Lòng ghen tuông trong tình yêu nam nữ với loại hình gắn bó của sinh viên Việt Nam

Bài viết đề cập mối quan hệ giữa lòng ghen tuông và các loại hình gắn bó khác nhau trong

tình yêu nam nữ của sinh viên. Kết quả khảo sát 870 sinh viên các trường đại học ở khu vực Cao

Hùng đã thu được kết quả: (1) Kiểu loại “gắn bó tích cực”, “gắn bó tiêu cực”, “gắn bó trốn tránh”

của sinh viên có sự khác biệt theo “giới tính”, “kinh nghiệm tình trường”, “số mối tình”; ngoài ra

có mối quan hệ giữa việc “có từng trải qua mối quan hệ tay ba hay chưa” với gắn bó trốn tránh,

giữa việc đã từng hoặc chưa từng học qua giáo dục giới tình/tình dục với gắn bó trốn tránh và gắn

bó tích cực. (2) Lòng ghen tuông cũng có sự khác biệt theo “giới tính”, “tình trạng tình cảm”, “số

mối tình” của sinh viên. (3) Có mối tương quan giữa “gắn bó tích cực”, “gắn bó tiêu cực”, “gắn bó

trốn tránh” với “lòng ghen tuông

Lòng ghen tuông trong tình yêu nam nữ với loại hình gắn bó của sinh viên Việt Nam trang 1

Trang 1

Lòng ghen tuông trong tình yêu nam nữ với loại hình gắn bó của sinh viên Việt Nam trang 2

Trang 2

Lòng ghen tuông trong tình yêu nam nữ với loại hình gắn bó của sinh viên Việt Nam trang 3

Trang 3

Lòng ghen tuông trong tình yêu nam nữ với loại hình gắn bó của sinh viên Việt Nam trang 4

Trang 4

Lòng ghen tuông trong tình yêu nam nữ với loại hình gắn bó của sinh viên Việt Nam trang 5

Trang 5

Lòng ghen tuông trong tình yêu nam nữ với loại hình gắn bó của sinh viên Việt Nam trang 6

Trang 6

Lòng ghen tuông trong tình yêu nam nữ với loại hình gắn bó của sinh viên Việt Nam trang 7

Trang 7

Lòng ghen tuông trong tình yêu nam nữ với loại hình gắn bó của sinh viên Việt Nam trang 8

Trang 8

Lòng ghen tuông trong tình yêu nam nữ với loại hình gắn bó của sinh viên Việt Nam trang 9

Trang 9

Lòng ghen tuông trong tình yêu nam nữ với loại hình gắn bó của sinh viên Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang minhkhanh 12020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Lòng ghen tuông trong tình yêu nam nữ với loại hình gắn bó của sinh viên Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lòng ghen tuông trong tình yêu nam nữ với loại hình gắn bó của sinh viên Việt Nam

Lòng ghen tuông trong tình yêu nam nữ với loại hình gắn bó của sinh viên Việt Nam
 TẠP CHÍ KHOA HỌC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
Tập 18, Số 2 (2021): 258-270 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION 
JOURNAL OF SCIENCE 
Vol. 18, No. 2 (2020): 258-270 
ISSN: 
1859-3100 Website:  
258 
Bài báo nghiên cứu* 
LÒNG GHEN TUÔNG TRONG TÌNH YÊU NAM NỮ 
 VỚI LOẠI HÌNH GẮN BÓ CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM 
Nguyễn Huỳnh Quốc Việt*, Yuan Hsiang Chu, Yen Chin Lin 
Trường Đại học Shu-Te, Đài Loan 
*Tác giả liên hệ: Nguyễn Huỳnh Quốc Việt – Email: yueguoruan@gmail.com 
Ngày nhận bài: 13-01-2021; ngày nhận bài sửa: 20-02-2021; ngày duyệt đăng: 24-02-2021 
TÓM TẮT 
Bài viết đề cập mối quan hệ giữa lòng ghen tuông và các loại hình gắn bó khác nhau trong 
tình yêu nam nữ của sinh viên. Kết quả khảo sát 870 sinh viên các trường đại học ở khu vực Cao 
Hùng đã thu được kết quả: (1) Kiểu loại “gắn bó tích cực”, “gắn bó tiêu cực”, “gắn bó trốn tránh” 
của sinh viên có sự khác biệt theo “giới tính”, “kinh nghiệm tình trường”, “số mối tình”; ngoài ra 
có mối quan hệ giữa việc “có từng trải qua mối quan hệ tay ba hay chưa” với gắn bó trốn tránh, 
giữa việc đã từng hoặc chưa từng học qua giáo dục giới tình/tình dục với gắn bó trốn tránh và gắn 
bó tích cực. (2) Lòng ghen tuông cũng có sự khác biệt theo “giới tính”, “tình trạng tình cảm”, “số 
mối tình” của sinh viên. (3) Có mối tương quan giữa “gắn bó tích cực”, “gắn bó tiêu cực”, “gắn bó 
trốn tránh” với “lòng ghen tuông”. 
Từ khóa: loại hình gắn bó; tình yêu nam nữ; lòng ghen tuông; sinh viên Việt Nam 
1. Giới thiệu 
Cùng với sự thay đổi của xã hội, cám dỗ ngày càng nhiều, những thay đổi trong tình 
cảm con người cũng tăng theo, nảy sinh hiện tượng tình tay ba, không chung thủy và ngoại 
tình, trong mối quan hệ tình cảm hiện đại dần xuất hiện một loại tình cảm “tình tay ba” hoặc 
“tình nhiều phía”. Ke (2001) cho rằng mối quan hệ tình cảm nhiều phía sẽ tạo ra nhiều căng 
thẳng và nguy hại, khi có người thứ ba chen vào tình cảm của hai người, thì đó là một trong 
những nguyên do căng thẳng lớn nhất trong quan hệ tình yêu. Trong quan điểm đạo đức của 
người Hoa, tình yêu là không san sẻ cho người thứ ba và khó chấp nhận được việc người 
yêu phản bội mình, trong mối quan hệ tình ái đa dạng như thế, có thể là do sự xuất hiện của 
người thứ ba hoặc khi có một bên phản bội, thì người còn lại vì muốn duy trì mối quan hệ 
này sẽ nảy sinh lòng đố kị tức là sự ghen tuông (Huang, 2002). Nếu sự ghen tuông xuất phát 
từ “thân xác” hoặc “quan hệ tình dục” sẽ tạo ra sự ghen tuông tình dục (sexual jealousy) và 
Cite this article as: Nguyen Huynh Quoc Viet, Yuan Hsiang Chu & Yen Chin Lin (2021). The study of “sexual 
jealousy” and “attachment styles” in intimacy relationship between male and female students in Viet Nam. Ho 
Chi Minh City University of Education Journal of Science, 18(2), 258-270. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Huỳnh Quốc Việt và tgk 
259 
sự ghen tuông này luôn có mối liên quan đến tâm trạng và nhận thức, đa số các vụ thảm sát 
người yêu đều xuất phát từ lòng ghen tuông và báo chí truyền thông cũng đưa tin rất nhiều. 
Bạo lực tình yêu là một phản ứng chủ yếu do có một bên cảm thấy có mối đe dọa nên sử 
dụng bạo lực. Trích dẫn từ Cheng (2015) căn cứ theo báo cáo Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ 
nữ Đài Loan phát biểu trong buổi họp báo những vụ bạo lực trong tình yêu năm 2012, tính 
từ tháng 01 đến tháng 7 năm 2012, ở Đài Loan có tổng cộng 40 vụ bạo lực nghiêm trọng 
trong tình yêu, hậu quả dẫn tới 43 người tử vong hoặc trọng thương, còn phát hiện thêm 
trong số 18 vụ thảm sát người yêu có hơn một nửa là có kế hoạch sát hại. Động cơ bạo lực 
chủ yếu là vì do chia tay, ghen tuông. Tác giả cho rằng, hành vi này có liên quan đến kiểu 
gắn bó lúc đầu của cá thể. 
Hiện tại có rất nhiều nghiên cứu chứng thực tình yêu của một cá thể ở tuổi trưởng 
thành giai đoạn đầu chịu ảnh hưởng rất lớn từ các quan hệ gắn bó trong gia đình của cá thể 
đó (Erzar, & Erzar, 2008). Khi mối quan hệ có biến cố hoặc rạn nứt sẽ làm cho cá thể đó nảy 
sinh sự lo lắng hoặc tâm lí ghen tuông, dẫn đến những cảm xúc hoặc hành vi công kích, điều 
này gây tổn thương tổn rất lớn đến quan hệ tình yêu. Điều này là cơ sở xuất phát ý tưởng 
nghiên cứu về loại hình gắn bó trong tình yêu tạo ra hiện trạng và sự liên quan đến lòng ghen 
tuông của nghiên cứu này. 
2. Nội dung 
2.1. Lí luận 
2.1.1. Định nghĩa ghen tuông 
Ghen tuông là chỉ những phản ứng về mặt tâm trạng, cảm xúc xảy ra khi trong quan 
hệ tình yêu có một người có quan hệ tình cảm hoặc tình dục với người khác (Buss, 2013), là 
quá trình cạnh tranh xảy ra khi quan hệ tình cảm đối mặt với uy hiếp hoặc mất mát. Đây 
chính là cơ chế phòng ngự nảy sinh khi có người thứ ba chen vào quan hệ tình yêu (Buss, 
2000). Vì vậy, có thể thấy rằng, người yêu “không chung thủy” là nguyên nhân chính dẫn 
đến ghen tuông (Adinkrah, 2014). Trong quá trình chọn người yêu, bởi vì “cạnh tranh” và 
“phòng vệ” mà nảy sinh tâm lí ghen tuông, đó là phản ứng tình cảm không thể thiếu của con 
người bất luận là trong quan hệ tình yêu, tình thân hay tình bạn, để duy trì mối quan hệ và 
ngăn cản sự chen vào của người thứ ba trong “quan hệ tình cảm” hay “quan hệ tình dục”. 
Ghen tuông thường xuất hiện trong quan hệ ba chiều hoặc đa chiều. Ghen tuông nảy sinh 
khi người yêu có quan hệ tình cảm với người khác được gọi là ghen tuông tình cảm, còn 
ghen tuông nảy sinh khi sự chiếm hữu về thể xác bị công kích tức là khi người yêu có quan 
hệ tình dục với người khác được gọi là ghen tuông tình dục. 
Thông thường mà nói, con người tùy độ từng trải, kinh nghiệm ít nhiều mà lòng ghen 
tuông sẽ có hình thức biểu hiện khác nhau, thậm chí sợ hãi, tức giận là tâm điểm của tâm 
trạng ghen tuông (Guerrero, Trost, & Yoshimura, 2005). Khi quan hệ tình cảm đối diện sự 
tổn thương, một người nảy sinh sự ghen tuông, người đó cảm thấy buồn bã hoặc đau thương; 
nhưng khi ghen tuông nảy sinh do sự phản bội của người yêu và tình địch tạo ra, sẽ có cảm 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18 ...  tích mối tương quan giữa các loại hình lệ thuộc và lòng ghen tuông 
Tham số 
Gắn bó 
tích cực 
Gắn bó 
tiêu cực 
Gắn bó 
trốn tránh 
Gắn bó 
bài trừ 
Lòng ghen tuông 0,111*** 0,167*** -0,007 -0,122*** 
Ghen tuông tình cảm 0,049 0,186*** 0,029 -0,139*** 
Ghen tuông tình dục 0,166*** 0,085** -0,057 -0,059 
Ghi chú: **: p<0,01; ***: p<0,001. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 2 (2021): 258-270 
266 
Về ghen tuông tình cảm, gắn bó tiêu cực có quan hệ tỉ lệ thuận với ghen tuông tình 
cảm, gắn bó bài trừ có quan hệ tỉ lệ nghịch với ghen tuông tình cảm, còn gắn bó tích cực và 
trốn tránh không có mối quan hệ tương quan với ghen tuông tình cảm. 
Về ghen tuông tình dục thì gắn bó tích cực và tiêu cực đều có quan hệ tỉ lệ thuận với 
ghen tuông tình dục, còn gắn bó trốn tránh và bài trừ lại không có mối tương quan nào với 
ghen tuông tình dục. 
Mối tương quan giữa các loại hình gắn bó với lòng ghen tuông ở nữ sinh (xem Bảng 3) 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên nữ ở “gắn bó tiêu cực” tỉ lệ thuận với “ghen 
tuông tình cảm” (r=0,189; p<0,001); “gắn bó bài trừ” tỉ lệ nghịch với “ghen tuông tình cảm” 
(r=-0,211; p<0,001) còn “gắn bó tích cực” và “gắn bó trốn tránh” thì không có biểu hiện 
tương quan. 
Bảng 3. Mối tương quan giữa các loại hình gắn bó với lòng ghen tuông ở nữ sinh 
Tham số 
Gắn bó 
 tích cực 
Gắn bó tiêu 
cực 
Gắn bó 
trốn tránh 
Gắn bó 
bài trừ 
Ghen tuông tình cảm 0,012 0,189*** 0,038 -0,211*** 
Ghen tuông tình dục 0,122** 0,122* -0,043 -0,121* 
Ghi chú: *: p<0,05; **: p<0,01; ***: p<0,001. 
Mặt khác, kết quả phân tích về mặt ghen tuông tình dục, “gắn bó tích cực” (r=0,122; 
p<0,01) và “gắn bó tiêu cực” (r=0,122; p<0,05) đều có mối tương quan tỉ lệ thuận với ghen 
tuông tình dục; còn “gắn bó bài trừ” (r=-0,121; p<0,05) thì theo chiều hướng tỉ lệ nghịch; 
riêng “gắn bó trốn tránh” không có mối tương quan với ghen tuông tình dục. 
Mối tương quan giữa các loại hình gắn bó với lòng ghen tuông ở nam sinh (xem Bảng 4) 
Bảng 4. Mối tương quan giữa cácloại hình gắn bó với lòng ghen tuông ở nam sinh 
Tham số 
Gắn bó 
 tích cực 
Gắn bó 
tiêu cực 
Gắn bó 
trốn tránh 
Gắn bó 
bài trừ 
Ghen tuông tình cảm 0,100* 0,173*** -0,008 -0,059 
Ghen tuông tình dục 0,232*** 0,038 -0,137** -0,013 
Ghi chú: *: p<0,05; **: p<0,01; ***: p<0,001. 
Bảng 4 cho thấy sinh viên nam ở gắn bó tích cực (r=0,100; p<0,05) và gắn bó tiêu cực 
quan hệ tỉ lệ thuận với ghen tuông tình cảm (r=-0,173; p<0,001); còn gắn bó trốn tránh và 
gắn bó bài trừ không có mối quan hệ tương quan với ghen tuông tình cảm. 
Ở ghen tuông tình dục, gắn bó tích cực có quan hệ tỉ lệ thuận (r=0,232; p<0,001), gắn 
bó trốn tránh có quan hệ tỉ lệ nghịch (r=-0,137; p<0,01) còn gắn bó tiêu cực và gắn bó bài 
trừ thì không có mối quan hệ tương quan với ghen tuông tình dục. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, gắn bó tích cực chiếm đại đa số, gắn bó trốn tránh chiếm 
ít nhất. Điều này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Wang (1995), nhưng các loại hình 
lệ thuộc khác có sự khác nhau. Điều này có thể là do có sự khác nhau về mẫu số, khu vực 
hoặc văn hóa. Về lòng ghen tuông, mức độ xem trọng mối đe dọa trong tình cảm là tương 
đối cao, cũng có nghĩa là lòng ghen tuông tương đối cao. Nhất là trong ghen tuông tình cảm 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Huỳnh Quốc Việt và tgk 
267 
và ghen tuông tình dục, thì mức độ xem trọng về mặt tình dục cao hơn là mặt tình cảm, có 
nghĩa là rất để tâm đến việc người yêu mình có quan hệ tình dục với người khác hay không, 
đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự ghen tuông (Salovey, 1991). 
Nghiên cứu phát hiện giới tính khác nhau có ảnh hưởng đến các loại hình gắn bó. 
Người nữ có xu hướng gắn bó tiêu cực và trốn tránh cao hơn nam, còn người nam thì lại có 
gắn bó tích cực cao hơn nữ. Điều này hoàn toàn tương đồng với kết quả nghiên cứu của 
Fernandez (2015) . Ngoài ra nhóm sinh viên đang có người yêu có xu hướng gắn bó tích 
cực, kết quả này giống với kết quả của Su (1995) và Fernandez (2015), còn nhóm sinh viên 
chưa từng yêu thì có xu hướng gắn bó trốn tránh và bài trừ. Ở phương diện lòng ghen tuông, 
nữ thể hiện rõ ràng so với nam, giống với kết quả nghiên cứu của Buunk (1981), White 
(1981), Sagarin và Guadagno (2004), Wu (2009), Cheng (2010) Người nữ thường ở thế 
bị động trong quan hệ tình cảm và vì muốn độc chiếm, tránh bị người thứ ba chen vào nên 
nảy sinh lòng ghen tuông; nguyên nhân khác có thể là môi trường văn hóa truyền thống, 
thông thường người nữ thường hay lệ thuộc vào người nam. Vì thế, trong văn hóa xã hội 
thường thấy sự ghen tuông ở người nữ nhiều hơn, còn người nam hay đè nén cảm xúc, do 
đó khiến cho lòng ghen tuông trong nội tâm người nữ càng dễ dàng bộc lộ. Bên cạnh đó, 
lòng ghen tuông về thân xác tình dục ở nữ cũng cao hơn nam, chứng tỏ nữ dễ bị ảnh hưởng 
bởi những mối đe dọa về mặt tình dục hơn nam, còn nam dễ bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa 
về mặt tình cảm hơn nữ. Nếu từ góc độ ngoại tình về thể xác tình dục, một trong hai người 
có mối quan hệ tình dục ngoài luồng lâu dài với người thứ ba, thì chỉ là muốn thay đổi người 
tình mới, hơn nữa mức độ lí tính của nam và nữ lại khác nhau, nên lòng ghen tuông về mặt 
tình dục của nữ thể hiện cao hơn so với nam. Buunk (1998) có đề cập mối tương quan giữa 
lòng ghen tuông và văn hóa tập quán, ví dụ trong văn hóa phương Tây, hôn má khi gặp nhau 
là một hành động mang tính xã giao, lịch sự, còn trong văn hóa phương Đông lại không có 
thói quen này, do đó sự nhận thức về độ thân mật trong tình cảm giữa phương Đông và Tây 
khác nhau, nên mức độ ghen tuông cũng khác nhau. 
Trong quan hệ tình cảm, người có kinh nghiệm trong tình yêu (trải qua nhiều mối tình) 
càng có sự ghen tuông rõ ràng hơn so với người chưa có kinh nghiệm. Một khi một trong 
hai người có dấu hiệu ngoại tình, thời gian ngoại tình càng lâu, mức độ thân mật càng cao 
thì người còn lại cảm nhận được mối đe dọa càng lớn. Chúng ta thường cho rằng “người 
ngoại tình” lo sợ nếu như chia tay họ sẽ bị tổn thương hoặc để bảo vệ chính mình nên họ 
luôn có tâm lí tìm người yêu dự bị, thì họ sẽ có mức độ lòng ghen tuông tương đối thấp hơn, 
song kết quả nghiên cứu lại cho thấy, mức độ ghen tuông của họ còn cao hơn cả người thứ 
ba. Có nghĩa là người ngoại tình khi mà chưa có ngoại tình, thì họ chính là nguyên phối, 
nhưng nếu một trong hai trở thành người ngoại tình thì người còn lại vì muốn củng cố, níu 
giữ quan hệ tình yêu này, sẽ chuyển hóa thành tâm lí ghen tuông. Nếu có quan hệ về mặt 
thân xác với người thứ ba, thì người ngoại tình có sự thay đổi càng lớn, những hứa hẹn ban 
đầu với người nguyên phối càng thấp đi. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 2 (2021): 258-270 
268 
3. Kết luận 
Với sự phát triển của thời đại công nghệ, bất luận là sinh viên hay người thành niên 
đều có quan niệm thoáng hơn về quan hệ tình cảm, nhưng giáo dục ở trường học và gia đình 
vẫn chưa theo kịp bước tiến của thanh niên hiện đại khi xử lí vấn đề có liên quan. Tình cảm 
và tình yêu rất quan trọng đối với con người hiện đại, nhưng khi tình cảm có sự nguy hại, 
xuất hiện tình tay ba hoặc nhiều hơn, thì người trong cuộc có thể vẫn chưa đủ kiến thức để 
giải quyết vấn đề, dẫn đến người trong cuộc dễ phát sinh bạo lực. Chính vì thế, giáo dục giới 
tính và tình dục là một phương pháp vô cùng cần thiết và nên được đưa vào hệ thống giáo 
dục chính quy, trở thành một môn học không thể thiếu trong kiến thức thường thức cho 
sinh viên. 
Những gắn bó thơ ấu sẽ hình thành nên nhân cách của con người khi trưởng thành và 
từ đó hình thành các dạng tình yêu. Khi tình cảm có sự dao động rạn nứt, từ những dạng gắn 
bó khác nhau này sẽ sinh ra những phản ứng khác nhau. Người có gắn bó tiêu cực thì sẽ dễ 
phát sinh lòng ghen tuông hơn các dạng gắn bó khác. Nếu biết được đặc tính của các loại 
hình gắn bó, sinh viên sẽ hiểu được mình hơn và hiểu được tính cách của đối phương hơn, 
xem hai người có thực sự hợp nhau không, tránh được tình trạng gây hại cho người khác 
hoặc bản thân phải chịu tổn thương. Vì vậy, trong tình yêu cần phải trò chuyện giao tiếp với 
đối phương, sinh hoạt hòa đồng, giảm thiểu phát sinh những nguy hại và hối tiếc. 
❖ Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Adinkrah, M. (2014). Intimate partner femicide-suicides in Ghana: Victims, offenders and incident 
characteristics. Violence Against Women, 20, 1078-1096. 
Ainsworth, M. S. (1989). Attachments beyond infancy. American Psychologist, 44, 709-716. 
Ainsworth, M. S., & Bowlby, J. (1991). An ethological approach to personality development. 
American Psychologist, 46, 333-341. 
Bartholomew, K., & Horowitz, L. M. (1991). Attachment styles among young adults: A test of a 
four-category model. Journal of Personality and Social Psychology, 61, 226-244. 
Bevan, J. L. (2011). The consequence model of partner jealousy expression: Elaboration and 
refinement. Western Journal of Communication, 75, 523-540. 
Buss, D. M. (2000). The dangerous passion: Why jealousy is as necessary as love and sex. New 
York, NY: Simon & Schuster. 
Buss, D. M. (2013). Sexual jealousy. Psychological Time, 22, 155-182. 
Buunk, A. B. (1998). The anticipated sexual jealousy scale. In C. M. Davis, W.L. Yarber, R. 
Bauserman, G. Schreer, & S. L. Davis (Eds.), Handbook of sexuality-related measures (pp. 
432-433). Thousand Oaks, CA: Sage. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Huỳnh Quốc Việt và tgk 
269 
Cheng Shuhua (2015). The Analysis of the Moderating Effects of Romantic Jealousy on Couples’ 
Choice of Attack Strategies. Curriculum & Instruction Quarterly, 18(2), 45-48 
Cheng Shuhua (2010). Gender Differences in Romantic Jealousy & Inducing Incident. Fu Hsing 
Kang Academic Journal, 99, 125-150. 
Duntley, J. D., & Buss, D. M. (2012). The evolution of stalking. Sex Roles, 66, 311-327. 
Erzar, T., & Erzar, K. K. (2008). ‘If I commit to you, I betray my parents’: Some negative 
consequences of the intergenerational cycle of insecure attachment for young adult romantic 
relationships. Sexual and Relationship Therapy, 23, 25-35. 
Fernandez, A. M., Munoz-Reyes, J. A., Dufey, M., Pavez, P., Baeza, C. G., & Kinkead, P. (2015). 
Sex differences in jealousy are not explained by attachment style in men and women from 
Chile. Human Ethology Bulletin, 30, 139-151. 
Guerrero, L. K., Trost, M. R., & Yoshimura, S. M. (2005). Romantic jealousy: Emotions and 
communicative responses. Personal Relationships, 12, 233-252. 
Hazan, C., & Shaver, P. (1987). Romantic love conceptualized as an attachment process. Journal of 
Personality and Social Psychology, 52, 511-524. 
Huang Bihui (2002). The study of the relationship between stress events and coping strategies in 
college students' attachment style and love relationship. Unpublished master's thesis, 
Department of Educational Psychology and Counseling, National Taiwan Normal University, 
Taipei City. 
Ke Shu Min (2001). Gender relations. Taipei City: Yangzhi Culture. 
Sagarin, B. J., & Guadagno, R. E. (2004). Sex differences in the contexts of extreme jealousy. 
Personal Relationships, 11, 319-328. 
Salovey, P. (Ed.). (1991). The psychology of jealousy and envy. New York, NY: Guilford Press. 
Su Jian Wen, Lin Mei Zhen, Cheng Xiao Wei, Lin Hui Ya, Yu Man Ling, Chen Li Si, etc. (1995). 
Developmental psychology. Taipei City: Psychology. 
Sun Song Hsian (2006). The impact of dating couples’ interpersonal behaviors on romantic 
attachment for college students. Ph.D thesis, Department of Psychology, National 
Chengchi University.. 
White, G. L. (1981). Some correlates of romantic jealousy. Journal of Personality, 49, 129-145. 
Wang Ching Fu (1995). Analysis and research on the path of college students' love relationship. 
Unpublished doctoral thesis, Department of Counseling and Counseling, National Changhua 
Normal University, Changhua County. 
Wang Ching Fu (2000). When a boy falls in love with a girl: interpersonal attachment style type 
matching, love relationship and relationship adaptation research. Chinese Journal of 
Counseling, 8, 177-201. 
Wang Ching Fu, Lin Xing Tai, Zhang De Rong (1997). The assessment of interpersonal attachment 
style, gender role orientation and interpersonal intimacy. Annual Report, 44(2), 63-77. 
Wu Pei Zhen (2009). The situation and gender differences. Unpublished master's thesis, Department 
of Social Studies, National Taipei University of Education, Taipei. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 2 (2021): 258-270 
270 
THE STUDY OF “SEXUAL JEALOUSY” AND “ATTACHMENT STYLES” 
 IN INTIMACY RELATIONSHIP BETWEEN MALE AND FEMALE STUDENTS 
IN VIET NAM 
Nguyen Huynh Quoc Viet*, Yuan Hsiang Chu, Yen Chin Lin 
Shu-Te University, Taiwan 
*Corresponding author: Nguyen Huynh Quoc Viet – Email: yueguoruan@gmail.com 
Received: January 13, 2021; Revised: February 20, 2021; Accepted: February 24, 2021 
ABSTRACT 
With the aim of understanding the sexual jealousy between male and female students and 
attachment styles as related to various types of jealously, we conducted a survey with 870 students 
in Kaohsiung City, Taiwan. The results show that (1) there is a difference in the correlation between 
“active attachment,” “negative attachment,” and “evading attachment” and “gender,” “love 
experience,” and “love affair” of students. In addition, the correlation between “experience in love 
triangle or not” and evading attachment is also different, and “be educated about sex or not” with 
evading or positive attachment is different, too; (2) “gender,” “status,” and “number of love affair” 
also affect differently to jealousy; and (3) there is a correlation between “positive attachment” 
“negative attachment,” and “evading attachment” and “jealousy”. 
Keywords: attachment styles; intimacy relationship; sexual jealousy; Vietnam students 

File đính kèm:

  • pdflong_ghen_tuong_trong_tinh_yeu_nam_nu_voi_loai_hinh_gan_bo_c.pdf