Khảo sát việc dùng dịch thuật như một chiến lược học của người học tiếng Anh tại Cần Thơ

Mục tiêu của cuộc nghiên cứu này là nhằm tìm ra các chiến

lược học liên quan tới dịch thuật được người học tiếng Anh tại

Việt Nam sử dụng và ảnh hưởng của trình độ tiếng Anh của

người học đến việc sử dụng các chiến lược đó. Kết quả từ bảng

câu hỏi cho thấy phần lớn người tham gia khảo sát đều sử dụng

dịch thuật như một chiến lược học. Dựa trên kết quả đó, tác giả

đưa ra một số đề xuất cho việc dạy tiếng Anh hiện nay tại Việt

Nam

Khảo sát việc dùng dịch thuật như một chiến lược học của người học tiếng Anh tại Cần Thơ trang 1

Trang 1

Khảo sát việc dùng dịch thuật như một chiến lược học của người học tiếng Anh tại Cần Thơ trang 2

Trang 2

Khảo sát việc dùng dịch thuật như một chiến lược học của người học tiếng Anh tại Cần Thơ trang 3

Trang 3

Khảo sát việc dùng dịch thuật như một chiến lược học của người học tiếng Anh tại Cần Thơ trang 4

Trang 4

Khảo sát việc dùng dịch thuật như một chiến lược học của người học tiếng Anh tại Cần Thơ trang 5

Trang 5

Khảo sát việc dùng dịch thuật như một chiến lược học của người học tiếng Anh tại Cần Thơ trang 6

Trang 6

Khảo sát việc dùng dịch thuật như một chiến lược học của người học tiếng Anh tại Cần Thơ trang 7

Trang 7

Khảo sát việc dùng dịch thuật như một chiến lược học của người học tiếng Anh tại Cần Thơ trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 6660
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát việc dùng dịch thuật như một chiến lược học của người học tiếng Anh tại Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát việc dùng dịch thuật như một chiến lược học của người học tiếng Anh tại Cần Thơ

Khảo sát việc dùng dịch thuật như một chiến lược học của người học tiếng Anh tại Cần Thơ
48 Lê Thái Hưng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 48-55 
Khảo sát việc dùng dịch thuật như một chiến lược học của người 
học tiếng Anh tại Cần Thơ 
Investigating the use of translation as a learning strategy of 
English learners in Can Tho city 
Lê Thái Hưng1* 
1Trường Đại học An Giang, Việt Nam 
*Tác giả liên hệ, Email: thaihungagu@gmail.com 
THÔNG TIN TÓM TẮT 
DOI:10.46223/HCMCOUJS. 
soci.vi.15.1.595.2020 
Ngày nhận: 28/02/2020 
Ngày nhận lại: 01/04/2020 
Duyệt đăng: 03/04/2020 
Từ khóa: 
chiến lược học, dịch thuật, 
học tiếng Anh, người học 
tiếng Anh 
Keywords: 
learning strategy, translation 
English learners, learning 
English 
Mục tiêu của cuộc nghiên cứu này là nhằm tìm ra các chiến 
lược học liên quan tới dịch thuật được người học tiếng Anh tại 
Việt Nam sử dụng và ảnh hưởng của trình độ tiếng Anh của 
người học đến việc sử dụng các chiến lược đó. Kết quả từ bảng 
câu hỏi cho thấy phần lớn người tham gia khảo sát đều sử dụng 
dịch thuật như một chiến lược học. Dựa trên kết quả đó, tác giả 
đưa ra một số đề xuất cho việc dạy tiếng Anh hiện nay tại Việt 
Nam. 
ABSTRACT 
This study aims at investigating the use of learning 
strategies related to the translation by English learners in 
Vietnam and, at the same time, exploring whether the use of 
translation differs based on learners’ different English 
proficiency levels. Analysis of data from the questionnaire 
reveals that most of the participants used translation-related 
strategies in learning English. Based on the findings of the 
study, some recommendations for teaching English in Vietnam 
were made. 
1. Giới thiệu 
Trong quá trình học ngoại ngữ, cụ thể trong trường hợp này là tiếng Anh, mỗi người 
học đều tự chọn cho mình những chiến lược học thích hợp. Yang (1999) đã khẳng định rằng 
chiến lược học tiếng Anh thích hợp sẽ giúp người học có trách nhiệm với việc học của mình và 
có thể dẫn đến thành công trong sử dụng tiếng Anh. Là một trong số các chiến lược nhận thức, 
dịch thuật là cách học được không ít người quan tâm hiện nay. Theo đó, khi sử dụng chiến lược 
này, ngôn ngữ mẹ đẻ được dùng như một kênh trung gian giúp người học tận dụng ngôn ngữ 
của mình để hiểu một bài đọc và hoạch định trước khi viết ra bằng ngôn ngữ đang học. 
 Lê Thái Hưng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 48-55 49 
2. Lược khảo tài liệu 
Dịch thuật được định nghĩa trong từ điển Oxford (2004) là quá trình dịch các từ hay văn 
bản từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Chiến lược học liên quan đến dịch thuật là 
“việc dùng ngôn ngữ thứ nhất như là nền tảng để hiểu và/hoặc thực hành ngôn ngữ thứ hai” 
(Tan, 2015, p. 56). 
Trên thực tế, có những giáo viên cũng như nhà nghiên cứu tỏ thái độ tiêu cực đối với 
việc dùng chiến lược này, trong khi số khác thì lại đề cao tầm quan trọng của nó trong việc dạy 
và học ngoại ngữ. Nằm trong số những người ủng hộ, Scheffler (2013) cho rằng việc đánh giá 
lại chiến lược học dựa trên dịch thuật đã được quan tâm từ thế kỷ 21 và đồng thời xem nó như 
một hoạt động thú vị và hữu ích. Bên cạnh đó, Tan (2015) nhận định “thật là tùy tiện khi phủ 
nhận hoàn toàn tác động tích cực của việc dùng tiếng mẹ đẻ khi học tiếng Anh” (p.59). 
Fernández-Guerra (2014) thì đưa ra kết luận người học có thái độ tích cực đối với chiến lược 
học liên quan đến dịch thuật và tiềm năng của phương pháp này khi họ nhận ra rằng nó giúp cải 
thiện bốn kỹ năng ngôn ngữ của họ. Còn theo Mollaei, Taghinezhad, và Sadighi (2017) thì đây 
là một chiến lược dạy và học quan trọng bởi những lí do sau: 
 Nó giúp ích trong việc dở bỏ những rào cản tâm lý của người học gặp phải trong môi 
trường học; 
 Nó rất hữu dụng khi dạy các cấu trúc ngữ pháp phức tạp, trừ trường hợp người học 
đã đủ trình độ để hiểu khi được giải thích bằng ngoại ngữ; 
 Nó là một kỹ thuật sẵn có tức thì trong trường hợp tất cả các kỹ thuật thực tiễn khác 
đều thất bại, chẳng hạn như học thuộc lòng các từ khó; 
 Trong hoạt động đọc, khi học viên không hiểu được bài học (do các yếu tố văn hóa), 
giáo viên có thể áp dụng dịch thuật. 
Có nhiều nhà nghiên cứu cũng đã tìm hiểu tác động của việc dùng chiến lược dịch đối 
với người học tiếng Anh. Karimian và Talebinejad (2013) qua khảo sát đã nhận thấy chiến lược 
dịch thuật giúp ích cho người học tiếng Anh và tin rằng nó là một chiến lược học quan trọng. 
Trong một nghiên cứu khác, Mutlu, Bayram, và Demirbüken (2015) khẳng định người học dùng 
chiến lược dịch thuật trong khi làm bài tập viết và đọc tiếng Anh vì họ cho rằng sẽ dễ dàng hơn 
khi họ nghĩ cách hoàn thành bài tập bằng tiếng mẹ đẻ trước rồi mới dịch sang tiếng Anh. Chiến 
lược này khiến họ thấy tự tin hơn. Ngoài ra, từ kết quả nghiên cứu của mình, Ramachandran và 
Rahimi (2004) cho rằng dịch thuật có thể được dùng như một phương pháp để mở rộng vốn từ 
vựng của người học. Theo đó, chiến lược dạy và học liên quan đến dịch thuật giúp người học 
so sánh, đối chiếu hai ngôn ngữ với nhau và từ đó họ phát triển kỹ năng đọc cũng như vốn từ 
của mình. Khái quát hơn, Dagiliené (2012) thực hiện cuộc nghiên cứu về khả năng giúp người 
học phát triển các kỹ năng ngôn ngữ như viết, nói, từ vựng, ngữ pháp và đọc. Và cuộc nghiên 
cứu cho kết quả rất tích cực. 
3. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 
Việc tổng hợp tài liệu liên quan cho thấy tính hiệu quả và tầm quan trọng của chiến lược 
dịch thuật trong việc học ngoại ngữ ở một số nơi trên thế giới. Tuy nhiên, đối với những đối 
tượng học khác nhau thì tác động của chiến lược này có thể sẽ có sự thay đổi khác nhau, và do 
50 Lê Thái Hưng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 48-55 
đó thái độ của người học - đối tượng sử dụng - cũng sẽ khác nhau. Đó là lý do tại sao cần thực 
hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa ở các môi trường học tập khác nhau, các nước khác nhau để 
thấy được sự đa dạng và tổng quát của việc sử dụng chiến lược này. Trong bối cảnh đó, bài 
nghiên cứu ra đời nhằm tìm hiểu  ... 
còn có 20 câu hỏi về mức độ sử dụng chiến lược dịch thuật, dựa trên thang đo Likert ở 5 mức 
độ: 1=không bao giờ; 2=rất hiếm khi; 3=thỉnh thoảng; 4=thường xuyên; 5=luôn luôn. 
4.3. Câu hỏi nghiên cứu 
1. Người học tiếng Anh tại Việt Nam sử dụng các chiến lược liên quan đến dịch thuật 
ở mức độ nào? 
2. Trình độ tiếng Anh của người học có ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược liên 
quan đến dịch thuật không? 
5. Kết quả và thảo luận 
5.1. Mức độ sử dụng chiến lược học tiếng Anh liên quan đến dịch thuật của học sinh 
Bảng 1 
Mức độ sử dụng chiến lược học liên quan đến dịch thuật của học sinh 
 N Minimum Maximum Mean Std. Deviation 
MEAN 178 1.30 4.30 2.7923 .56735 
Valid N (listwise) 178 
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu 
Với chỉ số trung bình M=2.8 và độ lệch chuẩn SD=0.56, có thể kết luận rằng trong quá 
trình học tiếng Anh, nhóm học sinh được khảo sát sử dụng chiến lược liên quan đến dịch thuật 
ở mức độ trung bình. 
 Lê Thái Hưng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 48-55 51 
5.2. Nhóm chiến lược được sử dụng nhiều nhất và ít nhất 
Giá trị trung bình và độ lệch tiêu chuẩn của các câu trả lời đã được tính toán đối với mỗi 
lĩnh vực sử dụng dịch thuật như một chiến lược học. Dựa trên kết quả có được từ Frequency 
Test, có thể thấy 3 chiến lược dịch được nhóm khảo sát sử dụng thường xuyên nhất là “Tôi sử 
dụng thiết bị dịch tự động để giúp cho việc học tiếng Anh” (M=3.86; SD=0.92), “Tôi ghi nhớ 
nghĩa của từ mới trong tiếng Anh bằng cách nhớ lại nghĩa của chúng trong tiếng Việt” (M=3.16; 
SD=0.83) và “Tôi ghi nhớ nghĩa của từ mới trong tiếng Anh bằng cách nhớ lại nghĩa của chúng 
trong tiếng Việt” (M=3.12; SD=0.91). 
Ngược lại, 3 chiến lược dịch ít được chọn nhất là “Tôi nghe hoặc đọc các bản tin bằng 
tiếng Việt trước để hiểu bản tiếng Anh dễ hơn” (M=1.78; SD=0.96), “Khi không hiểu điều gì 
đó trong tiếng Anh, tôi sẽ nhở người khác dịch nó sang tiếng Việt” (M=1.92; SD=0.85) và “Khi 
xem chương trình truyền hình hay phim bằng tiếng Anh, tôi dò phụ đề để kiểm tra xem mình 
hiểu có đúng không” (M=2.15; SD=0.91). 
Các câu hỏi liên quan đến việc dùng chiến lược dịch thuật trong khi làm các bài tập rèn 
luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh đều có chỉ số trung bình khá cao (M>2.5). Đó là 
các câu hỏi như: “Khi làm bài tập nghe tiếng Anh, trước tiên tôi dịch các câu nói sang tiếng 
Việt để hiểu nghĩa của chúng”, “Khi tôi quên từ hay cách diễn đạt nào đó trong lúc nói tiếng 
Anh, tôi dịch từ Việt sang Anh để tiếp tục cuộc trò chuyện”, “Khi gặp bài đọc khó, tôi dịch sang 
tiếng Việt trước trong đầu để hiểu được nghĩa của nó” hay “Khi tập viết bằng tiếng Anh, trước 
tiên tôi suy nghĩ về đề tài bằng tiếng Việt”. 
Ngoài ra, nhóm học sinh được khảo sát cũng dùng chiến lược dịch thuật khi học các 
thành ngữ mới trong tiếng Anh: “Tôi học các thành ngữ tiếng Anh bằng cách tìm hiểu cách dịch 
của chúng trong tiếng Việt” (M=2.45; SD=0.98) và “Tôi dịch sang tiếng Việt các thuật ngữ ngữ 
pháp như từ loại, thì, và sự hòa hợp trong các cấu trúc để làm rõ vai trò của các thành phần 
trong câu” (M=2.62, SD=0.86). 
5.3. Ảnh hưởng của trình độ tiếng Anh đến việc sử dụng chiến lược dịch thuật 
Dựa vào điểm số môn tiếng Anh trên lớp, nhóm học sinh được chia thành nhóm Giỏi 
(Excellent) với điểm trung bình môn trên 8 và nhóm Khá (Good) với điểm trung bình môn nhỏ 
hơn 8. Như vậy, trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, những học sinh thuộc nhóm Giỏi được 
xem như là người học có trình độ tiếng Anh cao hơn những học sinh thuộc nhóm Khá. Để tìm 
câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai về ảnh hưởng của trình độ tiếng Anh của người học 
đối với việc sử dụng chiến lược liên quan đến dịch thuật không, lệnh independent sample t-test 
đã được sử dụng. Kết quả từ việc phân tích được thể hiện trong Bảng 2. Theo đó, những học 
sinh có trình độ tiếng Anh thấp hơn, nghĩa là những học sinh có học lực khá, có khuynh hướng 
dùng chiến lược dịch thuật hơn (M=2.95) so với những học sinh có học lực giỏi (M=2.54). 
52 Lê Thái Hưng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 48-55 
Bảng 2 
Ảnh hưởng của trình độ tiếng Anh đối với việc sử dụng chiến lược dịch 
GROUPS N % MEAN SD t/F Value P 
Excellent 102 57.3 2.54 0.37 2.31 0.00* 
Good 76 42.7 2.95 0.35 
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu 
5.4. Thảo luận 
Việc nhóm học sinh được khảo sát dùng các chiến lược liên quan đến dịch thuật ở mức 
độ trung bình cho thấy có sự hạn chế trong việc chọn các chiến lược này. Nói cách khác, họ 
chưa chủ động sử dụng các chiến lược tốt nhất và toàn diện nhất trong quá trình học tiếng Anh. 
Kết quả khảo sát cũng cho thấy người học phần lớn dựa vào công cụ dịch tự động để 
giúp mình học tiếng Anh. Điều này phản ánh xu hướng học tập nói chung, học ngoại ngữ nói 
riêng trong thời đại khoa học công nghệ phát triển hiện nay. Công nghệ đang tăng dần sức ảnh 
hưởng đối với mọi mặt trong đời sống hàng ngày, trong đó có giáo dục. Do đó, cần phải có 
những nghiên cứu sâu hơn về sức ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với việc học tiếng 
Anh tại Việt Nam hiện nay. 
Kết quả khảo sát còn cho thấy người học cũng dùng dịch thuật trong lúc học 4 kỹ năng 
ngôn ngữ cùng với các phạm trù khác của ngôn ngữ như từ vựng, ngữ pháp và thành ngữ. Kết 
quả này trùng khớp với kết luận từ cuộc nghiên cứu của Liao (2006) là người học thường xuyên 
nhất là dùng dịch thuật để học từ vựng, thành ngữ, ngữ pháp, cũng như để đọc, viết, nói và kiểm 
tra việc nghe hiểu. Kết quả từ cuộc nghiên cứu của Liao (2006) đã cho thấy các đối tượng tham 
gia khảo sát tán thành ý kiến cho rằng chiến lược dạy và học liên quan đến dịch thuật đóng vai 
trò tích cực trong quá trình học tiếng Anh của họ. Họ tin rằng chiến lược dịch thuật giúp họ 
phát triển các kỹ năng đọc, viết, nói cũng như mở rộng vốn từ, cụm từ và thành ngữ trong quá 
trình học tiếng Anh. Kết luận này cũng giống kết luận của các nhà nghiên cứu khác như Calis 
và Dikilitas (2012), Dagiliené (2012). Ngoài ra, những học sinh trong nhóm khảo sát còn cho 
biết họ dùng dịch thuật để làm rõ sự giống và khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh và nếu 
họ không hiểu một vấn đề nào đó trong tiếng Anh, họ sẽ nhờ người khác giải thích bằng cách 
dịch lại. Như vậy, chiến lược dịch thuật vẫn được sử dụng rộng rãi để học và hiểu tiếng Anh tại 
Việt Nam. 
Phân tích nhóm 3 chiến lược ít được nhóm người khảo sát chọn nhất cho thấy người học 
tiếng Anh còn chưa chủ động tự học, chưa tận dụng hết các cơ hội để nâng cao trình độ tiếng 
Anh của mình. Để khắc phục tình trạng này, trước hết, giảng viên cần xây dựng được thái độ 
học tập ngoại ngữ tích cực cho sinh viên, qua đó góp phần xây dựng hành vi học ngoại ngữ, 
đặc biệt là quá trình tự học. Người học cần nhận được những hướng dẫn cụ thể làm thế nào xây 
dựng ý thức tự học để tự mình tích lũy thêm những kiến thức cần thiết thay vì ngồi chờ đợi 
giảng viên truyền đạt kiến thức. 
Mối tương quan giữa trình độ của người học và việc sử dụng chiến lược dịch đã được 
nhiều nghiên cứu trước đây đề cập đến. Trùng khớp với kết quả của cuộc nghiên cứu hiện tại, 
 Lê Thái Hưng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 48-55 53 
nghiên cứu của Husain (1995) đã cho thấy những người mới bắt đầu học phụ thuộc hoàn toàn 
vào tiếng mẹ đẻ trong suốt quá trình học tiếng Anh, trong khi đó, người học tiếng Anh ở trình 
độ cao hơn lại không thích sử dụng chiến lược dịch. Tuy nhiên, dựa vào kết quả nghiên cứu của 
mình, Titford (1985) lại nhận định dịch thuật là một công cụ giải quyết vấn đề cho người học ở 
cấp độ cao. Đó là bởi họ nhận thức được sự giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ, cho nên họ 
nhận được nhiều ích lợi từ việc sử dụng cả hai ngôn ngữ cùng lúc một cách có ý thức. 
6. Kết luận và kiến nghị 
Mục tiêu của cuộc nghiên cứu là tìm hiểu việc sử dụng chiến lược học liên quan đến 
dịch thuật của người học tiếng Anh và có hay không sự khác biệt trong việc sử dụng các chiến 
lược này giữa những người học có trình độ tiếng Anh khác nhau. Kết quả cho thấy đa số người 
học dùng các chiến lược liên quan đến dịch thuật và thấy được ích lợi của chúng trong quá trình 
học bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Hơn nữa, cuộc nghiên cứu còn tái khẳng định việc người 
học có trình độ tiếng Anh cao sẽ ít dùng chiến lược dịch thuật hơn. 
Cuối cùng, từ việc người học ở trình độ tiếng Anh thấp thường dùng chiến lược dịch 
trong lớp học đã khiến chiến lược này trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình học 
tiếng Anh. Thêm vào đó, việc dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh hoặc ngược lại giúp học tăng 
khả năng xây dựng câu trong tiếng Anh thông qua việc nhớ lại các cấu trúc ngữ pháp được lặp 
đi lặp lại nhiều lần. Kết quả cuộc nghiên cứu cũng là một minh chứng phản bác những ý kiến 
chủ quan xem nhẹ vai trò hỗ trợ của dịch thuật trong quá trình học ngoại ngữ, đặc biệt là trong 
giai đoạn đầu. 
Tóm lại, kết quả từ cuộc nghiên cứu này góp một phần vào sự hiểu biết chung về việc 
sử dụng dịch thuật như một chiến lược học tiếng Anh tại Việt Nam hiện nay. Đã quá rõ ràng, 
việc dùng dịch thuật trong quá trình học ngoại ngữ không phải là phương pháp lỗi thời như một 
số nhận định chủ quan. Trái lại, đó vẫn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy của người học 
ngoại ngữ, đặc biệt là khi họ còn đang ở trình độ thấp. 
Ngoài ra, cuộc nghiên cứu này còn cho thấy một số kiến nghị đối với việc dạy và học 
tiếng Anh hiện nay. Giống với kết quả từ các cuộc nghiên cứu ở các nước khác, kết quả cuộc 
nghiên cứu này cho thấy chiến lược dịch thuật có vai trò không nhỏ trong việc học tiếng Anh 
tại Việt Nam. Do đó, dịch thuật (hay tiếng mẹ đẻ) nên được lồng ghép vào từ giai đoạn đầu của 
quá trình học tiếng Anh của người học để giúp họ hiểu bài dễ hơn. Hơn nữa, giáo viên cần phân 
phối thêm thời gian dịch thuật trong khi dạy bốn kỹ năng, từ vựng, ngữ pháp và thành ngữ, đặc 
biệt là đối với người mới bắt đầu học. Trên hết, chiến lược dịch thuật cần được xem là một 
phương pháp hay kỹ thuật dạy và học ngoại ngữ. 
Thêm vào đó, nếu giáo viên dùng dịch thuật như một kỹ thuật trong lớp học tiếng Anh 
để tăng năng lực ngôn ngữ của học viên, thì nó phải được dùng một cách khéo léo, có chủ đích 
và có hệ thống tùy theo đối tượng tiếp nhận. 
Chiến lược dịch thuật cũng nên được dùng một cách thận trọng. Nói cách khác, giáo 
viên cần dùng dịch thuật như một công cụ hữu ích nhưng phải tránh lạm dụng phương pháp 
này. Tang (2002) đề nghị giáo viên không nên dùng tiếng mẹ đẻ quá 10% trong thời gian của 
một tiết học. Và khi trình độ của học viên càng lên cao thì tỉ lệ này càng nên được thu nhỏ lại. 
54 Lê Thái Hưng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 48-55 
Ở một khía cạnh khác, cuộc nghiên cứu này chỉ mang phạm vi hẹp, gói gọn trong một 
nhóm nhỏ học sinh lớp 12. Ngoài ra, một số yếu tố khác như: giới tính, thái độ của người học 
đối với chiến lược dịch thuật cũng không được đưa vào vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, thái 
độ và ý kiến của giáo viên đối với vấn đề này vẫn chưa được đề cập đến. Do đó, cần thiết phải 
có những nghiên cứu rộng hơn với số lượng người tham gia khảo sát nhiều hơn cùng với những 
công cụ nghiên cứu phức tạp hơn để có thể đi đến kết luận chính xác và đáng tin cậy hơn về 
vấn đề này. 
Tài liệu tham khảo 
Calis, E., & Dikilitas, K. (2012). The use of translation in EFL classes as L2 learning practice. 
Procedia-Social and Behavioral Sciences, 46, 5079-5084. 
Dagiliené, I. (2012). Translation as a learning method in English language teaching. Studies 
About Languages, 21, 124-129. doi:10.5755/j01.sal.0.21.1469 
Fernández-Guerra, A. (2014). The usefulness of translation in foreign language learning: 
Students’ attitudes. International Journal of English Language & Translation Studies, 
2(1),153-170. 
Hughes, H. (2004). Oxford dictionary of English. Oxford, UK: Oxford University Press. 
Husain, K. (1995). Assessing the role of translation as a learning strategy in ESL. International 
Journal of Translation, 1(2), 59-84. 
Karimian, Z., & Talebinejad, M. R. (2013). Students’ use of translation as a learning strategy 
in EFL classroom. Journal of Language Teaching and Research, 4(3), 605-610. 
Liao, P. S. (2006). EFL learners’ beliefs about strategy use of translation in English learning. 
RELC Journal, 37(2), 191-215. 
Mollaei, F., Taghinezhad, A., & Sadighi, F. (2017). Teachers and learners’ perceptions of 
applying translation as a method, strategy, or technique in an Iranian EFL setting. 
International Journal of Education and Literacy Studies, 5(2), 67-73. 
doi:10.7575/aiac.ijels.v.5n.2p.6 
Mutlu, R. A. G., Bayram, R. A. D., & Demirbüken, I. B. (2015). Translation as learning strategy 
of Turkish EFL learners. International Journal on New Trends in Education and their 
Implications (IJONTE), 6(2), 225-234. 
Ramachandran, S. D., & Rahim, H. A. (2004). Meaning recall and retention: The impact of 
translation method on elementary level learners’ vocabulary learning. RELC Journal, 
35(2), 161-178. 
Scheffler, P. (2013). Learners’ perceptions of grammar-translation as consciousness raising. 
Language Awareness, 22(3), 255-269. doi:10.1080/09658416.2012.703673 
Tan, S. (2015). The relationship between English language proficiency and EFL learners’ use 
of translation strategies. International Journal of Applied Linguistics and Translation, 
1(4), 55-60. 
Tang, J. (2002). Using L1 in the English classroom. English Teaching Forum, 40(1), 36-43. 
 Lê Thái Hưng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 48-55 55 
Titford, C. (1985). Translation - A post-communicative activity for advanced learners. In C. 
Titford & A. E. Hiehe (Eds.), Translation in foreign language teaching and testing (pp. 
73-86). Tubingen, Germany: Gunter Narr. 
Yang, N. D. (1999). The relationship between EFL learners’ beliefs and learning strategy use. 
System, 27(4), 515-535. doi:10.1016/S0346-251X(99)00048-2 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_viec_dung_dich_thuat_nhu_mot_chien_luoc_hoc_cua_ngu.pdf