Kiều Thanh Quế với chuyên khảo phê bình văn học

Di sản của Kiều Thanh Quế tựa như một “mảnh đất màu mỡ”, một “kết cấu vẫy gọi”, nơi mở ra/ đòi hỏi rất nhiều khả thể

diễn giải và nhận định. Việc làm rõ những đóng góp quan trọng của Kiều Thanh Quế ở việc hình thành những cơ sở lí luận về phê

bình văn học nhằm đánh giá lại vai trò và vị trí của ông trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, nhất là ở “sinh thể” phê bình

văn học, phạm vi hoạt động năng nổ và tích cực nhất của Kiều Thanh Quế. Bài viết này 1, giới thiệu chuyên khảo Phê bình văn

học của Kiều Thanh Quế; 2, chỉ ra một số đặc điểm về tư duy lí luận, phê bình của Kiều Thanh Quế; 3. từ đó, làm rõ những đóng

góp của Kiều Thanh Quế đối với phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Đặt chuyên khảo Phê bình văn học trong bối

cảnh của lí luận, phê bình văn học hiện đại còn khá non trẻ thời bấy giờ mới thấy rõ được những đóng góp của ông ở khả năng

nhận diện và trình hiện một số vấn đề có tính lý luận và thời sự về phê bình văn học

Kiều Thanh Quế với chuyên khảo phê bình văn học trang 1

Trang 1

Kiều Thanh Quế với chuyên khảo phê bình văn học trang 2

Trang 2

Kiều Thanh Quế với chuyên khảo phê bình văn học trang 3

Trang 3

Kiều Thanh Quế với chuyên khảo phê bình văn học trang 4

Trang 4

Kiều Thanh Quế với chuyên khảo phê bình văn học trang 5

Trang 5

Kiều Thanh Quế với chuyên khảo phê bình văn học trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 10880
Bạn đang xem tài liệu "Kiều Thanh Quế với chuyên khảo phê bình văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiều Thanh Quế với chuyên khảo phê bình văn học

Kiều Thanh Quế với chuyên khảo phê bình văn học
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education, ISSN: 1859 - 4603 
https://doi.org/10.47393/jshe.v11i1.919 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
22 | Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 11, Số 1 (2021), 22-27 
Cite this article as: Le, Q. H. (2021). Kieu Thanh Que and 
his monograph “Literary Criticism”. UED Journal of Social 
Sciences, Humanities and Education, 11(1). 22-27. 
https://doi.org/10.47393/jshe.v11i1.919 
KIỀU THANH QUẾ VỚI CHUYÊN KHẢO PHÊ BÌNH VĂN HỌC 
Lê Quốc Hiếu 
Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Việt Nam 
Tác giả liên hệ: Lê Quốc Hiếu - Email: hieulequoc@gmail.com 
Ngày nhận bài: 15-01-2021; ngày nhận bài sửa: 26-3-2021; ngày duyệt đăng: 14-6-2021 
Tóm tắt: Di sản của Kiều Thanh Quế tựa như một “mảnh đất màu mỡ”, một “kết cấu vẫy gọi”, nơi mở ra/ đòi hỏi rất nhiều khả thể 
diễn giải và nhận định. Việc làm rõ những đóng góp quan trọng của Kiều Thanh Quế ở việc hình thành những cơ sở lí luận về phê 
bình văn học nhằm đánh giá lại vai trò và vị trí của ông trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, nhất là ở “sinh thể” phê bình 
văn học, phạm vi hoạt động năng nổ và tích cực nhất của Kiều Thanh Quế. Bài viết này 1, giới thiệu chuyên khảo Phê bình văn 
học của Kiều Thanh Quế; 2, chỉ ra một số đặc điểm về tư duy lí luận, phê bình của Kiều Thanh Quế; 3. từ đó, làm rõ những đóng 
góp của Kiều Thanh Quế đối với phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Đặt chuyên khảo Phê bình văn học trong bối 
cảnh của lí luận, phê bình văn học hiện đại còn khá non trẻ thời bấy giờ mới thấy rõ được những đóng góp của ông ở khả năng 
nhận diện và trình hiện một số vấn đề có tính lý luận và thời sự về phê bình văn học. 
Từ khóa: Phê bình văn học; Kiều Thanh Quế; phê bình; 1932-1945; văn hóa Á Đông. 
1. Mở đầu 
Những nỗ lực của giới nghiên cứu phê bình trong 
khoảng hai thập niên gần đây1 đang lấp dần những 
khoảng trống tiếp nhận về nhà phê bình, dịch giả, nhà 
văn, nhà chiến sĩ cách mạng Kiều Thanh Quế (1914-
1947). Di sản của Kiều Thanh Quế tựa như một “mảnh 
đất màu mỡ”, một “kết cấu vẫy gọi”, nơi mở ra/ đòi hỏi 
rất nhiều khả thể diễn giải và nhận định. Phải chăng đó 
là lí do vì sao mà Bằng Giang, trong công trình Mảnh 
vụn văn học sử đã từng xác quyết về sự thiếu vắng 
những nghiên cứu, nhận định, đánh giá xứng đáng về sự 
nghiệp văn chương cũng như hồ sơ cách mạng của Kiều 
Thanh Quế: “Trong lịch sử văn học Việt Nam, chắc 
không thiếu những trường hợp một bút hiệu nào đó rất 
quen thuộc từ trước “những ngày binh lửa cháy quê 
hương” lại biến mất như Kiều Thanh Quế” (Bang, 1974, 
178). Với những đóng góp quan trọng, nhất là từ 
phương diện lí luận, phê bình, Kiều Thanh Quế được 
đánh giá như là người có công đầu trong việc xây dựng 
nền văn học Việt Nam hiện đại nhất là ở “sinh thể” phê 
1Một số bài viết bàn luận trực diện về di sản văn học của 
Kiều Thanh Quế như: “Kiều Thanh Quế - nhà phê bình sớm 
quan tâm đến mảng văn học dịch”, Văn, Tp. Hồ Chí Minh, số 
5, tháng 5+6, 2002: 127-129; “Kiều Thanh Quế - một nỗi oan 
khuất”, Văn nghệ trẻ, số 8, ra ngày 20-3-2003: 5,11,15 của 
Nguyễn Mẫn; “Kiều Thanh Quế - trăng buồn lại sáng”, Văn 
nghệ trẻ, số 9, ra ngày 27-3-2003: 5,13,15, mục từ “Kiều 
Thanh Quế” (Nguyễn Huệ Chi biên soạn), Từ điển văn học 
(bộ mới), Nxb. Thế giới, H.,2004: 747-749; “Kiều Thanh Quế 
- nhà phê bình văn học hiếm có của Nam Bộ” của Hoài Anh, 
in trong Chân dung văn học, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội, 2001: 
923-939; “Kiều Thanh Quế - nhà nghiên cứu, phê bình văn 
học”, Nghiên cứu văn học, số 3-2007: 62-67 của Phan Mạnh 
Hùng; “Kiều Thanh Quế với các trường phái phê bình văn học 
phương Tây”, Khoa học, Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh tập 
15, số 11 (2018): 89-98 và “Phong cách nghiên cứu, phê bình 
văn học của Kiều Thanh Quế”, Khoa học, Đại học Sư phạm 
Hồ Chí Minh, tập 17, số 4 (2020): 743-754 của Trần Thị Mỹ 
Hiền Điển hình nhất phải kể đến công trình sưu tập, giới 
thiệu phần lớn di sản văn chương của Kiều Thanh Quế: Cuộc 
tiến hóa văn học Việt Nam - Tuyển tập khảo cứu phê bình, 
Nxb. Thanh niên, 2009, Nguyễn Hữu Sơn và Phan Mạnh 
Hùng biên soạn. (Các thống kê trên đều được chúng tôi tái 
trích dẫn từ công trình này). 
 ISSN: 1859 - 4603, UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education, Vol. 11, No. 1 (2021), 22-27 
 23 
bình văn học bởi đây có lẽ là phạm vi hoạt động năng 
nổ, tích cực nhất và cũng để lại nhiều đóng góp nhất của 
Kiều Thanh Quế. Bên cạnh các bài tiểu luận phê bình 
đăng trên nhiều tờ báo, tạp chí khắp trong Nam ngoài 
Bắc như: Mai, Tin điện Sài Gòn, Văn Lang tuần báo, 
Nam Kỳ tuần báo, Đông Dương tuần báo, Tiểu thuyết 
thứ bảy, Tri Tân, Độc lập, Kiều Thanh Quế còn đóng 
góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại những công 
trình phê bình văn học giá trị: Ba mươi năm văn học 
(1942), Phê bình văn học (1942), Cuộc tiến hóa văn học 
Việt Nam (1943), Đàn bà và nhà văn (1943), Thi hào 
Tagore (1943), Học thuyết Freud (1943), Vũ Trọng 
Phụng và chủ nghĩa tả thiệt xã hội (1945) 
2. Nội dung 
2.1. Giới thiệu chuyên khảo Phê bình văn học 
Phê bình văn học (Kieu, 1942) cùng với những 
đóng góp khác của Kiều Thanh Quế trong hai thập niên 
1930, 1940 đã góp phần củng cố và xác lập sự trưởng 
thành của nền lí luận, phê bình giai đoạn thứ hai 1932-
1945 trong tiến trình lí luận, phê bình văn học Việt Nam 
hiện đại (1900-1945). 
Chuyên khảo Phê bình văn học được cấu trúc thành 
ba phần: Văn tâm, Triết lí và Bổ di, phụ lục. Phần thứ 
nhất gồm 5 tiểu mục: “Chủ nghĩa nghệ thuật”, “Cái lối 
văn chương rườm rà mà trống rỗng đang nhiễu hại xứ 
này”, “Bàn về lối đoản thiên tiểu thuyết”, “Nhân tuần và 
văn chương”, “Nhờ sách”. Phần thứ hai gồm 4 tiểu mục: 
“Cần phải định nghĩa”, “Phát vấn đề phải cho trúng 
cách”, “Điều kiện thêm, vấn đề đổi”, “Muốn hiểu rành 
mọi sự”. Cuối cùng là “Phần Phụ: Bổ di, phụ lục”, gồm 
một loạt bài phê bình của các tác giả như Phan Văn 
Hùm (P.V.H, Huynh U Mai), Hoài Nam Nguyễn Hiền, 
Đông Hồ, Nguy ...  1936), Trần Thanh Mại (với 
Hàn Mặc Tử, 1941), Hoài Thanh (với Thi nhân Việt 
Nam, 1942), Trương Tửu (với Nguyễn Du và Truyện 
Kiều, 1942; Tâm lí và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, 
1945) đã trở thành những nhà lí luận phê bình văn 
học chuyên nghiệp của giai đoạn 1932-1945. 
Về các lối phê bình: Kiều Thanh Quế tỏ ra am hiểu 
các lối phê bình văn học của phương Tây (Lối phê bình 
thi pháp học mô phỏng của Boileau, Lối phê bình lịch sử, 
tiểu sử của Villemain và Sainte Beuve, Lối phê bình văn 
hóa - lịch sử của Taine) thông qua việc miêu thuật lại 
và chỉ ra những ưu khuyết của từng lối phê bình. Riêng 
khuynh hướng phê bình xã hội học Marxist, Kiều Thanh 
Quế dành hẳn một thiên để giới thiệu về chủ nghĩa tả thiệt 
xã hội với điển hình là tiểu thuyết của Zola Việt Nam - 
Vũ Trọng Phụng. Thái độ tiếp nhận “khá thận trọng” 
(Tran, 2018, 97) của Kiều Thanh Quế khi giới thiệu các 
trường phái về bình văn học phương Tây đã cho thấy bản 
lĩnh của một nhà phê bình, “đặc biệt là trong thời đoạn 
mà các trường phái phê bình phương Tây đang chứng tỏ 
sức hấp dẫn đặc biệt của nó”. Từ đây, phải đặt công trình 
Phê bình văn học (1942) của Kiều Thanh Quế trong phối 
cảnh phê bình văn học 1932-1945 mới thấy rõ được đóng 
góp của ông đối với sự trưởng thành của nền phê bình 
văn học hiện đại. Cùng với sự triển nở ngày càng sinh 
động của các hướng phê bình với tiềm năng ứng dụng 
của nó, chẳng hạn, phê bình theo lối tiểu sử học (Trần 
Thanh Mại với Trông dòng sông Vị và Hàn Mặc Tử; Đào 
Duy Anh với Khảo luận về Kim Vân Kiều,...), phê bình 
theo lối ấn tượng chủ quan (các tác phẩm phê bình của 
Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều, Thạch Lam, Trương Chính, 
Thiếu Sơn), phê bình theo lối khoa học (Nguyễn Bách 
Khoa với Nguyễn Du và Truyện Kiều), những đóng góp 
về lí luận phê bình của Kiều Thanh Quế đã góp phần làm 
phong phú nền lí luận phê bình văn học còn khá non trẻ 
lúc bấy giờ. 
Về phương pháp luận phê bình: Trong chuyên khảo 
Phê bình văn học, Kiều Thanh Quế còn luận bàn một số 
vấn đề về phương pháp luận để phê bình văn học, chẳng 
hạn như các bài viết trong phần Triết lý: “Cần phải định 
nghĩa”; “Phát vấn đề phải cho trúng cách”; “Điều kiện 
thêm, vấn đề đổi”; “Muốn hiểu rành mọi sự”. Thiết nghĩ 
những vấn đề được bàn luận đều thuộc về những kĩ 
năng, phương pháp cơ bản nhất để phê bình văn học sao 
đúng, cho trúng. Cách đặt vấn đề nghị luận của Kiều 
Thanh Quế có phần dí dỏm và tự nhiên bởi ông thường 
dẫn dắt vấn đề thông qua những câu chuyện đời thường 
có liên quan. Bàn về tầm quan trọng của việc phải định 
nghĩa đối tượng phê bình, ông viết: “Người làm văn cần 
phải thấu đáo các nghĩa của tiếng mình dùng mới có thể 
lợi dụng được nó cho trúng tình trúng tiết. Có tiếng 
thanh nhã thâm trầm mà nói trong một tình cảnh riêng 
nào đó, thời lại vô vị hoặc sai cách. Trái trở lại, có tiếng 
tục thoại thường đàm, mà nói trong một tình cảnh thích 
hiệp nó, thời lại hóa ra “có duyên” và diễn được hết tình 
ý” (Kieu, 1942, 48). Chính việc định nghĩa, giải nghĩa 
hay nói cách khác, hiểu thấu đáo ngữ nghĩa văn cảnh 
của đối tượng phê bình (một từ, một hình ảnh) sẽ 
mang đến những hiệu quả trong việc tri nhận giá trị 
chân thiện mĩ của tác phẩm, tư tưởng của tác giả, từ đó 
phê bình có thể lan tỏa được giá trị cũng như vai trò 
“truyền bá văn hóa” (Kieu et al., 2009, 262) của nó. 
Kiều Thanh Quế dẫn chứng từ “mà” trong Truyện Kiều 
để minh họa tầm quan trọng của việc dùng từ đích đáng: 
“Như tiếng “mà” là nột tiếng người làm văn hay tránh. 
Song trong câu: “Người mà đến thế thì thôi, Đời phồn 
hoa cũng là đời bỏ đi”. Thời tiếng “mà” mà người ta 
tránh ấy, lại hàm súc ý nghĩa sâu sắc dưới ngòi viết của 
Nguyễn Du. Có cần gì phải mượn đến những chữ “lớn 
lối” mà xếp vào văn chương nếu mượn mà nghĩa dùng 
sái chỗ thời cũng chẳng thành văn, mà lại thành “vằn” 
có khi” (Kieu, 1942, 48). Kiều Thanh Quế còn nghị luận 
về việc phải đặt vấn đề sao cho trúng, tức là khi phê 
bình một vấn đề nào đó, nhà phê bình phải đặt nó vào 
trong bối cảnh văn hóa xã hội thời đại mà vấn đề đó 
được khởi sinh và diễn tiến. Thiết nghĩ, các vấn đề nghị 
luận mà Kiều Thanh Quế đặt ra đều là những kĩ năng 
phê bình cơ bản nhất mà bất cứ một nhà phê bình nào 
cũng phải trau dồi, rèn luyện. 
Khả năng bao quát, cập nhật đời sống văn học của 
Kiều Thanh Quế còn được thể hiện qua công trình Ba 
mươi năm văn học (bút danh Mộc Khuê, Nxb Tân Việt, 
Hà Nội, 1942, 128). Ông thống kê, khảo cứu những văn 
phẩm, nghiên cứu đáng chú ý trên các phương diện thể 
Lê Quốc Hiếu 
26 
loại và các lĩnh vực của khoa học văn học trong 30 năm 
đầu thế kỉ (1900-1930). Cần lưu ý rằng, cùng với cuốn 
Phê bình văn học, công trình này là một trong những 
đóng góp quan trọng nhất của Kiều Thanh Quế đối với 
khoa học văn học, nhất là văn học sử khi ông phác thảo 
lại diện mạo của cả một giai đoạn văn học (giai đoạn 
đầu trong tiến trình lí luận, phê bình hiện đại 1900-
1945) trên các bình diện như: Báo chí, Thơ ca, Tiểu 
thuyết, Phóng sự, Kịch bản, Lịch sử, địa lí, Khảo cứu, 
nghị luận, Phê bình, Dịch thuật. Việc quan tâm đến 
“Kịch bản” - một thể loại văn học vốn bị giới học thuật 
thời đó “lạnh nhạt” và ngay cả thời nay cũng vậy - cho 
thấy ở Kiều Thanh Quế tính khách quan, nghiêm túc của 
một tinh thần khoa học cầu toàn. Hiện nay lí luận về thể 
loại kịch bản văn học chưa được giới hàn lâm quan tâm 
đúng mực, cũng như nó gần như thiếu vắng trong các 
giáo trình giảng dạy về lí luận văn học. 
2.3. Tinh thần phê bình hướng về văn hóa Á Đông 
“Theo cách hiểu hiện nay, có thể nhận thấy Kiều 
Thanh Quế đã “bao sân” các vấn đề văn hóa - văn học 
dân tộc từ truyền thống đến hiện đại, từ quá khứ mở rộng 
về tương lai, thực hiện “ôn cũ biết mới”, lấy xưa vì nay, 
phục vụ cho hiện tại” - (Nguyen, 2020, 103). Thực vậy, 
đáng chú ý trong chuyên khảo Phê bình văn học nói riêng 
và sự nghiệp của Kiều Thanh Quế nói chung đó là tinh 
thần hướng về văn hóa dân tộc, văn hóa Á Đông. Trong 
bối cảnh thực dân và giai đoạn “chuyển mình” của văn 
học và thời đại, việc tìm về và say sưa về/với “của cải” 
dân tộc là một trong những cách thức để phục dựng bản 
sắc, lịch sử của dân tộc, đồng thời khẳng định lòng tự tôn 
dân tộc. Hòa chung xu hướng tinh thần “ôn cố tri tân”, 
“bảo tồn cổ học” của lí luận phê bình văn giai đoạn trước 
(1900-1932) và giai đoạn này (1932-1945), chuyên khảo 
Phê bình văn học của Kiều Thanh Quế cũng dành nhiều 
trang sách để tái in ấn một số bài viết của các tác giả khác 
như Phan Văn Hùm - P.V.H - Huỳnh U Mai (“Vũ Trụ 
luận của họ Khổng”; “Đáp lời ông Nguyễn Hiền về Kinh 
Dịch”; “Thảo luận về nguồn thi cảm mới”, “Một câu thơ 
trong Truyện Kiều”; “Trở lại câu Kiều”), Hoài Nam 
Nguyễn Hiền (“Vũ trụ quan trong triết học Tống Nho”), 
Xuân Giang tức Đông Hồ (“Thảo luận về thơ - Đáp lời 
ông P.V.H”), “vô danh” (“Nói chuyện với ông H.U.M về 
bài ba sao giữa trời”), Nguyễn Minh Khai (“Ba sao giữa 
trời”). Bản thân ông cũng nhiều lần phân tích, phê bình 
Truyện Kiều hoặc trích dẫn các bài phê bình về Truyện 
Kiều như là những luận chứng để minh họa cho các luận 
điểm nghị luận của mình. Điều này cho thấy tinh thần 
“hướng về nguồn cội”, lòng tự hào về di sản văn hóa tinh 
thần của dân tộc của Kiều Thanh Quế cũng như của một 
đội ngũ các nhà phê bình khác. Cần lưu ý rằng, ngoài các 
cuộc tranh luận sôi nổi của giai đoạn này (Tranh luận về 
Truyện Kiều, Thơ mới - Thơ cũ), phần lớn các công 
trình được xuất bản trong giai đoạn 1900-1945 đều gắn 
với khuôn khổ văn học cổ điển, chẳng hạn: Việt Hán văn 
khảo (1918) của Phan Kế Bính, Văn chương thi phú An 
Nam (1923) của Hà Ngọc Cẩn, Nam thi hợp tuyển (1927) 
của Nguyễn Văn Ngọc, Việt văn hợp tuyển giảng nghĩa 
(1925) của Lê Thành Ý, Quốc văn trích diễm (1925) của 
Dương Quảng Hàm, Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn 
tướng công Nguyễn Công Trứ (1928) của Lê Thước, Văn 
đàn bảo giám (1928) của Trần Trung Viên, Quốc văn cụ 
thể (1932) của Bùi Kỉ, Hồ Xuân Hương, tác phẩm, thân 
thế và văn tài (1936) của Nguyễn Văn Hanh, Nguyễn Du 
với Truyện Kiều (1942) của Hoài Thanh, Khảo luận về 
Kim Vân Kiều (1943) của Đào Duy Anh 
Kiều Thanh Quế còn chú đến việc nhận diện các tái 
trình hiện văn hóa đầy mới mẻ về giai cấp thợ thuyền, lao 
động trong dòng văn học tả thiệt xã hội mà đại diện của 
dòng văn này không ai khác chính là Phụng. Kiều Thanh 
Quế dành hẳn một Thiên có tên: “Chủ nghĩa tả thiệt xã 
hội và một số tiểu thuyết của Zola Việt Nam” trong Phê 
bình văn học trong tủ sách phê bình Tân Việt để phê bình 
nhà văn đương thời Vũ Trọng Phụng. Cách định danh Vũ 
Trọng Phụng như là một “Zola Việt Nam” cho thấy thái 
độ đề cao, trân trọng tác phẩm của họ Vũ. Kiều Thanh 
Quế phân tích và chỉ ra mối tương đồng giữa Việt Nam 
thời kì 1935-1936 và Pháp năm 1850 trên bình diện đời 
sống xã hội và đời sống nghệ thuật. Dễ nhận thấy trong 
lối phê bình của mình, Kiều Thanh Quế đã vận dụng các 
phương pháp phê bình khác nhau (tuy còn hạn chế) như: 
phê bình tiểu sử, phê bình văn hóa xã hội và phê bình 
phân tâm học đối với tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng 
Phụng. Từ đây, Kiều Thanh Quế đưa ra những nhận định, 
phê bình thẳng thắn, chẳng hạn: “Giông tố của Vũ Trọng 
Phụng về lượng ngang ngửa với Trường đời của Lê Văn 
Trương nhưng về phẩm thì vượt cao hẳn lên một cách 
trông thấy” - (Kieu et al., 2009, 297). Tuy vậy, phần viết 
này cũng bộc lộ nhiều thiếu sót. Tiểu mục “Nghệ thuật và 
xã hội chủ nghĩa” rườm rà, lan man, chưa đạt được sự cô 
đọng, logic trong hành văn và biểu ý. Phần phê bình tiểu 
thuyết Giông tố lại sa đà vào trích dẫn quá nhiều khiến 
cho cả chất và lượng của phê bình giảm đi đáng kể. Phần 
 ISSN: 1859 - 4603, UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education, Vol. 11, No. 1 (2021), 22-27 
 27 
viết này cũng chỉ dừng lại ở việc phê bình trường hợp 
Giông tố, chưa bao quát được đối tượng phê bình như 
trong tiêu đề. 
Tinh thần hướng về văn hóa Á Đông còn được thể 
hiện rõ ràng và xuyên suốt trong công trình Thi hào 
Tagore của Kiều Thanh Quế. Nhìn chung, công trình 
này kiến giải tư tưởng Tagore - “Nhà đại biểu văn hóa Á 
Đông” (Kieu et al., 2009, 23) từ các điểm tham chiếu, 
lăng kính văn hóa đa dạng: văn hóa truyền thống 
phương Đông, văn minh phương Tây, và những giao 
thoa văn hóa Đông Tây. Thông qua sự kiến giải này mà 
bản sắc Á Đông được minh định trong mối tương quan 
với bản sắc phương Tây. 
3. Kết luận 
Nhìn chung, chuyên khảo Phê bình văn học của 
Kiều Thanh Quế thiên về luận bàn các vấn đề chung của 
phê bình văn học. Các bài nghị luận về văn học, về phê 
bình đã chứng tỏ Kiều Thanh Quế là một cây bút bản 
lĩnh, xông xáo. Lối nghị luận của Kiều Thanh Quế 
không khô khan cứng nhắc, ngược lại có tính thuyết 
phục và sinh động nhờ những liên hệ, đối chiếu, phân 
tích ngữ liệu Đông - Tây của ông. Đóng góp của Kiều 
Thanh Quế cho việc xây dựng và củng cố nền tảng lí 
luận phê bình hiện đại được thể hiện rõ nét qua những gì 
ông đã làm: luận bàn cụ thể về các phạm trù của phê 
bình, mối quan hệ giữa phê bình với văn hóa và văn 
học, đặc trưng của phê bình văn học, các kiểu nhà phê 
bình, vai trò của nhà phê bình, các lối phê bình Đặt 
chuyên khảo Phê bình văn học trong bối cảnh của nền lí 
luận phê bình văn học hiện đại còn khá non trẻ thời bấy 
giờ mới thấy hết được những đóng góp của Kiều Thanh 
Quế ở khả năng nhận diện và trình hiện một số vấn đề 
chung có tính thời sự của phê bình văn học. Từ đây, các 
công trình của Kiều Thanh Quế góp phần vào sự hình 
thành của nền lí luận phê bình hiện đại. 
Tài liệu tham khảo 
Bang, G. (1974). Pieces of historical literature (Mảnh 
vụn văn học sử). Chan Luu. 
Kieu, T. Q. (1942). Literary criticism (Phê bình văn học). 
Tan Viet. 
Kieu, T. Q., Nguyen, H. S., & Phan, M. H. (2009). The 
evolution of Vietnamese literature - The collection 
of literary critiques (Cuộc tiến hóa văn học Việt 
Nam - Tuyển tập khảo cứu phê bình)]. Thanh nien. 
Nguyen, P. T. (2020). Kieu Thanh Que and traditional 
culture and literature (Kiều Thanh Quế với văn hóa 
- Văn học truyền thống dân tộc). Journal of Social 
Sciences, 1+2 (257+258), 102-112. 
Tran, T. M. H. (2018). Kieu Thanh Que and Western 
schools of literary criticism (Kiều Thanh Quế với 
các trường phái phê bình văn học phương Tây). Ho 
Chi Minh City University of Education Journal of 
Science. 15(11), 89-98. 
Trinh, B. D. (2016). History of Vietnamese literary 
criticism theories (Lịch sử lý luận phê bình văn học 
Việt Nam). Vietnam National University, Hanoi. 
KIEU THANH QUE AND HIS MONOGRAPH “LITERARY CRITICISM” 
Le Quoc Hieu 
Vietnam Institute of Literature, Vietnam Academy of Social Sciences, Vietnam 
Author corresponding: Le Quoc Hieu - Email: hieulequoc@gmail.com 
Article History: Received on 15th January 2021; Revised on 26th March 2021; Published on 14th June 2021 
Abstract: The literary legacy of the writer Kiều Thanh Quế can be considered a “fertile land” and an “opening structure” which 
suggest/require numerous interpretations and judgments. Understanding Kieu Thanh Que’s essential contributions to the formation of 
theoretical fundamentals of literary criticism helps re-evaluate his role and position in Vietnamese literature of the first half 20th 
century, especially in literary criticism - Kieu Thanh Que’s most dynamic and productive area of work. This article aims to: 1, introduce 
his monograph Literary Criticism; 2, point out several features of Kieu Thanh Que’s reasoning and critical thinking; and then 3. 
highlight his contributions to literary criticism of Vietnamese literature over the period 1932-1945. Contextualizing his book Literary 
Criticism in such early stage of literary criticism allows us to see clearly how he contributed with his ability to recognize and represent 
some theoretical and current issues in the field of literary criticism. 
Key words: Literary Criticism; Kieu Thanh Que; criticism; 1932-1945; Oriental culture. 

File đính kèm:

  • pdfkieu_thanh_que_voi_chuyen_khao_phe_binh_van_hoc.pdf