Khảo sát biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc (channa striata)

"Khảo sát biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá

Lóc” được bố trí bởi 2 NT, 3 lần lặp lại. NT 1, cá được nuôi trong hệ thống

tuần hoàn, thể tích của hệ thống là 260 lít và NT 2, cá được nuôi bằng bể

composite có thể tích 100 lít. Mật độ cá thả nuôi 40 con/100L. Thí nghiệm

được thực hiện trong 10 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thông số:

nhiệt độ, độ kiềm, pH, TAN, NO2-, NO3-, TSS, trong cả 02 NT đều nằm

trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng của cá Lóc. Tăng trưởng và hệ số

tiêu tốn thức ăn của cá ở NT 1 cao hơn NT 2 và sự khác biệt này có ý nghĩa

thống kê (P<0,05).

Khảo sát biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc (channa striata) trang 1

Trang 1

Khảo sát biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc (channa striata) trang 2

Trang 2

Khảo sát biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc (channa striata) trang 3

Trang 3

Khảo sát biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc (channa striata) trang 4

Trang 4

Khảo sát biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc (channa striata) trang 5

Trang 5

Khảo sát biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc (channa striata) trang 6

Trang 6

Khảo sát biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc (channa striata) trang 7

Trang 7

Khảo sát biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc (channa striata) trang 8

Trang 8

Khảo sát biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc (channa striata) trang 9

Trang 9

Khảo sát biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc (channa striata) trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 6540
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc (channa striata)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc (channa striata)

Khảo sát biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc (channa striata)
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 83 – 92 
83 
KHẢO SÁT BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC 
TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NUÔI CÁ LÓC (Channa striata) 
Phan Thị Thanh Vân1 
1Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM 
Thông tin chung: 
Ngày nhận bài: 15/08/2019 
Ngày nhận kết quả bình duyệt: 
02/10/2019 
Ngày chấp nhận đăng: 
01/2021 
Title: 
Study on the variation in the 
water quality regarding to the 
recirculating aquaculture 
system on snakehead fish 
(Channa striata) 
Keywords: 
Snakehead fish, Recirculating 
aquaculture systems , 
Water quality 
Từ khóa: 
Cá Lóc, hệ thống nuôi tuần 
hoàn, chất lượng nước 
ABSTRACT 
"Study on the variation in the water quality regarding to the recirculating 
aquaculture system on snakehead fish (Channa striata)" was arranged by 2 
treatments, 3 replications. Treatment 1, the fish was fed in a recirculating 
culture system and the treatment 2, the fish was fed in composite tank. 
Density fingerling is 40 ind.100L. The experiment was conducted for 10 
weeks. The results indicated that temperature, alkalinity, pH, TAN, NO2-, 
NO3- and TSS, in both treatments are within the suitable range for the 
growth of snakehead. SGRW and FCR in treatment 1 were higher than 
treatment 2 and difference was statistically significant (P <0.05). 
TÓM TẮT 
“Khảo sát biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá 
Lóc” được bố trí bởi 2 NT, 3 lần lặp lại. NT 1, cá được nuôi trong hệ thống 
tuần hoàn, thể tích của hệ thống là 260 lít và NT 2, cá được nuôi bằng bể 
composite có thể tích 100 lít. Mật độ cá thả nuôi 40 con/100L. Thí nghiệm 
được thực hiện trong 10 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thông số: 
nhiệt độ, độ kiềm, pH, TAN, NO2-, NO3-, TSS, trong cả 02 NT đều nằm 
trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng của cá Lóc. Tăng trưởng và hệ số 
tiêu tốn thức ăn của cá ở NT 1 cao hơn NT 2 và sự khác biệt này có ý nghĩa 
thống kê (P<0,05). 
1. GIỚI THIỆU 
Cá Lóc đồng (Channa striata) là loài cá nước 
ngọt có kích thước lớn, thịt ngon và sinh trưởng 
nhanh. Trong những năm gần đây, cá Lóc là một 
trong những đối tượng nuôi phát triển nhanh ở 
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, đối 
với tỉnh An Giang, cá Lóc được chọn là một trong 
những đối tượng nằm trong chính sách thúc đẩy 
chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản. 
Hiện nay, cá Lóc có thể được nuôi trong ao, bè, 
trên bể lót bạt, vèo và mang lại hiệu quả kinh tế 
cao. Trong nuôi cá Lóc, người nuôi thường áp 
dụng biện pháp thay nước để loại chất thải ra khỏi 
hệ thống nuôi. Nhưng cách thay nước này sẽ gây 
ra nhiều nguy cơ: việc thải bỏ chất thải không 
được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, trong điều 
kiện cơ sở hạ tầng của vùng nuôi không được quy 
hoạch và đảm bảo, chất thải từ vùng nuôi này sẽ 
theo nguồn nước cấp, đi vào các vùng nuôi khác. 
Để giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường, hạn chế 
tác động đến hệ sinh thái, cần phải tiến hành 
nghiên cứu xử lý chất thải. Có như vậy, mới tạo ra 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 83 – 92 
84 
được mô hình nuôi bền vững và thân thiện với 
môi trường. 
Hiện nay, các nước phát triển đã ứng dụng rất 
thành công hệ thống nuôi tuần hoàn trong sản xuất 
thâm canh trên các đối tượng cá nước ngọt và cá 
biển (Martins và cs., 2010; Emmanuelle Roque 
d’orbcastel, Jean-Paul Blancheton, Alain Belaud, 
2009). Hệ thống này có những ưu điểm là: (i) quy 
trình sản xuất dựa hoàn toàn vào nhóm vi sinh vật 
tự nhiên nên không sử dụng hóa chất, kháng sinh 
vì vậy sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn 
thực phẩm thủy sản, (ii) hạn chế được dịch bệnh, 
(iii) không thay nước nên không gây ô nhiễm môi 
trường, (iv) lượng nước sử dụng trên một đơn vị 
sản phẩm thấp. 
Để có thể ứng dụng hệ thống tuần hoàn nước 
trong nuôi có Lóc thâm canh, việc “Khảo sát biến 
động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn 
nuôi cá Lóc (Channa striata)” cần được nghiên 
cứu xác định. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Mẫu nghiên cứu 
2.1.1 Nguồn cá thí nghiệm, thức ăn: 
Cá Lóc dùng thí nghiệm có kích cỡ trung bình 6,8
 0,03 g/con được mua từ các trại giống. Cá thí 
nghiệm khi mua về sẽ được nuôi dưỡng trong bể 
composite và tập cho ăn thức ăn công nghiệp, sau 
đó mới tiến hành đưa vào thí nghiệm. Cá bố trí thí 
nghiệm được chọn kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, 
không có dấu hiệu bệnh lý. 
Thức ăn được sử dụng: thức ăn viên có hàm lượng 
đạm 40% ghi trên bao bì. 
2.1.2 Nguồn nước dùng cho thí nghiệm: Sử dụng 
nguồn nước máy sau khi khử chlorine. 
2.2 Thiết kế nghiên cứu 
2.2.1 Bố trí thí nghiệm: 
Cá được bố trí với mật độ 40 con/100 L, thí 
nghiệm có 2 NT (NT), mỗi NT được lặp lại ba 
lần. 
NT 1: Nuôi trong 3 hệ thống tuần hoàn độc lập 
(260 L/hệ thống). NT 2: Nuôi trong 3 bể 
composite (100 L/bể). 
Chế độ cho ăn: Mỗi ngày cá được cho ăn 3 lần 
(6h; 12h và 18h), cho ăn theo nhu cầu. Chế độ 
thay nước đối với NT 2 theo bảng 1: 
Bảng 1. Chế độ thay nước của NT 2 (có xiphon đáy loại chất thải) 
Thời gian (tuần) Tần suất thay nước Lượng nước thay đổi 
Tuần 1 - tuần 4 2-3 ngày/lần 70% 
Tuần 5 - tuần 11 2 ngày/lần 80-90% 
2.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi 
Các yếu tố chất lượng nước trong thí nghiệm nuôi cá Lóc 
Thu mẫu: mẫu nước được thu định kỳ 1 lần/tuần để phân tích các chỉ tiêu: pH, độ kiềm, TN, TSS, TAN, 
NO2-, NO3-. Nhiệt độ nước được kiểm tra ngày 2 lần (7h và 15h). 
Bảng 2. Phương pháp phân tích mẫu 
STT Chỉ tiêu Phương pháp phân tích Nguồn tham khảo 
1 Nhiệt độ Máy đo điện cực YSI.556 (USA) 
2 pH Máy đo điện cực YSI.556 (USA) 
3 N-NH4+ Indo-phenol blue Arnol E Greenberg, Lenore S. 
Clesceri, Andrew D. Eaton., 1995 
4 N-NO-2 Salicylate Salicylate 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 83 – 92 
85 
5 
6 
TN 
TSS 
Công phá mẫu Persulfate, Salicylate 
Lọc mẫu qua giấy lọc 
APHA et al, 1998 
Arnol et al, 1995 
NT 2 lấy mẫu nước trước khi thay nước 
Các chỉ tiêu theo dõi về tỷ lệ sống và tăng trưởng 
Tỉ lệ sống SR (%)= (số cá ngày  ... (thời gian thí nghiệm); Wi, (khối lượng đầu); Wf: (khối lượng cuối). 
Hệ số thức ăn FCR =
Tổng khối lượng thức ăn ăn vào (g)
Khối lượng cá tăng trọng (g)
2.2.3 Công cụ nghiên cứu 
Bể composite loại 100 lít: 03 bể (NT 2) 
Hệ thống lọc tuần hoàn chuyển động bao gồm: bể 
nuôi 100 lít, bể lọc sinh học 70 lít (có sục khí) và 
bể lắng 30 lít, bể chứa 60 lít. Tổng thể tích của hệ 
thống là 260 lít. Giá thể lọc được dùng trong hệ 
thống là Kaldnes có SSA = 800 m2/m3. Tổng diện 
tích bề mặt giá thể lọc (SA) của hệ thống lọc là 
28,8 m2. 
Hình 1. Giá thể sử dụng trong thí nghiệm 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 83 – 92 
86 
Hình 2. Hệ thống lọc giá thể chuyển động dùng trong thí nghiệm 
(1.Bể nuôi; 2: Bể lắng; 3: Bể chứa; 4: Bể lọc sinh học) 
2.3 Phân tích số liệu 
Phần mềm Excel và SPSS vẽ đồ thị và phân tích 
số liệu. 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1 Biến động các yếu tố môi trường 
3.1.1 Nhiệt độ : 
Nhiệt độ buổi sáng ở các NT dao động từ 
28,7±0,02-28,7±0,1 0C. Nhiệt độ buổi chiều dao 
động từ 29,5±0,2-29,5±0,3 0C (Bảng 3). Chênh 
lệch nhiệt độ giữa buổi sáng và buổi chiều không 
lớn (khoảng 1 0C) 
Bảng 3. Nhiệt độ trung bình của các NT 
Nhiệt độ 0C NT 1 NT 2 
Sáng 28,7±0,2 28,7±0,1 
Chiều 29,5±0,2 29,5±0,3 
Kết quả nghiên cứu của Pillay (1990) cho rằng, 
nhiệt độ thích hợp cho cá Lóc từ 25-35 0C và cá 
Lóc chịu đựng được nhiệt độ từ 15-40 0C. Như 
vậy, nhiệt độ của các NT trong quá trình thí 
nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sinh 
trưởng của cá Lóc. 
3.1.2 Độ kiềm 
Hình 3 trình bày độ kiềm trung bình của các NT 1 
và NT 2. Ở cả 2 NT độ kiềm có xu hướng giảm 
dần, đến đợt 7 hàm lượng kiềm giảm còn 60,8 
mg/L ở NT 1 và 67,1 mg/L ở NT 2, mức thấp 
nhất. Sau đó được bón bổ sung bicacbonate natri 
(NaHCO3) vào hệ thống, nên đợt 8 độ kiềm của cả 
2 NT đã được nâng lên, sau đó giữ mức dao động 
ở ngưỡng trên 60 mg/L cho tới cuối đợt. Nguyên 
nhân là do vi khuẩn chuyển hóa đạm của hệ thống 
hoạt động tốt nên đã làm giảm độ kiềm trong 
nước, còn ở NT 2 vi khuẩn chuyển hóa đạm ít 
hoạt động nên không làm giảm độ kiềm quá thấp. 
4 3 2 1 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 83 – 92 
87 
 Hình 3. Biến động độ kiềm của các NT 
Theo Boyd (1990), hàm lượng kiềm lớn hơn 20 
mg CaCO3/L là thích hợp cho ao nuôi nước ngọt 
giúp ổn định pH và tăng lượng khoáng và theo 
khuyến cáo của Masser P. M, J. Rakocy, và T. M. 
Losordo (1992) độ kiềm tổng cộng trong hệ thống 
tuần hoàn nên dao động từ 50 -100 mg CaCO3/L 
thì hàm lượng kiềm ở nghiên cứu này nằm trong 
khoảng thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển. 
3.1.3 pH 
Giá trị pH của 2 NT dao động từ 7,4 – 8,3 (NT 1), 
7,5-8,3 (NT 2). pH có khuynh hướng giảm dần 
qua các đợt thu mẫu (Hình 4). 
 Hình 4: Biến động pH của các NT 
So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng 
Khoa (2012), khi nuôi cá lóc trong hệ thống tuần 
hoàn, pH biến động từ 6,4 – 8,6 thì kết quả của 
nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp. Ở NT 1, vì 
trong quá trình hoạt động của hệ thống lọc, vi 
khuẩn nitrate hóa sử dụng HCO3 của hệ thống. Do 
đó, pH của hệ thống có khuynh hướng giảm. NT 
2, pH đợt 1 đạt giá trị 8,3, do nước cấp ban đầu có 
bổ sung NaHCO3.. Theo Courtenay và James 
(2004), cá Lóc có thể sống trong khoảng pH thấp 
4-5 và khoảng thích hợp là 6,5-8,5. Như vậy kết 
quả biến động pH của các bể nuôi hoàn toàn thuận 
lợi cho sinh trưởng của cá. 
3.1.4 Tổng đạm ammonia (TAN) 
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng TAN của 
cả 02 NT có khuynh hướng gia tăng theo thời gian 
nuôi, tăng nhanh bắt đầu từ tuần thứ 5, do ảnh 
hưởng của thức ăn cho cá và sự bài tiết của cá 
tăng dần (Hình 5). Hàm lượng trung bình TAN 
của NT 1 dao động từ 0,01 – 2,54 mg/L , NT 2 
dao động từ 0,05 – 5,04 mg/L. 
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
80.00
90.00
100.00
110.00
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
m
g
/L
Đợt
NT1 NT2
7
7.2
7.4
7.6
7.8
8
8.2
8.4
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
đợt
NT1 NT2
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 83 – 92 
88 
Hình 5. Biến động TAN của các NT 
Hàm lượng TAN trong hệ thống nuôi tuần hoàn 
thấp hơn so với hệ thống nuôi trong bể có thay 
nước, điều này cho thấy chính hoạt động của vi 
khuẩn Nitrosomonas trong hệ thống lọc đã làm ổn 
định hàm lượng TAN. 
Hàm lượng TAN của NT 1 trong nghiên cứu này 
thấp hơn so với kết quả báo cáo của Nguyễn Thị 
Hồng Nho (2012), khi nuôi cá tra trong hệ thống 
tuần hoàn, hàm lượng TAN dao động từ 0,01 – 
4,15 mg/L. Điều này cho thấy, hoạt động của vi 
khuẩn chuyển hóa đạm trong hệ thống tuần hoàn 
của thí nghiệm hoạt động rất tốt. Ở NT 2, với hàm 
lượng TAN dao động 0,5-5,04 mg/L, tương 
đương với kết quả công bố của Lam Mỹ Lan và cs 
(2009), hàm lượng TAN trong bể nuôi dao động 
từ 0,25-5,2 mg/L . 
3.1.5 Đạm nitrite (N-NO2-) 
Hàm lượng nitrite của các NT dao động từ 0,01-
0,27 mg/L. Trung bình ở NT 1 là 0,06±0,02 mg/L, 
NT 2 là 0,14±0,09 mg/L. 
Hình 6. Biến động NO2- của các NT 
Hình 6 cho thấy ở NT 1, 4 đợt thu mẫu đầu, hàm 
lượng N-NO2- có tăng dần nhưng sau đó có 
khuynh hướng ổn định. Ngược lại, ở NT 2, hàm 
lượng N-NO2- tăng dần và cao hơn nhiều so với 
NT 1, cho đến tuần 9 mới bắt đầu tăng chậm lại. 
Hàm lượng N-NO2- của NT 2 đạt cao nhất ở tuần 
thứ 9 (0,3 mg/L). Masser và cs. (1992) cho rằng 
hàm lượng nitrite trong hệ thống tuần hoàn nên 
duy trì thấp hơn 0,5 mg/L. Như vậy, hàm lượng 
N-NO2- ở các NT, không gây ảnh hưởng đến sinh 
trưởng và phát triển của cá. 
3.1.6 Đạm nitrate (N-NO3-) 
Hàm lượng N-NO3- của 2 NT biến động trong 
khoảng từ 0,1 - 7,1 mg/L. Mức trung bình ở NT 1: 
3,4±1,6 mg/L , NT 2: 4,7±1,2 mg/L. 
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
5
5.5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
m
g
/L
đợt
NT1 NT2
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
0.4
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
m
g
/L
Đợt
NT1 NT2
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 83 – 92 
89 
Hình 7. Biến động NO3- của các NT 
Theo Boyd (1990) nồng độ NO3- tối ưu cho sự 
phát triển của cá <10 mg/L. Nồng độ NO3- cao 
nhất ở 2 NT là 7,2 mg/L nên không ảnh hưởng 
đến sinh trưởng của cá nuôi. 
Theo Herbert (1999) thì các hợp chất gây độc cho 
các đối tượng thủy sản như NH3 và NO2- sẽ được 
chuyển sang dạng không độc NO3- nhờ vào quá 
trình nitrate hóa được thực hiện bởi các vi khuẩn 
nitrate hóa. Hàm lượng N-NO3- trong NT 1 tăng 
dần đến tuần thứ 7, sau đó ổn định, điều này 
chứng tỏ vi khuẩn chuyển hóa NO2- thành NO3- 
phát triển dần trong hệ thống và đến tuần thứ 7 đã 
đi vào hoạt động ổn định. Riêng hàm lượng NO3- 
trong NT 2 có xu hướng tăng dần theo thời gian 
nuôi (Hình 7), hiện tượng này có liên quan rất lớn 
đến tích lũy vật chất dinh dưỡng. Trong suốt quá 
trình nuôi giá trị N-NO3- có xu hướng tăng dần về 
cuối đợt ở cả 2 NT nhưng NT 2 luôn cao hơn NT 
1, do lượng vật chất hữu cơ tích lũy dần và ngày 
càng nhiều trong bể nuôi. 
3.1.7 Tổng đạm (TN) 
Hàm lượng TN trung bình ở 2 NT có sự chênh 
lệch lớn, ở NT 1 là 4,9±2,2 mg/L , NT 2 là 10,6± 
6,3 mg/L. 
Hình 8. Biến động TN của các NT 
Hàm lượng TN ở NT 1 tăng từ từ trong suốt thời 
gian nuôi, trong khi đó hàm lượng TN ở NT 2 lại 
tăng nhanh và và luôn đạt giá trị cao hơn NT 1 
(Hình 8). 
3.1.8 Chất hữu cơ lơ lững (TSS) 
Theo FIFAC (1980) đề nghị tổng vật chất lơ lửng 
nên duy trì thấp hơn 15 mg/L để hệ thống tuần 
hoàn hoạt động được đảm bảo, trong khi Muir 
(1982) cho rằng khoảng giới hạn thích hợp là từ 
20 đến 40 mg/L. 
Kết quả thí nghiệm cho thấy vật chất lơ lửng của 
NT 1 rất thấp, trung bình 0,022±0,015 mg/L. Hàm 
lượng này là thích hợp cho hệ thống lọc hoạt động 
bình thường. Kết quả này cũng chứng tỏ bể lắng 
.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
6.00
7.00
8.00
9.00
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
m
g
/L
Đợt
NT1 NT2
.00
3.00
6.00
9.00
12.00
15.00
18.00
21.00
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
m
g
/l
Đợt
NT1 NT2
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 83 – 92 
90 
của hệ thống làm việc hiệu quả. Ngược lại, hàm 
lượng TSS ở NT 2 trung bình 0,38±0,44 mg/L và 
có xu hướng tăng dần trong thời gian nuôi. 
Nguyên nhân là do lượng thức ăn cho ăn càng 
nhiều và lượng phân cũng như lượng vật chất hữu 
cơ lơ lửng trong nước ngày càng tăng. Mặc dù hệ 
thống nuôi có thay nước nhưng không loại thải 
hết hoàn toàn các chất thải sinh ra trong quá trình 
nuôi. 
Hình 9. Biến động TSS của các NT 
3.2 Tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, FCR của cá Lóc nuôi trong hệ thống 
3.2.1 Tăng trưởng của cá 
Tốc độ tăng trưởng tương đối của cá ở NT 1 (3,57±0,01 %/ngày) cao hơn so với NT 2 (3,39±0,01 
%/ngày) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 
Bảng 3. Tăng trưởng về khối lượng của cá Lóc 
NT NT1 NT2 
Wđ (g/con) 6,8±0,01a 6,78±0,04a 
Wc (g/con) 345,83±2,42a 281,36±5,82b 
SGR (%/ngày) 3,57±0,01 a 3,39±0,01 b 
Các giá trị trong cùng một hàng mang cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các giá trị thể hiện 
là số trung bình và độ lệch chuẩn. 
Tăng trưởng của cá thí nghiệm tương đương với 
kết quả của Phan Thị Thanh Vân và Cao văn 
Thích (2014) khi nuôi cá Lóc trong hệ thống tuần 
hoàn với mật độ 40 con.100L-1. 
3.2.2 Tỷ lệ sống, hệ số tiêu tốn thức ăn 
Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của cá ở cả 
02 NT rất cao (Bảng 4). Tỷ lệ sống của các NT 
dao động từ 97,0 - 97,3%, không có sự khác biệt 
thống kê (P>0,05). 
Tỷ lệ sống của cá trong thí nghiệm này cao hơn so 
với thí nghiệm của Nguyễn Đăng Khoa (2012) khi 
nuôi cá Lóc trong hệ thống tuần hoàn (90,04%) và 
tương đương với kết quả của Phan Thị Thanh Vân 
và Cao Văn Thích (2014) là 98,5%. Điều này có 
thể là do trong điều kiện thí nghiệm cá được chăm 
sóc và các yếu tố môi trường được kiểm soát tốt. 
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
m
g
/L
Đợt
NT1 NT2
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 83 – 92 
91 
Bảng 4. Tỷ lệ sống, hệ số thức ăn và năng suất của cá Lóc 
NT NT1 NT2 
Tỷ lệ sống 97,33±2,55a 97±3,61a 
FCR 1,09±0,01b 1,18±0,01a 
Các giá trị trong cùng một hàng mang cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các giá trị thể hiện 
là số trung bình và độ lệch chuẩn. 
Hệ số tiêu tốn thức ăn có sự khác biệt giữa 02 NT 
(P<0,05), NT 1 có hệ số tiêu tốn thức ăn thấp hơn 
NT 2. 
Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Phan 
Thị Thanh Vân và Cao Văn Thích (2014), với hệ 
số tiêu tốn thức ăn 1,03. Thấp hơn so với báo cáo 
của Đỗ Minh Chung (2010) khi nuôi cá Lóc bằng 
thức ăn viên thì hệ số tiêu tốn thức ăn trung bình 
từ 1,2 – 1,4. 
4. KẾT LUẬN VA KIẾN NGHỊ 
4.1 Kết luận 
Qua kết quả nghiên cứu, một số kết luận được đúc 
kết như sau : 
 Biến động các yếu tố thủy lý hóa như nhiệt độ, 
DO, pH, TAN, NO2-, NO3, TSS, trong cả 02 hệ 
thống nuôi đều nằm trong khoảng thích hợp cho 
sinh trưởng của cá Lóc. Tuy nhiên, trong hệ thống 
nuôi tuần hoàn các chỉ tiêu này ổn định hơn so với 
hệ thống nuôi bình thường. Điều này cho thấy 
hoạt động lọc của vi khuẩn trong hệ thống tốt. Từ 
đó cho thấy, việc nuôi cá trong hệ thống tuần hoàn 
mang ý nghĩa lớn về việc bảo vệ môi trường, có 
thể nuôi ở mật độ cao, lượng nước cần trao đổi 
thấp. 
Tăng trưởng và hệ số tiêu tốn thức ăn của cá ở NT 
1 cao hơn NT 2 và sự khác biệt này có ý nghĩa 
thống kê (P<0,05). Trung bình tỷ lệ sống của các 
NT dao động từ 97,0 - 97,3%, không có sự khác 
biệt thống kê (P>0,05) giữa 2 NT. 
4.2 Khuyến nghị 
Cần nghiên cứu thêm về hệ thống lọc tuần hoàn 
với những giá thể khác nhau, để tìm ra một loại 
giá thể tối ưu nhất về khả năng lọc và có hiệu quả 
kinh tế cao nhất. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Boyd, C. E. (1990). Water Quality in Ponds for 
Aquaculture. Birmingham, Alabama: 
Birmingham Publishing Co. 
Courtenay W. R., Jr., & D. W James. (2004). 
Snakeheads (Pisces, Channidae) - A Biological 
Synopsis and Risk Assessment. U.S. Reston, 
VA: Geological Survey. 
Đỗ Minh Chung (2010). Phân tích chuỗi giá trị 
nuôi cá Lóc ở Đồng bằng Sông Cửu Long. 
(Luận văn thạc sĩ không xuất bản). Trường Đại 
học Cần Thơ, Việt Nam 
FIFAC. (1980). Symposium on new developments 
in the utilization of heated effluent and 
recirculation systems for intensive 
aquaculture. Paper presented at the meeting of 
the EIFAC, Stavanger, Norway. 
Herbert, R.A. (1999). Nitrgen Cycling in Coastal 
Marine Ecosystems, NCBI, 23, 563-590. DOI: 
10.1111/j.1574-6976.1999.tb00414.x 
Lam Mỹ Lan., Nguyễn Thanh Hiệu., & Dương 
Nhựt Long. (2009). Thực nghiệm nuôi cá Lóc 
trong bể lót bạt tại xã Hòa An, Phụng Hiệp, 
Hậu Giang. Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy 
sản toàn quốc, Đại Học Nông Lâm TP HCM. 
Martins C.I.M. , E.H. Eding., M.C.J. Verdegema., 
L.T.N. Heinsbroeka., O. Schneiderc., J.P., 
Blanchetond , E. Roque d’Orbcasteld & J.A.J. 
Verretha. (2010). New developments in 
recirculating aquaculture systems in Europe: A 
perspective on environmental sustainability. 
Aquacultural Engineering November, 43, 83-
93. 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 83 – 92 
92 
Masser P. M., J. Rakocy., & T. M. Losordo. 
(1992). Recirculating aquaculture tank 
production systems management of 
recirculating systems: Integrating Fish and 
Plant Culture. SRAC Publication, 454, 1-7. 
Muir, R. F. (1982). Recirculation systems in 
aquaculture. Muir, J.F and Robers, R. J 
editors), in Recent Advances in Aquaculture. 
London: Croom Helm and Westview Press. 
Nguyễn Đăng Khoa. (2012). Cân bằng vật chất 
dinh dưỡng trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá 
Lóc (Channa striata). (Luận văn thạc sĩ không 
xuất bản). Trường Đại học Cần Thơ, Việt 
Nam. 
Nguyễn Thị Hồng Nho. (2012). Cân bằng vật 
chất dinh dưỡng trong hệ thống tuần hoàn 
nuôi cá tra. (Luận văn thạc sĩ không xuất bản). 
Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam. 
Phan Thị Thanh Vân. & Cao Văn Thích. (2014). 
Khảo sát một số yếu tố kỹ thuật trong quy trình 
nuôi cá Lóc thâm canh. Đề tài NCKH cấp 
trường. An Giang:Trường Đại học An Giang, 
Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_bien_dong_chat_luong_nuoc_trong_he_thong_tuan_hoan.pdf