Kiểu nhân vật tha hóa trong truyện ngắn của Đoàn Lê
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Đoàn Lê là một cây bút nữ đa tài, thành
công trên mọi thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch bản phim. Trong đó, truyện
ngắn là thể loại được coi là thế mạnh đã giúp nhà văn khẳng định được vị trí của mình
trên văn đàn.
Với ngòi bút sắc sảo, thấm đẫm chất hiện thực, Đoàn Lê đã tạo dựng trong các tác phẩm
của mình một thế giới nhân vật phong phú, đầy ám ảnh. Trong thế giới ấy, kiểu nhân vật
tha hóa mang những nét riêng độc đáo, thể hiện rõ dụng ý của nhà văn nhằm chuyển tải
những vấn đề đa dạng, phức tạp của xã hội đương đại
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Kiểu nhân vật tha hóa trong truyện ngắn của Đoàn Lê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểu nhân vật tha hóa trong truyện ngắn của Đoàn Lê
30 TRNG I HC TH H NI KI%U NH=N V4T THA HA TRONG TRUYN NGN CA O7N L' Hoàng Thị Lan Hương1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt: Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Đoàn Lê là một cây bút nữ đa tài, thành công trên mọi thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch bản phim... Trong đó, truyện ngắn là thể loại được coi là thế mạnh đã giúp nhà văn khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn. Với ngòi bút sắc sảo, thấm đẫm chất hiện thực, Đoàn Lê đã tạo dựng trong các tác phẩm của mình một thế giới nhân vật phong phú, đầy ám ảnh. Trong thế giới ấy, kiểu nhân vật tha hóa mang những nét riêng độc đáo, thể hiện rõ dụng ý của nhà văn nhằm chuyển tải những vấn đề đa dạng, phức tạp của xã hội đương đại. Từ khóa: nhân vật, nhân vật tha hóa, truyện ngắn Đoàn Lê 1. MỞ ĐẦU Đoàn Lê là một trong số những nữ văn sĩ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Bằng tài năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ, bà đã cho ra đời những đứa con tinh thần rất đa dạng về thể loại như: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản phim, thơ... Trong đó, truyện ngắn là thể loại được coi là thế mạnh của nhà văn, đã giúp bà khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn với những giải thưởng có uy tín như: Giải thưởng báo Văn nghệ và Hội Liên hiệp văn học toàn quốc (truyện Trinh tiết xóm Chùa), Giải A tạp chí Sông Hương (truyện Đêm ngâu vào), Giải thưởng Tạp chí tác phẩm Văn học (truyện Hạt vừng)... Đặc biệt tập truyện ngắn Trinh tiết xóm Chùa đã được dịch ra tiếng Anh và giới thiệu với bạn đọc Mĩ. Khảo sát sáu tập truyện ngắn của Đoàn Lê và một số truyện đăng trên các báo và tạp chí, chúng tôi nhận thấy thành công nổi bật nhất trong đó chính là việc tác giả đã xây dựng được một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng. Trong thế giới ấy, kiểu nhân vật tha hóa mang những nét riêng độc đáo, thể hiện rõ dụng ý của nhà văn: dùng kiểu nhân vật này nhằm chuyển tải những vấn đề đa dạng, phức tạp của xã hội đương đại. 1 Nhận bài ngày 10.7.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.7.2017 Liên hệ tác giả: Hoàng Thị Lan Hương; Email: anhthu059@gamil.com TP CH KHOA HC − S 17/2017 31 2. NỘI DUNG Theo Từ điển tiếng Việt, “tha hóa” chỉ hiện tượng con người “biến chất thành xấu đi” [8, tr.907]. Trong văn học, “Nhân vật tha hóa là khái niệm chỉ con người trong tác phẩm văn học bị mất phẩm chất đạo đức, trở thành con người xấu đi so với bản chất tốt đẹp vốn có của con người” [9]. Kiểu nhân vật này xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học nước ngoài và để lại những ấn tượng sâu đậm trong độc giả, chẳng hạn như Ra-xti-nhắc trong Tấn trò đời của H. Ban-dắc, Grego Samsa trong Hóa thân của F. Kafka, Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao của A. Sê khốp, A.Q trong A.Q chính truyện của Lỗ Tấn v.v... Trong văn học Việt Nam, kiểu nhân vật tha hóa xuất hiện trong nhiều sáng tác hiện thực phê phán, gắn với tên tuổi các nhà văn lớn giai đoạn 1930-1945 như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng... Sang thời kì đổi mới, sau một thời gian dài bị ngắt quãng bởi chiến tranh, kiểu nhân vật này xuất hiện trở lại trong văn xuôi và tạo ra những cách tân trong khám phá và phản ánh hiện thực. Có thể kể đến sáng tác của các nhà văn Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư... Trong truyện ngắn của Đoàn Lê, nhân vật tha hóa trở thành một tuyến nhân vật rất quan trọng. Bằng bút pháp hiện thực và trào phúng đặc sắc, nhà văn đã xây dựng được hệ thống nhân vật tha hóa khá đa dạng, sinh động, đại diện cho nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Những nhân vật này có thể là những viên chức nhà nước mẫn cán, những con người bình dân, đời thường, có thể là những cán bộ nắm quyền lãnh đạo ở địa phương, cũng có khi họ là những trí thức có học thức, địa vị trong xã hội. Những cám dỗ của quyền lực, vật chất tầm thường trong thời buổi kinh tế thị trường, khi chủ nghĩa cá nhân cơ hội, thực dụng lên ngôi đã đẩy nhanh quá trình tha hóa của con người. Trong sáng tác của Đoàn Lê, các nhân vật tha hóa được miêu tả cũng có hai dạng thức: bị tha hóa và tự tha hóa. Viết về họ, nhà văn một mặt thể hiện sự nhạy bén của mình trong việc bao quát hiện thực ngổn ngang, bề bộn, nhiều biến động của cuộc sống đương đại, mặt khác phê phán và lên tiếng cảnh báo trước những hệ lụy khôn lường của sự biến đổi, tha hóa ấy. Trong nền kinh tế thị trường, đồng tiền có ma lực rất lớn. Đồng tiền làm tan nát bao gia đình, phá vỡ nhiều mối quan hệ tốt đẹp, khiến một bộ phận con người trở nên méo mó, biến dạng về nhân cách, lương tri. Đoàn Lê đã truy tìm căn nguyên sâu xa của tình trạng tha hóa đó là do cái nghèo và lòng tham của con người. Cái nghèo và lòng tham đẩy những viên chức nhà nước cần mẫn, đúng mực như lão Khiển thay đổi. Đoàn Lê đã khắc họa sinh động, chân thực chân dung lão Khiển, một kẻ bị tha hóa, biến chất vì xổ số trong truyện ngắn Thành hoàng làng xổ số. Cơn khát số của lão Khiển càng tăng thì sự tha hóa của lão càng lớn. Lão đối xử tệ bạc với vợ con, lão làm những việc trái với đạo lí (đánh cắp chiếc 32 TRNG I HC TH H NI lư đồng trên bàn thờ), lão vô liêm sỉ khi lợi dụng lòng thương của bà góa bán nước, bớt xén tiền rau, cá hàng ngày để mua xổ số, lão bê tha kiếm sống bằng nghề bơm xe cạnh một trụ sở của dân chơi số, thậm chí không có tiền, lão chơi số bằng tưởng tượng và kết thúc là cái chết thương tâm của chính lão... Xây dựng nhân vật lão Khiển, Đoàn Lê không tập trung vào miêu tả ngoại hình, tính cách nhân vật mà chú ý tạo dựng được những tình huống, tình tiết khôi hài rồi phóng đại, cường điệu hóa để châm biếm, phê phán những cái xấu, cái tiêu cực trong cuộc sống. Lão Khiển được đặt trong một loạt tình huống bi hài, cười ra nước mắt. Đó là các tình huống sau: 1. Lão trúng giải sáu được bảy trăm đồng, số tiền chưa kịp dùng vào việc cải táng mộ một cụ tổ thì bếp nhà lão bất ngờ bị cháy do sự bất cẩn của đứa con trai. Lão gác lại việc lớn để sửa ... a nhân vật qua những thủ đoạn rất tinh vi như việc Quảng tìm cách kết thân với những người có địa vị, tạo cho mình sợi dây bảo hiểm dài tới tận Huyện, tận Thành phố. Trong cơn sốt đất ở xóm Chùa, Quảng có mánh lới xảo quyệt, lấy danh nghĩa bán đất làng cho Viện cây giống, đút túi bạc tỷ một cách hợp pháp. Còn Toản trong Xóm Chùa thời ung thư vì chạy theo danh lợi, địa vị trong xã hội làm những việc trái với luân thường đạo lí. Nhà văn đã tái hiện rất cụ thể lai lịch của Toản để người đọc thấy được bản thân Toản đã là một sự tha hóa. Sự tha hóa tồn tại ở Toản khi Toản còn là thằng bé mò cua bắt ốc. Ranh mãnh, tinh vi với những chiêu trò độc nhất vô nhị nhằm mục đích kiếm lợi, Toản dùng kim tiêm bơm nước vào bụng ếch nhái, rắn mòng 34 TRNG I HC TH H NI trước khi mang ra chợ bán.Sau này, sự tha hóa trong Toản lớn dần lên qua con đường thăng quan tiến chức. Để đạt được danh vị và quyền lực cá nhân, Toản đã làm những việc thất nhân thất đức, trái với đạo lí của kẻ làm con khi bí mật di rời hài cốt bố mình lên huyệt đạo đại cát trên dãy núi hình yên ngựa với ham muốn được “năm đời phát đường quan lộc”. Toản leo đến chức Chủ tịch huyện rồi ngấp nghé chức quan đầu tỉnh. Có địa vị, quyền lực trong tay, Toản lo chạy dự án nhà máy xi măng để trục lợi bạc tỉ từ tiền bán đất công, không màng đến sự sống chết của dân xóm Chùa vì khói bụi ô nhiễm từ nhà máy. Với anh ta, lợi ích vật chất cá nhân là trên hết, còn sức khỏe và tính mạng của mọi người thì “Mặc. Phổi con em gia đình Toản không ai việc gì. Đã đi kiểm tra hết một lượt rồi” [5, tr.128]. Mải chạy theo tiền bạc, danh lợi, Toản đã vô tình để nhà máy xi măng do chính mình lo dự án “ngoạm” mất cả dãy núi hình yên ngựa, nơi ấy xương cốt cha Toản đã bị “nghiền nát”. Sự tha hóa được đẩy đến tột cùng qua kết cục thảm hại của Toản: Toản mất ghế chủ tịch huyện, bị cấp trên sờ gáy vì tội ăn của đút, bản thân Toản trở nên điên loạn, bị đưa vào viện tâm thần. Toản phải trả giá đắt cho lòng tham danh, tham tiền của mình. Sự xuống cấp về đạo đức ở tầng lớp cán bộ địa phương còn được nhà văn khắc họa sinh động, hấp dẫn qua chân dung anh em ông chủ tịch xã Nhì trong truyện ngắn Con Mốc. Sự tham danh, tham tiền đã khiến các nhân vật bất chấp cả tình máu mủ ruột thịt, cạnh tranh để được tiếng hiếu thảo với mẹ. Sự tha hóa về nhân cách ở những con người có địa vị ấy được khắc họa qua nhiều tình tiết gay cấn và được đẩy đến cao trào qua tình huống bi hài, cười ra nước mắt. Đó là tình huống ông giáo Nhất đón mẹ về vào đúng ngày ông Nhì đi họp. Ông Nhất lùa hai thằng con trai sang rước mẹ về, lời lẽ với em dâu rất gay gắt. Cuộc đón rước như một cuộc tranh cướp, giành giật bảo vật: “Hai đứa thanh niên lực lưỡng tức thì đẩy băng bà thím ra, cõng luôn cụ Cậy đang run như giẽ lên lưng, huỳnh huỵch chạy. Vợ chủ tịch cố níu theo đến thềm rồi lăn đùng xuống đất gào khóc”. Người chạy, kẻ đuổi đầy kịch tính: “Khi đám nhà ông giáo Nhất cõng chiến lợi phẩm về gần tới ngõ thì chiến binh nhà ông chủ tịch Nhì truy đuổi kịp. Ông chủ tịch cùng ba đứa con cũng ngoài hai mươi tuổi, lực lưỡng, xông vào giằng lấy bà cụ Cậy trong vòng tay đối phương”. Cuộc giành giật căng thẳng khiến bà cụ tám mươi sáu tuổi phải kêu làng: “Ôi làng nước ơi, chúng nó đang xé xác tôi ra đây làng nước ơi. Gẫy tay tôi rồi!”. Chỉ đến nước ấy, cái thân thể một nhúm thịt xương rệu rão của bà mới được buông tha và cuộc giằng co mới tạm kết thúc. Thế nhưng, khi đón được mẹ về, ông giáo Nhất lại không quan tâm, săn sóc mẹ chu đáo dẫn đến cái chết thương tâm của bà cụ ở phần kết của truyện. Câu chuyện khép lại nhưng gợi lên bao chua xót, cay đắng trước nhân tình thế thái. Một lần nữa, Đoàn Lê cho độc giả thấy những rạn nứt, đổ vỡ về đạo lí, tình thân trước sức mạnh ghê gớm của đồng tiền và những hư danh tầm thường qua các nhân vật của mình. TP CH KHOA HC − S 17/2017 35 Bên cạnh sự tha hóa của những con người nhỏ bé, nghèo khổ, đời thường, ngòi bút của nhà văn còn hướng mũi nhọn vào sự tha hóa của những vị trí thức đáng kính, có học thức, có địa vị trong xã hội. Đó là những nhà báo, nhà văn, họa sĩ, nhà nghiên cứu trong các viện khoa học... Thực ra, trong văn học trước đó, Nam Cao đã xây dựng kiểu nhân vật này qua các nhân vật Thứ (Sống mòn), Hộ (Đời thừa), Điền (Trăng sáng)... Họ là những nhà giáo, nhà văn có tài năng, có lí tưởng, hoài bão cao cả nhưng bị gánh nặng cơm áo “ghì sát đất”. Tuy nhiên, nếu trong tác phẩm của Nam Cao, những con người ấy bị xã hội thực dân phong kiến tàn phá tâm hồn, bóp nghẹt quyền sống và trở nên tha hóa thì trong sáng tác của Đoàn Lê, người trí thức bị tha hóa, biến chất bởi những cám dỗ của tiền tài, danh lợi và những dục vọng thấp hèn trong một xã hội có nhiều đổi thay thời mở cửa. Một bộ phận mượn danh nghệ thuật để bôi nhọ nhau trên mặt báo, nói xấu nhau ở các diễn đàn, nhiều chuyện thị phi trong giới gây nhức nhối những người cầm bút chân chính. Đoàn Lê đã không né tránh những hiện thực đau lòng trong tầng lớp trí thứcmà phản ánh hiện thực ấy một cách chân thực như nó vốn có. Đó là hai “quý ông tử tế” [3, tr.267] trong truyện ngắn Chọi chữ vì những bài báo châm chọc, đả kích nhau mà thuê người hại đối thủ của mình, đánh mất bản chất “tử tế” của kẻ có học thức trong xã hội. Nhân vật “tôi”, một Phó Tổng biên tập trong truyện ngắn Người khách đêm giao thừa [4, tr.90] đánh mất lí tưởng, hoài bão của một người nghệ sĩ đích thực khi không có đủ can đảm, dũng khí phơi bày những sự thật của cuộc đời vì sự hèn nhát và cả những vụ lợi, ích kỉ cá nhân. Còn trong Người xiếc chữ, Đoàn Lê tái hiện hình ảnh những kẻ mượn danh nghệ sĩ viết sai sự thật để đánh bóng cho mình. Nhân vật của Đoàn Lê xưng hắn, là Viện phó một viện rặt chữ nghĩa, lại có tài viết điếu văn trong cơ quan. Hắn biết dùng chữ nghĩa thật khéo léo, gợi cảm, tế nhị, biến hóa khôn lường để làm đẹp lòng cho bạn bè, đồng nghiệp đã chết: “Ví như lúc sinh thời người ấy có thói ganh ghét đố kị, luôn giẫm lên vai đồng nghiệp để thăng quan tiến chức, hắn sẽ tìm cách làm xiếc với mớ chữ nghĩa sau một đêm suy nghĩ tìm tòi, rằng: Ông đã sống bằng khí phách hào hùng, quyết không lùi bước, tìm mọi cơ hội để có thể cống hiến hết mình, cho dù đôi khi phải đau lòng gạt bỏ những tình cảm riêng tư...” [7]. Để tô đậm hơn sự tha hóa của nhân vật, Đoàn Lê đã tạo nên cuộc đối thoại bất ngờ giữa hắn với những vong hồn được hắn viết điếu văn khi chết. Cuộc chất vấn của họ với hắn đã phản ánh bao sự thật nhức nhối: “Tại sao mi dám viết rằng lão Ka bình sinh đức độ nhân hậu? Lão đã ăn cướp đề tài nghiên cứu của ta rồi thí cho con gái ta cái chân thủ thư chết tiệt. Bố con ta ngậm đắng nuốt cay, ta chết không nhắm được mắt. - Thằng cha Quy đứng kia nào xứng được gọi một lòng thương yêu anh em đồng nghiệp? Chính nó ngầm báo cáo rằng ta tung lên mạng vạch tội hủ hóa của Viện trưởng để ông ta trù úm, tìm mọi cách gạt ta khỏi đoàn đi hội thảo tại Đức, rồi tống cổ ta về hưu sớm. Chả lẽ mi không biết sao? - Kia, hắn đứng kia. Mi ca tụng hắn chí công vô tư, giữ gìn phẩm cách trong sạch. Mi lờ 36 TRNG I HC TH H NI chuyện hắn bỏ túi mấy trăm triệu từ công trình xây dựng Viện II ở Đà Lạt. Mi lờ chuyện hắn rũ tội bằng cách cho tay chân thân tín đốt cháy văn phòng để tống ta vào tù... - Mi... mi dám viết xưng tụng kẻ thối nát đứng cạnh ta đây? Lớn bùi bé mềm, hắn đã chim chuột tất tần tật đàn bà lọt trong tầm ngắm...”[7]. Trong cuộc chạy đua tiền bạc và danh vọng, những con người khả ái và đáng kính ấy có thể bán rẻ nhân cách, lương tâm của mình, giở mọi thủ đoạn, mánh khóe đê hèn để hạ gục nhau nhằm đạt được mục đích cá nhân. Có thể nói, nhà văn đã thẳng thắn phơi bày sự tha hóa về phẩm chất đạo đức, lí tưởng, lối sống trong một bộ phận những người cầm bút. Vì thế, những trang viết của Đoàn Lê giàu sức ám ảnh và mang tính nhân văn sâu sắc. Một số nhân vật của Đoàn Lê tha hóa không phải vì chạy theo vật chất, địa vị xã hội mà tha hóa vì sự yếu đuối của chính mình. Ông Hưởng trong A tourism xóm Chùa là một đại tá về hưu, cả cuộc đời ông trong sạch, sống có lí tưởng, coi trọng truyền thống gia đình. Thế nhưng, trước sự cám dỗ của cô tiếp viên Lan, ông đã không giữ được mình và trở nên sa ngã. Còn Song trong Quai xăm thất bại trong tình yêu với Dâng mà tìm cách hại Đối, người bạn tốt luôn chia sẻ mọi vui buồn trong cuộc đời mình. Song có ý định giết hại Đối vì những đố kị nhỏ nhen và cả những thua thiệt vì không có được tình yêu của Dâng. Nhưng Song đã sớm nhận ra sai lầm của mình để không trở thành kẻ sát nhân với bạn. Anh được Đối cứu thoát trong gang tấc thức tỉnh mong manh của bản thân. Có thể nói, bản chất Song không độc ác, tàn nhẫn nhưng đôi khi sự yếu đuối đã để cái ác chế ngự khiến anh mất nhân tính. Song tha hóa nhưng đã có sự thức tỉnh để không trở thành kẻ xấu xa, bất nhân bất nghĩa. Xây dựng nhân vật Song, Đoàn Lê đi vào chiều sâu tâm hồn nhân vật qua những độc thoại nội tâm để thấy trong con người luôn tiềm ẩn tốt- xấu, thiện- ác. Điều quan trọng là con người phải biết vượt lên chính mình để không đánh mất những phần tốt đẹp vốn có trong bản chất người của mình. Viết về nhân vật tha hóa, bên cạnh các chi tiết hiện thực đầy bi hài, Đoàn Lê còn sử dụng bút pháp kì ảo để phản ánh những mặt trái của cuộc sống. Điều này không chỉ giúp nhà văn tái hiện sâu sắc hơn, ấn tượng hơn những vấn đề nhức nhối của xã hội mà còn mang lại cho độc giả cảm giác thú vị, mới mẻ về hiện thực được phản ánh. Sự tha hóa diễn ra ở cõi người, cõi âm... và cả cõi biến hình. Các hồn ma trong truyện ngắn Nghĩa địa xóm Chùa bị choáng ngợp bởi vẻ hào nhoáng, sang trọng bề ngoài của một ma mới sắp gia nhập nghĩa địa. Vì thế từ thường dân đến ban quản trị cõi âm, ai cũng háo hức, hồi hộp mong đến giờ phút gặp mặt cư dân mới đáng kính, có địa vị và giàu sang ấy. Họ ân cần chu đáo mời mọc ma mới chiếu cố đến xóm nghèo của họ. Nhưng khi biết cư dân mới chẳng phải là ông đại tá về hưu mà chỉ là một tay thợ điện bậc ba nghèo khổ, họ hạch sách, quát nạt đủ điều. Vậy là, đồng tiền và địa vị xã hội trở thành thước đo để người ta đánh giá giá trị của TP CH KHOA HC − S 17/2017 37 người khác. Trong Lên Ruồi, với mô típ “hóa thân”, Đoàn Lê cho người đọc thấy cõi ruồi cũng tha hóa như cõi người. Thế giới ấy cũng phân chia thứ bậc, ban bệ cụ thể, có Ruồi Nhà Đất, Ruồi Danh lợi... Cõi ruồi cũng không tránh khỏi cái vòng luẩn quẩn về nhà đất. Đến một lúc nào đó, khi đất chật người đông, cõi ruồi ấy cũng phải hóa sang một cõi khác để giải quyết những bất cập của xã hội. Còn trong Trận hồng thủy thứ hai, qua cái nhìn của Ngọc Hoàng và chư tiên trên thiên giới, sự tha hóa của con người thật đáng sợ. Con người không còn là giống loài đẹp đẽđược Ngọc Hoàng tạo ra trước kia nữa mà như “những sinh vật kì dị đang quay cuồng trong một vũ hội ma quái” [2, tr.194]. Đoàn Lê đã khái quát sự tha hóa của con người trên nhiều phương diện của đời sống xã hội qua những chi tiết kì ảo, hấp dẫn. Con người làm bao việc xấu, phá rừng, phá núi, gây chiến tranh hủy hoại giống nòi. Con người bị tiêm nhiễm nhiều thói tật như nghiện ngập, mại dâm, bóc lột nhau tàn nhẫn, kiếm tiền bất chính... Đoàn Lê không dừng lại ở đó. Sự tha hóa ấy được nhà văn tô đậm qua hình ảnh Eva, Adam cũng bị biến dạng khi nhốt chung với loài người đã thoái hóa, biến chất. Có thể nói, với truyện ngắn này, Đoàn Lê đã thể hiện sâu sắc những cái xấu, cái tiêu cực trong thế giới con người. Nhà văn mượn thế giới cõi tiên để nói lên bao vấn đề bức xúc của xã hội đương đại. Con người trong thời đại hội nhập bị chênh chao, gục ngã trước những cám dỗ của vật chất, danh lợi hư ảo. Xét đến cùng, những tệ nạn xã hội, những hiểm họa đe dọa cuộc sống đều bắt nguồn từ những dục vọng xấu xa của con người. 3. KẾT LUẬN Có thể thấy, các nhân vật tha hóa của Đoàn Lê được miêu tả khá chân thật, sinh động. Mỗi gương mặt ấy đều mang bóng dáng những con người sống quanh ta với bao toan tính, buồn vui của cuộc đời. Viết về họ, nhà văn phê phán sâu sắc sự xuống cấp về đạo đức, văn hóa trong xã hội, đồng thời thể hiện thái độ xót xa vô hạn trước sự tha hóa, biến chất của con người thời hiện đại. Xin mượn lời nhà văn trong truyện ngắn Con Mốc thay cho lời kết: “Sao mà buồn! Cái xóm Chùa êm ả xưa, ra đường gặp nhau chắp tay vái chào đã lui vào sân khấu cổ tích. Giờ ra đường chậm chân không tránh kịp, xe máy nó tông ngã chổng vó. Nó tha chửi là phúc, lại mong nó vái mình cơ. Hoá ra xóm Chùa chỉ giữ mấy chữ Nho đầu cổng làng làm sang thôi. Triều phục thôn!” [6]. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Lê (1990), Thành hoàng làng xổ số, - Nxb Phụ nữ. 2. Đoàn Lê (1999), Nghĩa địa xóm Chùa, - Nxb Hội Nhà văn. 3. Đoàn Lê (2005), Trinh tiết xóm Chùa, - Nxb Hội Nhà văn. 4. Đoàn Lê (2007), Người khách đêm giao thừa, - Nxb Phụ nữ. 38 TRNG I HC TH H NI 5. Đoàn Lê (2011), Đoàn Lê- tác phẩm chọn lọc, - Nxb Phụ nữ. 6. Đoàn Lê (2010), Con Mốc, - Nguồn: daibieunhandan.vn. 7. Đoàn Lê (2011), Người xiếc chữ, - Nguồn: www.baomoi. 8. Nhiều tác giả (2003), Từ điển Tiếng Việt, - Nxb Đà Nẵng. 9. Trần Hữu Tá - Hoàng Hữu Mai (1992), Vũ Trong Phụng hôm qua và hôm nay, - Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh. DEPRAVED CHARACTERS IN DOAN LE’S SHORT STORIES Abstract: In modern Vietnamese literature, Doan Le is a versatile female writer whose successful works varied from novels, short stories, poems and screenplays. Among those, the author acquired well-deserved reputation for her excellent short stories. With clear critical prose and realistic portrayal of life, Doan Le’s works had depicted a world with different and distintive personalities. In that world, depraved characters stood out as the one with the most unique traits. This kind of character was intentionally exploited to address the serious and complicated problems in modern society. Keywords: character, depraved character, Doan Le’s short-story.
File đính kèm:
- kieu_nhan_vat_tha_hoa_trong_truyen_ngan_cua_doan_le.pdf