Khả năng kháng khuẩn và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) của tỏi (Allum sativum) lên men

Nghiên cứu được tiến hành nhằm kiểm tra khả năng kháng khuẩn của tỏi lên men đối với các chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus KC.13.14.2 và Vibrio harveyi KC.13.17.5 gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute hepatopancreatic necrosis disease - AHPND), đồng thời đánh giá khả năng phòng AHPND cho tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả chỉ rõ, sản phẩm tỏi lên men có độ nhạy cao đối với cả 2 chủng vi khuẩn gây AHPND khi thử nghiệm ở 25 µl và 30 µl. Khi bổ sung dịch tỏi lên men với liều 15 ml/kg thức ăn/ngày vào thức ăn để cho tôm ăn trong 10 ngày liên tục đã có khả năng phòng AHPND cho tôm. Thức ăn trộn dịch tỏi lên men bao ngoài bằng dầu mực có hiệu quả cao nhất khi nâng tỷ lệ sống của tôm lên 53%, cao hơn so với không sử dụng chất bao ngoài (51%), bao ngoài bằng bột nếp (42%) và không sử dụng dịch tỏi lên men (14%)

Khả năng kháng khuẩn và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) của tỏi (Allum sativum) lên men trang 1

Trang 1

Khả năng kháng khuẩn và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) của tỏi (Allum sativum) lên men trang 2

Trang 2

Khả năng kháng khuẩn và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) của tỏi (Allum sativum) lên men trang 3

Trang 3

Khả năng kháng khuẩn và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) của tỏi (Allum sativum) lên men trang 4

Trang 4

Khả năng kháng khuẩn và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) của tỏi (Allum sativum) lên men trang 5

Trang 5

Khả năng kháng khuẩn và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) của tỏi (Allum sativum) lên men trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 7660
Bạn đang xem tài liệu "Khả năng kháng khuẩn và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) của tỏi (Allum sativum) lên men", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khả năng kháng khuẩn và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) của tỏi (Allum sativum) lên men

Khả năng kháng khuẩn và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) của tỏi (Allum sativum) lên men
49
Khoa học Nông nghiệp
63(2) 2.2021
Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, AHPND là một trong những bệnh 
phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm trên 
thế giới, trong đó có Việt Nam. Tác nhân gây AHPND được xác 
định là do vi khuẩn V. parahaemolyticus [1]. Kết quả nghiên cứu 
sâu về tác nhân gây AHPND cho thấy, bản chất gây ra AHPND 
là vi khuẩn mang Plasmid có chứa gen độc lực gây hoại tử gan 
tụy cấp [2, 3]. Ở Việt Nam, đã xác định có ít nhất 2 chủng vi 
khuẩn (V. parahaemolyticus và V. harveyi) gây AHPND ở tôm 
nuôi nước lợ, trong đó có tôm thẻ chân trắng [4, 5].
Tỏi có vai trò kích thích tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, 
gia tăng kiểm soát tác nhân gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn và 
nấm [6-8]. Một số nghiên cứu về hiệu quả của dịch chiết tỏi, 
tỏi tươi ép, tỏi bột đối với phòng trị bệnh nhiễm khuẩn ở động 
vật thủy sản đã được thực hiện [6-8]. Tuy nhiên, mỗi phương 
pháp đều có hạn chế, cụ thể phương pháp tách chiết đòi hỏi 
trang thiết bị và hóa chất chuyên dùng, người thực hiện cần 
được đào tạo bài bản, chi phí thực hiện cao, dẫn đến giá thành 
sản phẩm cao, ngoài ra còn không thuận tiện trong cách bảo 
quản lẫn sử dụng tại các nông hộ. Đối với tỏi bột, cần có đầu 
tư về hệ thống máy sấy, nghiền bột. Bên cạnh đó, bột tỏi để 
trộn vào thức ăn thường bám dính kém và mùi đặc trưng của 
tỏi đã không kích thích cho động vật thủy sản bắt mồi. Đối 
với tỏi tươi ép, mùi đặc trưng của tỏi không kích thích động 
vật thủy sản bắt mồi. Phương pháp lên men tỏi đã khắc phục 
được các hạn chế nêu trên. Phương pháp này thực hiện không 
quá cầu kỳ, giá thành rẻ, thuận lợi cho bà con nông dân khi sử 
dụng cho động vật thủy sản nuôi, đặc biệt sản phẩm có mùi 
thơm kích thích động vật thủy sản bắt mồi. Đây là một hướng 
nghiên cứu đầy hứa hẹn, có giá trị ứng dụng cao.
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng kháng 
vi khuẩn gây AHPND và hiệu quả phòng AHPND trên tôm 
thẻ chân trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm của sản 
phẩm tỏi lên men.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu
Củ tỏi ta (Allium sativum L.) thu tại Hải Dương, bóc bỏ 
lớp vỏ lụa bên ngoài, sau đó cắt nhỏ các tép tỏi, phối trộn 
cùng với rượu và mật ong theo tỷ lệ 10 kg tỏi : 10 lít rượu : 
1 lít mật ong. Chuyển nguyên liệu đã phối trộn vào thùng/xô 
nhựa có nắp đậy ủ cho lên men trong thời gian 25-30 ngày 
ở 30-35oC. Sau thời gian ủ, lọc bỏ phần bã của củ tỏi, phần 
dịch tỏi lên men được sử dụng để thử khả năng kháng khuẩn 
Khả năng kháng khuẩn và phòng bệnh 
hoại tử gan tụy cấp ở tôm thẻ chân trắng 
(Penaeus vannamei) của tỏi (Allum sativum) lên men 
Nguyễn Thị Hạnh, Phan Thị Vân, Phạm Thị Yến, Lê Thị Mây, Trương Thị Mỹ Hạnh*
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1
Ngày nhận bài 16/11/2020; ngày chuyển phản biện 20/11/2020; ngày nhận phản biện 2/1/2021; ngày chấp nhận đăng 6/1/2021
Tóm tắt:
Nghiên cứu được tiến hành nhằm kiểm tra khả năng kháng khuẩn của tỏi lên men đối với các chủng vi khuẩn Vibrio 
parahaemolyticus KC.13.14.2 và Vibrio harveyi KC.13.17.5 gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute hepatopancreatic 
necrosis disease - AHPND), đồng thời đánh giá khả năng phòng AHPND cho tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) 
trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả chỉ rõ, sản phẩm tỏi lên men có độ nhạy cao đối với cả 2 chủng vi khuẩn gây 
AHPND khi thử nghiệm ở 25 µl và 30 µl. Khi bổ sung dịch tỏi lên men với liều 15 ml/kg thức ăn/ngày vào thức ăn để cho 
tôm ăn trong 10 ngày liên tục đã có khả năng phòng AHPND cho tôm. Thức ăn trộn dịch tỏi lên men bao ngoài bằng dầu 
mực có hiệu quả cao nhất khi nâng tỷ lệ sống của tôm lên 53%, cao hơn so với không sử dụng chất bao ngoài (51%), bao 
ngoài bằng bột nếp (42%) và không sử dụng dịch tỏi lên men (14%). 
Từ khóa: AHPND, dịch tỏi lên men, kháng khuẩn, phòng bệnh, tôm thẻ chân trắng.
Chỉ số phân loại: 4.5
* Tác giả liên hệ: Email: tmhanh@ria1.org
50
Khoa học Nông nghiệp
63(2) 2.2021
và hiệu quả phòng AHPND cho tôm.
Các chủng vi khuẩn thử nghiệm bao gồm V. 
parahaemolyticus KC.13.14.2 và V. harveyi KC.13.17.5 
gây AHPND ở tôm nuôi nước lợ tại Nghệ An. Các chủng 
này hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm Quan trắc môi 
trường và bệnh thủy sản miền Bắc (CEDMA), Viện Nghiên 
cứu nuôi trồng thủy sản 1.
Tôm thẻ chân trắng có khối lượng khoảng 3-4 g/con, kích 
thước đồng đều, phản xạ nhanh, ruột đầy thức ăn, có kết quả 
âm tính với vi rút gây bệnh đốm trắng và các loài vi khuẩn gây 
AHPND.
Bể composit có thể tích 200 l/bể, muối biển nhân tạo 
dùng để pha nước nuôi tôm ở độ mặn 15‰.
Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá khả năng kháng khuẩn của sản phẩm tỏi lên 
men: 
Chuẩn bị vi khuẩn thử nghiệm: các chủng vi khuẩn V. 
parahaemolyticus KC.13.14.2 và V. harveyi KC.13.17.5 từ 
tủ -80oC được nuôi cấy thuần lại trên đĩa TCBS (Thiosulfate 
citrate bile salts), chọn 1 khuẩn lạc đơn đem nuôi cấy tăng sinh 
trong môi trường NB có bổ sung 2% NaCl để thu dịch vi khuẩn. 
Mật độ vi khuẩn được xác định bằng phương pháp đo mật độ 
quang (OD) ở bước sóng 600 nm, mật độ vi khuẩn sử dụng để 
khảo sát hoạt tính kháng khuẩn là 108 cfu/ml, tương ứng với 
OD=0,1. 
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của sản phẩm tỏi lên men 
bằng phương pháp kháng sinh đồ khuếch tán trên đĩa thạch 
Kirby-Bauer [9]. Nhỏ sản phẩm tỏi lên men lên các khoanh 
giấy vô trùng với 6 thể tích để tiến hành thử nghiệm bao gồm 
5,10, 15, 20, 25 và 30 µl/khoanh giấy. Khoanh giấy tẩm kháng 
sinh Doxycyclin (30 µg) được sử dụng như đối chứng dương, 
khoanh giấy nhỏ nước cất được sử dụng như đối chứng âm. 
Dùng que trang trang đều 100 µl vi khuẩn ở mật độ 108 cfu/ml 
lên thạch Mueller Hinton, đặt các đĩa giấy đã thấm sản phẩm 
tỏi lên men và đối chứng vào, sau đó ủ trong tủ ấm ở 29oC. Sau 
24h nuôi cấy, đĩa thạch được lấy ra để đo đường kính vòng vô 
khuẩn. Đường kính vòng vô khuẩn ≥16 mm: nhạy (dịch tỏi lên 
men có độ nhạy với vi khuẩn) [10].
Đánh giá hiệu quả phòng AHPND: thí nghiệm đánh giá 
hiệu quả phòng bệnh đối với t ... 2 chủng vi khuẩn A. hydrophila gây bệnh trên cá trắm cỏ ở nồng 
độ thử nghiệm là 30 µg/µl với đường kính vòng vô khuẩn trung bình lần lượt là 
18,33±1,57 mm và 18,33±1,53 mm [9]. 
Cũng nghiên cứu và thử nghiệm đối với các chủng vi khuẩn gây AHPND trên 
tôm Nguyễn Thị Hạnh và Đặng Thị Lụa (2016) cho rằng, cao khô tỏi tách chiết bằng 
dung môi là cồn 70o khi thử nghiệm ở 5 nồng độ (10, 15, 20, 25 và 30 µl đều không có 
khả năng diệt khuẩn đối với các chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus (KC.12.020, 
KC.13.14.2) gây AHPND trên tôm [14]. Trong khi đó, nghiên cứu này lại cho thấy tỏi 
lên men có tính nhạy đối với cả 2 chủng vi khuẩn gây AHPND là V. harveyi 
KC13.17.5 và V. Parahaemolyticus KC13.14.2 khi thử nghiệm ở thể tích ≥25 µl 
(đường kính vòng vô khuẩn >16 mm) (bảng 2). 
Khả năng phòng bệnh của tỏi lên men đối với AHPND trên tôm thẻ chân trắng 
 Trong 10 ngày đầu, tôm thẻ chân trắng ở các thí nghiệm được ăn thức ăn có bổ 
sung dịch tỏi lên men để phòng AHPND, từ ngày thứ 11 đến cuối thí nghiệm tôm ăn 
thức ăn viên công nghiệp không bổ sung dịch tỏi lên men, các bể ở thí nghiệm đối 
chứng tôm ăn thức ăn viên công nghiệp không trộn dịch tỏi lên men trong suốt thời 
(A) (B) (C) 
Hình 1. Khả năng diệt khuẩn của tỏi lên men đối với vi khuẩn gây 
AHPND trên tôm. (A) Đĩa giấy tẩm dịch chiết tỏi; (B) Đường kính 
vòng vô k uẩn của tỏi lên men khi thử với vi khuẩn V. parahaemolyticus 
KC.13.14.2 gây AHPND; (C) Đường kính vòng vô khuẩn của tỏi lên men 
khi thử với vi khuẩn V. harveyi KC.13.17.5 gây AHPND; ĐC: đối chứng 
âm; Dx: Doxycyclin (30 µg).
Đối với chủng V. parahaemolyticus KC.13.14.2 khi nâng 
nồng độ thử ng iệm từ 25 lên 30 µl, đường kín vòng vô 
khuẩn tăng từ 16,8 lên 18,2 mm, khoảng cách này tạo ra sự 
sai khác có ý nghĩa về mặt thố kê (p<0,05). Trong khi đó, 
khi nâng nồng độ thử nghiệm từ 25 lên 30 µl đối với chủng 
V. harveyi KC.13.17.5, đường kính vòng vô khuẩn tạo ra từ 2 
nồng độ lại không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (bảng 
2, ình 1).
Kết quả thử nghiệm này của chúng tôi cũng tương đồng 
với một số kết quả của các công trình nghiên cứu trước về 
khả năng kháng khuẩn của dịch chiết tỏi đối với tác nhâ vi 
khuẩn gây bệnh trên động vật thuỷ sản. Theo Nguyễn Anh 
Tuấn (2009) [11], dịch ép tỏi tươi có tác dụng diệt khuẩn rất 
tốt đối với vi khuẩn V. harveyi ở nồng độ thử nghiệm là 100% 
với đường kính vòng vô khuẩn trung bình là 22,1±3,11 mm. 
Cao khô tỏi có khả năng diệt khuẩn cao với 2 chủng vi khuẩn 
A. hydrophila gây bệnh trên cá trắm cỏ ở nồng độ thử nghiệm 
là 30 µg/µl với đường kính vòng vô khuẩn trung bì h lần lượt 
là 18,33±1,57 mm và 18,33±1,53 mm [9]. 
Cũng nghiên cứu và thử nghiệm đối với các chủng vi 
khuẩn gây AHPND trên tôm Nguyễn Thị Hạnh và Đặng Thị 
Lụa (2016) cho rằng, cao khô tỏi tách chiết bằng dung môi 
là cồn 70o khi thử nghiệm ở 5 nồng độ (10, 15, 20, 25 và 
30 µl) đều không có khả năng diệt khuẩn đối với các chủng 
vi khuẩn V. parahaemolyticus (KC.12.020, KC.13.14.2) gây 
AHPND trên tôm [14]. Trong khi đó, nghiên cứu này lại cho 
thấy tỏi lên men có tính nhạy đối với cả 2 chủng vi khuẩn gây 
AHPND là V. harveyi KC.13.17.5 và V. Parahaemolyticus 
KC.13.14.2 khi thử nghiệm ở thể tích ≥25 µl (đường kính 
vòng vô khuẩn >16 mm) (bảng 2).
Khả năng phòng bệnh của tỏi lên men đối với AHPND 
trên tôm thẻ chân trắng
Trong 10 ngày đầu, tôm thẻ chân trắng ở các thí nghiệm 
được ăn thức ăn có bổ sung dịch tỏi lên men để phòng 
AHPND, từ ngày thứ 11 đến cuối thí nghiệm tôm ăn thức 
ăn viên công nghiệp không bổ sung dịch tỏi lên men, các 
bể ở thí nghiệm đối chứng tôm ăn thức ăn viên công nghiệp 
không trộn dịch tỏi lên men trong suốt thời gian thí nghiệm. 
Riêng các bể đối chứng âm và dương tôm ăn thức ăn viên 
công nghiệp, không bổ sung dịch tỏi lên men. Kết quả cho 
thấy, tôm ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm đều ăn hết 
thức ăn, phản xạ nhanh nhẹn, màu sắc sáng và không thấy 
có tôm chết. Đến ngày thứ 11 (ngày đầu tiên gây nhiễm), tất 
cả các nghiệm thức thí nghiệm có gây nhiễm vi khuẩn đều 
có tôm chết với tỷ lệ chết từ 1,1 đến 7,7%. Tôm chết nhanh 
sau 2-4 ngày gây nhiễm và dừng chết sau 7 ngày gây nhiễm. 
Cuối thí nghiệm, tỷ lệ tôm chết cao nhất là nghiệm thức đối 
chứng dương với tỷ lệ chết cộng dồn là 86%. Tiếp đến là 
nghiệm thức tôm bổ sung sản phẩm tỏi lên men vào thức ăn 
có dùng bột nếp để bao ngoài với tỷ lệ chết cộng dồn là 58%. 
Nghiệm thức tôm ăn thức ăn có bổ sung dịch tỏi lên men 
bao ngoài bằng dầu gan mực và nghiệm thức không sử dụng 
chất bao ngoài có tỷ lệ chết cộng dồn lần lượt là 47 và 49%. 
Trong khi đó, nghiệm thức đối chứng âm tôm không có hiện 
tượng chết (hình 2). Kết quả này cho thấy, sản phẩm tỏi lên 
men có hiệu quả trong việc kiểm soát độc lực của vi khuẩn 
V. parahaermolyticus KC.13.14.2 gây AHPND trên tôm.
Hình 2. Tỷ lệ chết cộng dồn của tôm trong thí nghiệm đánh giá khả 
năng phòng AHPND của tỏi lên men.
Kết quả thí nghiệm cũng chỉ rõ, khi bổ sung sản phẩm tỏi 
lên men vào thức ăn cho tôm với liều lượng 15 ml/kg thức ăn/
ngày liên tục trong 10 ngày đã có tác dụng nâng cao tỷ lệ sống 
53
Khoa học Nông nghiệp
63(2) 2.2021
của tôm khi công cường độc vi khuẩn gây AHPND. Trong đó, 
hình thức sử dụng dầu gan mực để bao ngoài có hiệu quả cao 
nhất, tỷ lệ sống của tôm ở nghiệm thức này là 53%, ở nghiệm 
thức không sử dụng chất bao ngoài là 51%, còn ở nghiệm thức 
sử dụng bột nếp để bao ngoài là 42% so với tôm ở nghiệm thức 
đối chứng dương có tỷ lệ sống chỉ đạt 14% và đối chứng âm là 
100%. Khi so sánh tỷ lệ sống của tôm giữa hai nghiệm thức có 
hiệu quả cao nhất khi sử dụng sản phẩm tỏi lên men để phòng 
AHPND là nghiệm thức sử dụng dầu gan mực để bao ngoài và 
nghiệm thức không sử dụng chất bao ngoài cho thấy không có 
sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, lại có sự 
khác nhau có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng 
dương của thí nghiệm (p<0,05). 
8 
Hình 3. Biểu hiện của tôm sau khi gây nhiễm vi khuẩn gây AHPND. (I) Tôm chết ở 
nghiệm thức sử dụng bột nếp để bao ngoài; (II) Tôm chết ở nghiệm thức sử dụng dầu mực để bao 
ngoài; (III) Tôm chết ở nghiệm thức đối chứng dương; (IV) Tôm ở nghiệm thức đối chứng âm. 
Tôm chết ở các nghiệm thức sau khi công cường độc vi khuẩn gây AHPND có 
các biểu hiện bệnh như gan tụy chuyển màu trắng hoặc đỏ (mũi tên chỉ ở hình 3-III), 
vỏ mềm (mũi tên chỉ ở hình 3-II), màu sắc nhợt nhạt và ruột tôm không có thức ăn 
(mũi tên chỉ ở hình 3-I). Trong khi đó, tôm ở lô đối chứng âm màu sắc tươi sáng, gan 
tụy đen, ruột đầy thức ăn (hình 3-IV). Những biểu hiện của tôm sau gây nhiễm này 
hoàn toàn giống với những biểu hiện của tôm bị nhiễm AHPND đã đư ợc công bố [15]. 
Hình 4. Khuẩn lạc và đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn V. parahaemolyticus tái phân lập 
lại từ tôm chết/yếu ở các nghiệm thức thí nghiệm. 
(I) (II) (III) (IV) 
Hình 3. Biểu hiện của tôm sau khi gây nhiễm vi khuẩn gây AHPND. 
(I) Tôm chết ở nghiệ thức sử dụng bột nếp để bao ngoài; (II) Tô chết ở 
nghiệm thức sử dụng dầu mực để bao ngoài; (III) Tôm chết ở nghiệm thức 
đối chứng dương; (IV) Tôm ở ng hiệm thức đối chứng âm.
Tôm chết ở các nghiệm thức sau khi công cường độc 
vi khuẩn ây AHPND ó các biểu hiện bệnh như gan tụy 
chuyển màu trắng hoặc đỏ (mũi tên chỉ ở hình 3-III), vỏ 
mềm (mũi tên chỉ ở hình 3-II), màu sắc nhợt nhạt và ruột 
tôm không có thức ăn (mũi tên chỉ ở hình 3-I). Trong khi đó, 
tôm ở lô đối chứng âm màu sắc tươi sáng, gan tụy đen, ruột 
đầy thức ăn (hình 3-IV). Những biểu hiện của tôm sau gây 
nhiễm này hoàn toàn giống với những biểu hiện của tôm bị 
nhiễm AHPND đã được công bố [15]. 
Hình 4. Khuẩn lạc và đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn V. 
parahaemolyticus tái phân lập lại từ tôm chết/yếu ở các nghiệm thức 
thí nghiệm.
Bảng 3. Kết quả tái phân lập vi khuẩn gây AHPND trong quá trình 
thí nghiệm.
TT Ngày thí 
nghiệm
Tần xuất tái phân lập vi khuẩn V. parahaemolyticus 
ở các nghiệm thức thí nghiệm
Đối 
chứng 
(-)
Đối 
chứng 
(+)
Không 
bao ngoài
Bao ngoài 
dầu gan 
mực
Bao 
ngoài 
bột nếp
1 12 KT 2/2 2/2 2/2 2/2
2 15 KT 2/2 2/2 2/2 2/2
3 21 0/5 0/1 0/1 0/1 0/1
KT: không thu mẫu.
Trong quá trình thí nghiệm, tôm chết ở các nghiệm thức 
được thu để nuôi cấy và tái phân lập lại vi khuẩn gây nhiễm. 
Kết quả nuôi cấy và định danh vi khuẩn cho thấy, 100% mẫu 
thu khi tôm vừa mới chết/yếu vào ngày thứ 12 và 15 của thí 
nghiệm (sau 2 và sau 5 ngày công cường độc) đều dương tính 
với vi khuẩn V. parahaemolyticus. Các chủng vi khuẩn phân 
lập được đều có phản ứng sinh hóa trùng khớp với chủng V. 
parahaemolyticus KC.13.14.2 ban đầu đem gây nhiễm. Điều 
đó khẳng định, tôm trong các nghiệm thức gây nhiễm vi 
khuẩn bị chết là do độc lực của vi khuẩn gây nhiễm. Trong khi 
đó, 100% mẫu tôm sống thu ở các nghiệm thức vào ngày thứ 
21 (ngày cuối) của thí nghiệm lại cho kết quả âm tính với vi 
khuẩn V. parahaemomyticus. (hình 4, bảng 3).
Kết quả kiểm tra tác nhân gây AHPND trên tôm bằng kỹ 
thuật PCR cũng đã khẳng định, tôm chết sau khi công cường 
độc vi khuẩn ở các nghiệm thức thí nghiệm là do nhiễm vi 
khuẩn V. parahaemolyticus gây AHPND (bảng 4). 
Bảng 4. Kết quả kiểm tra AHPND bằng phương pháp PCR.
TT Ngày thí 
nghiệm
Tần xuất bắt gặp tôm nhiễm AHPND ở các nghiệm 
thức thí nghiệm
Đối chứng 
(-)
Đối 
chứng 
(+)
Không 
bao 
ngoài
Bao ngoài 
dầu gan 
mực
Bao ngoài 
bột nếp
1 11 KKT 1/1 1/1 1/1 1/1
2 12 KKT 2/2 2/2 2/2 2/2
3 15 KKT 2/2 2/2 2/2 2/2
4 21 0/5 0/1 0/1 0/1 0/1
KKT: không kiểm tra.
Các mẫu tôm chết thu được sau 1 ngày gây nhiễm (ngày 
thứ 11 của thí nghiệm) đều cho kết quả dương tính với AHPND 
(4/4 mẫu). Kết quả kiểm tra các mẫu tôm thu sau 2 và 5 ngày 
gây nhiễm ở các nghiệm thức vẫn tiếp tục cho kết quả dương 
tính với AHPND, tỷ lệ nhiễm đều là 100% ở các ngày thu mẫu 
để kiểm tra. 
Trước khi kết thúc thí nghiệm, tôm còn sống ở các 
nghiệm thức được thu để kiểm tra AHPND, tất cả các 
mẫu kiểm tra đều âm tính với AHPND. Điều đó cho thấy, 
54
Khoa học Nông nghiệp
63(2) 2.2021
gan tụy tôm còn sống trong thí nghiệm đã đào thải hết vi 
khuẩn V. parahaemolyticus gây nhiễm ban đầu (bảng 4).
Kết luận
Ở các nồng độ 5, 10, 15 và 20 µl, sản phẩm tỏi lên men 
không có hiệu quả diệt khuẩn cao. Ở nồng độ 25 và 30 µl, sản 
phẩm tỏi lên men có độ nhạy cao đối với cả 2 chủng vi khuẩn 
V. parahaemolyticus KC.13.14.2 và V. harveyi KC.13.17.5 
gây AHPND.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, bổ sung tỏi lên men với 
liều 15 ml/kg thức ăn/ngày vào thức ăn rồi bao ngoài bằng dầu 
mực cho tôm ăn trong 10 ngày liên tục có khả năng nâng cao tỷ 
lệ sống của tôm lên 53%, cao hơn nghiệm thức không sử dụng 
chất bao ngoài (51%), bao ngoài bằng bột nếp (42%) và cao 
hơn so với đối chứng dương tôm chỉ ăn thức ăn thường không 
bổ sung sản phẩm tỏi lên men (14%). Tỷ lệ sống của tôm ở 
các nghiệm thức bổ sung dịch tỏi lên men vào thức ăn so 
với tỷ lệ sống của tôm ở nghiệm thức đối chứng không bổ 
sung tỏi lên men vào thức ăn là có sự sai khác có ý nghĩa 
thống kê.
Kết quả nghiên cứu mở ra tiềm năng ứng dụng sản phẩm 
tỏi lên men để phòng trị AHPND cho tôm nuôi nước lợ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] L. Tran, et al. (2013), “Determination of the infectious nature 
of the agent of acute hepatopancreatic necrosis syndrome affecting 
penaeid shrimp”, Disease of Aquatic Organisms, 105, pp.45-55. 
[2] C.F. Lo, et al. (2014), “Recent Advances in the newly emergent 
acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND)”, Symposium on 
Diseases in Asian Aquaculture (DAA9), p.72.
[3] L.T. Kwai, E.H. Ung, S.W. Choo, S.M. Yew, W.Y. Wee, 
K.P. Yap (2014), “An AP1, 2 &3 PCR Positive non - Vibrio 
parahaemolitycus bacteria with AHPND histopathology”, Diseases in 
Asian Aquaculture (DAA9), p.77.
[4] Đặng Thị Lụa, Nguyễn Viết Khuể, Phan Thị Vân (2016), “Non-
Vibrio parahermolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên 
tôm nuôi”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14, tr.690-698.
[5] H. Kondo, et al. (2015), “Draft genome sequence of non-Vibrio 
parahaemolyticus acute hepatopancreatic necrosis disease strain 
KC13.17.5, isolated from diseased shrimp in Vietnam”, Genome 
Announc., 3(5), DOI:10.1128/genomeA.00978-15. 
[6] L.P. Rees, et al. (1993), “Aquantitative assessment of the 
antimicrobial activity of garlic (Allium sativum)”, World J. Microbiol 
Biotechnol., 9(3), pp.303-307. 
[7] M.A. Adetumbi, B.H.S. Lai (1986), “Inhibition of in-vitro 
germination and spherulation of Coccidioides immitis by Allium 
sativum”, Curr. Microbiol., 13, pp.73-76. 
[8] M. Corzo-Martinez, N. Corzo, M. Villamiel (2007), 
“Biological properties of onions and garlic”, Trends in Food Science 
& Technology, 18, pp.609-625.
[9] Nguyễn Thị Hạnh, Đặng Thị Lụa (2016), “Đánh giá khả năng 
kháng khuẩn của dịch chiết tỏi (Allium sativum L.) đối với một số vi 
khuẩn gây bệnh trên cá nuôi nước ngọt”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn, 22, tr.100-104. 
[10] Clinical and Laboratory Standards Institure - CLSI 
(2006), Performance standards for antimicrobial disk and dilution 
susceptibility tests of bacteria isolate from aquatic animals.
[11] Nguyễn Anh Tuấn (2009), “Thử nghiệm một số loại thảo 
dược trong phòng trị bệnh nhiễm khuẩn trên tôm thẻ chân trắng 
(Penacus vannamei)”, Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ tuổi trẻ 
các trường đại học và cao đẳng khối nông lâm ngư thủy toàn quốc. 
[12] Nicky B. Buller (2004), Bacteria from Fish and Other Aquatic 
Animals: A Practical Identification Manual, CABI Publishing.
[13] https://enaca.org/?id=96.
[14] Nguyễn Thị Hạnh, Đặng Thị Lụa (2016), “Đánh giá khả năng 
diệt khuẩn của dịch chiết tỏi (Allium sativum L.) đối với một số vi 
khuẩn gây bệnh trên tôm”, Khoa học công nghệ trong phát triển nuôi 
trồng thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
[15] NACA (2012), Asia pacific emergency regional consultation 
on the emerging shrimp disease: Early mortality syndrome (EMS)/
Acute hepatopancreatic necrosis syndrome (AHPNS). 

File đính kèm:

  • pdfkha_nang_khang_khuan_va_phong_benh_hoai_tu_gan_tuy_cap_o_tom.pdf