Khả năng ứng phó với chẩn đoán – điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ về khả năng ứng phó với chẩn đoán - Điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh Viện Ung Bướu Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 261 bệnh nhân ung thư vú đang điều trị tại Khoa Nội 4, Ngoại 4, Xạ 4 của bệnh viện Ung Bướu TPHCM. Lấy mẫu bằng phương pháp phân tầng tỷ lệ theo từng khoa, sau đó lấy mẫu thuận tiện tại các khoa. Nghiên cứu sử dụng thang đo Brief-COPE để đánh giá khả năng ứng phó, thang APGAR đo mức độ hỗ trợ gia đình, thang HADS đánh giá mức độ trầm cảm - lo âu, thang GHSQ đo lường tìm kiếm trợ giúp. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 51,29 ± 9,56. Đa số đối tượng có khả năng ứng phó vừa (88,51%), khả năng ứng phó thấp (11,11%), khả năng ứng phó cao (0,38%). Phần lớn đối tượng sử dụng chiến lược ứng phó Hỗ trợ cảm xúc, Tự phân tâm và Nhận sự hỗ trợ. Có mối liên quan giữa khả năng ứng phó với nhóm tuổi, tình trạng kinh tế, tôn giáo, hình thức điều trị, mức độ trầm cảm. Kết luận: Kết quả khả năng ứng phó ở bệnh nhân ung thư vú có chiều hướng tích cực. Những bệnh nhân bị trầm cảm thì khả năng ứng phó thấp. Nghiên cứu chỉ ra rằng chăm sóc bệnh nhân ung thư vú cần quan tâm về sức khỏe thể chất, tâm lý, xã hội, đồng thời áp dụng chiến lược ứng phó cá nhân để hạn chế tác động của ung thư vú đối với tâm lý bệnh nhân

Khả năng ứng phó với chẩn đoán – điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Khả năng ứng phó với chẩn đoán – điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Khả năng ứng phó với chẩn đoán – điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Khả năng ứng phó với chẩn đoán – điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Khả năng ứng phó với chẩn đoán – điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Khả năng ứng phó với chẩn đoán – điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Khả năng ứng phó với chẩn đoán – điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 10220
Bạn đang xem tài liệu "Khả năng ứng phó với chẩn đoán – điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khả năng ứng phó với chẩn đoán – điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh

Khả năng ứng phó với chẩn đoán – điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 463 
KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CHẨN ĐOÁN – ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC YẾU 
TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN 
UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
VÕ Ý LAN1 
Địa chỉ liên hệ: Võ Ý Lan 
Email: ylan.pharm@gmail.com 
Ngày nhận bài: 08/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 CN Khoa Y tế Công cộng - Đại học Y Dược TP. HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư ngày càng phổ biến, là nguyên nhân 
gây tử vong đứng hàng thứ 2 trên thế giới và ước 
tính khoảng 9,6 triệu ca tử vong trong năm 2018[12]. 
Việt Nam cũng không ngoại lệ, ung thư vú đứng đầu 
trong các ung thư ở nữ giới ở Miền Bắc với tỉ lệ mắc 
chuẩn theo tuổi là 27,3/ 100.000 người, ở Miền Nam 
tỉ lệ này là 17,1/ 100.000 người. Trung bình có 
khoảng 15.000 ca mắc mới mỗi năm, trong đó tỷ lệ 
tử vong khoảng 35%, cao hơn các nước phát triển, 
bệnh có xu hướng trẻ hóa và tăng dần qua các 
năm[1]. 
Hầu hết, các bệnh nhân ung thư cảm thấy sốc 
khi nhận được chẩn đoán của bác sĩ. Họ rơi vào tình 
trạng lo âu, sợ hãi, không kiểm soát được hành vi và 
cảm xúc bản thân. Nhiều nhà khoa học đã nghiên 
cứu, cho thấy việc can thiệp khả năng ứng phó ở 
bệnh nhân ung thư vú có thể thúc đẩy các khía cạnh 
tích cực, giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn và mạnh 
mẽ hơn. Khả năng ứng phó giúp họ nhận ra sự sống 
không phải là mục tiêu quan trọng duy nhất; mà chất 
lượng cuộc sống, các mối quan hệ, giá trị cuộc sống 
và tâm linh cũng xứng đáng để họ chú ý và nỗ lực[3]. 
Chính rào cản tâm lý góp phần tiêu cực vào quá 
trình phục hồi về thể lý và tâm lý của bệnh 
nhân/người thân, đặc biệt trong giai đoạn điều trị, 
phục hồi và tái hòa nhập cuộc sống sau một thời 
gian dài. Trên thế giới hiện đã có nhiều nghiên cứu 
đánh giá khả năng ứng phó của bệnh nhân ung thư 
vú. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các nghiên cứu về khả 
năng 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ về khả năng ứng phó với chẩn đoán - điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh 
nhân ung thư vú tại Bệnh Viện Ung Bướu Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2020. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 261 bệnh nhân ung thư 
vú đang điều trị tại Khoa Nội 4, Ngoại 4, Xạ 4 của bệnh viện Ung Bướu TPHCM. Lấy mẫu bằng phương 
pháp phân tầng tỷ lệ theo từng khoa, sau đó lấy mẫu thuận tiện tại các khoa. Nghiên cứu sử dụng thang 
đo Brief-COPE để đánh giá khả năng ứng phó, thang APGAR đo mức độ hỗ trợ gia đình, thang HADS 
đánh giá mức độ trầm cảm - lo âu, thang GHSQ đo lường tìm kiếm trợ giúp. 
Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 51,29 ± 9,56. Đa số đối tượng có 
khả năng ứng phó vừa (88,51%), khả năng ứng phó thấp (11,11%), khả năng ứng phó cao (0,38%). Phần 
lớn đối tượng sử dụng chiến lược ứng phó Hỗ trợ cảm xúc, Tự phân tâm và Nhận sự hỗ trợ. Có mối liên 
quan giữa khả năng ứng phó với nhóm tuổi, tình trạng kinh tế, tôn giáo, hình thức điều trị, mức độ trầm 
cảm. 
Kết luận: Kết quả khả năng ứng phó ở bệnh nhân ung thư vú có chiều hướng tích cực. Những bệnh 
nhân bị trầm cảm thì khả năng ứng phó thấp. Nghiên cứu chỉ ra rằng chăm sóc bệnh nhân ung thư vú 
cần quan tâm về sức khỏe thể chất, tâm lý, xã hội, đồng thời áp dụng chiến lược ứng phó cá nhân để hạn 
chế tác động của ung thư vú đối với tâm lý bệnh nhân. 
Từ khóa: Ứng phó, ung thư vú, Brief-COPE, trầm cảm, Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 464 
ứng phó trên bệnh nhân ung thư còn khá hiếm. 
Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm đánh 
giá khả năng ứng phó với chẩn đoán - điều trị và các 
yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh 
viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Đối tượng 
Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú và đang 
điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí 
Minh 
Tiêu chí chọn vào 
Bệnh nhân nữ đang điều trị ngoại trú, nội trú 
bệnh ung thư vú tại Bệnh Viện Ung Bướu Thành phố 
Hồ Chí Minh trong thời gian nghiên cứu. 
Bệnh nhân đủ 18 tuổi trở lên. 
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Tiêu chí loại ra 
Bệnh nhân đang bị rối loạn tâm thần hoặc rối 
loạn nhận thức, khiếm thính hoặc khiếm thị, không 
có khả năng nói và nghe hiểu tiếng Việt. 
Bệnh nhân đang trong tình trạng quá yếu, 
không thể tham gia nghiên cứu, bệnh nhân đang ở 
giai đoạn IV. 
Phương pháp 
Thời gian và địa điểm nghiên cứu 
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Ung 
Bướu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3/2020 đến 
tháng 6/2020. 
Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu 
Cỡ mẫu được xác định trên công thức ước 
lượng một tỉ lệ cho nghiên cứu cắt ngang mô tả, với 
xác suất sai lầm loại I là 0,05 (α = 0,05), sai số biên 
là 0,05 (d = 0,05) và dự trù mất mẫu 5% tính được 
cỡ mẫu tối thiểu là 248 người. 
Chọn mẫu thuận tiện phân tầng theo 3 khoa Xạ 
4 (nội - ngoại trú), Nội 4, Ngoại 4 dựa theo số lượt 
khám bệnh của bệnh nhân ung thư vú ở mỗi khoa 
phòng, đưa ra tỷ lệ: 27,3% Xạ 4 - Ngoại trú, 0,8% Xạ 
4 - Nội trú, 70,3% Nội 4, 1,6% Ngoại 4. 
Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên 
cứu cắt ngang mô tả. 
Công cụ nghiên cứu 
Sử dụng thang đo khả năng ứng phó Brief-
COPE. Thang gồm 28 câu hỏi thuộc 14 khía cạnh 
đánh giá khả năng ứng phó cá nhân tương đối ổn 
định trên các loại yếu tố gây căng thẳng khác nhau. 
Kết quả được tính tổng điểm các câu. Có 4 mức độ 
khả năng ứng phó: Không có khả năng ứng phóm 
(≤28 điểm), Có khả năng ứng phó thấp (29 - 56 
điểm), Có khả năng ứng phó vừa (57 - 84 điểm), có 
khả năng ứng phó cao (≥85 điểm). 
Sử dụng thang đo lo âu, trầm cảm tại bệnh viện 
HADS (Hospital Anxiety and Depression Scale). Có 
14 câu trong đó 7 câu đánh giá về lo âu, 7 câu đánh 
giá về trầm cảm. Thang đo tập trung ở các triệu 
chứng chủ yếu liên quan tới lo âu, trầm cảm. Kết 
quả được phân tích theo tổng điểm các câu theo 3 
mức độ: Không (≤7 điểm), Có triệu chứng của trầm 
cảm / lo âu (8 - 10  ... hấp Giá trị P 
PR 
(KTC 95%) n % n % 
Nhóm tuổi 
<40 tuổi 27 100 0 0 1 
40 - 49 tuổi 76 88,37 10 11,63 0,002 0,88(0,82 - 0,95) 
50 - 59 tuổi 79 86,81 12 13,19 0,001 0,87(0,80 - 0,94) 
≥ 60 tuổi 50 87,72 7 12,28 0,008 0,88(0,79 - 0,97) 
Nơi sống TPHCM 52 89,66 6 10,34 Khác 180 88,67 23 11,33 0,83 0,99 (0,89 - 1,09) 
Dân tộc Kinh 221 88,4 29 11,6 Khác 11 100 0 0 0,62** 1,13 (1,08 - 1,18) 
Tôn giáo 
Không tôn giáo 46 90,2 5 9,8 1 
Phật giáo 144 85,71 24 14,29 0,363 0,95 (0,85 - 1,06) 
Khác 42 100 0 0,026 1,1 (1,01 - 1,21) 
Học vấn 
Mù chữ, biết đọc -viết 26 78,79 7 21,21 0,038* 1 
Cấp I 64 85,33 11 14,67 1,05 (1 - 1,11) 
Cấp II 83 93,26 6 6,74 1,11 (1 - 1,22) 
≥ Cấp III 59 92,19 5 7,81 1,17 (1 - 1,36) 
Đặc điểm KNUP vừa - cao KNUP thấp Giá trị P PR (KTC 95%) n % n % 
Nghề nghiệp Không đi làm 75 92,59 6 7,41 Đi làm 157 87,22 23 12,78 0,20 0,94 (0,87 - 1,02) 
Kinh tế Không đủ sống 161 93,6 11 6,4 Đủ sống 71 79,78 18 20,22 0,001 0,85 (0,76 - 0,95) 
Con/Cháu Không 53 84,13 10 15,87 
Có 179 90,4 19 9,6 0,17 1,07(0,96 – 1,2) 
*Phân tích theo khuynh hướng **Kiểm định Fisher 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 466 
Kết quả bảng 1 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa khả năng ứng phó với nhóm tuổi, tôn 
giáo, kinh tế. Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa khả năng ứng phó trên bệnh nhân ung thư 
vú với nơi sống, dân tộc, học vấn, nghề nghiệp, sống cùng con cháu (p>0,05). 
Bảng 2. Mối liên quan giữa khả năng ứng phó và tình trạng bệnh 
Đặc điểm KNUP vừa – cao KNUP thấp Giá trị P 
PR 
(KTC 95%) n % n % 
Hình thức điều 
trị 
Nội trú 5 100 0 0 
Ngoại trú 227 88,67 29 11,33 <0,001 0,89 (0,85 - 0,93) 
Khoảng thời 
gian mắc bệnh 
< 1 năm 153 90 17 10 1 
1 - <3 năm 62 88,57 8 11,43 0,749 0,98 (0,89 - 1,08) 
≥3 năm 17 80,95 4 19,05 0,332 0,89 (0,72 - 1,11) 
Giai đoạn 
Giai đoạn 1 18 94,74 1 5,26 1 
Giai đoạn 2 120 88,89 15 11,11 0,305 0,93 (0,83 - 1,05) 
Giai đoạn 3 81 87,1 12 12,9 0,212 0,92 (0,8 - 1,05) 
Chưa xác định 13 92,86 1 7,14 0,827 0,98 (0,82 - 1,17) 
Hóa trị Không 77 92,77 6 7,23 Có 155 87,08 23 12,92 0,173 0,94 (0,86 - 1,02) 
Kết quả bảng 2 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa khả năng ứng phó với hình thức điều 
trị. Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa khả năng ứng phó trên bệnh nhân ung thư vú với 
khoảng thời gian mắc bệnh, giai đoạn, hóa trị (p>0,05). 
Bảng. Mối liên quan giữa khả năng ứng phó với các thang 
Đặc điểm KNUP vừa - cao KNUP thấp Giá trị P PR (KTC 95%) n % n % 
Chức năng hỗ 
trợ gia đình 
Không gắn kết 9 75 25 1 
Gắn kết không tốt 21 61,76 13 38,24 0,366 0,82 (0,54 - 1,25) 
Gắn kết tốt 232 88,89 13 11,11 0,18 1,25 (0,9 - 1,74) 
Trầm cảm 
Không bị trầm cảm 178 93,19 13 6,81 0,004* 1 
Có triệu chứng 37 84,09 7 15,91 0,86 (0,77 - 0,95) 
Bị trầm cảm 17 65,38 9 34,62 0,73 (0,59 - 0,91) 
Lo âu 
Không bị lo âu 160 90,4 17 9,6 1 
Có triệu chứng 51 92,73 4 7,27 0,572 1,02 (0,94 -1,12) 
Bị lo âu 21 72,41 8 27,59 0,059 0,8 (0,64 - 1) 
Tìm kiếm sự hỗ trợ (GHSQ) 0,004* 1,01 (1 - 1,01) 
*Phân tích theo khuynh hướng 
Kết quả bảng 3 cho thấy có mối liên quan có tính khuynh hướng giữa khả năng ứng phó và trầm cảm. 
Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa khả năng ứng phó trên bệnh nhân ung thư vú với chức 
năng hỗ trợ gia đình, lo âu, tìm kiếm sự hỗ trợ (p>0,05). 
Bảng 4. Mô hình hồi quy đa biến giữa khả năng ứng phó với các yếu tố (n = 261) 
Khả năng ứng phó Giá trị P PR (KTC 95%) 
Mức độ trầm cảm Không bị trầm cảm 1 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 467 
Có triệu chứng 0,303 0,93 (0,81 - 1,07) 
Bị trầm cảm 0,011 0,71 (0,55 - 0,92) 
Nhóm tuổi 
<40 tuổi 1 
40 - 49 tuổi 0,001 0,86 (0,78 - 0,94) 
50 - 59 tuổi 0,003 0,87 (0,79 - 0,95) 
≥ 60 tuổi 0,007 0,86 (0,77 - 0,96) 
Tôn giáo 
Không tôn giáo 
Phật giáo 0,77 0,98 (0,88 - 1,09) 
Tôn giáo khác 0,016 1,13 (1,02 - 1,24) 
Kinh tế Không đủ sống Đủ sống 0,01 0,87 (0,78 - 0,97) 
Hình thức điều trị Nội trú Ngoại trú 0,023 0,82 (0,7 - 0,97) 
Sau khi kiểm soát các yếu tố liên quan theo mô hình hồi quy đa biến Poisson (bảng 4), yếu tố có mối liên 
quan chặt chẽ nhất với khả năng ứng phó ở bệnh nhân ung thư vú là mức độ trầm cảm, nhóm tuổi, tôn giáo, 
kinh tế, hình thức điều trị. 
BÀN LUẬN 
Điểm Brief-COPE trung bình của nghiên cứu 
này là 65,24 ± 7. Kết quả nghiên cứu tương đối cao 
hơn nghiên cứu năm 2017 tại Iran được thực hiện 
trên 187 bệnh nhân ung thư vú, có điểm khả năng 
ứng phó trung bình trước khi điều trị là 46,37 ± 11, 
và sau khi điều trị là 51,48 ± 9[7]. Bên cạnh đó, một 
nghiên cứu tại Ấn Độ trên đối tượng bệnh nhân ung 
thư và bệnh nhân sống sót sau ung thư có điểm khả 
năng ứng phó lần lượt là 33,27 ± 4,18 và 
55,13 ± 4,02[6].Trong nghiên cứu này, tỉ lệ bệnh nhân 
ung thư vú sử dụng chiến lược đối phó Hỗ trợ cảm 
xúc cao nhất (6,41 ± 1,16). Tương đồng với nghiên 
cứu của Kershaw là 6,86 ± 1,6[11] và nghiên cứu của 
Silva[8]. Được sử dụng phổ biến thứ hai là chiến lược 
Tự phân tâm (6,37 ± 1,28). Bên cạnh đó, chiến lược 
ứng phó Nhận sự hỗ trợ (6,33 ± 1,23) và Chấp thuận 
(5,77 ± 0,95) cũng được đối tượng tham gia nghiên 
cứu sử dụng phổ biến. 
Khi xem xét trong mô hình đa biến, kết quả 
nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa khả năng 
ứng phó và nhóm tuổi, nhóm tuổi càng cao thì khả 
năng ứng phó càng thấp, nhóm tuổi trên 40 có tỷ lệ 
khả năng ứng phó thấp hơn 11% - 13% so với nhóm 
dưới 40 tuổi. Theo nghiên cứu của Rudolf H. Moos, 
người lớn tuổi sẽ có nhiều vấn đề cá nhân và tài 
chính / công việc, người cao tuổi đánh giá các vấn 
đề sức khỏe là mối đe dọa đáng quan tâm nhất và 
có xu hướng tránh né giải quyết vấn đề đó[13]. Theo 
nghiên cứu của Carolyn, người cao tuổi ít nỗ lực đối 
phó hơn người trung niên và trẻ tuổi[4]. Có mối liên 
quan giữa khả năng ứng phó và tôn giáo, người theo 
nhóm tôn giáo khác có khả năng ứng phó cao hơn 
người không theo tôn giáo 13%, KTC 95% là 
(1,02 - 1,25). Kết quả tương tự đã được báo cáo 
trong một nghiên cứu khác, và đã được báo cáo 
rằng sử dụng tôn giáo và tâm linh làm nguồn lực và 
cách đối phó là phổ biến ở bệnh nhân, và nó cũng 
có thể có vai trò trong việc điều chỉnh lâu dài đối với 
bệnh ung thư bằng cách mang lại sự thoải mái về 
cảm xúc và cảm giác hy vọng[10]. Có mối liên quan 
giữa khả năng ứng phó và tình trạng kinh tế, người 
có kinh tế đủ sống có khả năng ứng phó thấp hơn 
người kinh tế không đủ sống 13%, KTC 95% là 
(0,79 - 0,97). Tương đồng với nghiên cứu của Phillip 
(2002), cho thấy cá nhân thu nhập thấp sử dụng 
chiến lược ứng phó nhiều hơn thu nhập cao. Một lời 
giải thích cho sự phát hiện này là các đối tượng thu 
nhập thấp được báo cáo bệnh mãn tính và căng 
thẳng hằng ngày cao, mà mức độ căng thẳng cao sẽ 
tạo điều kiện sử dụng nhiều hơn các chiến lược ứng 
phó, với mục đích làm giảm trạng thái căng thẳng, 
chống chọi bệnh tật và cải thiện chất lượng cuộc 
sống[5]. Người bị trầm cảm sẽ giảm khả năng ứng 
phó đi 28% so với người không bị trầm cảm, KTC 
95% (0,55 - 0,94). Theo nghiên cứu của Stanton 
(2019), thì khả năng ứng phó càng cao thông qua 
chấp nhận tích cực thì triệu chứng trầm cảm càng 
giảm[9]. Nghiên cứu Orzechowska (2013), nhận định 
rằng bệnh nhân trầm cảm trong các tình huống căng 
thẳng thường sử dụng các chiến lược dựa trên sự 
tránh né và từ chối và gặp nhiều khó khăn hơn trong 
việc tìm kiếm các khía cạnh tích cực của các vấn đề 
căng thẳng[2]. Bệnh nhân ngoại trú có tỉ lệ khả năng 
ứng phó thấp hơn 16% so bệnh nhân bệnh nhân 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 468 
điều trị nội trú, KTC 95% 0,71 - 0,99. Việc xếp hàng 
chờ đợi đến lượt khám và không khí đông đúc của 
bệnh viện tạo nên cảm giác mệt mỏi và căng thẳng 
ở bệnh nhân. Bệnh nhân điều trị ngoại trú hạn chế 
việc chia sẻ cảm xúc, nhận được sự đồng cảm từ 
người khác. Bên cạnh đó, việc phân tầng chọn mẫu 
theo khoa, các bệnh nhân nội trú được đưa vào 
nghiên cứu chủ yếu từ Khoa Ngoại 4, bệnh nhân 
thường áp dụng phương pháp điều trị phẫu thuật và 
ở giai đoạn đầu nên có thể ảnh hưởng đến kết quả 
nghiên cứu. 
Điểm mạnh và điểm hạn chế 
Điểm mạnh của nghiên cứu là nghiên cứu tiến 
hành với cỡ mẫu vừa đủ, phù hợp với nhiều nghiên 
cứu liên quan về khả năng ứng phó trên bệnh nhân. 
Nghiên cứu viên thu thập thông tin bằng phương 
pháp phỏng vấn mặt đối mặt nên thông tin chính xác 
và đầy đủ. Nghiên cứu áp dụng đầy đủ các biện 
pháp kiểm soát sai lệch thông tin, sai lệch chọn lựa, 
nên kết quả nghiên cứu có tính khách quan và khoa 
học. Điểm hạn chế là nghiên cứu đã áp dụng lấy 
mẫu thuận tiện nên ảnh hưởng đến tính đại diện của 
nghiên cứu. Mặc khác, nghiên cứu chỉ thực hiện tại 
3 khoa của bệnh viện Ung Bướu TP. HCM và bộ câu 
hỏi Brief - COPE chưa được chuẩn hóa tại 
Việt Nam. 
KẾT LUẬN 
Kết quả khả năng ứng phó ở bệnh nhân ung 
thư vú có chiều hướng tích cực (88,51% bệnh nhân 
có khả năng ứng phó vừa). Những bệnh nhân bị 
trầm cảm thì khả năng ứng phó thấp. Nghiên cứu chỉ 
ra rằng chăm sóc bệnh nhân ung thư vú cần quan 
tâm về sức khỏe thể chất, tâm lý, kinh tế - xã hội, 
đồng thời bệnh nhân nên áp dụng chiến lược ứng 
phó cá nhân để hạn chế tác động của việc điều trị và 
chẩn đoán ung thư vú lên tâm lý bệnh nhân. Mặt 
khác, cộng đồng kết nối với đội công tác xã hội tạo 
điều kiện, hỗ trợ bệnh nhân về mặt kinh phí hoặc 
quy trình khá chữa bệnh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (2018) Ung thư vú, 
https://mch.moh.gov.vn/pages/news/17188/Ung-
thu-vu.html, 
2. A. Orzechowska, Zajączkowska, M., Talarowska, 
M., & Gałecki, P (2013) "Depression and ways of 
coping with stress: A preliminary study". Medical 
Science Monitor, 19, PP.1050-1056. 
3. Andrew K. , Ernest R., Isadora R.R. (2019) 
Coping with Cancer, 
with-cancer/coping-with-cancer.html, 
4. Carolyn M.A, Karen J.S., Gina C., and Avron 
Spiro (1996) "Age Differences in Stress, Coping, 
and Appraisal: Findings From the Normative 
Aging Study". Journal of Gerontology: 
PSYCHOLOGICAL SCIENCES, 51B, PP179 -
188. 
5. Phillip J. B. , Erin L. O., Glenn J.and Dan J. M. 
(2002) "The Influence of Income Level and 
Ethnicity on Coping Strategies". Journal of 
Psychopathology and Behavioral Assessment, 
24, PP.39 - 45. 
6. Ravindran OS, Shankar A, Murthy T. (2019) "A 
Comparative Study on Perceived Stress, Coping, 
Quality of Life, and Hopelessness between 
Cancer Patients and Survivors". Indian J Palliat 
Care, 25 (3), PP.414 - 420. 
7. Sajadian A , RajiLahiji M, Motaharinasab A, 
Kazemnejad A, Haghighat S. (2017) "Breast 
Cancer Coping Strategies after Diagnosis: A Six-
month Follow-up.". Multidiscip Cancer Investig, 1 
(4), PP.12-16. 
8. Silva SM, Crespo C, Canavarro MC (2012) 
"Pathways for psychological adjustment in breast 
cancer: a longitudinal study on coping strategies 
and posttraumatic growth.". Psychol Health, 27 
(11), PP.1323 - 1341. 
9. Stanton, Annette L et al. (2018) "Cancer-related 
coping processes as predictors of depressive 
symptoms, trajectories, and episodes.". Journal 
of consulting and clinical psychology, 86 (10), 
PP.820-830. 
10. Thuné-Boyle IC , Stygall J, Keshtgar MR, 
Davidson TI, Newman SP. (2011) "Religious 
coping strategies in patients diagnosed with 
breast cancer in the UK". Psychooncology, 20 
(7), PP.771 - 782. 
11. Trace Kershaw, Laurel N., Charuwan K., Ann S. 
& Darlene M. (2004) "Coping strategies and 
quality of life in women with advanced breast 
cancer and their family caregivers". Psychology 
& Health, 19 (2), PP.139 - 155. 
12. WHO (2019) Cancer, https://www.who.int/health-
topics/cancer#tab=tab - 1, 08/11/2019. 
13. Moos RH, Brennan PL, Schutte KK, Moos BS 
(2006) "Older adults' coping with negative life 
events: common processes of managing health, 
interpersonal, and financial/work stressors". Int J 
Aging Hum Dev, 62 (1), PP.39 - 59. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 469 
ABTRACT 
Ability of response with diagnosis - treatment and associated factors in breast cancer patients at 
Oncology Hospital Ho Chi Minh City 
Objective: Determine the proportion of response to diagnosis - treatment and associated factors in breast 
cancer patients at Oncology Hospital Ho Chi Minh city in 2020. 
Method: Cross-sectional study was conducted on 261 breast cancer patients being treated at the 
Department of Internal Medicine 4, External 4, X-ray 4 of the HCM City Oncology Hospital. Sampling was 
based on the proportion of stratification by each department, then convenient sampling in the departments. The 
study utilized the Brief-COPE scale to measure responsiveness, the level of family support was measured by 
the APGAR scale, the HADS scale was utilized to measure the level of depression - anxiety, and the GHSQ 
scale was utilized to measure the seeking help. 
Result: The mean age was 51.29 years (sd = 9.56). The proportion of ability of response among breast 
cancer patients in medium, low, high were 88.51%, 11.11%, 0.38%, respectively. Majority of response ability 
among breast cancer patients were Emotional Support, Self-Distraction and Instrumental Support. There were 
significant difference in response ability between age group, economic status, religion, type of treatment, and 
severity of depression. 
Discussion: The result of response ability in breast cancer patients tend to be positive. Depressed patients 
had a low coping capacity. This study shows that caring for breast cancer patients needs to be concerned 
about physical, psychological and social health, and apply individual response strategies to limit the impact of 
breast cancer on psychology patient. 
Keywords: Cope, breast cancer, Brief-COPE, depression, Oncology Hospital. 

File đính kèm:

  • pdfkha_nang_ung_pho_voi_chan_doan_dieu_tri_va_cac_yeu_to_lien_q.pdf