Kết quả điều trị giãn não thất bằng phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ bụng

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ bụng trong điều trị giãn

não thất (GNT) ở người trưởng thành. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt

ngang, hồi cứu 68 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật não úng thuỷ tại

Bệnh viện E từ 1/2017 - 6/2020. Kết quả: Tuổi trung bình: 46,4 ± 18,9, tỷ lệ nam/nữ: 2,5/1;

chấn thương sọ não (CTSN) là nguyên nhân thường gặp nhất (60,3%). 75% được đặt dẫn lưu

tại sừng trán; 54,41% trường hợp áp lực dịch não tuỷ tăng trong mổ; tỷ lệ biến chứng chung là 3%.

Điểm GCS (Glasgow Coma Scale) cải thiện rõ rệt sau mổ, nhưng điểm GOS (Glassgow

Outcome Scale) không khác biệt giữa thời điểm ra viện và sau 3 tháng. Kết luận: Phẫu thuật

dẫn lưu não thất ổ bụng là phương pháp an toàn, có hiệu quả trong điều trị GNT ở người

trưởng thành.

Kết quả điều trị giãn não thất bằng phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ bụng trang 1

Trang 1

Kết quả điều trị giãn não thất bằng phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ bụng trang 2

Trang 2

Kết quả điều trị giãn não thất bằng phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ bụng trang 3

Trang 3

Kết quả điều trị giãn não thất bằng phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ bụng trang 4

Trang 4

Kết quả điều trị giãn não thất bằng phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ bụng trang 5

Trang 5

Kết quả điều trị giãn não thất bằng phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ bụng trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 5740
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả điều trị giãn não thất bằng phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ bụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả điều trị giãn não thất bằng phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ bụng

Kết quả điều trị giãn não thất bằng phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ bụng
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
95 
1Bệnh viện Việt Đức 
Người phản hồi: Ngô Mạnh Hùng (ngomanhhung2000@gmail.com) 
 Ngày nhận bài: 24/12/2020 
 Ngày bài báo được đăng: 10/3/2021 
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GIÃN NÃO THẤT BẰNG PHẪU THUẬT DẪN 
LƯU NÃO THẤT Ổ BỤNG 
 Ngô Mạnh Hùng1 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ bụng trong điều trị giãn 
não thất (GNT) ở người trưởng thành. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt 
ngang, hồi cứu 68 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật não úng thuỷ tại 
Bệnh viện E từ 1/2017 - 6/2020. Kết quả: Tuổi trung bình: 46,4 ± 18,9, tỷ lệ nam/nữ: 2,5/1; 
chấn thương sọ não (CTSN) là nguyên nhân thường gặp nhất (60,3%). 75% được đặt dẫn lưu 
tại sừng trán; 54,41% trường hợp áp lực dịch não tuỷ tăng trong mổ; tỷ lệ biến chứng chung là 3%. 
Điểm GCS (Glasgow Coma Scale) cải thiện rõ rệt sau mổ, nhưng điểm GOS (Glassgow 
Outcome Scale) không khác biệt giữa thời điểm ra viện và sau 3 tháng. Kết luận: Phẫu thuật 
dẫn lưu não thất ổ bụng là phương pháp an toàn, có hiệu quả trong điều trị GNT ở người 
trưởng thành. 
* Từ khóa: Chấn thương sọ não; Giãn não thất; Não úng thủy. 
The Results of Hydrocephalus Treated by Ventriculoperitoneal Shunt 
Summary 
Objectives: To assess the surgical results of ventriculoperitoneal shunt for hydrocephalus in 
adults. Subjects and methods: A cross-sectional, retrospective, descriptive study with 68 
patients with hydrocephalus diagnosed and surgically treated in E Hospital from Jan 2017 to 
June 2020. Results: Mean age 46.4 ± 18.9; male/female ratio: 2.5/1; trauma brain injury was 
the most common cause of hydrocephalus (60.3%). 75% of patients had the ventricular catheter 
through the frontal horn. 54.11% of cases had the cerebrospinal fluid (CSF) at a high level. 
The complication rate was 3%. There was a significant difference in GCS point post-surgery 
compared to pre-surgery but no significant difference in GOS at three months follow-up versus 
discharge time was found. Conclusion: Ventriculoperitoneal shunt surgery was safe and useful 
in the treatment of hydrocephalus in adults. 
* Keywords: Trauma brain injury; Ventricular dilation; Hydrocephalus. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Giãn não thất là tình trạng ứ đọng quá 
mức dịch não tuỷ trong hệ thống não thất, 
khiến các não thất phình giãn gây tăng áp 
lực nội sọ. Theo bệnh sinh, GNT được 
chia thành thể thông, trong đó lưu thông 
dịch não tuỷ không bị bít tắc và thể bít 
tắc. Có nhiều phương pháp điều trị GNT:
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
96 
Điều trị nội khoa phẫu thuật mở thông 
sàn não thất ba và dẫn lưu não thất ổ 
bụng [1]. Trong đó, dẫn lưu não thất ổ 
bụng là phương pháp đơn giản, phổ biến, 
có thể áp dụng ở nhiều trung tâm [2]. 
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: 
Đánh giá kết quả phẫu thuật dẫn lưu não 
thất ổ bụng trong điều trị GNT ở người 
trưởng thành. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu 
68 BN não úng thủy được phẫu thuật 
dẫn lưu não thất - ổ bụng tại Khoa Phẫu 
thuật Thần kinh, Bệnh viện E từ 1/2017 - 
6/2020. Chẩn đoán xác định dựa vào lâm 
sàng và chẩn đoán hình ảnh. 
* Tiêu chuẩn lựa chọn: 
- Bệnh nhân ≥ 18 tuổi được chẩn đoán 
não úng thủy do nhiều nguyên nhân khác 
nhau. 
- Được phẫu thuật đặt dẫn lưu não 
thất ổ bụng. 
- Hồ sơ bệnh án, phim chụp đầy đủ 
thông tin. 
- Khám lại sau ít nhất 3 tháng. 
* Tiêu chuẩn loại trừ: 
- Không đủ hồ sơ bệnh án, phim chụp. 
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia 
nghiên cứu. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
* Thiết kế nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang, 
hồi cứu. 
* Các biến số nghiên cứu: Tuổi, giới, 
nguyên nhân gây não úng thuỷ, tình trạng 
tri giác lúc vào viện, triệu chứng lâm sàng 
lúc vào viện, hình ảnh chẩn đoán lúc vào 
viện, kết quả điều trị phẫu thuật và 
biến chứng, kết quả theo dõi sau mổ 
3 - 6 tháng theo thang điểm GOS. 
* Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 
20.0. 
* Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu 
được thông qua và chấp thuận bởi Hội 
đồng Đạo đức Trường Đại học Y Hà Nội. 
Toàn bộ dữ liệu nghiên cứu được mã 
hoá, loại bỏ thông tin cá nhân của BN, 
được BN cho phép sử dụng và chỉ dùng 
với mục đích nghiên cứu khoa học. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 
Bảng 1: Đặc điểm nhân chủng học, triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. 
Biến số Giá trị 
Tuổi 
n % 
18 - 89 (46,4 ± 18,9) 
Giới (nữ) 19 27,9 Nam/nữ = 2,5/1 
Sau phẫu thuật CTSN 41 60,3 
Sau xuất huyết não 15 22,1 
U não 3 4,4 
Nguyên nhân 
Bệnh nội khoa 9 13,2 
p = 0,03 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
97 
Tăng áp lực nội sọ 68 100,0 
Rối loạn nhận thức 20 29,4 
Rối loạn tiểu tiện 36 52,9 
Triệu chứng lâm sàng 
Rối loạn dáng đi 36 52,9 
Não thất bên 26 38,24 
Não thất bên và não thất ba 10 14,7 
Vị trí giãn não thất 
Toàn bộ não thất 32 47,06 
p = 0,17 
Tuổi trung bình 46,4 ± 18,9, tương 
đương của Licata [6]. Tỷ lệ nam nhiều 
hơn nữ, tương đương của Chen [7], Bir 
và CS [8]. 
Chấn thương sọ não là nguyên nhân 
thường gặp nhất, chiếm 60,3% tổng số BN. 
Các nguyên nhân khác bao gồm u não 
(4,4%), sau xuất huyết não (22,1%) và 
một số bệnh lý nội khoa khác (viêm màng 
não). Nghiên cứu của Bir trái ngược với 
chúng tôi: Nguyên nhân thường gặp là 
bệnh lý mạch máu (45,5%) hoặc u não 
(30,2%) [8], theo đó tuổi trung bình của 
BN cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. 
Xuất huyết não cũng có biến chứng là 
GNT. Theo Kang và CS, 25% BN có GNT 
cấp tính, thường là sau chảy máu não 
thất, trong khi đó tình trạng GNT mạn tính 
lại hay gặp sau chảy máu dưới màng 
nhện với 54% [10]. 
Triệu chứng lâm sàng đặc trưng của 
GNT là hội chứng tăng áp lực nội sọ (điển 
hình là đau đầu, buồn nôn hay nôn, phù 
gai thị) và tam chứng Hakim (rối loạn 
nhận thức, rối loạn tiểu tiện và rối loạn 
dáng đi). 100% BN trong nghiên cứu có 
hội chứng tăng áp lực nội sọ. Tỷ lệ này ở 
nghiên cứu của Nguyễn Đức Anh trên BN 
não úng thủy do u não là 82,4% [2], Đỗ 
Hải Linh là 40% [1]. Triệu chứng thường 
gặp tiếp theo là tam chứng Hakim. Chúng 
tôi gặp 32 BN (47,06%) có biểu hiện đau 
đầu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu 
của Đỗ Hải Linh trên 45 BN não úng thủy 
thể thông không do u não, tỷ lệ đau đầu là 
48,9% [1]. 
Bảng 2: Đặc điểm trong phẫu thuật. 
Biến số Số lượng Tỷ lệ (%) 
Sừng trán 51 75,00 
Vị trí đặt dẫn lưu 
Ngã ba não thất bên 17 25,00 
Trung bình - thấp 31 45,59 
Áp lực khi đặt dẫn lưu 
Tăng 37 54,41 
Áp lực cố định 10 14,71 
Áp lực cố định có xi-phông 15 22,06 Loại van đặt 
Điều chỉnh được áp lực 43 63,23 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
98 
Biến chứng phẫu thuật: 1 BN (1,5%) chảy máu sau mổ; 9 BN (13,2%) viêm màng 
não, 5 BN (7,3%) tắc dẫn lưu, 1 BN (1,5%) tử vong sau mổ (nguyên nhân do viêm 
màng não, viêm phổi, thể trạng suy kiệt). 
75% BN được đặt dẫn lưu tại sừng trán và 25% tại ngã 3 não thất bên. Nghiên cứu 
của Albright [11] trên trẻ nhỏ thấy vị trí đặt dẫn lưu tại sừng trán ít gây biến chứng hơn. 
Kết quả của Bierbrauer [12] ngược lại. Chúng tôi lựa chọn đặt dẫn lưu tại sừng trán do: 
Thứ nhất, hệ thống dẫn lưu có sẵn tại cơ sở của chúng tôi phù hợp với đường đặt dẫn 
lưu này; thứ hai, khi đặt vào sừng trán, nguy cơ gây tổn thương đám rối mạch mạc ít 
hơn, vì vậy nguy cơ chảy máu thấp hơn. 
Trong mổ, đặt dẫn lưu vào não thất bên và đo áp lực dịch não tuỷ theo đơn vị 
centimet nước não tuỷ. Chúng tôi định nghĩa mức áp lực < 10 cm nước được coi là áp 
lực thấp, > 15 cm nước là mức áp lực cao. Giữa 2 mức này là áp lực trung bình. Kết 
quả cho thấy không có sự khác biệt về mức áp lực thấp hay cao khi đánh giá trong mổ. Việc 
xác định áp lực còn có ý nghĩa trong việc lựa chọn loại van dẫn lưu, các trường hợp áp 
lực thấp được đặt van điều chỉnh được áp lực, trong khi đó áp lực dịch não tuỷ cao có 
thể lựa chọn các dạng van áp lực cố định, van áp lực cố định có xi-phông và van có 
thể điều chỉnh được. Lozeno và CS so sánh hiệu quả của các loại van có thể điều 
chỉnh được áp lực và van áp lực cố định đã kết luận sử dụng van điều chỉnh được áp 
lực có nhiều ưu điểm hơn về bệnh lý, tuy nhiên có trở ngại là giá thành cao. Chúng tôi 
không thể sử dụng van điều chỉnh được áp lực cho tất cả BN vì lý do chi phí. 
Bảng 3: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật đối với tình trạng tri giác của BN. 
Ra viện Trước mổ Tri giác 
(điểm GCS) 
n % n % 
p 
13 - 15 20 29,4 14 20,6 
9 - 12 37 54,4 32 47,1 
≤ 8 11 16,2 22 32,4 
< 0,05 
Sau phẫu thuật, tri giác có sự cải thiện rõ rệt: 18 BN (26,4%) có tri giác tốt, 51,5% 
có tri giác trung bình (9 - 13 điểm); ở nhóm < 8 điểm có 5 BN tri giác tăng từ 7 - 8 điểm 
lên 9 - 10 điểm, 2 BN u não GNT cấp thể tắc nghẽn do u não lúc vào viện tri giác 
< 8 điểm, sau mổ điểm Glassgow tăng lên 14. Nhóm di chứng nặng còn 15 BN 
(22,1%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Hải Linh (2011): Hồi phục 
khá 40%, di chứng nặng 28,9% [1]; Licata và CS: hồi phục hoàn toàn 45%, di chứng 
nặng 36% [6]. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
99 
1/36 BN (1,5%) gặp tai biến máu tụ trong nhu mô não sau dẫn lưu sừng trán. 
Tương đương nghiên cứu của Black (1980) trên BN não úng thủy thể thông với 3% 
gặp tai biến máu tụ trong não, 2 - 17% máu tụ dưới màng cứng. Một số tác giả như 
Boon (1998), Krauss (1977), Malm (2000) không gặp tai biến. Chứng tỏ phương pháp 
dẫn lưu não thất ổ bụng tương đối an toàn và đáng tin cậy. 
Tình trạng lâm sàng của đa số BN được cải thiện rõ rệt sau phẫu thuật. Do nghiên 
cứu của chúng tôi có số BN sau mổ CTSN cũ tương đối nhiều (41 BN) và nhiều BN tri 
giác xấu < 8 điểm (22 BN) nên thời gian nằm viện của BN dài và có sự khác biệt về kết 
quả khi ra viện so với sau mổ. Về tri giác, 29,4% BN ra viện có tri giác tốt, 54,4% có tri 
giác trung bình và 16,2% hôn mê Glassgow < 8 điểm. Sự cải thiện về tri giác khi ra 
viện so với trước mổ có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả này khác so với nghiên 
cứu của Nguyễn Đức Anh (2014) trên BN GNT thể thông với 80% BN ra viện tỉnh táo 
và 2,8% hôn mê Glassgow < 8 điểm [2]. Sự khác biệt do cách lựa chọn BN và số 
lượng BN. Một số nghiên cứu đưa ra tỷ lệ cải thiện sau mổ từ 60 - 100%. 
Bảng 4: Đánh giá kết quả điều trị ở thời điểm ra viện và sau 3 tháng. 
Ra viện Sau 3 - 6 tháng 
GOS 
n % n % 
p 
4 - 5 41 60,3 44 64,7 
3 16 23,5 13 19,1 
1 - 2 11 16,2 11 16,2 
> 0,05 
Áp dụng bảng GOS đánh giá tổng quát sau ra viện 3 - 6 tháng so với thời điểm 
ra viện, kết quả: Ở nhóm GOS 4 - 5 điểm, các triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ rệt 
(64,7% so với 60,3%); nhóm tiến triển mức trung bình (GOS 3 điểm) cũng tăng từ 
19,1% lên 23,5%, 1 BN tử vong (2,8%), 11 BN bị di chứng thực vật do CTSN cũ nên tri 
giác không thay đổi; khám kỹ ở nhóm GOS 1 - 2 điểm thấy một số chức năng cũng có 
sự cải thiện (giảm kích thích gây nôn, ăn uống hấp thu tốt hơn, bớt cơn động kinh, giảm 
tình trạng gấp cứng chi). Kết quả của chúng tôi thấp hơn của Bryan (Mayo Clinic, 2011) 
với 75%, Malm với 72% BN tiến triển tốt về lâm sàng sau 3 tháng. 
Kết quả của các nghiên cứu khác nhau do điều kiện phẫu thuật, chăm sóc và theo 
dõi sau mổ, việc lựa chọn loại van dẫn lưu, phương pháp chẩn đoán, điều trị phối hợp, 
đặc biệt là thời gian theo dõi sau mổ khác nhau. Tuy vậy, tất cả đều thống nhất quan 
điểm là tình trạng lâm sàng sau mổ đều được cải thiện rất tốt, nhưng sẽ giảm dần theo 
thời gian. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
100 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 68 trường hợp GNT 
được điều trị bằng phẫu thuật dẫn lưu 
não thất ổ bụng, chúng tôi rút ra kết luận: 
CTSN là nguyên nhân thường gặp nhất. 
Tri giác BN cải thiện có ý nghĩa sau dẫn 
lưu. Tuy nhiên, chất lượng sống của BN 
không cải thiện sau 3 tháng ra viện. 
Cần chăm sóc và phục hồi chức năng tốt 
ở BN GNT. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Hải Linh. Nghiên cứu đặc điểm lâm 
sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu 
thuật dẫn lưu não thất ổ bụng trong điều trị 
não úng thuỷ thể thông do chấn thương tại 
Bệnh viện Việt Đức. Luận văn Thạc sĩ Y học. 
Trường Đại học Y Hà Nội 2011. 
2. Nguyễn Đức Anh. Đặc điểm lâm sàng, 
chẩn đoán hình ảnh não úng thuỷ thể thông 
người lớn và kết quả điều trị bằng phương 
pháp dẫn lưu não thất ổ bụng. Trường Đại 
học Y Hà Nội 2014. 
3. Pande A, et al. Endoscopic third 
ventriculostomy versus ventriculoperitoneal 
shunt in pediatric and adult population: 
A systematic review and meta-analysis. 
Neurosurg Rev 2020. 
4. Zucchelli M, et al. Shunted hydrocephalus: 
Who has more chances to get rid of the 
shunt? World Neurosurg 2019; 125:229-235. 
5. Isaacs AM, et al. Age-specific global 
epidemiology of hydrocephalus: Systematic 
review, metanalysis and global birth surveillance. 
PLoS One 2018; 13(10):e0204926. 
6. Licata C, et al. Post-traumatic hydrocephalus. 
J Neurosurg Sci 2001; 45(3):141-149. 
7. Chen IH, et al. Effectiveness of shunting 
in patients with normal pressure hydrocephalus 
predicted by temporary, controlled-resistance, 
continuous lumbar drainage: A pilot study. 
J Neurol Neurosurg Psychiatry 1994; 
57(11):1430-1432. 
8. Bir SC, et al. Epidemiology of adult-
onset hydrocephalus: Institutional experience 
with 2001 patients. Neurosurg Focus 2016; 
41(3):e5. 
9. Filis AK, K Aghayev, FD Vrionis. 
Cerebrospinal fluid and hydrocephalus: 
Physiology, diagnosis, and treatment. Cancer 
Control 2017; 24(1):6-8. 
10. Kang P, et al. Factors associated with 
acute and chronic hydrocephalus in nonaneurysmal 
subarachnoid hemorrhage. Neurocrit Care 
2016; 24(1):104-109. 
11. Albright AL, SJ Haines, FH Taylor. 
Function of parietal and frontal shunts in 
childhood hydrocephalus. J Neurosurg 1988; 
69(6):883-886. 
12. Bierbrauer KS, et al. A prospective, 
randomized study of shunt function and 
infections as a function of shunt placement. 
Pediatr Neurosurg 1990; 16(6):287-291. 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_dieu_tri_gian_nao_that_bang_phau_thuat_dan_luu_nao_t.pdf