Loãng xương ở bệnh nhân có bệnh khớp tự miễn
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng loãng xương, các yếu tố nguy cơ loãng xương và nguy cơ gãy xương 10 năm theo mô hình FRAX ở bệnh nhân (BN) có bệnh khớp tự miễn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Loãng xương ở bệnh nhân có bệnh khớp tự miễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Loãng xương ở bệnh nhân có bệnh khớp tự miễn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 314 LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN CÓ BỆNH KHỚP TỰ MIỄN Lê Thị Kim An*, Trần Kim Trang** TÓM TẮT Mở đầu: Loãng xương là một trong những biến chứng quan trọng xảy ra ở các bệnh khớp tự miễn Mục tiêu: Đánh giá tình trạng loãng xương, các yếu tố nguy cơ loãng xương và nguy cơ gãy xương 10 năm theo mô hình FRAX ở bệnh nhân (BN) có bệnh khớp tự miễn. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, trên 98 BN nữ viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống, cứng bì, viêm đa cơ – viêm da cơ điều trị nội trú và ngoại trú khoa Nội Cơ Xương Khớp bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2012 đến 04/2013. Tất cả BN đều được đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng, cổ xương đùi và đầu trên xương đùi (CSTL, CXĐ và ĐTXĐ) bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép. BN 40 đến 90 tuổi được đánh giá nguy cơ gãy xương 10 năm bằng công cụ FRAX. Kết quả: Mật độ xương trung bình ở CSTL, CXĐ và ĐTXĐ lần lượt là 0,798 ± 0,152 g/cm2, 0,656 ± 0,159 g/cm2 và 0,760 ± 0,163 g/cm2. Ở nữ sau mãn kinh, tỉ lệ loãng xương CSTL, CXĐ và ĐTXĐ lần lượt là 70,7%, 63,4% và 46,3%. Ở nữ trước mãn kinh, mật độ xương thấp dưới mức mong đợi theo tuổi ở CSTL, CXĐ và ĐTXĐ chiếm 22,8%, 21,1% và 8,8%. Mật độ xương CSTL, CXĐ và ĐTXĐ tương quan với tuổi, chiều cao và thời gian bệnh. BN có nguy cơ cao gãy xương 10 năm chiếm 20,4%. 78,05% BN có chỉ định dùng thuốc chống hủy xương. 8,3% BN thiếu xương có chỉ định dùng thuốc chống hủy xương dựa vào điểm FRAX theo hướng dẫn của NOF. Kết luận: loãng xương CSTL, CXĐ và ĐTXĐ chiếm tỉ lệ 70,7%, 63,4% và 46,3%. 20,4% BN nguy cơ cao gãy xương 10 năm. Từ khóa: loãng xương, thiếu xương, mật độ xương dưới mức mong đợi theo tuổi, nguy cơ gãy xương 10 năm ABSTRACT OSTEOPOROSIS IN RHEUMATIC AUTOIMMUNE DISEASES Le Thi Kim An, Tran Kim Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 314 - 320 Background: Osteoporosis is one of important complications in rheumatic autoimmune diseases. Objectives: To evaluate prevalence, risk factors of osteoporosis and estimate ten – year probability of fracture by FRAX. Method: A cross – sectional study was conducted in 98 inpatients and outpatient diagnosed rheumatic autoimmune diseases (rheumatoid arthritis, systemic lupus erythematosus, systemic sclerosis and polymyosistis – dermatomyosistis) at the Department of Rheumatology from October 2012 to April 2013. All of them underwent a bone mineral density measurement by Dual energy X – ray Absorptionmetry (DXA) method at two regions lumbar spine and total hip. Patients aged 40 to 90 years old were estimated ten – year probability of hip fracture and major osteoporotic fracture by *Bộ Môn Nội Đại Học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: ThS.BS. Lê Thị Kim An ĐT: 0909846662 Email: an_swallow@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 315 FRAX. Results: The average bone mineral density at the lumbar, femoral neck and total hip regions are 0.798 ± 0.152 g/cm2, 0.656 ± 0.159 g/cm2 and 0.760 ± 0.163 g/cm2 respectively. In postmenopausal women, the frequency of osteoporosis at those sites are respectively 70.7%, 63.4% and 46.3%. In premenopausal women, the frequency of low bone density for chronologic age at those sites are 22.8%, 21.1% and 8.8%. There is a linear relation between age, height, and disease duration and bone mineral density at those 3 regions with p < 0.05. Patients at high risk fracture occupy 20.4%. Up to 78.05% of patients have the indication of antiresorptive treatment. Conclusion: Prevalence of osteoporosis is high in rheumatic autoimmune diseases. 20.4% of patients are at high risk fracture by FRAX. Keywords: Osteoporosis, osteopenia, low bone density for chronologic age, ten – year probability fracture ĐẶT VẤN ĐỀ Ở các bệnh khớp tự miễn như viêm khớp dạng thấp (VKDT), Lupus ban đỏ hệ thống (Lupus), xơ cứng bì (XCB), viêm đa cơ – viêm da cơ (VĐC – VDC), viêm cột sống dính khớp (VCSDK), v.v..., ngoài những rối loạn tại khớp còn có những ảnh hưởng ngoài khớp, gồm loãng xương và gãy xương(16). Tỉ lệ loãng xương từ 4% – 59,1% tùy nghiên cứu(2,15). Gãy xương liên quan đến loãng xương là một trong những biến chứng quan trọng ở bệnh khớp tự miễn, với hậu quả tàn tật, giảm chất lượng cuộc sống, tăng chi phí và thời gian điều trị, tăng gánh nặng xã hội, thậm chí tử vong. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát tình trạng loãng xương ở bệnh nhân có bệnh khớp tự miễn ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiêu chuẩn chọn bệnh BN nữ được chẩn đoán VKDT, Lupus, XCB hoặc VĐC – VDC tại khoa và phòng khám Nội Cơ Xương Khớp bệnh viện Chợ Rẫy, từ 10/2012 đến 04/2013. Tiêu chuẩn loại trừ Rối loạn huyết động (HA < 90mmHg), đã hoặc đang dùng thuốc chống hủy xương (Zoledronic acid, Alendronate,), cường giáp, bệnh gan mạn, tiền căn cắt 2 buồng trứng, thai phụ. Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang, mô tả có phân tích Nội dung nghiên cứu Hỏi bệnh sử và thăm khám để ghi nhận các yếu tố nguy cơ loãng xương. Sau đó, đo MĐX ở 2 vị trí CSTL và ĐTXĐ của chân không thuận bằng máy DXA Hologic ODR 4500 và xét nghiệm Canxi ion hóa huyết tương, Phosphate huyết tương, CRP máu (trong vòng 48 giờ sau nhập viện hoặc tại thời điểm đến khám). BN 40 - 90 tuổi được đánh giá nguy cơ gãy xương 10 năm bằng công cụ FRAX. Dùng mô hình FRAX đặc hiệu cho người Trung Quốc vì Trung Quốc và Việt Nam cùng trong nhóm nguy cơ gãy xương đùi thấp(7). KẾT QUẢ Đặc điểm dân số nghiên cứu 98 bệnh nhân. VKDT, Lupus, XCB và VĐC – VDC chiếm tỉ lệ lần lượt là 31,6% (31/98), 31,6% (31/98), 30% (30/98) và 6,2% (6/98) (Bảng 1). Mật độ xương trung bình CSTL, CXĐ và ĐTXĐ lần lượt là: 0,798 ± 0,152 g/cm2, 0,656 ± 0,159 g/cm2 và 0,760 ± 0,163 g/cm2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa ... ểm số Skewness và Kurtosis ( 3,29 đối với cỡ mẫu 51-300) và phép kiểm Kolmogorov-Smirnov để kiểm định phân bố bình thường. Đối với biến số có phân bố bình thường, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được sử dụng để phân tích khác biệt giữa 2 nhóm (có H. pylori dương tính và âm tính) bằng phép kiểm Student’s test. Nếu không có phân bố bình thường, giá trị trung vị sử dụng cho phân tích sự khác biệt quan trọng với phép kiểm Mann-Whitney test. So sánh trung bình giữa 3 nhóm tuổi bằng phép kiểm ANOVA. Nếu có khác biệt về thống kê, phân tích dưới nhóm post-hoc với phép kiểm Boferroni để xác định các cặp có khác biệt thống kê. Phần mềm SPSS, PASW phiên bản 18,0, được sử dụng cho phân tích thống kê. Giá trị p<0,05 được xem là có khác biệt quan trọng về thống kê. KẾT QUẢ Đặc điểm nhân trắc, lâm sàng và cận lâm sàng của 2 nhóm đối tượng khám sức khỏe khảo sát, nhóm có kháng thể H. pylori dương tính và nhóm âm tính: Bảng 1 trình bày các đặc điểm nhân trắc (phái tính, tuổi, BMI, mạch, huyết áp), bệnh lý rối loạn đường tiêu hóa trên (hội chứng thực quản trào ngược, viêm dạ dày, loét dạ dày) và các đặc điểm cận lâm sàng bao gồm siêu âm bụng, chụp x-quang tim phổi, xét nghiệm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 324 máu, nước tiểu giữa 2 nhóm: có kháng thể H. pylori dương tính (n=72) và nhóm có kháng thể H. pylori âm tính (n=31). Không ghi nhận sự khác biệt giữa 2 nhóm. Tỉ lệ nhiễm H. pylori trên dân số khám sức khỏe của nghiên cứu là 30,1% (31/103). Bảng 1. So sánh đặc điểm nhân trắc, lâm sàng và cận lâm sàng giữa 2 nhóm: H. pylori kháng thể dương tính và H.pylori kháng thể âm tính. Đặc điểm Nhóm H. pylori positive n = 31 Nhóm H. pylori negative (nhóm người bình thường) n = 72 p Phái tính: nam/nữ (n) 15/16 40/32 0,52 Tuổi (năm) (TB±ĐLC) 43,9±14,4 41,8±12,9 0,46 BMI (kg/m2) (TB±ĐLC) 23,04±2,98 23,29±3,51 0,73 Mạch (lần/phút) (TB±ĐLC) 73±9 70±12 0,21 Huyết áp tâm thu (mmHg) (TB±ĐLC) 116±23 116±15 0,89 Huyết áp tâm trương (mmHg)(TB±ĐLC) 66±10 66±11 0,82 Lâm sàng Không ghi nhận bất thường (n) 27 65 0,467 Hội chứng trào ngược thực quản (GERD) (n) 0 3 Viêm dạ dày (n) 4 4 Bạch cầu (10 3 /mm3)(TB±ĐLC) 8,2±8,7 6,7±2,0 0,35 Bạch cầu đa nhân trung tính (%) (TB±ĐLC) 55,4±8,0 56,0±8,4 0,75 Hồng cầu (10 6 /mm3) (TB±ĐLC) 4,7±0,5 4,8±0,5 0,69 Nhóm máu A+ 6 8 0,38 AB+ 3 4 B+ 12 25 O+ 10 35 Tiểu cầu (10 3 /mm3) (TB±ĐLC) 244±78,4 231±58,6 0,35 Ure máu (mmol/L) (TB±ĐLC) 4,95±1,65 5,2±3,4 0.73 Creatinine máu (µmol/L)(TB±ĐLC) 78,8±10,8 80,7±13,4 0.5 eGFR (ml/min/1.73 m 2 )(TB±ĐLC) 86,9±13,2 87,3±12,5 0.9 Đường huyết (mmol/L) (TB±ĐLC) 5,3±0,4 5,4±0,6 0.33 Uric máu (µmol/L) (TB±ĐLC) 351,9±143,2 350,8±130,2 0.97 Cholesterol máu toàn phần (mmol/L)(TB±ĐLC) 5,4±1,1 5,4±1,2 0.8 Triglycerides (mmol/L)(TB±ĐLC) 2,28±1,54 1,95±2,09 0.43 HDL-Cholesterol (mmol/L)(TB±ĐLC) 1,24±0,23 1,35±0,32 0.09 LDL-Cholesterol (mmol/L)(TB±ĐLC) 3,38±0,94 3,60±1,10 0.32 AST (U/L) (TB±ĐLC) 24,78±7,1 25,73±0,7 0.7 ALT (U/L) (TB±ĐLC) 24,2±15,1 27,6±19,5 0.39 GGT (U/L) (TB±ĐLC) 39,2±29,9 45,1±55,1 0.57 Bilirubin toàn phần (µmol/L) (TB±ĐLC) 11,7±3,7 12,0±4,8 0.8 HbA1c (%)(TB±ĐLC) 5,43±0,44 5,44±0,49 0.97 HBsAb (Pos/Neg) (n) 27/4 55/17 0.29 HBsAg (Pos/Neg) (n) 0/31 1/71 0.53 HCVAb (Pos/Neg) (n) 1/30 1/71 0.53 HAVAb (Pos/Neg) (n) 0/31 0/72 Không áp dụng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 325 Nồng độ pepsinogen và tỉ số PGI/II giữa 2 nhóm bệnh nhân có nhiễm và không nhiễm H. pylori Với phương pháp CLIA, nồng độ pepsinogen I, pepsinogen II, tỉ số PGI/II giữa 2 nhóm khảo sát được ghi nhận đầy đủ trong bảng 2. Nhóm có H. Pylori dương tính có nồng độ pepsinogen I cao và ngược lại có tỉ số Pepsinogen I/II thấp hơn nhóm chứng. Tuy nhiên cả 2 biến số này không khác biệt về thống kê giữa 2 nhóm. Bảng 2. So sánh pepsinogen I, pepsinogen II và tỉ số Pepsinogen I/II giữa nhóm người có kháng thể H. pylori dương tính và người bình thường (kháng thể H. pylori âm tính) Đặc điểm Nhóm H. pylori positive n = 31 Nhóm H. pylori negative (nhóm người bình thường) n = 72 p Pepsinogen I (ng/mL) (TB±ĐLC) 55,2±18,4 54,6±22,8 0,89 Pepsinogen II (ng/mL) (TB±ĐLC) 9,72±4,85 8,2±4,4 0,12 Ratio Pepsinogen I/II (TB±ĐLC) 6,86±3,85 7,6±3,8 0,355 Nồng độ pepsinogen và tỉ số PGI/II giữa 2 nhóm người có chẩn đóán lâm sàng viêm dạ dày và người không có bệnh lý viêm dạ dày. Bảng 3 cho thấy bệnh nhân có chẩn đoán lâm sàng viêm dạ dày có nồng độ pepsinogen I và II cao hơn so với người bình thường, tuy nhiên chỉ có pepsinogen II đạt mức độ có khác biệt về thống kê. Ngược lại tỉ số pepsinogen I/II trên bệnh nhân viêm dạ dày thấp hơn so với người bình thường. Bảng 3. So sánh pepsinogen I, pepsinogen II và tỉ số Pepsinogen I/II giữa nhóm người có chẩn đoán lâm sàng bệnh lý dạ dày-thực quản và người bình thường. Đặc điểm Chẩn đoán lâm sàng bệnh lý dạ dày, thực quản n = 11 Người bình thường n = 92 p Pepsinogen I (ng/mL) (TB±ĐLC) 60,0±21,2 54,1±21,5 0,39 Pepsinogen II (ng/mL) (TB±ĐLC) 11,7±5,9 8,3±4,3 0,018* Ratio Pepsinogen I/II (TB±ĐLC) 6,26±2,69 7,53±3,90 0,30 * Khác biệt có giá trị thống kê, phép kiểm Student’s t-test Phân bố nồng độ Pepsinogen I, Pepsinogen II và tỉ số PepI/II theo phái tính và nhóm tuổi Bảng 4 cho thấy PG I và tỉ số PG I/II có xu hướng cao trên phái nam so với nữ, nhưng chưa đạt khác biệt thống kê. Phân bố theo 3 nhóm tuổi: [19-40], [41-60] và [> 60] cho thấy tuổi lớn >60 có nồng độ PG I, PG II cao, trong đó PG II ở nhóm tuổi cao [>60 năm] có nồng độ cao khác biệt thống kê so với người nhóm tuổi thấp hơn: [19-40] p=0,011 và [41-60] p=0,025. Bảng 4. Phân bố nồng độ Pepsinogen I, II và tỉ số Pepsinogen I/II xếp theo phái tính và nhóm tuổi. Đặc tính Pepsinogen I Pepsinogen II Tỉ số PepI/II Phái nam, n=55 57,96±21,3 8,34±3,00 7,52±3,84 Phái nữ, n=48 51,1±21,2 9,01±5,89 7,24±3,80 p (Student’s test) 0,106 0,457 0,71 19-40 năm, n=48 53,54±23,44 8,00±3,75 7,56±4,33 41-60 năm, n=43 52,87±16,31 8,38±4,02 7,43±3,37 >60 năm, n=12 66,4±27,1 12,24±7,44 7,43±3,37 ANOVA test 0,134 0,013* 0,749 Bonferroni test: [19-40][>60]: p=0,11 [41-60][>60]: p=0,025 * khác biệt có ý nghĩa thống kê, phép kiểm post-hoc Bonferroni test. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 326 Khoảng tham chiếu Pepsinogen Khoảng tham chiếu của Pepsinogen I, II và tỉ số Pepsinogen I/II trên người bình thường (nam/nữ không nhiễm H. pylori, trình bày bách phân vị 5th – bách phân vị 95th như sau: Pepsinogen I: 26,73 – 109,18 ng/ml. Pepsinogen II: 3,35 – 17,5 ng/ml. Tỉ số Pepsinogen I/II: 3,88 – 14,3. Hình 1 trình bày phân bố khoảng tham chiếu của pepsinogen I. Hình 1. Phân bố nồng độ pepsinogen I trên 72 người bình thường (H, pylori âm tính), Dạng phân bố bình thường chuẩn với Skewness:1,56 và Kurtosis: 3,79; kiểm định với Kolmogorov-Smirnov, p=0,1. BÀN LUẬN Trong nghiên cứu thăm dò này, trên 103 người khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện Vinmec Central Park, pepsinogen được khảo sát chia ra 2 nhóm, có nhiễm H. pylori (n=31) và không nhiễm H. pylori (n=72). Khoảng tham chiếu của pepsinogen I trên nhóm không nhiễm H. pylori là 26,7-109,2 ng/ml (bách phân vị 5th-95th), trung bình: 54,6±22,8 ng/ml trong nghiên cứu này thấp hơn so với công bố giá trị pepsinogen I trên 34 người khỏe mạnh tỉnh Han, Trung Quốc, 118,39±47,8 ng/ml(16). Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phương pháp xét nghiệm miễn dịch vi hạt hóa phát quang hoàn toàn tự động (CMIA) khác với phương pháp ELISA (enzyme-linked immunosorbent assay) trong nghiên cứu của Zhang XM 2014. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả khảo sát pepsinogen I trên 531 người Trung Quốc “không nhiễm H. pylori (non-H pylori infection) và không có viêm teo dạ dày (non- atrophic gastritis) trong kiểm tra sức khỏe thường kỳ, 46±19,8 ng/mL, với cùng phương pháp đo(14). Điều này có thể gợi ý rằng người gốc Châu á có thể có khoảng tham chiếu pepsinogen I tương đồng nhau. Tuy nhiên việc khảo sát khoảng tham chiếu của pepsinogen theo từng dân tộc là cần thiết vì xét nghiệm này được mô tả có khả năng khác biệt nhau tùy theo dân tộc(11, 5, 3). Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả Pepsinogen I, Pepsinogen II tăng cao và tỉ số Pep I/II giảm thấp hơn trên người có nhiễm H. pylori so sánh với người bình thường, tuy nhiên các sự khác biệt này chưa đạt đến mức khác biệt thống kê, do cỡ mẫu khảo sát thăm dò hạn chế, và không là mục tiêu chính của nghiên cứu. Kết quả này tương đồng với kết quả của các nghiên cứu đã công bố(16,2,8,14,13) với kết quả có khác biệt về thống kê. Nghiên cứu của Tong Y 2017(14), ghi nhận pepsinogen I trên 321 người Trung quốc nhiễm H. pylori, nhưng chưa có viêm teo dạ dày (non-atrophy gastriris: NAG) là 60,6±33,1 ng/ml cao hơn so với người bình thường, 46,0±19,8 ng/ml; kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu hồi cứu của chúng tôi 55,2 ±18,4 so sánh với 54,6±22,8 ng/mL. Điều này được giải thích do bởi PG II thường tăng cao tương đối so với pepsinogen I trên người nhiễm H. pylori chưa có viêm teo dạ dày, nên tỉ số pepsinogen I/II giảm(6). Tỉ lệ nhiễm H. pylori trong dân số khám sức khỏe của chúng tôi là 30,1% (31/103) với đa số người sống tại thành phố Hồ chí Minh, thấp hơn tì lệ nhiễm H. pylori trên người Trung quốc khỏe mạnh tỉnh Hunan, Trung quốc(16). Tỉ lệ nhiễm H. pylori là 66% trên người Trung quốc vùng nông thôn và 47% ở vùng thành thị(14). Đã có công bố tỉ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 327 lệ nhiễm H. pylori rất cao đối với viêm loét dạ dày-tá tràng(16). Do vậy xét nghiệm PG trong huyết thanh rất cần thiết trong sàng lọc và chẩn đoán viêm loét dạ dày. Giới hạn của nghiên cứu này cũng cần nêu rỏ. Đây là nghiên cứu thăm dò với mục tiêu khảo sát ban đầu giá trị khoảng tham chiếu pepsinogen trên người Việt Nam bình thường không nhiễm H. pylori, nên cỡ mẫu tương đối hạn chế với n=72. Dân số nghiên cứu chủ yếu người sống ở thành phố Hồ Chí Minh chưa đại diện cho toàn bộ dân số Việt Nam. Do đó cần có những nghiên cứu đa trung tâm với cỡ mẫu lớn hơn giúp xác định các giá trị tìm thấy trong nghiên cứu thăm dò này. KẾT LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp giá trị khoảng tham khảo của pepsinogens: pepsinogen I, pepsinogen II và tỉ số Pepsi I/II trên đối tượng người Việt Nam bình thường, kiểm tra sức khỏe định kỳ, không nhiễm H. pylori và có nhiễm H. pylori, chưa có biểu hiện viêm teo niêm mạc dạ dày. Khoảng giá trị này cần khảo sát thêm bằng các nghiên cứu đa trung tâm với cỡ mẫu lớn hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abbott. 2008. Pepsinogen I, June-2008. 2. Asaka M, Kimura T, Kudo M, et al. 1992. Relationship of Helicobacter pylori to serum pepsinogens in an asymptomatic Japanese population. Gastroenterology 102: 760-766. 3. Bornschein J, Selgrad M, Wex T, Kuester D, Malfertheiner P. 2012. Serological assessment of gastric mucosal atrophy in gastric cancer. BMC Gastroenterol 12:10. 4. Gritti I, Banfi G, Roi GS. 2000. Pepsinogens: physiology, pharmacology, pathophysiology and exercise. Pharmacol Res 41: 256-281. 5. Ho June S, Se Jin J, Sung-Cheol Y, et al. 2010. Low levels of pepsinogen I and pepsinogen I/II ratio are valuable serologic markers for predicting extensive gastric corpus atrophy in patients undergoing endoscopic mucosectomy. Gut Liver 4: 475-480. 6. Kang JM, Kim N, Yoo JY, et al. 2008. The role of serum pepsinogen and gastrin test for the detection of gastric cancer in Korea. Helicobacter 13: 146-156. 7. Kageyama T. Pepsinogens, progastricsins, and prochymosins: structure, function, evolution, and development. 2002. Cell Mol Life Sci 59: 288-306. 8. Klychira K, Yoshihara M, Ito M, et al. 2003. Serum pepsinogen concentration as marker of Helicobacter pylori infection and the histologic grade of gastritis, evaluation of gastric mucosa by serum pepsinogen levels. J Gastroenterol 38: 332-338. 9. Leja M, Cine E, Rudzite D, et al. 2012. Prevalence of Helicobacter pylori infection and atrophic gastritis in Latvia. Eur J Gastroenterol Hepatol 24: 1410-1417. 10. Lijima K, Koike T, Abe Y, et al. 2009. Alteration of correlation between serum pepsinogen concentrations and gastric acid secretion after H. pylori eradication. J Gastroenterol 44(8): 819- 825. 11. Lomba-V, Dinis-Ribeiro M, Fonseca F, et al. 2012. Serum pepsinogen tests for early detection of gastric cancer in a European country. Eur J Gastroenterol Hepatol 24: 37-41. 12. Lorente S, Doiz O, Trinidad SM, et al. 2002. Helicobacter pylori stimulates pepsinogen secretion from isolated human peptic cells. Gut 50(1): 13-18. 13. Tanaka Y, Mine K, Nakai Y, et al. 1991. Serum pepsinogen I concentration in peptic ulcer patients in relation to ulcer location and stage. Gut 32: 849-852. 14. Tong Y, Wu Y, Song Z, Yu Y, Yu X. 2017. The potential value of serum pepsinogen for diagnosis of atrophic gastritis among the health check-up populations in China: a diagnostic clinical research. BMC Gastroenterology 2017, 17:88. 15. Venerito M, Kohrs S, Wex T, et al. 2011. Helicobacter pylori infection and fundic gastric atrophy are not associated with esophageal squamous cell carcinoma: a case-control study. Eur J Gastroenterol Hepatol 23: 859-864. 16. Zhang XM, Li JX, Zhang GY, Li XH, Gu H. 2014. The value of serum pepsinogen levels for the diagnosis of gastric diseases in Chinese Han people in midsouth China. BMC Gastroenterology 2014, 14:3. Ngày nhận bài báo: 16/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
File đính kèm:
- loang_xuong_o_benh_nhan_co_benh_khop_tu_mien.pdf