
Lư Kê (1935b). Điều tra về nghề làm nước mắm ở 
Phú Quốc (2 kỳ). Báo Sống , số 26 và 27. 
Lư Khê (1935c). Văn du ký. Phụ nữ tân văn, số 
4/7/1935, tr. 3. 
Lư Khê (1935d). Văn du ký. Phụ nữ tân văn, số 
11/7/1935, tr.3. 
Lư Khê (1936a). Văn chương nước Nhựt. Tự do, số 
5, tr. 11-12. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
59 
Lư Khê (1936b). Văn chương nước Nhựt. Tự do, số 
6, tr. 8. 
Suzuki D. T. (1988). Zen and Japanese Culture. 
Tokyo, Tuttle Publishing, tr.v, vi. 
Phan Chu Trinh (1958). Giai nhân kỳ ngộ. Sài Gòn, 
Hướng Dương, tr. 5-275. 
Hàn Mặc Tử (1936). Thi văn Nhật Bản với phong 
trào Âu hoá. Sài Gòn, số 3/2/1936. Dẫn theo 
Phan Cự Đệ (1993). Thơ văn Hàn Mặc Tử. Hà 
Nội, Giáo dục, tr. 115-119. 

File đính kèm:

  • pdflu_khe_va_bai_bao_dau_tien_o_nam_ky_gioi_thieu_van_hoc_nhat.pdf