Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của cán bộ truyền thông tỉnh Đồng Tháp về bệnh tay chân miệng năm 2011-2012

Hầu hết người dân hiện nay đã được tiếp cận các thông tin về tình hình dịch bệnh

và các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng (TCM). Truyền thông về tình hình

dịch bệnh TCM đã được phổ biến rộng rãi đến cộng đồng với hình thức truyền thông đa

dạng như truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, phát

thanh bằng loa, đài) và truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ y tế, truyền

thông viên. Tuy nhiên, kiến thức, thực hành của người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Để

nâng cao nhận thức của người dân về bệnh tay chân miệng, đội ngũ cán bộ y tế và

truyền thông viên giữ vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ này có kiến thức, kỹ năng tốt

thì hiệu quả truyền thông sẽ cao. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu

thực trạng kiến thức, thái độ của người làm truyền thông về bệnh TCM. Nghiên cứu mô

tả cắt ngang trên 931 cán bộ y tế, giáo viên và truyền thông viên tại các xã phường

thuộc 12 huyện/thị/thành phố của tỉnh Đồng Tháp trong năm 2011 kết quả cho thấy kiến

thức của đội ngũ này còn nhiều hạn chế: 23% người được hỏi biết TCM là bệnh truyền

nhiễm cấp tính, 45% biết nguyên nhân gây bệnh là do vi rút đường ruột gây ra, 85,2%

cho rằng bệnh lây truyền qua tiếp xúc với da, niêm mạc; chỉ có 1,9% cho rằng bệnh lây

qua đường tiêu hóa.

Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của cán bộ truyền thông tỉnh Đồng Tháp về bệnh tay chân miệng năm 2011-2012 trang 1

Trang 1

Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của cán bộ truyền thông tỉnh Đồng Tháp về bệnh tay chân miệng năm 2011-2012 trang 2

Trang 2

Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của cán bộ truyền thông tỉnh Đồng Tháp về bệnh tay chân miệng năm 2011-2012 trang 3

Trang 3

Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của cán bộ truyền thông tỉnh Đồng Tháp về bệnh tay chân miệng năm 2011-2012 trang 4

Trang 4

Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của cán bộ truyền thông tỉnh Đồng Tháp về bệnh tay chân miệng năm 2011-2012 trang 5

Trang 5

Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của cán bộ truyền thông tỉnh Đồng Tháp về bệnh tay chân miệng năm 2011-2012 trang 6

Trang 6

Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của cán bộ truyền thông tỉnh Đồng Tháp về bệnh tay chân miệng năm 2011-2012 trang 7

Trang 7

Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của cán bộ truyền thông tỉnh Đồng Tháp về bệnh tay chân miệng năm 2011-2012 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 7220
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của cán bộ truyền thông tỉnh Đồng Tháp về bệnh tay chân miệng năm 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của cán bộ truyền thông tỉnh Đồng Tháp về bệnh tay chân miệng năm 2011-2012

Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của cán bộ truyền thông tỉnh Đồng Tháp về bệnh tay chân miệng năm 2011-2012
49 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA 
CÁN BỘ TRUYỀN THÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP VỀ 
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG NĂM 2011 – 2012 
Nguyễn Thị Diệu Hiền 
Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Đồng Tháp 
Tóm tắt nghiên cứu 
Hầu hết người dân hiện nay đã được tiếp cận các thông tin về tình hình dịch bệnh 
và các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng (TCM). Truyền thông về tình hình 
dịch bệnh TCM đã được phổ biến rộng rãi đến cộng đồng với hình thức truyền thông đa 
dạng như truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, phát 
thanh bằng loa, đài) và truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ y tế, truyền 
thông viên... Tuy nhiên, kiến thức, thực hành của người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Để 
nâng cao nhận thức của người dân về bệnh tay chân miệng, đội ngũ cán bộ y tế và 
truyền thông viên giữ vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ này có kiến thức, kỹ năng tốt 
thì hiệu quả truyền thông sẽ cao. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu 
thực trạng kiến thức, thái độ của người làm truyền thông về bệnh TCM. Nghiên cứu mô 
tả cắt ngang trên 931 cán bộ y tế, giáo viên và truyền thông viên tại các xã phường 
thuộc 12 huyện/thị/thành phố của tỉnh Đồng Tháp trong năm 2011 kết quả cho thấy kiến 
thức của đội ngũ này còn nhiều hạn chế: 23% người được hỏi biết TCM là bệnh truyền 
nhiễm cấp tính, 45% biết nguyên nhân gây bệnh là do vi rút đường ruột gây ra, 85,2% 
cho rằng bệnh lây truyền qua tiếp xúc với da, niêm mạc; chỉ có 1,9% cho rằng bệnh lây 
qua đường tiêu hóa. Kiến thức về các biểu hiện của bệnh: 66,1% cho rằng bệnh có biểu 
hiện nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, miệng. 100% người được hỏi biết rằng chưa 
có vắc xin phòng bệnh. Kiến thức về cách phòng và chăm sóc trẻ mắc TCM của đối tượng 
nghiên cứu khá tốt: 96,1% cho rằng để phòng bệnh TCM cần giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay 
và rửa đồ chơi của trẻ. Các đối tượng nghiên cứu cũng kiến nghị để người dân quan tâm 
hơn về dịch bệnh TCM, cần tăng cường truyền thông qua báo, đài, loa phát thanh tại huyện, 
xã, phát tờ rơi, treo áp phích, truyền thông trực tiếp qua các cuộc thảo luận nhóm, nói 
chuyện sức khỏe... Nghiên cứu cũng đưa ra kiến nghị: Mở rộng hơn mạng lưới cộng tác 
viên; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, mở rộng thêm các lớp tập huấn nâng cao 
kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ tuyền thông; hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện thích hợp 
nhằm thu hút đội ngũ cộng tác viên tham gia; tăng cường các hoạt động truyền thông có 
sử dụng tranh, ảnh gây ấn tượng cho người xem. 
50 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG 
TRẺ EM TẠI XÃ HỒNG LỘC, HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH 
BS. Bùi Quang Tâm, CN. Nguyễn Thị Thanh Loan, Đoàn Thị Mỹ Loan, 
Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Hà Tĩnh 
Tóm tắt nghiên cứu 
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm 
ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. SDD 
trẻ em gồm có nhiều thể: thể thấp còi, nhẹ cân, thể phù, thể teo đét, . . . Tuy nhiên, trong 
đề tài nghiên cứu này chúng tôi đề cập đến tình trạng SDD trẻ em ở thể thấp còi và nhẹ 
cân tại Xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình 
trạng SDD trẻ em ở xã Hồng Lộc còn cao 23,6%, đặc biệt là SDD thể thấp còi 26,3%; 
70% trẻ SDD sống trong các gia đình có 3-4 con, hộ gia đình nghèo và cận nghèo chiếm 
84%. Kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ còn nhiều hạn chế: chỉ có 45% 
biết tầm quan trọng của việc bổ sung vitamin A và cho trẻ uống thuốc tẩy giun, 55% 
biết SDD sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con; 56% biết ăn uống hợp lý sẽ phòng tránh 
được SDD; 85% bà mẹ cho trẻ bú bình trong 6 tháng đầu. Để hạn chế tình trạng SDD ở 
trẻ em, cần có sự quan tâm, đầu tư của các cấp các ngành và sự cố gắng của đội ngũ 
cộng tác viên tại cơ sở, đặc biệt cần nâng cao kiến thức hiểu biết cơ bản trong việc nuôi 
dưỡng trẻ, nhất là giai đoạn trẻ dưới 5 tuổi. 
1. Đặt vấn đề 
Hơn ai hết, những người làm cha, mẹ luôn mong muốn con mình được khoẻ mạnh 
và phát triển toàn diện, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng đạt được nguyện vọng này. 
Lý do không phải chúng mắc trọng bệnh mà trẻ bị SDD, thường gặp nhiều nhất ở trẻ em 
dưới 5 tuổi, biểu hiện ở những mức độ khác nhau. SDD không những gây ảnh hưởng 
đến sự phát triển thể chất, tâm thần và vận động của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến sức lao 
động của xã hội sau này, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong. 
Trong những năm qua tình trạng dinh dưỡng trẻ em ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, cả 
nước nói chung đã được cải thiện đáng kể nhưng tỷ lệ SDD vẫn còn cao, đặc biệt là 
SDD thể thấp còi. Theo điều tra dân số gần đây nhất cho thấy tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 
5 tuổi ở Việt Nam cao thứ 13 trên thế giới (khoảng 2,5 triệu trẻ SDD thấp còi và 1,54 
triệu trẻ SDD nhẹ cân, chiếm tỷ lệ 27,5 % tổng số trẻ). Còn tại Hà Tĩnh hiện nay tỷ lệ 
SDD chung là 27%, đặc biệt SDD thể thấp còi là khá cao 32,9% và có sự chênh lệch lớn 
giữa các địa phương. Đây cũng là một trở lực quan trọng của phát triển và hội nhập, nên 
rất cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể phòng chống SDD cho các vùng khó khăn, tập 
trung ưu tiên cho những vùng có tỷ lệ SDD cao là rất cần thiết. 
Hồng Lộc là xã miền núi của huyện Lộc Hà với 12 thôn. Đời sống kinh tế của 
người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn, môi trường bị ô nhiễm, tỷ lệ sinh con thứ 3 có 
xu hướng gia tăng. Chương trình phòng chống SDD của trẻ em dưới 5 tuổi đã và đang 
51 
được thực hiện song hiệu quả còn chưa cao. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành “Nghiên 
cứu thực trạng và giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại xã Hồng Lộc, huyện 
Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh”. 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
1. Đánh giá thực trạng, nguyên nhân SDD ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Hồng Lộc, huyện 
Lộc Hà. 
2. Đánh giá kiến thức nuôi con của các bà mẹ có con bị SDD tại xã Hồng Lộc, huyện 
Lộc Hà. 
3. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần cải thiện, nâng cao nhận thức trong 
phòng chống SDD và hạn chế gia tăng trẻ bị SDD. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
- Trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 
- Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 
- Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi và thể nhẹ cân tại xã, ngoại trừ 
các bà mẹ không trực tiếp nuôi trẻ hoặc bị tâm thần, câm, điếc hoặc chối từ hợp tác. 
3.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
3.3. Phương pháp thu thập thông tin 
- Tổ chức cân nặng và đo chiều cao dựa trên tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới để 
xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ (575 trẻ dưới 5 tuổi). 
- Phỏng vấn dựa vào phiếu thu thập thông tin để tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực 
hành phòng chống SDD trẻ em: 120 cuộc phỏng vấn. 
- Thu thập thông tin từ báo cáo tổng kết của Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản 
tỉnh; Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh; Sở Lao động – thương binh xã hội tỉnh; Trung 
tâm Y tế Dự phòng huyện Lộc Hà và Trạm y tế xã Hồng Lộc năm 2011 và 6 tháng 
đầu năm 2012. 
3.4. Nhập và xử lý số liệu 
Kết quả phiếu thu thập thông tin được làm sạch trước khi nhập dữ liệu, phân tích 
số liệu bằng phần mềm Excell. 
3.5. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2012 
3.6. Địa điểm nghiên cứu: xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh 
52 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Thực trạng trẻ bị suy dinh dưỡng tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà 
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dựa vào chuẩn cân nặng và chiều cao của Tổ chức Y tế 
Thế giới (WHO) cho trẻ dưới 5 tuổi. 
Kết quả điều tra 575 trẻ dưới 5 tuổi tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh cho 
thấy có 134 trẻ SDD (chiếm tỷ lệ 23,6%). Trong số trẻ SDD thì số trẻ trai chiếm 37,5%, trẻ 
gái chiếm 62,5%. 23% trẻ bị SDD thể nhẹ cân theo tuổi (tỷ lệ này ở trẻ trai là 17,5 %; ở trẻ 
gái là 24,6%); 26.3% trẻ bị SDD chiều cao theo tuổi ( tỷ lệ này trẻ trai là 24,5 %; ở trẻ gái là 
27,7%). 
16%
45%
27%
12%
5 tuæi
4 tuæi
3 tuæi
D-íi 3 tuæi
Biểu đồ 1. Tình trạng suy dinh dưỡng theo độ tuổi 
Kết quả biểu đồ 1 cho thấy, trong tổng số 134 trẻ SDD, trẻ 5 tuổi chiếm 45%; 4 
tuổi chiếm 27%; 3 tuổi chiếm 12 % và dưới 3 tuổi chiếm16%. 
4.2. Yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ và kiến thức nuôi con 
của các bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng tại xã Hồng Lộc, Lộc Hà. 
4.2.1. Một số đặc điểm gia đình của nhóm trẻ SDD 
Điều kiện kinh tế gia đình: Trong tổng số 134 trẻ bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ thuộc hộ 
nghèo chiếm 19%, thuộc hộ cận nghèo chiếm 65%. 
Số con trong các gia đình có trẻ SDD: có 3 con chiếm 40%, 4 con chiếm 30%. Số gia 
đình có 1-2 con chỉ chiếm 30%. 
 Tình trạng nguồn nước sinh hoạt: Hộ gia đình sử dụng nước giếng đào chiếm 45%; sử 
dụng nước giếng khoan chiếm 22% và sử dụng nước mưa chiếm 23%. 
Trình độ học vấn và nghề nghiệp và của cha/mẹ trẻ:Tỷ lệ bố mẹ học tiểu học: 40%, 
trung học cơ sở là 55%; trung học phổ thông là10%; cao đẳng & trung cấp là 5 %. 
Nghề nghiệp của cha/mẹ trẻ: làm ruộng chiếm 75%; buôn bán chiếm 45%; công nhân 
chiếm 12%, công chức, viên chức chiếm 9%; nghề khác chiếm 40%. 
53 
4.2.2. Kiến thức của bà mẹ về phòng chống suy dinh dưỡng 
45%
55%
Bµ mÑ nhËn thøc
®-îc cần bổ sung
Vitamin, tÈy giun
45%
Bµ mÑ kh«ng nh©n
thøc ®-îc cần bổ
sung Vitamin, tÈy
giun 55%
Biểu đồ 2. Nhận thức của bà mẹ về cần thiết bổ sung vitamin A và tẩy giun cho trẻ 
Kết quả biểu đồ cho thấy có 45% bà mẹ nhận thức được tầm quan trọng của việc 
bổ sung vitamin A và uống thuốc tẩy giun. 55% còn lại không nhận thấy được vai trò 
của uống bổ sung vitamin A và uống thuốc tẩy giun đối với các trẻ nhỏ. 
45%
55% 56%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
Bµ mÑ biÕt con m×nh bÞ
SDD
Bµ mÑ biÕt SDD ¶nh
h-ëng SK con m×nh
Bµ mÑ biÕt ¨n uèng hîp
lý sÏ phßng được SDD
cho trẻ
Biểu đồ 3. Nhận thức của bà mẹ về tình trạng SDD ở trẻ 
Nhận thức, hiểu biết về suy dinh dưỡng trẻ em của các bà mẹ ở mức độ thấp: 45% 
bà mẹ biết con mình bị SDD; 55% bà mẹ biết SDD sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con; 
56% bà mẹ biết ăn uống hợp lý sẽ phòng tránh được SDD. 
4.2.3. Thực hành nuôi dưỡng trẻ 
68%
17%
15%
Bó mÑ
Bó b×nh
Bó mÑ vµ bó b×nh
Biểu đồ 4.Thực hành nuôi dưỡng trẻ trong 6 tháng đầu 
54 
Chỉ có 15% trẻ SDD được bú mẹ trong 6 tháng đầu; 17% số trẻ SDD được bú 
bình và 68 % vừa được bú mẹ và bú bình. 
Tỷ lệ trẻ ăn bổ sung/ăn sam khi trẻ dưới 6 tháng chiếm 80%. 
Thực hành của các bà mẹ trong chăm sóc trẻ để phòng chống SDD còn hạn chế: 
22% bà mẹ quá kiêng khem khi trẻ bị ốm; 67% bà mẹ không biết cách chế biến bữa ăn 
đầy đủ dinh dưỡng; 55% bà mẹ không chú trọng vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường 
xung quanh bé sống; 45% không cho con ăn nhiều bữa trong ngày; 40% cho con ăn quà 
vặt trước bữa ăn 
4.2.4. Nguồn thông tin về SDD mà bà mẹ nhận được 
92%
15%
60%
45%
30%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Tivi
Tõ s¸ch b¸o
Tõ c¸n bé y tÕ
Tõ ®µi ph¸t thanh
Tõ nhµ tr-êng
Biểu đồ 3. Các nguồn thông tin về SDD mà bà mẹ thu nhận được 
92% bà mẹ nhận được thông tin về SDD từ ti vi; 60% từ cán bộ y tế, 45% từ đài 
phát thanh; 30% từ nhà trường và 15 % từ sách báo. 
4.2.5. Nơi khám và tư vấn trẻ SDD 
47%
5%
6%
10%
32%
Tr¹m y tÕ
CTV YT th«n
Khoa DD YTDP
Phßng y tÕ
TT DS-KHHG§
Biểu đồ 4. Nơi khám và tư vấn trẻ SDD 
55 
Tỷ lệ đến khám và tư vấn tại trạm y tế là 32%, đến nhân viên y tế thôn: 47%; đến 
khoa dinh dưỡng thuộc Trung tâm y tế huyện Lộc Hà: 5%; đến Phòng y tế: 6%, đến 
Trung tâm Dân số- KHHGĐ huyện: 10%. Hầu hết các bà mẹ đều thích được tư vấn tại 
trạm y tế và cộng tác viên dinh dưỡng. 
5. Bàn luận 
Từ thực tế đó cho thấy tỷ lệ trẻ bị SDD tại xã Hồng Lộc, Lộc Hà vẫn còn cao, đặc 
biệt là thể thấp còi. Trong đó tỷ lệ SDD ở bé gái cao hơn bé trai; trẻ bị SDD hầu hết rơi 
vào gia đình có từ 3 con trở lên, do đó nhóm trẻ sống trong gia đình thiếu ăn thường 
được ít quan tâm, chăm sóc chu đáo nên bị SDD cao hơn các nhóm khác; trẻ SDD chủ 
yếu ở nhóm hộ gia đình sử dụng nước giếng đào; gia đình có bố mẹ trình độ văn hoá 
thấp, đặc biệt là làm nghề nông nghiệp; tỷ lệ SDD ở nhóm trẻ ăn sam sớm nhiều hơn so 
với trẻ ăn sam muộn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự hiểu biết chung của các bà 
mẹ về kiến thức phòng chống SDD còn hạn chế.... Nguyên nhân của vấn đề này là do 
Hồng Lộc là một xã nghèo miền núi, một số bộ phân dân cư đang ở mức chưa đủ ăn về 
số lượng. Cộng tác viên dinh dưỡng hiện nay đã đủ về số lượng nhưng kiến thức còn 
yếu, phụ cấp của chương trình còn eo hẹp; nguồn kinh phí chưa huy động được tại địa 
phương mà chỉ dựa vào Trung ương và tỉnh. Bên cạnh đó, có một số trẻ bị SDD lại xảy 
ra cả ở con em những gia đình khá giả nhưng do các bậc cha mẹ thiếu kiến thức về nuôi 
dưỡng trẻ đúng phương pháp nên cho trẻ ăn uống không hợp lý, chăm sóc không đúng 
phương pháp. 
Để hạn chế tình trạng SDD trẻ em, các can thiệp cần tác động nhằm nâng cao 
nhận thức cho các bà mẹ và hướng dẫn cho họ phương pháp chăm sóc con hợp lý. Ngay 
từ những tuần đầu tiên mang thai người mẹ cần ăn đủ chất đạm, canxi và iốt. Ngoài ra 
người mẹ cần ăn đủ sắt, đủ vitamin A và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai tăng 
trưởng và là nguồn dự trữ giúp trẻ phát triển trong những tháng đầu sau khi sinh. 
6. Kiến nghị 
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của ngành Y tế và ngành Giáo dục mầm non trong 
chiến lược phòng chống SDD trẻ em. 
- Nhà trường tư vấn dinh dưỡng hợp lý cho phụ huynh đặc biệt phụ huynh có trẻ SDD. 
- Nhà trường cần chăm sóc tập trung vào nhóm trẻ bị SDD thể thấp còi. 
- Nhà trường và phụ huynh tổ chức chế độ ăn riêng cho trẻ bị SDD. 
- Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các mô hình can thiệp tại các trường mẫu giáo để 
kiểm soát phòng chống SDD. 
- Các cơ sở y tế (Bệnh viện, Trung tâm CSSKSS, cơ sở y tế tư nhân,..) cần thực hiện tư 
vấn cho các bậc cha mẹ có con bị SDD khi họ mang con đến khám. 
- Phát triển các sách báo, tài liệu truyền thông về phòng chống SDD trẻ em để phổ biến 
cho nhà trường và phụ huynh. 
56 
- Báo, Đài Phát thanh Truyền hình Hà Tĩnh tăng cường phổ biến các thông tin phòng 
chống SDD trẻ em. 
- Gia đình thường xuyên đưa trẻ đến cơ sở y tế để cân, đo chiều cao, kiểm tra sức 
khoẻ định kỳ. Điều này giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng chậm tăng cân, chậm 
tăng chiều cao của trẻ và một số bệnh để điều trị kịp thời. Việc điều trị đúng nguyên 
nhân và tích cực ngay từ đầu sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh, bắt kịp đà tăng trưởng với 
các trẻ cùng lứa tuổi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế - WHO – UNICEF, Tài liệu đào tạo nhân viên y tế thôn bản, Hà Nội, 2000 
2. TS Nguyễn Hoàng Long, TS Dương Huy Liệu, Chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở 
Việt Nam trong tình hình mới, Nhà xuất bản Y học - Bộ y tế. 
3. Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, 100 câu hỏi giải đáp về dinh dưỡng cho trẻ em. 
4. ThS. Phạm Văn Phú, T.S Serge Trèche, kỹ sư Bertrand Salvignol - Sổ tay hướng dẫn 
nuôi trẻ dưới 2 tuổi- Chương trình hợp tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. 
5. BS. Nguyễn Quang Thuận, Thực hành truyền thông giáo dục sức khoẻ về chăm sóc 
sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tại cộng đồng, Nhà xuất bản Y học – Unicef., Hà Nội, 2000. 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_kien_thuc_thai_do_va_hanh_vi_cua_can_bo_truyen_thon.pdf