Kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh trường trung học phổ thông Đông Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2018

Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả kiến thức

về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên (VTN) của

408 học sinh Trường Trung học phổ thông Đông Thụy

Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Kết quả: Còn tỷ lệ

khá cao học sinh không biết về dấu hiệu có thai ở phụ nữ.

Hậu quả khi làm mẹ ở tuổi VTN được các học sinh biết

đến chưa đầy đủ. Đa số các học sinh chọn cơ sở ý tế nhà

nước là cơ sở nạo phá thai an toàn (94,1%). Các biện pháp

tránh thai được học sinh biết đến nhiều nhất là bao cao su

(96,3%) và có 88,7% học sinh cho rằng đây là biện phù

hợp nhất ở VTN. Tỷ lệ học sinh biết đến bệnh LTQĐTD

chưa cao, nhiều nhất là bệnh giang mai mới chỉ đạt 87,0%.

Phần lớn các học sinh đều biết về các đường lây truyền

của HIV (96,3%). Tỷ lệ học sinh biết cách phòng tránh qua

việc không dùng chung bơm kim tiêm là 93,9%; trong đó

có 89,6% học sinh nam và 95,6% học sinh nữ

Kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh trường trung học phổ thông Đông Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2018 trang 1

Trang 1

Kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh trường trung học phổ thông Đông Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2018 trang 2

Trang 2

Kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh trường trung học phổ thông Đông Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2018 trang 3

Trang 3

Kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh trường trung học phổ thông Đông Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2018 trang 4

Trang 4

Kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh trường trung học phổ thông Đông Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2018 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 7640
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh trường trung học phổ thông Đông Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh trường trung học phổ thông Đông Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2018

Kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh trường trung học phổ thông Đông Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2018
SỐ 4 (51) - Tháng 07-08/2019
Website: yhoccongdong.vn 101
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌC 
SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÔNG THỤY 
ANH, HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2018
Vũ Thị Quyên1, Nguyễn Đức Thanh2 
TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả kiến thức 
về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên (VTN) của 
408 học sinh Trường Trung học phổ thông Đông Thụy 
Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Kết quả: Còn tỷ lệ 
khá cao học sinh không biết về dấu hiệu có thai ở phụ nữ. 
Hậu quả khi làm mẹ ở tuổi VTN được các học sinh biết 
đến chưa đầy đủ. Đa số các học sinh chọn cơ sở ý tế nhà 
nước là cơ sở nạo phá thai an toàn (94,1%). Các biện pháp 
tránh thai được học sinh biết đến nhiều nhất là bao cao su 
(96,3%) và có 88,7% học sinh cho rằng đây là biện phù 
hợp nhất ở VTN. Tỷ lệ học sinh biết đến bệnh LTQĐTD 
chưa cao, nhiều nhất là bệnh giang mai mới chỉ đạt 87,0%. 
Phần lớn các học sinh đều biết về các đường lây truyền 
của HIV (96,3%). Tỷ lệ học sinh biết cách phòng tránh qua 
việc không dùng chung bơm kim tiêm là 93,9%; trong đó 
có 89,6% học sinh nam và 95,6% học sinh nữ. 
Từ khóa: Sức khỏe sinh sản, vị thành niên
ABSTRACT
KNOWLEDGE OF ADOLESCENTS ON 
REPRODUCTIVE HEALTH CARE OF STUDENTS 
OF DONG THUY ANH HIGH SCHOOL, THAI 
THUY DISTRICT, THAI BINH PROVINCE
The cross-sectional descriptive study to describe 
and evaluate knowledge of adolescents on reproductive 
health care of 408 students of Dong Thuy Anh High 
School, Thai Thuy District, Thai Binh Province . Results: 
There is a high rate of students not knowing about signs 
of pregnancy in women. The students know rather good 
about consequences of young motherhood. Most students 
choose public health facility as a basis for safe abortion 
(94.1%). The contraceptive method which student know 
the most is condom (96.3%); and 88.7% of them think that 
it is the most appropriate for adolescents. The percentage 
of students who know about STIs is not high, the highest 
rate for syphilis is only 87.0%. Most students know 
about HIV transmission routes (96.3%). The percentage 
of students who know how to prevent HIV transmission 
through not sharing needles is 93.9%; including 89.6% of 
males and 95.6% of females.
Key words: Reproductive health, adolescent.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vị thành niên (VTN) là giai đoạn chuyển tiếp từ 
trẻ em thành người trưởng thành, có đặc điểm tâm sinh 
lý đặc thù như thích thử nghiệm, thích khám phá năng 
lực bản thân, năng động, sáng tạo. Tuổi VTN liên tục 
đối mặt với những thách thức cũng như nguy cơ. Chính 
vì thế VTN cần được cung cấp thông tin chính xác và 
đúng đắn giúp các em hiểu quá trình phát triển bản 
thân, nguy cơ cho sức khỏe, điều kiện cần thiết để khỏe 
mạnh [5]. Việt Nam có các trường hợp nạo phá thai 
ở tuổi VTN chiếm tới 20% số ca nạo phá thai, 15% 
sinh con trước tuổi 20 [6]. Lứa tuổi VTN vẫn có tỷ lệ 
nhất định mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, 
đặc biệt là HIV/AIDS. Để góp phần có cơ sở dữ liệu 
cho việc hoạch định các chính sách nâng cao sức khỏe 
VTN, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu 
mô tả kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN 
tại địa bàn nghiên cứu. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện 
tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Đông Thụy Anh, 
huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10, 11, 12 
tương đương với độ tuổi từ 16-19 tại Trường THPT Đông 
Thụy Anh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2018 đến tháng 
02/2019.
Ngày nhận bài: 25/05/2019 Ngày phản biện: 03/06/2019 Ngày duyệt đăng: 12/06/2019
1. Trung tâm Y tế huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
2. Trường Đại học Y Dược Thái Bình 
SỐ 4 (51) - Tháng 07-08/2019
Website: yhoccongdong.vn102
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả và đánh giá kiến 
thức chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN của học sinh THPT.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu cho điều tra được tính theo công thức sau:
2
2
)2/1(
)1.(
.
d
pp
Zn −= −α
Trong đó: 
+ Z 2/1 α− : Là hệ số tin cậy, được lấy ở ngưỡng xác 
xuất 95% (Z 2/1 α− =1,96)
+ p: Là tỷ lệ học sinh THPT có kiến thức đúng về 
chăm sóc sức khỏe sinh sản, chọn p=0,5 để có cỡ mẫu tối 
thiểu cần chọn lớn nhất. 
+ d: Sai số mong muốn: d = 0,05
Thay số ta có n= 385 học sinh. Thực tế đã chọn 408 
học sinh để phỏng vấn
- Chọn mẫu: Chọn lấy cả 3 khối từ lớp 10-12, tại mỗi 
khối chọn ngẫu nhiên lấy 3 lớp. Tiến hành phỏng vấn các 
đối tượng theo thứ tự lấy từ danh sách lớp từ một cho đến 
hết. Nếu số đối tượng tại lớp được lựa chọn chưa đủ thì 
sẽ phỏng vấn thêm đối tượng ở lớp kế bên theo cách thức 
tương tự cho tới khi đạt số lượng đối tượng theo yêu cầu. 
2.2.3. Kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 
Phỏng vấn đối tượng bằng việc sử dung bộ câu hỏi 
chuẩn bị trước để tiến hành phỏng vấn trực tiếp cho học sinh 
trung học phổ thông về kiến thức chăm sóc SKSS VTN.
2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin
Số liệu được làm sạch trước khi nhập vào máy tính, sử 
dụng chương trình EPI DATA để nhập số liệu. Phân tích số 
liệu được tiến hành bằng chương trình SPSS 13.0. So sánh 
giữa các tỷ lệ sử dụng kiểm định Khi bình phương. Khoảng 
tin cậy là 95% được áp dụng cho toàn bộ các kiểm định. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kiến thức của học sinh về sức khỏe sinh sản VTN
Bảng 3.1. Tỷ lệ học sinh biết về các dấu hiệu người phụ nữ được cho là có thai
 Giới
Dấu hiệu
Nam (n=115) Nữ (n=293) Tổng (n=408)
SL % SL % SL %
Mất kinh 81 70,4 277 94,5 358 87,7
Mệt mỏi, chán ăn 70 60,9 215 73,4 285 69,8
Buồn nôn, nôn 87 75,6 271 92,5 358 87,7
Cương vú 53 46,1 159 54,3 212 51,9
Bụng lớn dần 85 73,9 259 88,4 344 84,3
Không biết 15 13,0 7 2,4 22 5,4
Bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ học sinh cho rằng phụ nữ có 
thai có biểu hiện mất kinh và buồn nôn, nôn đạt cao nhất 
với 87,7%. Tỷ lệ học sinh không biết biểu hiện của phụ nữ 
khi có thai là 5,4%. Trong đó, tỷ lệ học sinh nữ biết các dấu 
hiệu ở phụ nữ có thai cao hơn so với học sinh nam: bụng 
lớn dần (88,4% so với 73,9%); buồn nôn, nôn (92,5% so 
với 75,6%); mệt mỏi, chán ăn (73,4% so với 60,9%); mất 
kinh (94,5% so với 70,4%). Tỷ lệ học sinh nam không biết 
các biểu hiện ở phụ nữ có thai cao hơn so với các học sinh 
nữ (13,0% so với 2,4%).
Bảng 3.2. Tỷ lệ học sinh biết về hậu quả khi làm mẹ quá trẻ
 Giới
Hậu quả
Nam (n=115) Nữ (n=293) Tổng (n=408)
SL % SL % SL %
Thiếu máu 40 34,8 137 46,8 177 43,4
Thai kém phát triển, chết lưu 78 67,8 248 84,6 326 79,9
Trẻ sinh ra thiếu cân 96 83,5 275 93,9 371 90,9
Khác 1 0,9 12 4,1 13 3,2
Không biết 17 14,8 8 2,7 25 6,1
SỐ 4 (51) - Tháng 07-08/2019
Website: yhoccongdong.vn 103
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Kết quả trong bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ học sinh cho 
rằng hậu quả của làm mẹ quá trẻ là làm trẻ sinh ra thiếu 
cân, suy dinh dưỡng đạt cao nhất với 90,9%; tuy nhiên có 
6,1% học sinh không biết hậu quả của việc làm mẹ quá 
trẻ. Tỷ lệ học sinh nữ biết hậu quả của làm mẹ quá trẻ là 
thiếu máu chiếm 46,8%; thai kém phát triển, thai chết lưu 
là 84,6%; trẻ sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng là 93,9%; 
và những tỷ lệ này đều cao hơn so với nam giới. Tỷ lệ nam 
giới không biết hậu quả của việc làm mẹ quá trẻ cao hơn 
so với nữ giới (14,8% so với 2,7%).
Kết quả bảng 3.3 cho thấy, đa số các học sinh chọn cơ 
sở y tế nhà nước là cơ sở nạo phá thai an toàn với 94,1%; 
trong đó có 91,3% học sinh nam và 95,2% học sinh nữ. Có 
4,2% không biết đâu là cơ sở nạo phá thai an toàn với 6,1% 
học sinh nam và 3.5% học sinh nữ. 
Bảng 3.3. Tỷ lệ học sinh biết các cơ sở nạo phá thai an toàn
 Giới
Cơ sở
Nam (n=115) Nữ (n=293) Tổng (n=408)
SL % SL % SL %
Cơ sở y tế nhà nước 105 91,3 279 95,2 384 94,1
Cơ sở y tế tư nhân 1 0,9 1 0,3 2 0,5
Thầy lang, mụ vườn 2 1,7 0 0 2 0,5
Khác 0 0 3 1,0 3 0,7
Không biết 7 6,1 10 3,5 17 4,2
Bảng 3.4. Tỷ lệ học sinh biết về các biện pháp tránh thai
 Giới
Biện pháp
Nam (n=115) Nữ (n=293) Tổng (n=408)
SL % SL % SL %
Bao cao su 109 94,8 284 96,9 393 96,3
Vòng tránh thai 86 74,8 264 86,7 350 85,8
Viên uống tránh thai 84 73,0 248 84,6 332 81,4
Viên tránh thai khẩn cấp 79 68,7 216 73,7 295 72,3
Cấy dưới da 27 23,5 58 19,8 85 20,8
Tiêm tránh thai 45 39,1 92 31,4 137 33,6
Tính chu kỳ kinh 38 33,0 148 50,5 186 45,6
Xuất tinh ngoài 50 43,5 118 40,3 168 41,2
Khác 3 2,6 2 0,7 5 12,3
Không biết 3 2,6 5 1,7 8 1,9
Bảng 3.4 cho thấy các biện pháp tránh thai được học 
sinh biết đến nhiều nhất bao gồm: bao cao su (96,3%); 
vòng tránh thai (85,8%); viên uống tránh thai (81,4%) và 
viên tránh thai khẩn cấp (72,3%). Tuy nhiên, có 1,9% học 
sinh không biết các biện pháp sử dụng để tránh thai. Tỷ 
lệ học sinh nam biết về sử dụng vòng tránh thai là 74,8%; 
thấp hơn so với học sinh nữ (86,7%). Sự khác biệt này có 
ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ học sinh nam biết về 
tính chu kỳ kinh là 33,0%; thấp hơn so với học sinh nữ 
(50,5%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
SỐ 4 (51) - Tháng 07-08/2019
Website: yhoccongdong.vn104
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
Kết quả bảng 3.5 cho thấy các em học sinh biết một 
số bệnh LTQĐTD như lậu (78,9%), giang mai (87,0%) và 
nấm sinh dục (65,9%). Tuy nhiên, có 6,6% không biết về 
bệnh LTQĐTD.
Bảng 3.5. Tỷ lệ học sinh biết về các bệnh LTQĐTD
 Giới
Bệnh 
Nam (n=115) Nữ (n=293) Tổng(n=408)
SL % SL % SL %
Lậu 85 73,9 237 80,9 322 78,9
Giang mai 96 83,5 259 88,4 355 87,0
Trùng roi 23 20,0 35 11,9 58 14,2
Nấm sinh dục 76 66,1 193 65,9 269 65,9
Viêm gan B 46 40,0 104 35,5 150 36,8
Không biết 9 7,8 18 6,1 27 6,6
Khác 5 4,3 8 2,7 13 3,2
Bảng 3.6. Tỷ lệ học sinh biết về các biện pháp phòng tránh bệnh LTQĐTD
Biện pháp SL Tỷ lệ %
Sử dụng bao cao su 353 86,5
Sống chung thủy vợ/ chồng 275 67,4
Vệ sinh cá nhân tốt 289 70,8
Nguồn nước hợp vệ sinh 178 43,6
Không biết 23 5,6
Khác 8 1,9
Kết quả bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ học sinh biết biện 
pháp phòng tránh bệnh LTQĐTD bằng sử dụng bao cao 
su là 86,5%, vệ sinh cá nhân là 70,8%, sống chung thủy 
vợ/chồng là 67,4% và sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh 
là 43,6%. Có 5,6% học sinh không biết biện pháp phòng 
tránh bệnh LTQĐTD.
Bảng 3.7. Tỷ lệ học sinh biết về đường lây truyền của HIV
 Giới
Đường lây
Nam (n=115) Nữ (n=293) Tổng (n=408)
SL % SL % SL %
Quan hệ tình dục không an toàn 106 92,2 287 97,5 393 96,3
Dùng chung bơm kim tiêm 109 94,8 280 95,6 389 95,3
Mẹ truyền sang con qua đường nhau thai 100 87,0 278 94,9 378 92,6
Khác 4 3,5 5 1,7 9 2,2
Từ bảng 3.7 cho thấy, phần lớn các học sinh đều 
biết về các đường lây truyền của HIV với 96,3% học sinh 
biết HIV lây truyền qua QHTD không an toàn, 95,3% 
biết đường lây truyền qua dùng chung bơm kim tiêm. Có 
87,0% học sinh nam biết HIV lây truyền từ mẹ sang con, 
thấp hơn so với học sinh nữ (94,9%). 
SỐ 4 (51) - Tháng 07-08/2019
Website: yhoccongdong.vn 105
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Kết quả bảng 3.8 cho thấy, học sinh biết cách tránh 
lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục an toàn là 91,4%. 
Tỷ lệ học sinh biết cách phòng tránh qua việc không dùng 
chung bơm kim tiêm (93,9%); trong đó có 89,6% học sinh 
nam và 95,6% học sinh nữ. 
IV. BÀN LUẬN
Về thời điểm dễ có thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt, 
có 29,2% học sinh trả lời đúng rằng, đó là 7 ngày giữa 2 lần 
có kinh. Kết quả này thấp hơn so với kết quả trong nghiên 
cứu của Nguyễn Long Giang (47,9%) [4]. Khi được hỏi về 
dấu hiệu của phụ nữ khi mang thai, trong đó dấu hiệu mất 
kinh – dấu hiệu quan trọng nhất, có 94,5% học sinh nữ và 
70,4% học sinh nam biết về dấu hiệu này. Phần lớn học 
sinh biết hậu quả khi làm mẹ quá trẻ là dẫn tới việc sinh 
con thiếu cân, suy dinh dưỡng (90,9%). Khi được hỏi về 
các biện pháp tránh thai, phần lớn các học sinh cho rằng, 
sử dụng bao cao su là biện pháp tránh thai phù hợp nhất ở 
lứa tuổi VTN (88,7%). Những địa điểm cung cấp bao cao 
su mà học sinh biết đến nhiều nhất là hiệu thuốc (92,9%). 
Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ái 
với 60,9% học sinh biết đến nơi cung cấp là các hiệu thuốc 
[1]. Đối với các bệnh LTQĐTD, các bệnh mà học sinh biết 
đến nhiều là giang mai (87,0%), lậu (78,9%). Kết quả này 
có đôi chút khác biệt với nghiên cứu của Đỗ Duy Bình với 
tỷ lệ học sinh biết đến giang mai là 88,9% và lậu là 82,8% 
[2]. Kết quả của chúng tôi khá phù hợp với kết quả trong 
báo cáo Điều tra Quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam 
lần thứ 2 [3]. 
V. KẾT LUẬN
- Còn tỷ lệ khá cao học sinh không biết về dấu hiệu 
có thai ở phụ nữ. Hậu quả khi làm mẹ ở tuổi VTN được 
các học sinh biết đến chưa đầy đủ. Đa số các học sinh chọn 
cơ sở ý tế nhà nước là cơ sở nạo phá thai an toàn (94,1%).
- Hậu quả khi làm mẹ ở tuổi VTN được các học sinh 
biết đến chưa đầy đủ. Các biện pháp tránh thai được học 
sinh biết đến nhiều nhất là bao cao su (96,3%) và có 88,7% 
học sinh cho rằng đây là biện phù hợp nhất ở VTN. 
- Về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tỷ lệ học 
sinh biết đến chưa cao, nhiều nhất là bệnh giang mai mới 
chỉ đạt 87,0%. 
- Phần lớn các học sinh đều biết về các đường lây 
truyền của HIV (96,3%). Tỷ lệ học sinh biết cách phòng 
tránh qua việc không dùng chung bơm kim tiêm (93,9%); 
trong đó có 89,6% học sinh nam và 95,6% học sinh nữ. 
Bảng 3.8. Tỷ lệ học sinh biết về cách phòng tránh lây nhiễm HIV
Giới
Biện pháp
Nam(n=115) Nữ (n=293) Tổng (n=408)
SL % SL % SL %
Không dùng bơm kim tiêm chung 103 89,6 280 95,6 383 93,9
Quan hệ tình dục an toàn 105 91,3 268 89,8 373 91,4
Khác 6 5,2 11 3,7 17 4,1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ái (2018), Thực trạng kiến thức, thái độ về tình dục an toàn của học sinh trung học phổ thông tại 
huyện đảo Vân Đông, tỉnh Quảng Ninh năm 2017, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội.
2. Đỗ Duy Bình (2012), Kiến thức, thái độ về các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS của học sinh 
một số trường THPT tại tỉnh Thái Bình năm 2012, Luận văn Thạc sĩ YTCC, Đại học Y Dược Thái Bình.
3. Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê (2008). Điều tra quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam.
4. Nguyễn Long Giang (2017), Thực trạng kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan tới kiến thức về chăm 
sóc sức khỏe sinh sản của học sinh Trường trung cấp Y tế Nam Định năm 2016, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại 
học Y Dược Thái Bình.
5. Bùi Thị Thu Hà (2008), Sức khỏe sinh sản, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
6. Tổng cục Dân số - KHHGĐ (2010). Dậy thì - Sức khỏe tình dục - Sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt 
Nam, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_ve_cham_soc_suc_khoe_sinh_san_cua_hoc_sinh_truong.pdf