Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ tiến thụy nhìn từ diễn ngôn nghệ thuật

Lời văn nghệ thuật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hình thức tác phẩm. Nó có

vai trò nối kết các yếu tố hình thức khác để cấu thành nên một tác phẩm văn học hoàn

chỉnh. Nghiên cứu về lời văn nghệ thuật sẽ có nhiều hướng đi khác nhau. Với bài viết này,

chúng tôi sẽ xem xét lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy từ góc nhìn

diễn ngôn nghệ thuật với ba biểu hiện cơ bản: kết hợp diễn ngôn người kể chuyện và nhân

vật, đan xen diễn ngôn đối thoại và độc thoại, hòa phối diễn ngôn kể và tả.

Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ tiến thụy nhìn từ diễn ngôn nghệ thuật trang 1

Trang 1

Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ tiến thụy nhìn từ diễn ngôn nghệ thuật trang 2

Trang 2

Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ tiến thụy nhìn từ diễn ngôn nghệ thuật trang 3

Trang 3

Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ tiến thụy nhìn từ diễn ngôn nghệ thuật trang 4

Trang 4

Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ tiến thụy nhìn từ diễn ngôn nghệ thuật trang 5

Trang 5

Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ tiến thụy nhìn từ diễn ngôn nghệ thuật trang 6

Trang 6

Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ tiến thụy nhìn từ diễn ngôn nghệ thuật trang 7

Trang 7

Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ tiến thụy nhìn từ diễn ngôn nghệ thuật trang 8

Trang 8

Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ tiến thụy nhìn từ diễn ngôn nghệ thuật trang 9

Trang 9

Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ tiến thụy nhìn từ diễn ngôn nghệ thuật trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang minhkhanh 9460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ tiến thụy nhìn từ diễn ngôn nghệ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ tiến thụy nhìn từ diễn ngôn nghệ thuật

Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ tiến thụy nhìn từ diễn ngôn nghệ thuật
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 
76 
LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ TIẾN THỤY 
NHÌN TỪ DIỄN NGÔN NGHỆ THUẬT 
Trần Văn Hải 
Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tp. Hồ Chí Minh 
tranvanhai438@gmail.com 
Ngày nhận bài: 27/02/2019, Ngày duyệt đăng: 23/07/2019 
Tóm tắt 
Lời văn nghệ thuật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hình thức tác phẩm. Nó có 
vai trò nối kết các yếu tố hình thức khác để cấu thành nên một tác phẩm văn học hoàn 
chỉnh. Nghiên cứu về lời văn nghệ thuật sẽ có nhiều hướng đi khác nhau. Với bài viết này, 
chúng tôi sẽ xem xét lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy từ góc nhìn 
diễn ngôn nghệ thuật với ba biểu hiện cơ bản: kết hợp diễn ngôn người kể chuyện và nhân 
vật, đan xen diễn ngôn đối thoại và độc thoại, hòa phối diễn ngôn kể và tả. 
Từ khóa: diễn ngôn nghệ thuật, Đỗ Tiến Thụy, lời văn nghệ thuật. 
The artistic style in the novel of Do Tien Thuy from artistic discourse 
Abstract 
The artistic style is the most important factor in the form of work that has the role of 
linking other formal factors to constitute a complete literary work. Study on artistic style 
will have many different directions. In this article, a review of creative style in Do Tien 
Thuy's novel is considered from perspective of artistic discourse with three basic 
expressions: combining discourse of storytellers and characters, interplaying discourse of 
dialogue and monologue, harmonizing discourse of narrative and description. 
Keywords: artistic discourse, Do Tien Thuy, artistic style. 
1. Mở đầu 
“Mọi tác phẩm văn học đều được viết 
hoặc kể bằng lời: lời thơ, lời văn, lời tác 
giả, lời nhân vật gộp chung lại gọi là lời 
văn. Nếu ngôn từ - tức là lời nói, viết trong 
tất cả tính chất thẩm mỹ của nó là chất 
liệu của sáng tác văn học, thì lời văn là 
hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm 
văn học” (Phương Lựu, 2006: 313). Hình 
thức ngôn từ nghệ thuật này được coi là 
chiếc chìa khóa mở cánh cửa dẫn đắt độc 
giả vào không gian rộng lớn, hấp dẫn của 
thế giới văn chương. Thấu hiểu được điều 
đó, người nghệ sĩ đã sử dụng lời văn như 
một công cụ hữu hiệu để chuyển tải những 
tư tưởng, chủ đề trong các sáng tác của 
mình. Khi nhìn lời văn từ góc độ diễn ngôn 
nghệ thuật, chúng ta sẽ có cơ hội khám phá 
ra nhiều vẻ đẹp khác nhau của ngôn từ 
cũng như giá trị ẩn chứa trong mỗi “đứa 
con tinh thần” của các nhà văn. Với bài 
viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu lời 
văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đỗ 
Tiến Thụy nhìn từ diễn ngôn nghệ thuật. 
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 
77 
Hy vọng, nó sẽ giúp cho độc giả củng cố 
thêm những hiểu biết về lời văn nghệ 
thuật, diễn ngôn nghệ thuật cũng như thấy 
được vẻ sáng đẹp trong tiểu thuyết Màu 
rừng ruộng và Con chim joong bay từ A 
đến Z của nhà văn hiện đang khoác áo lính. 
2. Khái lược về lời văn nghệ thuật 
và diễn ngôn nghệ thuật 
Từ điển Thuật ngữ văn học định 
nghĩa: “Lời văn nghệ thuật là dạng phát 
ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật, 
tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ 
thuật” (Lê Bá Hán, 2010: 129). Nó thực 
chất là lời nói tự nhiên nhưng đã được tổ 
chức theo một quy luật nghệ thuật về mặt 
nội dung, phương pháp, phong cách, thể 
loại. Muốn hiểu được lời văn nghệ thuật, 
chúng ta phải đặt vào trong toàn bộ ngữ 
cảnh mà văn bản nghệ thuật đó tồn tại. Có 
thể xem văn học là nghệ thuật diễn ngôn. 
Lời văn nghệ thuật là một chỉnh thể được 
cấu thành từ một hay nhiều thành phần 
diễn ngôn. Các thành phần diễn ngôn trong 
tác phẩm văn học rất đa dạng như: diễn 
ngôn thơ, diễn ngôn văn xuôi, diễn ngôn 
trần thuật, diễn ngôn thoại (đối thoại, độc 
thoại) Nghiên cứu lời văn nghệ thuật từ 
góc nhìn diễn ngôn nghệ thuật, chúng ta sẽ 
thấy được mối quan hệ giữa văn học và 
văn hóa, ngôn ngữ và văn học, tính xã hội 
và tính thẩm mỹ của văn học 
Theo Phương Lựu (2006), lời văn 
nghệ thuật có hai đặc trưng quan trọng. 
Thứ nhất, là nó mang tính hình tượng từ 
trong nội dung của lời nói. Tính hình 
tượng này bắt nguồn từ chỗ lời văn là lời 
của một chủ thể tư tưởng thẩm mỹ xã hội 
có tầm khái quát nhất định. Nhờ thế, lời 
của một người dễ dàng đi vào lòng người, 
trở thành lời nói của muôn người. Nó còn 
bắt nguồn từ sự truyền đạt sự vận động, 
động tác nội tại của toàn bộ thế giới, cảnh 
vật, con người được tái hiện trong tác 
phẩm. Thứ hai là lời văn nghệ thuật có tính 
tổ chức cao nhằm mục đích giải phóng tính 
hình tượng của ngôn từ. Đặc trưng này 
xuất phát từ yêu cầu khắc phục ý nghĩa 
thông thường của chất liệu lời nói. Khi 
được tổ chức chặt chẽ, mạch lạc, lời nói sẽ 
trở thành lời văn có tính nghệ thuật. Nó 
khiến cho người ta cảm nhận hiện thực đời 
sống cũng như lời nói một cách mới mẻ 
nhưng không kém phần sâu sắc. 
Lời văn nghệ thuật có vai trò rất quan 
trọng trong nghệ thuật tự sự. Nhà văn đã tư 
duy nghệ thuật dựa trên khả năng biểu đạt 
của chất liệu ngôn từ. Vì vậy, qua lời văn, 
toàn bộ thế giới nghệ thuật sẽ được định 
hình. Để từ đó, độc giả có cơ sở tìm hiểu, 
khám phá thế giới hình tượng và các lớp 
nội dung ý nghĩa của văn bản nghệ thuật. 
Nó còn truyền cho độc giả một điểm nhìn 
cá thế hóa theo ý đồ, cá tính sáng tạo của 
nhà văn, nhân vật hoặc có sự kết hợp đan 
xen cả hai nhằm mục đích đưa độc giả xâm 
nhập vào cuộc đời nhân vật văn học, sống 
cùng nhân vật và thấu cảm được những 
vấn đề nhân sinh. 
Diễn ngôn là khái niệm có nội hàm rất 
rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau. 
Theo tác giả Diệp Quang Ban (2009) trong 
công trình Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo 
văn bản, người đầu tiên sử dụng diễn ngôn 
như một khái niệm chuyên môn là nhà 
ngôn ngữ học người Bỉ E. Buysen. Nó 
được đề cập đến trong tác phẩm Hoạt động 
nói năng và văn bản (1943). Hiện nay, 
khái niệm diễn ngôn có ba hướng tiếp cận 
chủ yếu. Hướng thứ nhất từ ngôn ngữ học. 
Nền tảng của hướng tiếp cận này là những 
luận điểm của F. de Saussure trong Giáo 
trình ngôn ... ệc mình có vội 
vàng chấp nhận ly hôn không? Câu hỏi của 
một người đã lấy lại được bình tĩnh sau 
những rối ren. Hỏi rồi chính ông tự trả lời 
quyết định đó là đúng, không hề vội vàng 
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 
85 
đâu. Cố gắng đến ngày hôm nay cũng là 
hay lắm rồi. Với ông, giàu sang, quý tộc 
không phải là mục tiêu. Tuy nhiên, điều 
ông hối hận lớn nhất là chưa chuẩn bị gì 
cho tình huống này nên phải rơi vào cảnh 
lang thang cơ nhỡ. Bao năm qua ông chỉ 
đắm đuối với lý tưởng, với công việc mà 
không hề bận tâm đến cơm áo gạo tiền. 
Giờ đây, trắng tay ông mới thấm thía tất 
cả. Dẫu vậy, ông cũng tự động viên mình 
cố gắng chịu đựng chút nữa rồi về quê 
sống an nhàn. Hàng loạt những nghĩ suy 
xuất hiện trong nhân vật Khoa bằng độc 
thoại ở dạng đối thoại tưởng tượng cho 
thấy đời sống nội tâm phong phú, phức tạp 
cũng như cách sống lương thiện, chuẩn 
mực của nhân vật trong mọi hoàn cảnh. 
Nếu diễn ngôn đối thoại hướng đến 
những tranh luận, xung đột căng thẳng, 
chát chúa; diễn ngôn độc thoại trực tiếp 
dẫn đến thế giới tâm hồn nhân vật thì sự 
đan xen giữa hai dạng diễn ngôn trên đã 
đưa người đọc đến từng cung bậc cảm xúc, 
tâm trạng của nhân vật. Dù được lắp ghép, 
hòa phối, xâm nhập theo cách nào thì mục 
đích cuối cùng cũng là hướng tới thế giới 
nội tâm sâu kín của những chủ thể trong 
tác phẩm. Qua đó, chúng giúp Đỗ Tiến 
Thụy có thể gia tăng thêm nồng độ cảm 
xúc cho lời văn tự sự; kết dính các ý tứ 
trong cấu trúc diễn ngôn; thế giới nhân vật 
hiện lên sống động, rõ nét; lôi cuốn độc giả 
cùng tham gia vào hành trình khám phá 
từng phận người trong bức tranh hiện thực 
rộng lớn của tiểu thuyết Màu rừng ruộng 
và Con chim joong bay từ A đến Z. 
3.3. Hòa phối diễn ngôn kể và tả 
Lại Nguyên Ân cho rẳng: “Nét đặc 
thù của tự sự là vai trò tổ chức của trần 
thuật: nó thông báo về các biến cố, các 
tình tiết như thông báo về một cái gì đó đã 
xảy ra và được nhớ lại, đồng thời mô tả 
hoàn cảnh hành động và dáng nét nhân 
vật, nhiều khi còn thêm cả những lời bình 
luận” (Lại Nguyên Ân, 2017: 455). Như 
vậy, bản thân nghệ thuật tự sự đã thống 
hợp trong nó diễn ngôn kể và diễn ngôn tả. 
Diễn ngôn kể đảm nhiệm chức năng trình 
bày diễn biến sự kiện, nhân vật, hành 
động, lời nói trong không gian, thời gian 
theo trật tự tuyến tính, sao cho người đọc 
có thể hiểu được. Diễn ngôn tả thì tái hiện 
trạng thái con người, sự vật, hành động 
trong không gian, thời gian. Ranh giới giữa 
hai hình thức diễn ngôn này luôn có chỗ 
giao nhau. Khi kể chi tiết thì đi gần đến tả, 
tả sơ lược thì chuyển sang kể. Vì vậy, khái 
niệm sự hòa phối diễn ngôn kể và tả được 
hiểu là sự hòa trộn, phối hợp, xen kẽ giữa 
kể, tả trong lời văn tự sự. 
Nói đến diễn ngôn kể là nhắc đến ngôi 
kể và điểm nhìn. Còn diễn ngôn tả cũng sẽ 
gắn với điểm nhìn của người kể chuyện 
hoặc nhân vật. Họ có thể tả ngoại cảnh, 
ngoại hình, nội tâm nhân vật một cách 
chi tiết, cụ thể. Sự hòa phối giữa chúng tạo 
sự sinh động, hấp dẫn cho câu chuyện. 
Một người kể chuyện khéo léo không chỉ 
biết dẫn đắt người đọc đi vào câu chuyện 
của mình một cách tự nhiên, đầy sự tò mò, 
thích thú mà còn biết dừng lại để chêm xen 
vào những diễn ngôn tả để tăng sức gợi 
cho lời kể, giúp người đọc hình dung chi 
tiết về bối cảnh diễn ra câu chuyện, về 
nhân dáng, về những ngõ ngách trong tâm 
hồn vốn nhiều bí ẩn của nhân vật. Thấu 
triệt được điều đó, Đỗ Tiến Thụy đã sử 
dụng sự hòa phối giữa diễn ngôn kể và tả 
rất đa dạng với nhiều cách thức khác nhau. 
Đó có thể là kể trước tả sau hoặc tả trước 
kể sau. Tất cả giúp cho cảnh vật, con 
người hiện ra không đơn điệu, nhàm chán. 
Để hiện thực hóa tình yêu đầu đời với 
chị Miền, Vinh trong Màu rừng ruộng đã 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 
86 
đi mua hoa hồng về trồng ở bãi đất ven 
sông: “Bãi sông hoang hoải. Những cây 
trúc quân tử thẳng nuột rào cánh sẻ. 
Những cây cải bắp giống KK81 Vinh mua 
tận Bắc Ninh bén rễ vào phù sa mơn 
mởn. Sớm tinh mơ Vinh đã trở dậy gánh 
đôi ô – roa ra bãi sông. Những giọt 
sương mai long lanh đậu trên cành lá 
tinh khôi như nước mắt chị Miền. Nước 
sông mùa đông buốt ngắt, mỗi lần thò 
xuống tưởng đâu rụng cẳng nhưng cũng 
không ngăn được ý chí của Vinh. Chị thấy 
chưa hở chị? Những bông hồng xanh 
đang ngày đêm xòe cánh, lớn lên” (Đỗ 
Tiến Thụy, 2017a: 93). Trong đoạn văn 
trên, diễn ngôn kể thông báo cho độc giả 
biết địa điểm trồng hoa ở bãi sông; nó có 
các loại cây như trúc quân tử, cải bắp 
giống KK81, hoa hồng xanh; Vinh đang 
cùng chị Miền ở đấy vào buổi sáng sớm 
tinh mơ. Còn diễn ngôn tả (được in đậm) 
đi vào miêu tả chi tiết hình dáng của cảnh 
vật và khung cảnh ven sông. Chúng hiện 
lên thật đẹp đẽ, thuần khiết, tinh khôi dù 
đang vào mùa đông. Cái mơn mởn của 
những cây cải bắp, giọt sương long lanh 
đậu trên cành lá và những bông hồng xanh 
ngày đêm xòe cánh, lớn lên bất chấp giá 
rét tượng trưng cho sự chân thành, ấm áp 
trong trái tim của cậu trai mới lớn dành 
cho chị Miền. Chính sự hòa phối giữa kể 
và tả đã mang lại giọng điệu trữ tình, nhẹ 
nhàng đầy chất thơ cho đoạn văn. Đồng 
thời, nó toát lên vẻ đẹp tâm hồn trong 
sáng, đầy mộng mơ của nhân vật chính. 
Khi một mình, một voi đối đầu với 
đàn voi rừng hung dữ, Krol biết trước hậu 
quả. Thế nhưng, cậu vẫn chiến đấu như 
một Laigang thực thụ. Cái chết của cậu là 
cái chết vinh quang: “Đuốc được đốt lên. 
Đoàn săn lặng phắc cúi đầu trước cảnh 
tượng bi tráng. Chiếc ngà voi xuyên thấu 
thân cây giữ nguyên dáng chết của thớt voi 
dũng mãnh. Không thấy Krol đâu. Đoàn 
săn túa ra xung quanh soi từng gốc cây bụi 
cỏ. Họ chỉ thấy máu thịt chàng đỏ chói tóe 
lên cây lá thành những tia mặt trời, thành 
những đóa hoa bất tử. Trong ánh đuốc, 
nước mắt bò trên những khuôn mặt thợ săn 
đỏ lừ như nham thạch” (Đỗ Tiến Thụy, 
2017a: 249). Lời kể chùng xuống nhưng 
không bi lụy. Bởi nó vừa kể vừa tả về cảnh 
tượng bi tráng ngay giữa núi rừng Tây 
Nguyên bạt ngàn. Lửa đuốc đốt lên cháy 
sáng một góc rừng. Cả đoàn săn voi túa ra 
đi tìm Krol nhưng không thấy chàng còn 
vẹn nguyên trong hình hài mà nó đã “tóe 
lên cây lá thành những tia mặt trời, những 
đóa hoa bất tử”. Những Laigang, những 
người đàn ông chân chính của tộc người 
M’Nông Yook Đôn đã khóc. Giọt nước 
mắt ấy đỏ lừ như nham thạch để xót 
thương cho một chàng trai dũng cảm vì 
một chút bồng bột của yêu thương mà phải 
trả giá bằng mạng sống của mình. Nhưng 
đó còn là những giọt nước mắt đầy cảm 
phục, trân trọng. Bởi họ hiểu, chàng trai trẻ 
ấy đã hóa thành những đóa hoa bất tử của 
lòng dũng cảm, ý chí sắt đá, kiên cường, 
của thái độ dám chịu trách nhiệm về những 
gì mình làm. Nhờ sự hòa phối giữa kể và 
tả, chúng ta còn nhận ra màu sắc huyền 
hoặc, kỳ ảo đậm chất Tây Nguyên trong 
lời kể ở đoạn văn này. 
Với hơn mười năm đóng quân ở Tây 
Nguyên, Đỗ Tiến Thụy khá am hiểu về 
thiên nhiên, con người, phong tục tập quán 
nơi đây. Vậy nên, những lời kể, lời tả trong 
tiểu thuyết của anh đều phảng phất dấu ấn 
văn hóa của vùng đất đỏ bazan. “Ông men 
theo lối cuội trắng sạch tinh ngắm suối. 
Dòng nước lững lờ hoa trôi đưa chân ông 
ngược nguồn. Sau lúc khom mình chui qua 
một vạt rừng ven suối có thân cây già đanh 
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 
87 
quằn quại, mặc dù đã biết trước nhưng 
ông vẫn ngẩn người. Ngực ông giật lên 
những nhịp bồi hồi. Nơi này, ông và nàng 
đã từng có những giờ phút thần tiên. Ông 
đã cùng nàng bước như mơ giữa triệu 
triệu con bướm tím than nhịp cánh trên 
miên man hoa cỏ. Bao năm rồi cảnh vẫn 
hoang miên thế. Chỉ có người làÔng giật 
mình dụi mắt. Bóng sơn nữ bước ra từ xa 
xưa. Sơn nữ mê mải lựa những búp hoa 
vừa hé đưa lên mặt hít hà rồi thả nhẹ vào 
lưng gùi. Chiếc gùi đã ăm ắp sắc màu, trên 
tay cũng bộn bề hoa, sơn nữ rời gót” 
(Đỗ Tiến Thụy, 2017b: 146). Đó là lời của 
con chim joong trong tiểu thuyết Con chim 
joong bay từ A đến Z kể về lúc ông Khoa 
“chạy trốn” những rắc rối ở hiện tại. Ông 
chọn Tây Nguyên để lánh nạn. Đây là 
vùng đất hẻo lánh, nơi có thiên nhiên chan 
hòa, cuộc sống yên bình, thanh thản. Lời 
kể cho ta biết ông đi men theo một con 
suối, rồi chui qua vạt rừng và hồi tưởng lại 
thời khắc gặp được nàng (Y Linh) trong sự 
ngỡ ngàng, hạnh phúc ngất ngây. Xâm 
nhập vào diễn ngôn kể đó là những diễn 
ngôn tả về thiên nhiên ở hiện tại, thiên 
nhiên ở quá khứ, về hành động sơn nữ hái 
hoa bỏ vào gùiNhững chi tiết ấy dẫn dắt 
nhân vật quay trở về với thời quá khứ– 
thời ông và Y Linh có một mối tình đẹp 
đẽ, nguyên sơ, thuần khiết. 
Cũng trong dòng hồi tưởng miên man, 
ở một đoạn khác, ông tiếp tục nhớ về lần 
gặp lại Y Linh sau hơn mười năm. Điều 
ngạc nhiên là nàng vẫn sống một mình, 
cách xa với dân làng và chờ đợi ông. Thế 
là, sau bao kìm nén, bức bối trong đời sống 
vợ chồng với bà Nga, ông đã “lao vào 
nàng” với tất cả sự cuồng say: “Đó là lần 
đầu tiên trong đời ông mới biết thế nào là 
khoái cảm tuyệt đỉnh. Nằm ngửa bên nhau 
trên thảm cỏ dập ứa mùi hăng ngọt nhìn 
mây trắng bay lâng lâng trên trời xanh 
thênh thang, nàng thủ thỉ kể về mình. Nàng 
bị vu là ma lai từ năm mười ba tuổi. Cái lí 
những người đàn bà trong làng đưa ra 
không ai cãi được. Không là ma lai thì tại 
sao người nó lại tỏa ra mùi ma, đi đến đâu 
bướm theo đến đó. Không là ma lai thì tại 
sao đàn ông có vợ nhìn thấy nó là bỏ bê 
nương rẫy, ở nhà ôm ghè rượu tới say rồi 
chửi vợ mắng con. Không là ma lai thì tại 
sao trai tráng nhìn nó là không còn muốn 
đi săn, mà dùng lao dùng nỏ đánh nhau 
náo loạn buôn làng Ông lật người nằm 
nghiêng, một tay chống đầu, tay kia đặt lên 
bầu ngực no nê còn ửng hồng dưới nắng, 
hấp háy nhìn vào mắt nàng tủm tỉm cười. 
Nàng bật hỏi cười gì thế. Ông không trả 
lời. Ông không thể nói cho nàng nghe cái ý 
nghĩ vừa vụt đến trong đầu. Nhan sắc là 
thứ bị đố kỵ bậc nhất. Đời ông thậm ghét 
sự đố kỵ, nhưng lúc đó ông lại thầm biết 
ơn. Nhờ nó mà nàng được đẩy ra rừng để 
dành riêng cho ông” (Đỗ Tiến Thụy, 
2017b: 170 - 171). Trường hợp này có ba 
người kể chuyện. Một là nhân vật Khoa kể 
lại ký ức gặp Y Linh. Hai là Y Linh kể cho 
Khoa nghe vì sao mình bị dân làng vu là 
ma lai. Ba là con chim joong kể lại lời của 
hai người kia cho chúng ta nghe. Lời kể 
chậm rãi, đầy chất thơ, xốn xang cảm xúc. 
Nó được đan xen với lời tả về những hành 
động của ông Khoa khi nằm bên cạnh Y 
Linh. Hành động của kẻ đang ngất ngây, 
rạo rực trong men say của ái tình: “Nằm 
ngửa bên nhau trên thảm cỏ dập ứa mùi 
hăng ngọt nhìn mây trắng bay lâng lâng 
trên trời xanh thênh thang Ông lật người 
nằm nghiêng, một tay chống đầu, tay kia 
đặt lên bầu ngực no nê còn ửng hồng dưới 
nắng, hấp háy nhìn vào mắt nàng tủm tỉm 
cười”. Ngoài ra, diễn ngôn tả còn cho biết 
những nghĩ suy diễn ra đầu Khoa. Ông 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 
88 
thấu hiểu vì sao những người đàn bà trong 
buôn làng lại vu cho Y Linh là ma lai. Vì 
họ đố kỵ với nhan sắc của nàng. Nhưng 
cũng chính nhờ thế, nàng mới dành cho 
riêng ông. Phải chăng đây là định mệnh? 
Định mệnh này mang đến cho ông một 
quãng đời đẹp nhất, đong đầy men say của 
hạnh phúc. Thứ hạnh phúc mà khi quay trở 
về với công việc, với gia đình ở Hà Nội 
ông sẽ không bao giờ có. 
Sự hòa phối giữa diễn ngôn kể và tả 
trong hai cuốn tiểu thuyết của Đỗ Tiến 
Thụy là điều hiển nhiên. Nó hiện tồn như 
điều bắt buộc phải có trong nghệ thuật tự 
sự. Không thể nói cái nào quan trọng hơn 
cái nào. Bởi độ đậm – nhạt khi hòa phối 
chúng còn tùy thuộc vào ngữ cảnh, vào ý 
đồ của người sáng tác. Dù ở mức độ nào 
thì chúng cũng luôn song hành, bổ trợ cho 
nhau giúp cho câu chuyện được kể thêm 
hay hơn, lôi cuốn hơn; hiện thực đời sống 
đi vào chi tiết, cụ thể; thế giới nhân vật 
hiện lên chân thực, góc cạnh. 
4. Kết luận 
Lời văn thuộc về hình thức nên nó 
phải gắn bó chặt chẽ và phục tùng nội 
dung tác phẩm. Các phương tiện, phương 
thức được sử dụng chỉ trở thành lời văn 
nghệ thuật khi nó gắn liền với một nội 
dung cụ thể và biểu hiện đắc lực cho nó. 
Nghiên cứu lời văn nghệ thuật nhìn từ diễn 
ngôn nghệ thuật trong tiểu thuyết Màu 
rừng ruộng và Con chim joong bay từ A 
đến Z của Đỗ Tiến Thụy, mọi người sẽ 
thấy chúng đều biểu đạt những nội dung cụ 
thể. Đó có thể là nỗi day dứt, đớn đau của 
người cha khi thấy con mình dang dở 
đường công danh; sự ê chề của người 
chồng khi bị vợ xỉa xói; niềm hả hê của 
người nông dân lúc giành lại việc làm cho 
đàn trâu làng; tâm trạng bức xúc khi thấy 
con cháu mình trắng trợn tham nhũng, 
nhận hối lộ; lòng dũng cảm, tự trọng của 
một thợ săn voi; vẻ đẹp mê hồn của thiên 
nhiên Bắc Bộ và Tây Nguyên Vì vậy, sự 
kết hợp diễn ngôn người kể chuyện và 
nhân vật, đan xen diễn ngôn đối thoại - độc 
thoại, hòa phối giữa diễn ngôn kể - tả đã 
góp phần không nhỏ làm nên thành công 
trong nghệ thuật tự sự ở tiểu thuyết của Đỗ 
Tiến Thụy. 
Tài liệu tham khảo 
Lại Nguyên Ân (2017). 150 thuật ngữ văn học. 
Hà Nội, Nxb Văn học. 
Diệp Quang Ban (2009). Giao tiếp diễn ngôn 
và cấu tạo của văn bản. Hà Nội, Nxb 
Giáo dục. 
Lê Bá Hán (chủ biên) (2010). Từ điển thuật 
ngữ văn học. Hà Nội, Nxb Giáo dục. 
Đoàn Thị Minh Huyền (2014). Đặc điểm diễn 
ngôn trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh 
Thái. Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường 
Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 
Phương Lựu (chủ biên) (2006). Lý luận văn 
học. Hà Nội, Nxb Giáo dục. 
David Numan (1997). Hồ Mỹ Huyền, Trúc 
Thanh dịch. Dẫn nhập phân tích diễn 
ngôn. Hà Nội, Nxb Giáo dục. 
Pilin, I. P. và Tzurganova, E. A. (-). Đào Tuấn 
Ảnh, Lại Nguyên Ân, Trần Hồng Vân 
dịch (2003). Các khái niệm và thuật ngữ 
của các trường phái nghiên cứu văn học ở 
Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX. Hà Nội, 
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Đỗ Tiến Thụy (2017a). Màu rừng ruộng. 
Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ. 
Đỗ Tiến Thụy (2017b). Con chim joong bay từ 
A đến Z. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ. 

File đính kèm:

  • pdfloi_van_nghe_thuat_trong_tieu_thuyet_cua_do_tien_thuy_nhin_t.pdf