Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe của mỗi người. Đối với bệnh nhân ung thư

vú, chất lượng giấc ngủ (CLGN) kém làm giảm chất lượng cuộc sống, liên quan đến kết quả điều trị thậm

chí làm tăng nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy CLGN kém đang trở nên

phổ biến ở bệnh nhân ung thư vú, tỷ lệ này dao động 30 - 66%. Chính vì vậy, nghiên cứu được tiến hành

nhằm xác định tỷ lệ CLGN kém và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện Ung Bướu

TP. HCM với mong muốn cải thiện CLGN cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 105 bệnh nhân ung thư

vú từ giai đoạn I đến giai đoạn III đang điều trị ở các khoa Nội 4, Ngoại 4, Xạ 4 tại bệnh viện Ung Bướu

Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu chọn mẫu toàn bộ, sử dụng thang đo PSQI để đánh giá CLGN

(điểm PSQI > 5 cho CLGN kém).

Kết quả: Tỷ lệ CLGN kém ở bệnh nhân ung thư vú là 79,1%. Có mối liên quan giữa CLGN với chức

năng gia đình, tình trạng lo âu và trầm cảm.

Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 8460
Bạn đang xem tài liệu "Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh

Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 370 
CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 
Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
DANH NGHĨA THIỀN MÔN1, KIM XUÂN LOAN2 
Địa chỉ liên hệ: Danh Nghĩa Thiền Môn 
Email: thienmon61295@gmail.com 
Ngày nhận bài: 1/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 Sinh viên Y học dự phòng Đại học Y Dược TP. HCM 
2 Giảng viên Bộ môn Dịch tễ Đại học Y Dược TP. HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng 
đối với sức khỏe đó là khoảng thời gian để hồi phục 
chức năng các hệ cơ quan đặc biệt là não bộ. Một 
giấc ngủ có chất lượng kém mang lại nhiều tác động 
tiêu cực như trạng thái mệt mỏi, giảm khả năng làm 
việc, suy giảm trí nhớ mà tình trạng kéo dài có thể 
làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim 
mạch, chuyển hóa, thần kinh[6]. Do đó, đo lường giấc 
ngủ và các tác động của nó lên sức khỏe luôn được 
nhiều nhà khoa học quan tâm đặc biệt đối với những 
bệnh nhân đã và đang mắc các bệnh mãn tính nói 
chung, trong đó có bệnh nhân ung thư vú. 
Đối với bệnh nhân ung thư vú chất lượng giấc 
ngủ kém ảnh hưởng đến kết quả điều trị thậm chí 
làm tăng nguy cơ tử vong. Một số nghiên cứu trước 
đây đã chỉ ra chất lượng giấc ngủ kém có liên quan 
đến sự phát triển của khối u, làm gia tăng gánh nặng 
một số triệu chứng như tăng nguy cơ trầm trọng của 
cơn đau, tăng nguy cơ triệu chứng buồn nôn và nôn 
do hóa trị, góp phần vào triệu chứng mệt mỏi ban 
ngày trong bệnh ung thư và dẫn đến giảm chất 
lượng cuộc sống của bệnh nhân[6,8,11]. Một phân tích 
tổng hợp còn cho thấy những người có chất lượng 
giấc ngủ kém có nguy cơ tử vong cao hơn 12% so 
với những người khác ngủ đủ 7h đến 8h mỗi đêm[4]. 
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu gần đây cho 
thấy rối loạn giấc ngủ đang phổ biến ở bệnh nhân 
ung thư vú. Thống kê trên thế giới cho thấy tỷ lệ 
mất ngủ ở bệnh nhân ung thư vú dao động từ 
30 - 66%[2,9,10]. Tình trạng mất ngủ xảy ra sau khi 
chẩn đoán ung thư vú và trở nên trầm trọng hơn khi 
bước vào điều trị[11]. Trong 61% bệnh nhân ung thư 
vú có chất lượng giấc ngủ kém thì 59% cho biết họ 
đã sử dụng thuốc cho giấc ngủ trong tháng qua với 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe của mỗi người. Đối với bệnh nhân ung thư 
vú, chất lượng giấc ngủ (CLGN) kém làm giảm chất lượng cuộc sống, liên quan đến kết quả điều trị thậm 
chí làm tăng nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy CLGN kém đang trở nên 
phổ biến ở bệnh nhân ung thư vú, tỷ lệ này dao động 30 - 66%. Chính vì vậy, nghiên cứu được tiến hành 
nhằm xác định tỷ lệ CLGN kém và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện Ung Bướu 
TP. HCM với mong muốn cải thiện CLGN cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 105 bệnh nhân ung thư 
vú từ giai đoạn I đến giai đoạn III đang điều trị ở các khoa Nội 4, Ngoại 4, Xạ 4 tại bệnh viện Ung Bướu 
Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu chọn mẫu toàn bộ, sử dụng thang đo PSQI để đánh giá CLGN 
(điểm PSQI > 5 cho CLGN kém). 
Kết quả: Tỷ lệ CLGN kém ở bệnh nhân ung thư vú là 79,1%. Có mối liên quan giữa CLGN với chức 
năng gia đình, tình trạng lo âu và trầm cảm. 
Từ khóa: Chất lượng giấc ngủ, ung thư vú, PSQI, Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 371 
30% đã sử dụng thuốc ngủ ít nhất ba lần mỗi tuần 
trong một tháng qua[3]. Nhiều nghiên cứu ở các quốc 
gia đã tiến hành đánh giá những yếu tố có liên quan 
đến chất lượng giấc ngủ trên bệnh nhân ung thư vú 
với mong muốn có thể cải thiện CLGN cũng như 
chất lượng cuộc sống[3,7,12]. Tại Việt Nam, một 
nghiên cứu tại tỉnh Hải Dương (2018) cho thấy tỷ lệ 
bệnh nhân ung thư nói chung bị rối loạn giấc ngủ 
khá cao tới 83,7%[1], còn trên bệnh nhân ung thư vú 
chưa tìm thấy nghiên cứu công bố tỷ lệ này. Chính vì 
vậy, nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tỷ lệ 
bệnh nhân ung thư vú có chất lượng giấc ngủ kém 
và các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ như 
đặc điểm dân số - kinh tế - xã hội, tình trạng bệnh, 
chức năng gia đình, lo lâu, trầm cảm bệnh viện. 
Nghiên cứu sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn 
về vấn đề này, hướng đến điều trị về rối loạn giấc 
ngủ, giảm thiểu yếu tố nguy cơ liên quan đến tỷ lệ 
tử vong. 
Bệnh viện Ung Bướu T. HCM là một trong 
những bệnh viện lớn chuyên về điều trị ung thư tại 
miền nam Việt Nam. Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 
một lượng đông bệnh nhân đến khám và điều trị nên 
phù hợp để tiến hành nghiên cứu. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng 
Bệnh nhân ung thư vú đang điều trị tại bệnh 
viện Ung Bướu TP. HCM trong thời gian nghiên cứu 
từ tháng 4/2020 đến tháng 6/2020. 
Cỡ mẫu: 105 người. 
Tiêu chuẩn chọn vào 
Những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư và 
đang điều trị tại bệnh viện Ung Bướu trong thời gian 
nghiên cứu. 
Bệnh nhân đủ 18 tuổi. 
Đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn loại ra 
Bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn IV. 
Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn trầm cảm 
trong vòng 1 tháng trở lại đây. 
Bệnh nhân có khó khăn đáng kể trong giao tiếp 
như khiếm thính, bệnh nhân không thể hợp tác trả 
lời hoặc không có khả năng tự chăm sóc bản thân 
sẽ không được mời tham gia nghiên cứu. 
Phương pháp 
Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. 
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ 
dựa trên tỷ lệ phân tầng theo mỗi khoa gồm Nội 4, 
Xạ 4, Ngoại 4. 
Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn trực 
tiếp mặt đối mặt. 
Xử lý số liệu: Nhập liệu bằng Epidata 3.1 và 
phân tích bằng Stata 14.2. 
KẾT QUẢ 
Bảng 1. Phân loại chất lượng giấc ngủ 
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) 
Phân loại chất lượng giấc ngủ 
Kém 83 79,1 
Tốt 22 20,9 
Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ 
Mối liên quan giữa CLGN và đặc điểm dân số - kinh tế - xã hội. 
Bảng 2. Mối liên quan giữa CLGN và đăc điểm dân số - kinh tế - xã hội 
Đặc điểm Chất lượng giấc ngủ Giá trị p PR (KTC 95%) Kém (%) (n = 83) Tốt (%) (n = 22) 
Nhóm tuổi 
≤ 50 tuổi 36 (76,6) 11 (23,4) 0,578c 1 
> 50 tuổi 47 (81,0) 11 (19,0) 1,06 (0,87 - 1,29) 
Nơi sống 
TP. HCM 12 (63,2) 7 (36,8) 0,115f 1 
Nơi khác 71 (82,6) 15 (17,4) 1,31 (0,91 - 1,87) 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 372 
Tôn giáo 
Có tôn giáo 67 (78,8) 18 (21,2) 1,000f 1 
Không theo tôn giáo 16 (80,0) 4 (20,0) 0,99 (0,77 - 1,26) 
Trình độ học vấn 
Từ cấp 2 trở xuống 71 (80,7) 17 (19,3) 0,344f 0,87 (0,63 - 1,21) 
Từ cấp 3 trở lên 12 (70,6) 5 (29,4) 1 
Nghề nghiệp 
Công việc ổn định 63 (81,8) 14 (18,2) 0,247c 0,87 (0,68 - 1,13) 
Công việc không ổn định 20 (71,4) 8 (28,6) 1 
Kinh tế 
Đủ sống 48 (77,4) 14 (22,6) 0,623c 1 
Không đủ sống 35 (81,4) 8 (18,6) 0,95 (0,78 – 1,16) 
c: Kiểm định chi khuynh hướng f:Kiểm định chính xác Fisher 
Bảng 2 (tt). Mối liên quan giữa CLGN và đăc điểm dân số - kinh tế - xã hội 
Đặc điểm Chất lượng giấc ngủ Giá trị p PR (KTC 95%) Kém (%) (n = 83) Tốt (%) (n = 22) 
Chi trả BHYT 
Một phần 
BHYT toàn bộ 
66 (79,5) 
17 (77,3) 
17 (20,5) 
5 (22,7) 
0,824 
0,97 (0,75 – 1,125) 
1 
Hôn nhân 
Đã kết hôn 
Độc thân/ Ly thân/ Ly dị/ Góa 
66 (79,5) 
17 (77,3) 
17 (20,5) 
5 (22,7) 
0,776f 
0,97 (0,76 – 1,25) 
1 
Tình trạng sống chung 
Có sống chung 
Không sống chung 
80 (78,4) 
3 (100) 
22 (21,6) 
0 (0,0) 
1,000f 
1 
0,78 (0,71 – 0,87) 
Mối liên quan giữa CLGN và đặc điểm tình trạng bệnh 
Bảng 3. Mối liên quan giữa CLGN và đặc điểm tình trạng bệnh 
Đặc điểm Chất lượng giấc ngủ Giá trị p PR (KTC 95%) Kém (%) (n = 83) Tốt (%) (n=22) 
Hình thức điều trị 
Ngoại trú 
Nội trú 
80 (78,4) 
3 (100) 
22 (21,6) 
0 (0,0) 
< 0,001** 
1 
1,28 (1,15 - 1,41) 
Mức độ thay đổi cân nặng 
Giảm cân 
Không đổi 
Tăng cân 
34 (79,1) 
30 (76,9) 
19 (82,6) 
9 (20,9) 
9 (23,1) 
4 (17,4) 
0,816 
1 
0,585 
1,03 (0,82 - 1,30) 
1 
1,07 (0,83 - 1,39) 
Khoảng thời gian mắc bệnh 
< 1 năm 
1 -< 3 năm 
47 (78,3) 
25 (73,5) 
13 (21,7) 
9 (26,5) 
0,609 
1 
0,94 (0,74 - 1,20) 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 373 
≥ 3 năm 11 (100) 0 (0,0) < 0,001** 1,28 (1,12 - 1,46) 
Bảng 3 (tt). Mối liên quan giữa CLGN và đặc điểm tình trạng bệnh 
Đặc điểm Chất lượng giấc ngủ Giá trị p PR (KTC 95%) Kém (%) (n = 83) Tốt (%) (n = 22) 
Giai đoạn bệnh hiện tại 
Giai đoạn IA 
Giai đoạn IB 
Giai đoạn IIA 
Giai đoạn IIB 
Giai đoạn IIIA 
Giai đoạn IIIB 
Giai đoạn IIIC 
Không rõ/chưa xác định 
5 (83,3) 
0 (0,0) 
23 (71,9) 
14 (77,8) 
15 (88,2) 
16 (72,7) 
5 (100) 
5 (100) 
1 (16,7) 
0 (0,0) 
9 (28,1) 
4 (22,2) 
2 (11,8) 
6 (27,3) 
0 (0,0) 
0 (0,0) 
0,490 
0,639 
0,150 
0,945 
0,003* 
0,003* 
1,16 (0,76 - 1,77) 
1 
1,08 (0,78 - 1,51) 
1,23 (0,93 - 1,62) 
1,01 (0,72 - 1,42) 
1,39 (1,12 - 1,73) 
1,39 (1,12 - 1,73) 
Tái phát 
Chưa tái phát 
Có tái phát 
79 (78,2) 
4 (100) 
22 (21,8) 
0 (0,0) 
0,577f 
1 
1,28 (1,15 - 1,42) 
Phương pháp điều trị 
Phẫu thuật 
Có 
Không 
6 (85,7) 
77 (78,6) 
1 (14,3) 
21 (21,4) 
0,595 
1,09 (0,79 - 1,50) 
1 
Hóa trị 
Có 
Không 
21 (75,0) 
62 (80,5) 
7 (25) 
15 (19,5) 
0,565 
1,07 (0,84 - 1,37) 
1 
Xạ trị 
Có 
Không 
21 (72,4) 
62 (81,6) 
8 (27,6) 
14 (18,4) 
0,350 
0,89 (0,69 - 1,14) 
1 
Nhắm trúng đích 
Có 
Không 
5 (100) 
78 (78,0) 
0 (0,0) 
22 (22,0) 
0,581f 
1,28 (1,16 - 1,42) 
1 
Bệnh kèm 
Không 
Có 
44 (77,2) 
39 (81,2) 
13 (22,8) 
9 (18,8) 
0,611c 
1 
1,05 (0,87 - 1,28) 
*: p < 0,05 **: p < 0,001 f: Kiểm định chính xác Fisher 
Bảng 3 (tt). Mối liên quan giữa CLGN và đặc điểm tình trạng bệnh 
Đặc điểm Chất lượng giấc ngủ Giá trị p PR (KTC 95%) Kém (%) (n = 83) Tốt (%) (n = 22) 
Bệnh lý đi kèm 
Tăng huyết áp 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 374 
Không 
Có 
25 (86,2) 
14 (73,7) 
4 (13,8) 
5 (26,3) 
0,451f 1 
0,85 (0,63 – 1,16) 
Bệnh gan 
Không 
Có 
28 (77,8) 
11 (91,7) 
8 (22,2) 
1 (8,3) 
0,416f 
1 
1,18 (0,92 – 1,50) 
Bệnh đái tháo đường 
Không 
Có 
32 (84,2) 
7 (70,0) 
6 (15,8) 
3 (30,0) 
0,370f 
1 
0,83 (0,54 – 1,28) 
Bệnh dạ dày 
Không 
Có 
30 (76,9) 
9 (100) 
9 (23,1) 
0 (0,0) 
0,176f 
1 
1,3 (1,09 – 1,54) 
Bệnh tim mạch 
Không 
Có 
35 (79,6) 
4 (100) 
9 (20,5) 
0 (0,0) 
1,000f 
1 
1,26 (108 – 1,46) 
Bệnh thận 
Không 
Có 
38 (80,9) 
1 (100) 
9 (19,2) 
0 (0,0) 
1000f 
1 
1,24 (1,08 – 1,42) 
Số lượng bệnh đi kèm 
1 bệnh 
2 bệnh 
≥ 3 bệnh 
28 (82,4) 
8 (72,7) 
3 (100) 
6 (17,7) 
3 (27,3) 
0 (0,0) 
0,541 
0,016* 
1 
0,88 (0,59 – 1,31) 
1,21 (1,04 – 1,42) 
Mối liên quan giữa CLGN và sự hỗ trợ gia đình 
Bảng 4. Mối liên quan giữa CLGN và sự hỗ trợ gia đình 
Đặc điểm Chất lượng giấc ngủ Giá trị p PR (KTC 95%) Kém (%) (n = 83) Tốt (%) (n = 22) 
Phân loại nhóm APGAR 
Không gắn kết 
Gắn kết không tốt 
Gắn kết tốt 
9 (100) 
20 (87,0) 
54 (74,0) 
0 (0,0) 
3 (13,0) 
19 (26,0) 
< 0,001 
1,35 (1,18 - 1,55) 
1,18 (0,95 - 1,45) 
1 
Mối liên quan giữa CLGN và lo âu, trầm cảm 
Bảng 5. Mối liên quan giữa CLGN và trầm cảm 
Đặc điểm Chất lượng giấc ngủ Giá trị p PR (KTC 95%) Kém (%) (n = 83) Tốt (%) (n = 22) 
Trầm cảm bệnh viện 
Không 
Có trầm cảm 
67 (75,3) 
16 (100) 
22 (24,7) 
0 (0,0) 
0,021f 
1 
1,33 (1,18 - 1,50) 
Lo âu bệnh viện 
Không 
69 (75,8) 
22 (24,2) 
0,038f 
1 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 375 
Có trầm cảm 14 (100) 0 (0,0) 1,32 (1,17 - 1,48) 
f:Kiểm định chính xác Fisher 
Các yếu tố liên quan đến CLGN theo mô hình hồi quy Poisson đa biến 
Bảng 6. Các yếu tố liên quan đến CLGN theo mô hình hồi quy Poisson đa biến (n = 105) 
Đặc điểm Pthô PRthô (KTC 95%thô) Giá trị Phc PRhc (KTC 95%hc) 
Phân loại nhóm APGAR 
Không gắn kết 
Gắn kết không tốt 
Gắn kết tốt 
< 0,001 
1,35 (1,18 - 1,55) 
1,18 (0,95 - 1,45) 
1 
0,005 
1,23 (1,07 - 1,43) 
1,12 (0,91 - 1,38) 
1 
Trầm cảm 
Có trầm cảm 
0,021 
1,33 (1,18 - 1,50) 
0,001 
1,19 (1,07 - 1,32) 
Lo âu 
Có lo âu 
0,038 
1,32 (1,17 - 1,48) 
0,001 
1,20 (1,08 - 1,34) 
Phc: giá trị p hiệu chỉnh PRhc: giá trị PR hiệu chỉnh 
BÀN LUẬN 
Nghiên cứu tìm thấy tỷ lệ CLGN kém ở bệnh 
nhân ung thư vú khá cao là 79,1%. Tỷ lệ này thấp 
hơn so với ghi nhận tình trạng rối loạn giấc ngủ ở 
bệnh nhân ung thư nói chung là 83,7%[1]. Hầu hết 
các nghiên cứu ở các quốc gia khác cùng trên bệnh 
nhân ung thư vú có tỷ lệ thấp hơn. Điều này có hiểu 
rằng trong nghiên cứu, CLGN được đánh giá trong 
vòng một tháng trước nên có thể xảy ra sai lệch hồi 
tưởng. Ngoài ra sự khác biệt có thể do sự khác nhau 
về thang đo sử dụng, thời điểm đánh giá, đối tượng 
và các đặc điểm kinh tế - xã hội, tình trạng bệnh 
cũng có thể liên quan đến CLGN. 
Kết quả phân tích đáng chú ý là có tìm thấy mối 
liên quan có tính khuynh hướng giữa CLGN và sự 
gắn kết gia đình. Cụ thể rằng cứ mức độ gắn kết gia 
đình giảm xuống một mức thì tỷ lệ CLGN kém tăng 
lên 1,12 lần với Phc=0,005 và KTC 95% là 0,91 – 
1,38. Kết quả của nghiên cứu phù hợp với một số 
nghiên cứu trước đây tìm thấy mối liên quan giữa 
chức năng gia đình và CLGN trên những đối tượng 
khác nhau như thanh thiếu niên, người trưởng 
thành[12-14]. 
Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu tại Đan Mạch 
(2011) cho thấy lo âu, trầm cảm liên quan đến khó 
ngủ đáng kể, sự gia tăng của một đơn vị trong sự lo 
lắng, trầm cảm lần lượt tương ứng với sự gia tăng 
4,1% và 13,5% về tỷ lệ khó ngủ[5]. Tương tự, kết quả 
của nghiên cứu cũng tìm thấy có mối liên quan quan 
giữa trầm cảm, lo âu và CLGN, cụ thể là những đối 
tượng bị trầm cảm, lo âu lần lượt có CLGN kém cao 
gấp 1,19 và 1,20 lần so với những đối tượng không 
bị trầm cảm. 
KẾT LUẬN 
Chất lượng giấc ngủ kém khá phổ biến ở bệnh 
nhân ung thư vú đang điều trị tại bệnh viện Ung 
Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Những yếu tố liên 
quan là chức năng gia đình và tình trạng lo âu, trầm 
cảm. Chính vì vậy, bệnh viện cần phát triển-sàng lọc 
định kỳ về rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân ung thư vú 
trong quá trình điều trị, đặc biệt đối với những bệnh 
nhân có dấu hiệu trầm cảm hoặc lo âu, với mục đích 
giảm thiểu gánh nặng bệnh tật cho bệnh nhân. Gia 
đình cũng cần quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ về mặt tinh 
thần cũng như tài chính giúp bệnh nhân có thể giải 
tỏa những lo âu, căng thẳng vì những yếu tố này có 
ảnh hưởng đến CLGN. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Thị Múi, Trần Văn Lưu, Phạm Thị Thu 
Hương, Nguyễn Bá Tâm (2018) "Thực trạng rối 
loạn giấc ngủ của người bệnh nhân ung thư điều 
trị nội trú tại Hải Dương năm 2018". Tạp chí 
khoa học điều dưỡng, 1 (2) 
2. J. Savard, S. Simard, J. Blanchet, H. Ivers, C. M. 
Morin (2001) "Prevalence, clinical 
characteristics, and risk factors for insomnia in 
the context of breast cancer". Sleep, 24 (5), 583-
90. 
3. B. V. Fortner, E. J. Stepanski, S. C. Wang, S. 
Kasprowicz, H. H. Durrence (2002) "Sleep and 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 376 
quality of life in breast cancer patients". J Pain 
Symptom Manage, 24 (5), 471-80. 
4. F. P. Cappuccio, L. D'Elia, P. Strazzullo, M. A. 
Miller (2010) "Sleep duration and all-cause 
mortality: a systematic review and meta-analysis 
of prospective studies". Sleep, 33 (5), 585-92. 
5. S. L. Beck, A. M. Berger, A. M. Barsevick, B. 
Wong, K. A. Stewart, W. N. Dudley (2010) 
"Sleep quality after initial chemotherapy for 
breast cancer". Support Care Cancer, 18 (6), 
679-89. 
6. O. M. Buxton, S. W. Cain, S. P. O'Connor, J. H. 
Porter, J. F. Duffy, W. Wang, et al. (2012) 
"Adverse metabolic consequences in humans of 
prolonged sleep restriction combined with 
circadian disruption". Sci Transl Med, 4 (129), 
129ra43. 
7. S. Ancoli-Israel, L. Liu, M. Rissling, L. Natarajan, 
A. B. Neikrug, B. W. Palmer, et al. (2014) "Sleep, 
fatigue, depression, and circadian activity 
rhythms in women with breast cancer before and 
after treatment: a 1-year longitudinal study". 
Support Care Cancer, 22 (9), 2535-45. 
8. D. Jung, K. M. Lee, W. H. Kim, J. Y. Lee, T. Y. 
Kim, S. A. Im, et al. (2016) "Longitudinal 
Association of Poor Sleep Quality With 
Chemotherapy-Induced Nausea and Vomiting in 
Patients With Breast Cancer". Psychosom Med, 
78 (8), 959-965. 
9. T. C. Mansano-Schlosser, M. F. Ceolim (2017) 
"Association between poor clinical prognosis and 
sleep duration among breast cancer patients". 
Rev Lat Am Enfermagem, 25, e2899. 
10. T. C. Mansano-Schlosser, M. F. Ceolim, T. D. 
Valerio (2017) "Poor sleep quality, depression 
and hope before breast cancer surgery". Appl 
Nurs Res, 34, 7-11. 
11. R. Fakih, M. Rahal, L. Hilal, L. Hamieh, M. Dany, 
S. Karam, et al. (2018) "Prevalence and Severity 
of Sleep Disturbances among Patients with Early 
Breast Cancer". Indian J Palliat Care, 24 (1), 35-
38. 
12. Arthur Mesas, Paul Peppard, Lauren Hale, Elliot 
Friedman, F. Nieto, Erika Hagen (2019) 
"Individuals' perceptions of social support from 
family and friends are associated with lower risk 
of sleep complaints and short sleep duration". 
Sleep Health, 6 
13. L. Y. Chang, C. C. Wu, L. L. Yen, H. Y. Chang 
(2019) "The effects of family dysfunction 
trajectories during childhood and early 
adolescence on sleep quality during late 
adolescence: Resilience as a mediator". Soc Sci 
Med, 222, 162-170. 
14. K. Liu, T. Yin, Q. Shen (2020) "Relationships 
between sleep quality, mindfulness and work-
family conflict in Chinese nurses: A cross-
sectional study". Appl Nurs Res, 151250. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 377 
SUMMARY 
Objective: Sleep plays an important role in everyone's health. For breast cancer patients, poor sleep 
quality of life reduces the quality of life, is associated with treatment outcomes, and even increases the risk of 
death. However, studies around the world show that poor sleep quality is becoming more common in breast 
cancer patients, this rate ranges from 30 - 66%. Therefore, the studies were conducted to determine the poor 
sleep quality rate and related factors in breast cancer patients at Chi Minh City Oncology nospital. with the 
desire to improve sleep quality as well as the quality of life of cancer patients 
Method: Cross-sectional study describes over 105 breast cancer patients from stage I to stage III who are 
being treated in the departments of Internal 4, Surgery 4, Radiation 4 at Ho Chi Minh Ccity Oncology hospital. 
Overall sampling study, using the PSQI scale to assess sleep quality (PSQI score>5 mean poor quality). 
Results: The rate of poor quality control in breast cancer patients is 79.1%. There is a relationship between 
the sleep quality and family function, anxiety and depression. 
Keyword: Sleep Quality, Breast Cancer, PSQI, Ho Chi Minh city Oncology hospital. 

File đính kèm:

  • pdfchat_luong_giac_ngu_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_benh_nhan_ung.pdf