Kiến thức của y tế thôn về bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp II: Một nghiên cứu cắt ngang tại tỉnh Nam Định

Mô tả kiến thức của y tế

thôn về bệnh tăng huyết áp và đái tháo

đường tuýp II. Đối tượng và phương

pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu

điều tra cắt ngang định lượng được thực

hiện trong năm 2020. Có 168 y tế thôn của

15 xã/phường thuộc tỉnh Nam Định tham

gia nghiên cứu. Các số liệu được thu thập

bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

Kết quả: Tỷ lệ đối tượng có kiến thức về

các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp

và đái tháo đường đạt từ 75%-97,6%. Có

khoảng 80% y tế thôn nhận biết được già

hóa dân số và thay đổi lối sống là hai trong

các nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ hiện

mắc bệnh. Tỷ lệ đối tượng có kiến thức

đúng về ngưỡng chẩn đoán tăng huyết

áp và đái tháo đường lần lượt là 70,8% và

78,6%. 100% các đối tượng nhận biết được

hậu quả của bệnh là gây ra các biến chứng,

tuy nhiên tỷ lệ nhận biết được hậu quả làm

tăng gánh nặng lên hệ thống y tế và vai trò

của việc quản lý bệnh trong nâng cao chất

lượng cuộc sống còn ở mức thấp (4,8%;

14,9%; 23,2% và 23,8%). Kết luận: Các y

tế thôn tại tỉnh Nam Định đã có những kiến

thức cơ bản về bệnh THA và ĐTĐ. Nhóm

kiến thức tốt nhất là kiến thức về các yếu

tố nguy cơ gây bệnh, thấp nhất kiến thức

về tầm quan trọng của hoạt động quản lý

bệnh. Vẫn cần tổ chức các chương trình

đào tạo bồi dưỡng thường xuyên có chất

lượng cho y tế thôn, đồng thời với đó là việc

rà soát thường xuyên hơn chương trình và

nội dung đào tạo dành cho nhóm đối tượng

này.

Kiến thức của y tế thôn về bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp II: Một nghiên cứu cắt ngang tại tỉnh Nam Định trang 1

Trang 1

Kiến thức của y tế thôn về bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp II: Một nghiên cứu cắt ngang tại tỉnh Nam Định trang 2

Trang 2

Kiến thức của y tế thôn về bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp II: Một nghiên cứu cắt ngang tại tỉnh Nam Định trang 3

Trang 3

Kiến thức của y tế thôn về bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp II: Một nghiên cứu cắt ngang tại tỉnh Nam Định trang 4

Trang 4

Kiến thức của y tế thôn về bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp II: Một nghiên cứu cắt ngang tại tỉnh Nam Định trang 5

Trang 5

Kiến thức của y tế thôn về bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp II: Một nghiên cứu cắt ngang tại tỉnh Nam Định trang 6

Trang 6

Kiến thức của y tế thôn về bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp II: Một nghiên cứu cắt ngang tại tỉnh Nam Định trang 7

Trang 7

Kiến thức của y tế thôn về bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp II: Một nghiên cứu cắt ngang tại tỉnh Nam Định trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 5520
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức của y tế thôn về bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp II: Một nghiên cứu cắt ngang tại tỉnh Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức của y tế thôn về bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp II: Một nghiên cứu cắt ngang tại tỉnh Nam Định

Kiến thức của y tế thôn về bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp II: Một nghiên cứu cắt ngang tại tỉnh Nam Định
146
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
KIẾN THỨC CỦA Y TẾ THÔN VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP 
VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP II: MỘT NGHIÊN CỨU CẮT NGANG TẠI TỈNH NAM ĐỊNH
Hoàng Thị Vân Lan1, Lê Thị Huyền Trinh1, Đỗ Minh Sinh1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Người chị trách nhiệm: Hoàng Thị Vân Lan
Email : vanlannhi@gmail.com
Ngày phản biện: 7/6/2021
Ngày duyệt bài: 11/6/2021
Ngày xuất bản: 28/6/2021 
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả kiến thức của y tế 
thôn về bệnh tăng huyết áp và đái tháo 
đường tuýp II. Đối tượng và phương 
pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu 
điều tra cắt ngang định lượng được thực 
hiện trong năm 2020. Có 168 y tế thôn của 
15 xã/phường thuộc tỉnh Nam Định tham 
gia nghiên cứu. Các số liệu được thu thập 
bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. 
Kết quả: Tỷ lệ đối tượng có kiến thức về 
các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp 
và đái tháo đường đạt từ 75%-97,6%. Có 
khoảng 80% y tế thôn nhận biết được già 
hóa dân số và thay đổi lối sống là hai trong 
các nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ hiện 
mắc bệnh. Tỷ lệ đối tượng có kiến thức 
đúng về ngưỡng chẩn đoán tăng huyết 
áp và đái tháo đường lần lượt là 70,8% và 
78,6%. 100% các đối tượng nhận biết được 
hậu quả của bệnh là gây ra các biến chứng, 
tuy nhiên tỷ lệ nhận biết được hậu quả làm 
tăng gánh nặng lên hệ thống y tế và vai trò 
của việc quản lý bệnh trong nâng cao chất 
lượng cuộc sống còn ở mức thấp (4,8%; 
14,9%; 23,2% và 23,8%). Kết luận: Các y 
tế thôn tại tỉnh Nam Định đã có những kiến 
thức cơ bản về bệnh THA và ĐTĐ. Nhóm 
kiến thức tốt nhất là kiến thức về các yếu 
tố nguy cơ gây bệnh, thấp nhất kiến thức 
về tầm quan trọng của hoạt động quản lý 
bệnh. Vẫn cần tổ chức các chương trình 
đào tạo bồi dưỡng thường xuyên có chất 
lượng cho y tế thôn, đồng thời với đó là việc 
rà soát thường xuyên hơn chương trình và 
nội dung đào tạo dành cho nhóm đối tượng 
này.
Từ khóa: Kiến thức, tăng huyết áp, đái 
tháo đường, y tế thôn.
KNOWLEDGE OF COMMUNITY HEALTH WORKERS ABOUT HYPERTENSION 
AND TYPE II DIABETES: A CROSS-SECTIONAL STUDY IN NAM DINH PROVINCE
ABSTRACT
Objective: To describe knowledge 
of community Health Workers about 
hypertension and type II diabetes. Method: 
Quantitative cross-sectional study design 
was carried out in 2020. There were 
168 community Health Workers from 15 
communes/wards in Nam Dinh province 
participating in the study. The data were 
collected by direct interview method. 
Results: the percentage of subjects 
with knowledge about risk factors for 
hypertension and diabetes reached from 
75% to 97.6%. About 80% of community 
Health Workers recognize that population 
aging and lifestyle changes are two of 
the reasons for the increase in disease 
prevalence. The percentage of subjects 
with correct knowledge about the 
threshold for diagnosis of hypertension 
147
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
and diabetes was 70.8% and 78.6%, 
respectively. 100% of the subjects were 
aware that the consequences of the 
disease caused complications, but the 
rate of recognition of the consequences 
increased the burden on the health system 
and the role of disease management in 
improving quality, survival was low (4.8%; 
14.9%; 23.2% and 23.8%). Conclusion: 
The community Health Workers in Nam 
Dinh province had basic knowledge about 
hypertension and diabetes. The best group 
of knowledge is knowledge about disease 
risk factors, the lowest knowledge about 
the importance of disease management 
activities. It is still necessary to organize 
regular quality training programs for 
community Health Workers, and at the 
same time to review more frequently the 
training programs and contents for this 
target group.
Keywords: Knowledge, hypertension, 
diabetes, community Health Workers.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh không lây nhiễm (BKLN) là 
một mối quan tâm về sức khỏe cộng đồng 
trên toàn cầu trong thế kỷ XXI. Một số BKLN 
nổi bật nhất là tăng huyết áp (THA), đái 
tháo đường (ĐTĐ), Bệnh tim mạch (CVD), 
ung thư, chấn thương và bệnh hô hấp mãn 
tính. Số người mắc BKLN ngày càng tăng 
có tác động tiêu cực đến hệ thống y tế vốn 
đã quá tải do nhu cầu của những người 
bị ảnh hưởng bởi các bệnh truyền nhiễm, 
thiếu nhân lực, thiếu cơ sở hạ tầng và đào 
tạo, do đó ảnh hưởng đến khả năng tư 
vấn đầy đủ cho người dân của hệ thống. 
Thực trạng này cho thấy việc dự phòng, 
phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị BKLN 
ngay tại cộng đồng là một cách tiếp cận 
phù hợp. Nhân viên y tế cộng đồng những 
người dễ tiếp cận hơn với các thành viên 
cộng đồng có thể đóng một vai trò quan 
trọng trong việc tuyên truyền nâng cao kiến 
thức cho cộng đồng, phát hiện sớm người 
mắc bệnh, hỗ trợ bệnh nhân tự quản lý 
bệnh tật,  [1].
Mặc dù nhân viên y tế (NVYT) cộng 
đồng có nhiệm vụ quan trọng như vậy, tuy 
nhiên có bằng chứng cho thấy năng lực của 
nhóm này trong quản lý BKLN nói chung, 
THA và ĐTĐ nói riêng còn hạn chế đặc biệt 
ở các khu vực nông thôn. Các rào cản đối 
với nhân viên y tế cộng đồng trong việc 
phòng ngừa và quản lý BKLN gồm: Thiếu 
sự hỗ trợ từ các hệ thống y tế và cộng 
đồng; thiếu nguồn lực; quá tải trong công 
việc; chế độ, chính sách đãi ngộ còn thấp; 
nhận thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ của 
mình; thiếu kiến thức và kỹ năng. Nghiên 
cứu của Onagbiye và cộng sự [2] tại Nam 
Phi cho thấy có tới 50% số lượng nhân viên 
y tế cộng đồng có kiến thức rất kém về các 
nội dung liên quan đến bệnh THA và ĐTĐ 
(nguy cơ, hậu quả, biện pháp dự phòng). 
Một kết quả tương đồng cũng đã được báo 
cáo tại Malang của Indonesia [3].
Chính phủ Việt Nam đã áp dụng chiến 
lược Chăm sóc sức khỏe ban đầu như một 
phương tiện để tăng cường hiệu quả của 
hệ thống y tế hiện tại. Cách tiếp cận này có 
khả năng giải quyết các BKLN nói chung, 
THA và ĐTĐ nói riêng một cách toàn diện 
vì trọng tâm của nó là nâng cao sức khỏe, 
phòng chống bệnh tật và chuyển tuyến đến 
khám ... ức trong nghiên cứu y sinh học 
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 
theo quyết định số 2590/GCN-HĐĐĐ ngày 
19/11/2019. Việc triển khai các hoạt động 
của nghiên cứu đảm bảo đúng các nguyên 
tắc của đạo đức nghiên cứu trong Y học: tự 
nguyện, an toàn và bình đẳng.
3. KẾT QUẢ 
3.1. Một số đặc điểm chung
Bảng 1. Một số đặc điểm chung của 
đối tượng nghiên cứu (n = 168)
Biến 
số Đặc tính SL TL %
Giới 
tính
Nam 38 22,6
Nữ 130 77,4
Nhóm 
tuổi
< 40 55 32,7
40 - 49 35 20,8
50 - 59 41 24,4
> = 60 37 22,0
Trình 
độ học 
vấn
Tiểu học 11 6,7
Trung học cơ sở 109 64,8
Trung học 
phổ thông 48 28,5
Trình 
độ 
chuyên 
môn
Sơ cấp 112 66,6
Trung cấp 46 27,4
Cao đẳng 6 3,6
Khác 4 2,4
Đa 
tham 
gia tập 
huấn
Phòng chống 
nguy cơ 65 38,8
Phát hiện sớm 
tăng huyết áp 76 45,0
Phát hiện sớm 
đái tháo đường 77 45,7
Tổng số đã có 168 y tế thôn thuộc 15 
xã/phường tham gia Tỷ lệ đối tượng là nữ 
giới chiếm 77,4%; tỷ lệ giữa các nhóm tuổi 
không quá chênh lệch giao động từ 20-
30%. Đa số đối tượng mới chỉ có trình độ 
học vấn ở bậc trung học cơ sở (≈ 65%); 
66,7% đối tượng có bằng sơ cấp. Tỷ lệ 
đối tượng chưa tham gia các lớp đào tạo 
về phòng, chống các yếu tố nguy cơ của 
BKLN; phát hiện sớm bệnh THA; phát hiện 
sớm bệnh ĐTĐ lần lượt là: 38,8%; 45% và 
45,7%. 
150
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
3.2. Kiến thức của đối tượng về bệnh 
tăng huyết áp và đái tháo đường
Bảng 2. Kiến thức của đối tượng 
nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ 
chính của bệnh (n=168)
Nội dung
Tăng 
huyết áp
Đái tháo 
đường
SL TL % SL TL %
Hút thuốc 158 94,0 119 70,8
Khẩu phần ăn 
bất hợp lý 159 94,6 159 94,6
Ít hoạt động 
thể lực 160 95,2 143 85,1
Béo phì 162 96,4 154 91,7
Lạm dụng 
rượu 164 97,6 126 75,0
Stress 146 86,9 114 67,9
Kiến thức của các đối tượng về các yếu 
tố nguy cơ của tăng huyêt áp cao hơn so 
với kiến thức về yếu tố nguy cơ đối với 
bệnh đái tháo đường.
Bảng 3. Kiến thức của đối tượng 
 về các nguyên nhân gây tăng tỷ lệ 
hiện mắc bệnh (n=168)
Nội dung
Tăng 
huyết áp
Đái tháo 
đường
SL TL % SL TL %
Già hóa dân 
số 139 82,7 127 75,6
Thay đổi lối 
sống 150 89,3 147 87,5
Đô thị hóa 132 78,6 121 72
Chăm sóc y tế 
tốt hơn 34 20,2 32 19
Chẩn đoán 
bệnh tốt hơn 55 32,7 56 33,3
Các nguyên nhân làm tăng tỷ lệ hiện 
mắc ít được đề cập gồm: chăm sóc y tế tốt 
hơn và chẩn đoán bệnh tốt hơn. 
Bảng 4. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu 
về ngưỡng chẩn đoán bệnh (n=168)
Bệnh
Đúng Sai 
SL TL % SL TL %
Tăng huyết áp 119 70,8 49 29,2
Đái tháo 
đường 132 78,6 36 21,4
Tỷ lệ đối tượng có nhận thức đúng về 
ngưỡng chẩn đoán bệnh THA và ĐTĐ lần 
lượt là khoảng 2/3 và 3/4 số đối tượng.
Bảng 5. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu 
về các hậu quả chính của bệnh (n=168)
Nội dung
Tăng 
huyết áp
Đái tháo 
đường
SL TL % SL TL %
Gây ra các biến 
chứng 168 100 168 100
Tăng gánh nặng lên 
hệ thống y tế 8 4.8 25 14.9
Gia tăng gánh nặng 
cho gia đình và xã hội 95 56.5 101 60.1
Giảm chất lượng cuộc 
sống, giảm tuổi thọ 65 38.7 84 50
100% đối tượng liệt kê được hậu quả 
của các bệnh là gây ra các biến chứng, tuy 
nhiên tỷ lệ nhân viên trạm y tế và y tế thôn 
liệt kê được hậu quả là bệnh làm tăng gánh 
nặng lên hệ thống y tế còn chưa cao. 
Bảng 6. Kiến thức của đối tượng 
về tầm quan trọng của hoạt động 
quản lý bệnh (n=168)
Nội dung
Tăng 
huyết áp
Đái tháo 
đường
SL TL % SL TL %
Giảm biến chứng, 
giảm tỷ lệ tử vong 168 100 168 100
Giảm tải hệ thống 
y tế 104 61.9 4 2,4
Giảm chi phí 
điều trị 65 38.7 104 61,9
Nâng cao chất 
lượng cuộc sống 39 23.2 40 23,8
151
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
Quản lý tốt THA và ĐTĐ có thể giảm biến 
chứng, giảm tỷ lệ tử vong đều được 100% 
đối tượng liệt kê. Tuy nhiên vai trò giảm tải 
hệ thống y tế và nâng cao chất lượng cuộc 
sống lại ít được nhắc đến hơn.
4. BÀN LUẬN
Trong việc quản lý BKLN có bằng chứng 
cho thấy nhiệm vụ của nhân viên y tế cộng 
đồng trong việc tăng cường năng lực của 
các hệ thống chăm sóc sức khỏe bằng 
cách sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn 
và do đó tăng khả năng tiếp cận của người 
bệnh và chất lượng chăm sóc. Ở các vùng 
nông thôn, các hệ thống chăm sóc chính 
với nhân viên y tế cộng đồng được đào tạo 
và các hướng dẫn được thiết lập tốt có thể 
mang lại hiệu quả trong phòng ngừa và 
quản lý BKLN [3]. Hơn nữa, nhân viên y tế 
cộng đồng có thể loại bỏ các rào cản đối với 
việc kiểm soát huyết áp và tuân thủ dùng 
thuốc do sự khác biệt về văn hóa, giáo dục 
và ngôn ngữ giữa người bệnh và hệ thống 
chăm sóc sức khỏe [4].
Mục tiêu chính của nghiên cứu này 
là mô tả kiến thức của YTT tại tỉnh Nam 
Định về bệnh THA và ĐTĐ tuýp II. Từ 
đánh giá ban đầu cho thấy kiến thức của 
YTT trong nghiên cứu là khá tốt. Trên 
70% số đối tượng đã nhận biết được các 
yếu tố nguy cơ (YTNC) của cả THA và 
ĐTĐ, thậm chí có những YTNC đã được 
xấp xỉ 100% YTT đề cập. Tỷ lệ đối tượng 
nhận biết được già hóa dân số, thay đổi 
lối sosongs là hai trong nhiều nguyên 
nhân làm gia tăng tỷ lệ hiện mắc THA và 
ĐTĐ cũng ở mức cao từ 75,6%-89,3%. 
Tỷ lệ đối tượng có nhận thức đúng về 
ngưỡng chẩn đoán bệnh THA và ĐTĐ lần 
lượt là khoảng 2/3 và 3/4 số đối tượng. 
100% đối tượng nhận biết được THA và 
ĐTĐ gây ra các biến chứng và nếu quản 
lý tốt thì có thể giảm biến chứng và giảm 
nguy cơ tử vong. Kết quả nghiên cứu tại 
Nam Định có nhiều điểm tương đồng so 
với nghiên cứu của Bùi Thị Minh Thái và 
cộng sự trên các YTT tại Thạch Thất, Hà 
Nội [5]. 
Kết quả nghiên cứu tại Nam Định và Hà 
Nội của Việt Nam cao hơn so với kết quả 
nghiên cứu của một số quốc gia khác. Một 
nghiên cứu gần đây trên các nhân viên y 
tế cộng đồng tại Khayelitsha, Cape Town, 
Nam Phi (2018) cho thấy điểm trung bình 
kiến thức của NVYT cộng đồng về các 
YTNC của bệnh ĐTĐ chỉ là 1.81/9 điểm 
với trung vị là 2, đặc biệt vẫn còn xuất hiện 
tình trạng NVYT không nhận biết được bất 
kỳ YTNC nào của bệnh [6]. Một nghiên 
cứu khác tại Langa, một khu vực ven đô 
ở Cape Town của Nam Phi cũng cho kết 
quả tương tự. Theo đó kiến thức về YTNC 
của NVYT cộng đồng về THA ở mức kém 
và trung bình lần lượt là 57,5% và 42,5%; 
các con số này ở bệnh ĐTĐ là 57,5% và 
32,5%. Có tới 50% số đối tượng có kiến 
thức về các biến chứng của THA và ĐTĐ ở 
mức kém sự [2]. Nhiều nghiên cứu khác tại 
Nam Phi [3], Kenya [7], Ấn Độ [8] cũng như 
Indonesia [9] nhất quán với quan điểm kiến 
thức của NVYT cộng đồng về THA và ĐTD 
còn rất hạn chế.
Sự khác biệt ở trên có thể là do một số 
yếu tố: (i) yêu cầu về nhiệm vụ đối với đội 
ngũ YTT trong hoạt động dự phòng, phát 
hiện sớm và quản lý BKLN ở mỗi quốc gia 
là khác nhau; (ii) trình độ học vấn và trình 
độ chuyên môn của YTT trong nghiên cứu 
tại Nam Định và Hà Nội của Việt Nam cao 
hơn so với trình độ học vấn và trình độ 
chuyên môn của các YTT trong các nghiên 
cứu đối sánh; (iii) sự khác biệt về trình độ 
phát triển kinh tế, xã hội giữa các khu vực 
nghiên cứu; (iv) sự khác biệt về cách thức, 
tổ chức vận hành đội ngũ YTT của mỗi 
quốc gia; (v) do sự khác biệt về cách thức 
thu thập thông tin giữa các nghiên cứu; (vi) 
mức độ khó về kiến thức của bộ công cụ đo 
lường giữa các nghiên cứu.
152
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
Mặc dù nhìn tổng thể kiến thức của các 
YTT trong nghiên cứu này là tương đối tốt, 
tuy nhiên vẫn còn có những nội dung kiến 
thức có tỷ lệ YTT đề cập chưa cao. Cụ thể 
ở nhóm kiến thức về nguyên nhân làm gia 
tăng tỷ lệ hiện mắc của THA và ĐTĐ chỉ 
có khoảng 20% số YTT đề cập đến nguyên 
nhân do “chăm sóc y tế tốt hơn”, con số 
này ở nguyên nhân “chẩn đoán bệnh tốt 
hơn” cũng chỉ đạt khoảng 33%. Nguyên 
nhân làm gia tăng tỷ lệ hiện mắc khác với 
các YTNC làm xuất hiện các trường hợp 
mới mắc, các yếu tố này thường ít được 
đề cập nên YTT có thể hiểu nhầm về vai trò 
của những yếu tố này. Ở nhóm kiến thức 
về hậu quả của bệnh tỷ lệ đối tượng nhận 
thức được nội dung “tăng gánh nặng lên hệ 
thống y tế” chỉ đạt 4,8% với THA và 14,9% 
với ĐTĐ. Ngoài ra số lượng các nội dung 
kiến thức mà 100% YTT đều liệt kê là rât 
hạn chế (2/21). 
Một trong những nguyên nhân dẫn 
đến tình trạng kiến thức của YTT về THA 
và ĐTĐ còn một số nội dung chưa tốt có 
thể là do hầu hết họ chưa từng được học 
hoặc tham gia bất kỳ chương trình đào 
tạo bồi dưỡng nào sau nhiều năm hành 
nghề. Kết quả nghiên cứu này cho thấy 
chỉ có 38,8% YTT từng khai báo đã từng 
tham gia lớp tập huấn về phòng chống 
yếu tố nguy cơ của THA và ĐTĐ, con số 
này với các lớp về phát hiện sớm THA và 
ĐTĐ lần lượt là 45% và 45,7%. Điều này 
cũng có thể dẫn đến việc thiếu cập nhật 
kiến thức, khiến nhiều YTT xã sẽ thực 
hiện theo lối mòn tư duy và kinh nghiệm 
về cách họ có thể quản lý BKLN nói 
chung, THA và ĐTĐ nói riêng một cách 
hiệu quả. Do vậy việc thiếu các khóa đào 
tạo bồi dưỡng bắt buộc có thể ảnh hưởng 
đến hiệu quả của các YTT riêng lẻ và gây 
ra những tác động khó lường [10]. Ngay 
cả khi tất cả các YTT đã liên tục tham gia 
các khóa đào tạo bồi dưỡng, việc không 
có khả năng duy trì kiến thức thu được từ 
khóa đào tạo đó vẫn có thể dẫn đến việc 
không hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra 
rằng để kiến thức được lưu giữ lại, việc 
theo dõi là cần thiết để không làm mất 
kiến thức đã đạt được và khả năng thực 
hiện một công việc cụ thể [11], [6]. Bên 
cạnh đó, ở một số quốc gia, đánh giá về 
chương trình giảng dạy của TYT cho thấy 
rằng TYT thường thiếu kiến thức cần thiết 
để thực hiện một cách cẩn thận và hiệu 
quả nhiệm vụ của mình [12]. Điều này 
có thể là do nhiều khóa học lỗi thời vẫn 
tiếp tục đào tạo thiếu. Do đó, việc rà soát 
nhất quán các chương trình giảng dạy 
theo chuyên ngành và thực hiện đào tạo 
và theo dõi bổ sung có chất lượng thường 
xuyên có thể nâng cao trình độ năng lực 
của YTT để họ thực hiện hiệu quả trách 
nhiệm của mình.
Mặc dù đã cung cấp được những thông 
tin khá quan trọng về kiến thức của YTT tại 
tỉnh Nam Định về THA và ĐTĐ, tuy nhiên 
nghiên cứu hiện tại chưa đi sâu tìm hiểu 
các kiến thức chuyên môn phục vụ cho 
các hoạt động dự phòng, phát hiện sớm và 
quản lý bệnh THA và ĐTĐ của YTT. Các 
kiến thức như chế độ dinh dưỡng dự phòng 
bệnh và cho người bị bệnh, các hoạt động 
thể chất, kiến thức về ăn giảm muối, kiến 
thức về ngăn ngừa biến chứng, Ngoài ra 
các yếu tố có liên quan đến kiến thức của 
YTT cũng chưa được đề cập.
5. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy các y tế 
thôn tại tỉnh Nam Định đã có những kiến 
thức cơ bản về bệnh THA và ĐTĐ. Nhóm 
kiến thức tốt nhất là kiến thức về các yếu 
tố nguy cơ gây bệnh, tiếp theo là ngưỡng 
chẩn đoán bệnh, các nguyên nhân làm gia 
tăng tỷ lệ hiện mắc bệnh, các hậu quả của 
bệnh và cuối cùng là tầm quan trọng của 
hoạt động quản lý bệnh. Một số nội dung 
kiến thức còn được tỷ lệ thấp và rất thấp 
153
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
YTT đề cập gồm: chăm sóc y tế tốt hơn và 
chẩn đoán bệnh tốt hơn làm gia tăng tỷ lệ 
hiện mắc bệnh; hậu quả của bệnh là gia 
tăng gánh nặng lên hệ thống y tế; quản 
lý tốt bệnh sẽ giúp nâng cao chất lượng 
cuộc sống. Điều này cho thấy vẫn cần tổ 
chức các chương trình đào tạo bồi dưỡng 
thường xuyên có chất lượng cho YTT để 
nâng cao kiến thức về BKLN nói chung, 
THA và ĐTĐ nói riêng, đồng thời với đó 
là việc rà soát thường xuyên hơn chương 
trình và nội dung đào tạo dành cho YTT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lehmann U, D S. Community Health 
Workers: What Do We Know About Them? 
The State of the Evidence on Programmes, 
Activities, Costs an Impact on Health 
Outcomes of Using Community Health 
Workers: World Health Organization; 2007.
2. Onagbiye S, Tsolekile L, Puoane T. 
Knowledge of Non-communicable Disease 
Risk Factors among Community Health 
Workers in South Africa. The Open Public 
Health Journal. 2020;13:430-7.
3. Lukitasari M, Nugroho D, Satrijo 
B, Rohman M, Tjahjono C. Knowledge 
and activity of community health workers 
regarding hypertension and its management 
in Malang. Jurnal Ilmu Keperawatan 
(Journal of Nursing Science). 2019;7:76-
83.
4. Bộ Y tế. Quyết định 5904/QĐ-BYT 
ngày 20/12/2019 của Bộ Y tế về việc ban 
hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn 
đoán, điều trị, và quản lý một số bệnh không 
lây nhiễm tại tuyến xã”. 2019.
5. Bùi Thị Minh Thái, Hoàng Đức Hạnh, 
Nguyễn Thị Thi Thơ. Hiệu quả can thiệp 
đến kiến thức về quản lý điều trị tăng huyết 
áp, đái tháo đường của cán bộ y tế xã 
và y tế thôn tại huyện Thạch Thất, thành 
phố Hà Nội. Tạp chí Y học dự phòng. 
2020;30(7):154-64.
6. Tsolekile LP, Schneider H, Puoane 
T. The roles, training and knowledge of 
community health workers about diabetes 
and hypertension in Khayelitsha, Cape 
Town. Curationis. 2018;41(1):e1-e8.
7. Irwin T, Ashbaugh SJ, Mehta K. 
Knowledge of diabetes mellitus among 
community health workers in rural Kenya. 
Annals of Global Health. 2015;81.
8. Rathod S, Niswade G. Aganwadi 
Community Health Workers: Awareness, 
Knowledge, Attitude and Beliefs about 
Diabetes Mellitus and Its Effect on Oral 
Health in Nagpur District. Journal of Health 
Education Research & Development. 
2017;05.
9. Hughes G, Puoane T, Bradley H. Ability 
to manage diabetes - Community health 
workers’ knowledge, attitudes and beliefs. 
Journal of Endocrinology, Metabolism and 
Diabetes of South Africa. 2014;11:10-4.
10. O’Brien MJ, Squires AP, Bixby RA, 
Larson SC. Role development of community 
health workers: an examination of selection 
and training processes in the intervention 
literature. American journal of preventive 
medicine. 2009;37(6 Suppl 1):S262-9.
11. Singh P, Sachs JD. 1 million 
community health workers in sub-Saharan 
Africa by 2015. Lancet (London, England). 
2013;382(9889):363-5.
12. Collaborative HCC. Factors 
impacting the effectiveness of community 
health worker behavior change: A literature 
review 2015.; 2015.

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_cua_y_te_thon_ve_benh_tang_huyet_ap_va_dai_thao_du.pdf