Lam-Sao-nghe-duoc-tieng-anh-part-1._SID12_PID983652

Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng

ta quá thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm.

Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không

hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì

mình không buồn nghe tiếp.

Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ

hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không

thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà – trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ – mỗi

lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên

tâm, bằng không thì câu ấy không có nghĩa

Lam-Sao-nghe-duoc-tieng-anh-part-1._SID12_PID983652 trang 1

Trang 1

Lam-Sao-nghe-duoc-tieng-anh-part-1._SID12_PID983652 trang 2

Trang 2

Lam-Sao-nghe-duoc-tieng-anh-part-1._SID12_PID983652 trang 3

Trang 3

Lam-Sao-nghe-duoc-tieng-anh-part-1._SID12_PID983652 trang 4

Trang 4

Lam-Sao-nghe-duoc-tieng-anh-part-1._SID12_PID983652 trang 5

Trang 5

Lam-Sao-nghe-duoc-tieng-anh-part-1._SID12_PID983652 trang 6

Trang 6

Lam-Sao-nghe-duoc-tieng-anh-part-1._SID12_PID983652 trang 7

Trang 7

Lam-Sao-nghe-duoc-tieng-anh-part-1._SID12_PID983652 trang 8

Trang 8

Lam-Sao-nghe-duoc-tieng-anh-part-1._SID12_PID983652 trang 9

Trang 9

Lam-Sao-nghe-duoc-tieng-anh-part-1._SID12_PID983652 trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 5840
Bạn đang xem tài liệu "Lam-Sao-nghe-duoc-tieng-anh-part-1._SID12_PID983652", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lam-Sao-nghe-duoc-tieng-anh-part-1._SID12_PID983652

Lam-Sao-nghe-duoc-tieng-anh-part-1._SID12_PID983652
Làm Sao Nghe Được Tiếng Anh 
(Part 1) 
 Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng 
ta quá thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. 
Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không 
hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì 
mình không buồn nghe tiếp. 
Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ 
hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không 
thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà – trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ – mỗi 
lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên 
tâm, bằng không thì  câu ấy không có nghĩa. 
Thế nhưng, đấy là lối học sinh ngữ ngược chiều. Tôi biết được 6 ngôn ngữ, trong 
đó có ba ngôn ngữ thành thạo nghe nói đọc viết: Việt – Anh – Pháp, và tôi thấy 
rằng trong các ngôn ngữ tôi biết thì, một cách khách quan, nghe và nói tiếng Việt 
là khó nhất (vì ở phương tây, không có ngôn ngữ nào mà mình đổi cao độ của một 
từ thì ý nghĩa từ ấy lại thay đổi: ma – má – mà – mạ – mã – mả). Nhưng các bạn ở 
forum này, cũng như tôi, đều không có vấn đề gì cả với cái sinh ngữ khó vào bậc 
nhất ấy! 
Tuy nhiên, những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những vị 
chuyên viên ngôn ngữ như các thầy cô ngoại ngữ mà ta học tại các trường. Thầy 
dạy tiếng Việt chúng ta là tất cả những người quanh ta từ ngày ta ra đời: cha mẹ, 
anh chị, hàng xóm, bạn bè nghĩa là đại đa số những người chưa có một giờ sư 
phạm nào cả, thậm chí không có một khái niệm nào về văn phạm tiếng Việt. Thế 
mà ta nghe tiếng Việt thoải mái và nói như sáo. Còn tiếng Anh thì không thể như 
thế được. Ấy là vì đối với tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên, còn 
ngoại ngữ thì ta học theo tiến trình phản tự nhiên. 
Từ lúc sinh ra chúng ta đã NGHE mọi người nói tiếng Việt chung quanh (mà 
chẳng bao giờ ta phản đối: “tôi chẳng hiểu gì cả, đừng nói nữa”! Mới sinh thì biết 
gì mà hiểu và phản đối!). Sau một thời gian dài từ 9 tháng đến 1 năm, ta mới NÓI 
những tiếng nói đầu tiên (từng chữ một), mà không hiểu mình nói gì. Vài năm sau 
vào lớp mẫu giáo mới học ĐỌC, rồi vào lớp 1 (sáu năm sau khi bắt đầu nghe) mới 
tập VIẾT Lúc bấy giờ, dù chưa biết viết thì mình đã nghe đưọc tất cả những gì 
người lớn nói rồi (kể cả điều mình chưa hiểu). Như vậy, tiến trình học tiếng Việt 
của chúng ta là Nghe – Nói – Đọc – Viết. Giai đoạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau 
đó từ vựng tự thêm vào mà ta không bao giờ bỏ thời gian học từ ngữ. Và ngữ pháp 
(hay văn phạm) thì đến cấp 2 mới học qua loa, mà khi xong trung học thì ta đã 
quên hết 90% rồi. 
Nhưng tiến trình ta học tiếng Anh (hay bất cứ ngoại ngữ nào) thì hoàn toàn 
ngược lại. 
Thử nhìn lại xem: Trước tiên là viết một số chữ và chua thêm nghĩa tiếng Việt 
nếu cần. Và kể từ đó, học càng nhiều từ vựng càng tốt, kế đến là học văn phạm, rồi 
lấy từ vựng ráp vào cho đúng với văn phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay hoay sửa 
cho đúng luật! Sau đó thì tập ĐỌC các chữ ấy trúng được chừng nào hay chừng ấy, 
và nhiều khi lại đọc một âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! (ví dụ fire, fight, 
five, file đều được đọc là ‘phai’ ). Sau đó mới tới giai đoạn NÓI, mà ‘nói’ đây có 
nghĩa là Đọc Lớn Tiếng những câu mình viết trong đầu mình, mà không thắc mắc 
người đối thoại có hiểu ‘message’ của mình hay không vì mình chỉ lo là nói có sai 
văn phạm hay không. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những câu mình viết thì ai 
cũng hiểu, như khi mình nói thì chỉ có mình và  Thượng Đế hiểu thôi, còn người 
bản xứ (tiếng Anh) thì ‘huh – huh’ dài cổ như cổ cò! Thế là học nói bằng cách sửa 
đổi phát âm những từ nào chưa chuẩn cho đến khi người khác có thể hiểu được. 
Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói ra 
thì người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe được gì cả 
(nghĩa là nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập NGHE, và rồi đành bỏ cuộc 
vì cố gắng mấy cũng không hiểu được những gì người ta nói. 
Vấn đề là ở đó: chúng ta đã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, vì quá 
thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Tiến trình ấy là Viết – Đọc – Nói – 
Nghe! 
Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện đầu tiên là phải quên đi kinh nghiệm 
và trí thông minh, để trở lại trạng thái ‘sơ sinh và con nít’, và đừng sử dụng quá 
nhiều chất xám để phân tích, lý luận, dịch thuật! 
Và đây là bí quyết để Nghe: 
A. Nghe thụ động: 
1. – ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu. 
Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh (vì dụ từ trên forum này). Mỗi bài có thể 
dài từ 1 đến 5 phút. 
Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại 
mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm 
việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet với tiếng lải 
nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói). 
Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi 
mình có thời gian chết – ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên 
mình tại phòng mạch. 
Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của 
một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ 
những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập 
chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được 
ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng 
chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn 
lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng không nghe được! (Bạn 
có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối ‘tắm ngôn ngữ’ đó 
chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài 
ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, 
nhưng hoàn toàn khác với âm Việt. Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không 
phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục 
ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai 
tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục ‘tắm ngôn ngữ’ Việt cho đến 4, 5 năm 
nữa! 
2 – Nghe với hình ảnh động. 
Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng 
xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng 
ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronunciation), 
nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người 
bản xứ nói tiếng Anh – thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm 
cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu 
của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin 
tức, tự tóm lược lại, thì thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội 
dung bản tin. Và đây là cách thứ hai để tắm ngôn ngữ. 
B. Nghe chủ động. 
1. Bản tin special english: 
- Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy nhớ là 
đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và 
nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại 
hoài. 
(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương 
tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại 
loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen 
thuộc ấy là ‘stay tuned’, nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi 
không thành vấn đề!) 
2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn 
ngữ’ 
- Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng 
lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần. 
Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng 
tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần 
đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh. 
3. Một số bài Audio trong Forum này: nghe nhiều lần, trước khi đọc script. Sau 
đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những 
từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc 
này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay 
mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và 
phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp 
bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ 
đinh ninh là sẽ phát âm là ‘tôm-b(ơ), bơri’ – sau này nghe chữ ‘tum, beri’ tôi chẳng 
hiểu gì cả – dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ 
lẽ!) 
4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe. 
Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. 
Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ 
tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình 
nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là 
tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh). 
Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn 
khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu 
nói bình thường rất nhiều. 
Trước khi tạm dừng topic này, tôi muốn nói thêm một điều. 
Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để 
mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau. 
Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe 
nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không 
thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì 
mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và 
ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy 
vọng biết bơi. 
Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa 
biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước. 
Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì 
cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều. 

File đính kèm:

  • pdflam_sao_nghe_duoc_tieng_anh_part_1_sid12_pid983652.pdf