Kết quả bước đầu áp dụng kỹ thuật xây dựng vườn san hô nhân tạo ở khu vực Đầm Báy, vịnh Nha trang, Khánh Hòa

Đầm Báy là vùng biển mở nằm ở phía đông nam đảo Hòn Tre của vịnh Nha

Trang với tổng diện tích mặt nước khoảng 154 ha, thành phần nền đáy chủ yếu là

cát, cát bùn và rạn san hô. Trước đây, rạn san hô ở đây có tính đa dạng khá cao tập

trung phân bố ở khu vực đỉnh đầm và dọc hai bên bờ đầm ra đến độ sâu 5 - 6m. Tuy

nhiên, trong những năm gần đây, rạn san hô ở Đầm Báy đang bị suy giảm rõ rệt do

hoạt động của con người và thiên tai gây ra. Theo khảo sát về độ phủ của san hô

sống năm 2004 là 90%, đến năm 2011 chỉ còn 10% [1].

Để góp phần tái tạo, phục hồi san hô, năm 2015 Chi nhánh Ven Biển, Trung

tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã tiến hành thử nghiệm trồng san hô trên các loại giá thể

khung sắt và giá thể bê tông nhằm đánh giá khả năng phục hồi rạn. Kết quả cho

thấy, sau 1 năm san hô có tỷ lệ sống trung bình là 70,83 - 94,64%, tăng trưởng 0,58 -

5,47 mm/tháng. Với kết quả đạt được, Trạm Nghiên cứu thử nghiệm biển (Trạm

NCTNB) tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ‟Xây dựng vườn san hô tại khu vực biển Đầm

Báy” trên 5 ha mặt nước do đơn vị quản lý với mục tiêu tạo rạn nhân tạo và phục hồi

san hô, từ đó nâng cao độ phủ của san hô sống, tạo cảnh quan, nơi cư trú cho các

loài thủy sinh vật, góp phần vào công tác bảo tồn và bảo vệ môi trường biển.

Bài báo này trình bày kết quả bước đầu nghiên cứu phục hồi sạn san hô tại khu

vực Đầm Báy, trong đó tập trung vào tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của san hô.

Kết quả bước đầu áp dụng kỹ thuật xây dựng vườn san hô nhân tạo ở khu vực Đầm Báy, vịnh Nha trang, Khánh Hòa trang 1

Trang 1

Kết quả bước đầu áp dụng kỹ thuật xây dựng vườn san hô nhân tạo ở khu vực Đầm Báy, vịnh Nha trang, Khánh Hòa trang 2

Trang 2

Kết quả bước đầu áp dụng kỹ thuật xây dựng vườn san hô nhân tạo ở khu vực Đầm Báy, vịnh Nha trang, Khánh Hòa trang 3

Trang 3

Kết quả bước đầu áp dụng kỹ thuật xây dựng vườn san hô nhân tạo ở khu vực Đầm Báy, vịnh Nha trang, Khánh Hòa trang 4

Trang 4

Kết quả bước đầu áp dụng kỹ thuật xây dựng vườn san hô nhân tạo ở khu vực Đầm Báy, vịnh Nha trang, Khánh Hòa trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 6580
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả bước đầu áp dụng kỹ thuật xây dựng vườn san hô nhân tạo ở khu vực Đầm Báy, vịnh Nha trang, Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả bước đầu áp dụng kỹ thuật xây dựng vườn san hô nhân tạo ở khu vực Đầm Báy, vịnh Nha trang, Khánh Hòa

Kết quả bước đầu áp dụng kỹ thuật xây dựng vườn san hô nhân tạo ở khu vực Đầm Báy, vịnh Nha trang, Khánh Hòa
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 95
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG KỸ THUẬT XÂY DỰNG 
VƯỜN SAN HÔ NHÂN TẠO Ở KHU VỰC ĐẦM BÁY, 
VỊNH NHA TRANG, KHÁNH HÒA 
TRẦN VĂN BẰNG 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Đầm Báy là vùng biển mở nằm ở phía đông nam đảo Hòn Tre của vịnh Nha 
Trang với tổng diện tích mặt nước khoảng 154 ha, thành phần nền đáy chủ yếu là 
cát, cát bùn và rạn san hô. Trước đây, rạn san hô ở đây có tính đa dạng khá cao tập 
trung phân bố ở khu vực đỉnh đầm và dọc hai bên bờ đầm ra đến độ sâu 5 - 6m. Tuy 
nhiên, trong những năm gần đây, rạn san hô ở Đầm Báy đang bị suy giảm rõ rệt do 
hoạt động của con người và thiên tai gây ra. Theo khảo sát về độ phủ của san hô 
sống năm 2004 là 90%, đến năm 2011 chỉ còn 10% [1]. 
Để góp phần tái tạo, phục hồi san hô, năm 2015 Chi nhánh Ven Biển, Trung 
tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã tiến hành thử nghiệm trồng san hô trên các loại giá thể 
khung sắt và giá thể bê tông nhằm đánh giá khả năng phục hồi rạn. Kết quả cho 
thấy, sau 1 năm san hô có tỷ lệ sống trung bình là 70,83 - 94,64%, tăng trưởng 0,58 - 
5,47 mm/tháng. Với kết quả đạt được, Trạm Nghiên cứu thử nghiệm biển (Trạm 
NCTNB) tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ‟Xây dựng vườn san hô tại khu vực biển Đầm 
Báy” trên 5 ha mặt nước do đơn vị quản lý với mục tiêu tạo rạn nhân tạo và phục hồi 
san hô, từ đó nâng cao độ phủ của san hô sống, tạo cảnh quan, nơi cư trú cho các 
loài thủy sinh vật, góp phần vào công tác bảo tồn và bảo vệ môi trường biển. 
Bài báo này trình bày kết quả bước đầu nghiên cứu phục hồi sạn san hô tại khu 
vực Đầm Báy, trong đó tập trung vào tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của san hô. 
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
2.1. Đối tượng: 
Các loài san hô thuộc giống Acropora và Pocillopora. 
2.2. Phương pháp 
* Phương pháp phục hồi san hô 
- Sử dụng phương pháp phục hồi san hô [2] và kỹ thuật cố định mảnh san hô [3] 
để tiến hành cố định san hô lên giá thể. 
- Phương pháp tách mảnh tập đoàn san hô: Đo kích thước hoặc đếm số lượng 
cành của tập đoàn san hô cần tách, phân mảnh sao cho không quá 20% kích thước của 
tập đoàn. Dùng kìm cắt tách các mảnh san hô, kích thước mỗi mảnh từ 5 - 7cm. 
- Phương pháp cố định mảnh san hô: Các mảnh san hô sau khi thu được vận 
chuyển ngay đến vị trí lập vườn và tiến hành lặn gắn mảnh san hô lên giá thể. Sau khi 
cố định, tiến hành đeo thẻ để theo dõi đánh giá sự phát triển của san hô. 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 96
* Bố trí vườn san hô 
- Vị trí vườn san hô từ 12o19´58´´ vĩ bắc; 109o29´18´´ kinh đông đến 
12o19´59´´ vĩ bắc; 109o29´21´´ kinh đông, nơi có độ sâu từ 2,0 - 3,5m. 
- Giá thể sử dụng xây dựng vườn san hô là giá thể khung sắt hình tam giác 
kích thước (1m x1m x 1m), khung sắt được đóng sâu xuống nền đáy từ 0,3 - 0,5m. 
Hình 1. Giá thể khung sắt trồng san hô 
- Bố trí giá thể: 80 giá thể được bố trí thành 4 hàng song song với đường bờ, 
mỗi hàng có 20 giá thể, khoảng cách hàng là 1,5m, khoảng cách giữa 2 giá thể là 
1,0m. 
Hình 2. Bố trí giá thể vườn san hô 
* Đánh giá sự phát triển của san hô 
Định kỳ hàng tháng lặn đánh giá tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của san hô. 
- Tốc độ tăng trưởng được xác định theo phương pháp buộc thẻ đánh dấu theo 
công thức [4]: 
L = (Lଶ 	− Lଵ) (tଶ 	− tଵ)⁄ 	 
Trong đó: 
L: Tăng trưởng trung bình; 
L1: Kích thước ban đầu của mẫu san hô; 
L2: Kích thước đo được theo thời gian kiểm tra; 
t1, t2: Thời gian giữa 2 lần kiểm tra. 
Khu vực 
cầu cảng 
Đường bờ biển Trạm NCTNB 
 Vườn san 
hô trồng 
năm 2016 
1m
1m
1m1m
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 97
- Tỷ lệ sống đánh giá bằng trực quan: đếm trực tiếp số lượng các tập đoàn san 
hô sống hoặc chết trên các giá thể sau đó tính % tỷ lệ sống theo công thức: 
TLS	 = (Nଵ N଴⁄ ) × 100	 
Trong đó: 
TLS: Tỷ lệ sống trung bình của san hô; 
No: Số lượng mảnh san hô khi trồng; 
N1: Số lượng mảnh san hô sống khi kiểm tra. 
2.3. Xử lý số liệu 
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm Excel 
và phân tích trên phần mềm SPSS 16.0 for Windows với mức ý nghĩa (P < 0,05). 
3. KẾT QUẢ 
3.1. Đặc điểm môi trường khu vực vườn san hô 
Để đánh giá sự tác động của môi trường trong quá trình thực nghiệm, một số 
yếu tố như độ trong, nhiệt độ, pH, độ muối, oxy hòa tan khu vực vườn san hô được 
giám sát trong suốt thời gian theo dõi. Kết quả giám sát được nêu ra trong bảng 1. 
Bảng 1. Đặc điểm môi trường khu vực vườn san hô 
 Yếu tố 
Thời gian 
Độ trong 
(m) 
Nhiệt độ 
(oC) pH 
Độ muối 
(‰) 
DO 
(mg/l) 
12/2017 3,0 26,7 7,85 34,5 5,8 
01/2018 4,2 26,2 7,85 34,5 5,8 
02/2018 4,5 24,5 7,95 35,0 6,2 
03/2018 5,0 24,9 7,86 35,0 6,2 
04/2018 6,5 28,8 7,8 35,0 6,3 
Số liệu từ bảng 1 cho thấy, các yếu tố môi trường phù hợp cho sự phát triển 
của san hô. Trong đó, yếu tố nhiệt độ qua các tháng theo dõi trung bình không vượt 
quá 28,8oC; thấp nhất là 24,5oC vào tháng 2/2018. Số liệu này cũng phù hợp với 
nghiên cứu về khảo sát đánh giá chất lượng môi trường nước tại trạm nghiên cứu 
biển Đầm Báy của Lê Thị Kiều Oanh năm 2009 [5]. 
3.2. Kết quả lập vườn san hô 
3.2.1. Số lượng và thành phần loài san hô 
- Thành phần loài san hô: Các loài san hô sử dụng lập vườn gồm Acropora 
hyacinthus, A. yongei và Pocillopora verrucosa. 
- Số lượng tập đoàn san hô được trồng là 1200 tập đoàn. 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 98
3.2.2. Tỷ lệ sống của san hô 
Các tập đoàn san hô bị chết một phần hoặc chết toàn bộ được xác định là san 
hô đã chết. Tỷ lệ sống trung bình của san hô sau 5 tháng là 97,9%. Trong đó, loài 
A. hyacinthus có tỷ lệ sống 98%, loài A. yongei 97,1% và loài Pocillopora 
verrucosa là 98,3% (bảng 2). 
Bảng 2. Tỷ lệ sống của san hô qua 4 tháng thực nghiệm 
Loài san hô 
Tỷ lệ sống 
Số lượng san hô 
khi mới trồng 
(tập đoàn) 
Số lượng san hô khi kiểm tra (tập đoàn) Tỷ lệ 
sống TB 
(%) 
Tháng 
01/2018 
Tháng 
02/2018 
Tháng 
3/2018 
Tháng 
4/2018 
A.hyacinthus 250 250 245 245 245 98,0 
A.yongei 350 350 340 340 340 97,1 
P.verrucosa 600 600 590 590 590 98,3 
Tổng 1200 1200 1175 1175 1175 97,9 
3.2.3. Sự tăng trưởng của san hô 
Qua 5 tháng thực nghiệm, đã ghi nhận loài A.hyacinthus tăng từ (6,30 ± 0,19) 
cm lên (7,44 ± 0,18) cm, loài A. yongei tăng từ (6,70 ± 0,17) cm lên (7,66 ± 0,18) và 
loài P.verrucosa tăng từ (5,74 ± 0,15) cm lên (6,32 ± 0,15) cm. 
Bảng 3. Tăng trưởng của san hô qua các tháng thử nghiệm 
Loài san hô 
Sự tăng trưởng trung bình của san hô (cm) 
Khi mới trồng Tháng 01/2018 
Tháng 
02/2018 
Tháng 
3/2018 
Tháng 
4/2018 
A. hyacinthus 6,30 ± 0,19 6,32 ± 0,19 6,50 ± 0,18 6,92 ± 0,17 7,44 ± 0,18 
 A. yongei 6,70 ± 0,17 6,72 ± 0,17 6,83 ± 0,16 7,17 ± 0,19 7,66 ± 0,18 
P. verrucosa 5,74 ± 0,15 5,77 ± 0,14 5,93 ± 0,15 6,09 ± 0,15 6,32 ± 0,15 
Ghi chú: Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn 
4. KẾT LUẬN 
- Đã xây dựng được vườn san hô nhân tạo bằng giá thể khung sắt ở Đầm Báy, 
vịnh Nha Trang, Khánh Hòa và phục hồi 1200 tập đoàn san hô thuộc 3 loài 
Acropora hyacinthus, A. Yongei, Pocillopora verrucosa. 
- Sau 5 tháng theo dõi, tỷ lệ sống trung bình của san hô đạt 97,92%, trong đó 
loài P. verrucosa đạt tỷ lệ sống 98,3%, loài A. hyacinthus là 98,0% và loài A.yongei 
là 97,1%. Tăng trưởng trung bình của loài A.hyacinthus tăng từ (6,30 ± 0,19) cm lên 
(7,44 ± 0,18) cm, loài A. yongei tăng từ (6,70 ± 0,17) cm lên (7,66 ± 0,18) và loài 
P.verrucosa tăng từ (5,74 ± 0,15) cm lên (6,32 ± 0,15) cm. 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Смуров А.В., Банг Ч.В., Характеристика экотоксикологического 
состояния прибрежных биоценозов Воcтoчного моря Вьетнама (зал. 
Нячанг и др.), темы Э-3.1, 2011. 
2. Смуров А.В. и др., Изучение влияния антропогенных факторов на 
структурно-функциональную организацию донных сообществ, отчет 
2004 г. 
3. Heeger T. and Sotto F., Coral Farming: A Tool for Reef Rehabilitation and 
Community Ecotourism. Coral Farming and Ecotourism Project sponsored by 
the German Technical Cooperation and the Tropical Ecology Program, 
Report by the University of San Carlos, Marine Biology Section and the 
German Ministry of the Environment, 2000, 94 pp. 
4. English et all., Methods for Ecological monitoring of coral reef, Australian 
Inrtitute Of Marine Science, 1997. 
5. Lê Thị Kiều Oanh, Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường nước tại trạm 
nghiên cứu biển Đầm Báy - Nha Trang, Báo cáo khoa học tổng kết đề tài lưu 
trữ tại Thư viện Chi nhánh Ven Biển, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, 2009. 
Nhận bài ngày 24 tháng 4 năm 2018 
Phản biện xong ngày 02 tháng 10 năm 2018 
Hoàn thiện ngày 28 tháng 11 năm 2018 
Chi nhánh Ven Biển, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_buoc_dau_ap_dung_ky_thuat_xay_dung_vuon_san_ho_nhan.pdf