Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với sinh viên ngành học Ngữ văn tại trường đại học thủ đô Hà Nội

Trải nghiệm sáng tạo là một trong những nội dung mà chương trình giáo dục

phổ thông Việt Nam sau 2015 đang hướng đến. Các nhà trường sư phạm nói chung,

trường Đại học Thủ đô Hà Nội nói riêng cần bắt nhịp xu hướng này. Việc trang bị những

kiến thức và kĩ năng về trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên ngành Ngữ Văn là rất cần

thiết, tuy nhiên, không dễ dàng thực hiện trong thực tế. Cần có sự chung tay góp sức của

cả nhà trường, gia đình, giảng viên và sinh viên.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với sinh viên ngành học Ngữ văn tại trường đại học thủ đô Hà Nội trang 1

Trang 1

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với sinh viên ngành học Ngữ văn tại trường đại học thủ đô Hà Nội trang 2

Trang 2

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với sinh viên ngành học Ngữ văn tại trường đại học thủ đô Hà Nội trang 3

Trang 3

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với sinh viên ngành học Ngữ văn tại trường đại học thủ đô Hà Nội trang 4

Trang 4

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với sinh viên ngành học Ngữ văn tại trường đại học thủ đô Hà Nội trang 5

Trang 5

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với sinh viên ngành học Ngữ văn tại trường đại học thủ đô Hà Nội trang 6

Trang 6

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với sinh viên ngành học Ngữ văn tại trường đại học thủ đô Hà Nội trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 6860
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với sinh viên ngành học Ngữ văn tại trường đại học thủ đô Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với sinh viên ngành học Ngữ văn tại trường đại học thủ đô Hà Nội

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với sinh viên ngành học Ngữ văn tại trường đại học thủ đô Hà Nội
92 TRNG I HC TH  H NI 
HOT ?NG TR+I NGHI%M SNG TO 
HI V6I SINH VIN NG
NH H.C NGK VN 
TI TR'NG I H.C TH> C H
 N?I 
Trần Thị Kim Chi1, Nguyễn Thị Hương Lan 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Trải nghiệm sáng tạo là một trong những nội dung mà chương trình giáo dục 
phổ thông Việt Nam sau 2015 đang hướng đến. Các nhà trường sư phạm nói chung, 
trường Đại học Thủ đô Hà Nội nói riêng cần bắt nhịp xu hướng này. Việc trang bị những 
kiến thức và kĩ năng về trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên ngành Ngữ Văn là rất cần 
thiết, tuy nhiên, không dễ dàng thực hiện trong thực tế. Cần có sự chung tay góp sức của 
cả nhà trường, gia đình, giảng viên và sinh viên. 
Từ khoá: hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sinh viên ngành Ngữ Văn 
1. MỞ ĐẦU 
Trải nghiệm sáng tạo là một trong những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Vấn đề 
này được khá nhiều nước phát triển quan tâm, nhất là các nước tiếp cận chương trình giáo 
dục phổ thôngtheo hướng phát triển năng lực; chú ý giáo dục nhân văn, giáo dục sáng tạo, 
giáo dục phẩm chất và kĩ năng sống. 
Đây cũng là một trong những nội dung mà chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 
Việt Nam sau 2015 đang hướng đến. Các nhà trường sư phạm nói chung, trường Đại học 
(ĐH) Thủ đô Hà Nội nói riêng cần bắt nhịp xu hướng này để chuẩn bị tốt kĩ năng xây dựng 
và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở nhà trường phổ thông cho sinh viên (SV). 
Ở đây, chúng tôi đề cập tới vấn đề này với đối tượng là SV ngành Ngữ Văn, trường 
ĐH Thủ đô Hà Nội. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Quan niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST) bắt 
đầu được quan tâm nghiên cứu và bước đầu đã được đưa vào chương trình ngoại khóa ở 
1 Nhận bài 9.12.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.12.2016 
Liên hệ tác giả: Trần Thị Kim Chi; Email: ttkchi@daihocthudo.edu.vn 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 93 
một số trường phổ thông với rất nhiều hình thức đa dạng. Theo định hướng chương trình 
giáo dục phổ thông mới sau năm 2015, trải nghiệm sáng tạo được xuất hiện với tư cách là 
môn học tự chọn trong chương trình từ Tiểu học đến trung học phổ thông. Hoạt động 
TNST sẽ thực hiện tất cả các mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động giáo dục ngoài giờ 
lên lớp, hoạt động tập thể, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp... và thêm vào đó là những mục 
tiêu và nhiệm vụ giáo dục của giai đoạn mới. Bên cạnh việc hình thành và phát triển các 
phẩm chất và năng lực chung của chương trình giáo dục, hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
còn tập trung hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh: Năng lực tổ chức 
hoạt động, năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống, năng lực tự nhận thức và tích cực hoá 
bản thân, năng lực định hướng và lựa chọn nghề nghiệp. 
Căn cứ vào định nghĩa về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong các chương trình 
giáo dục phổ thông hiện hành, căn cứ vào yêu cầu đổi mới giáo dục, hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo được hiểu như sau: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong 
đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường 
cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, 
qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực..., từ đó tích lũy 
kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình [2, tr.8]. 
2.2. Sự cần thiết của hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với SV ngành Ngữ 
Văn tại trường ĐH Thủ đô Hà Nội 
Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong 
kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này 
mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau. Hoạt động 
này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được 
vào thực tiễn, từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo 
của bản thân. Hoạt động TNST được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, bao gồm các nội dung 
bắt buộc và nội dung tự chọn được thiết kế theo 2 giai đoạn: giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến 
lớp 9) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Sự thay đổi từ chương 
trình giáo dục phổ thông là điều kiện để chương trình đào tạo của các trường cao đẳng- đại 
học thay đổi, đặc biệt là những trường sư phạm, trường đào tạo giáo viên tương lai cho các 
cấp học. Trong xu thế hiện nay, giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân 
lực chất lượng cao cho xã hội thì yêu cầu về một chương trình đào tạo hiện đại, tiên tiến là 
thực sự cần thiết đối với các trường sư phạm. 
Từ thực tế trên, sinh viên của các trường trong hệ thống đào tạo sư phạm phải được 
trang bị những kiến thức và kĩ năng về trải nghiệm sáng tạo trong chương trình đào tạo. 
Việc nắm bắt các hình thức, phương pháp tổ chức TNST chỉ thực hiện tốt khi sinh viên có 
94 TRNG I HC TH  H NI 
điều kiện trực tiếp trải nghiệm thông qua các loại hình học tập trong nhà trường sư phạm. 
Đây là điều kiện thuận lợi để giúp sinh viên thực hiện tốt được nhiệm vụ giảng dạy ở các 
trường phổ thông khi ra trường. 
Chương trình đào tạo ngành sư phạm Ngữ Văn cho sinh viên hệ cao đẳng trường ĐH 
Thủ đô Hà Nội bắt đầu từ khóa 2015-2018, 93 tín chỉ được sắp xếp dạy ở các khối kiến 
thức khác nhau: khối kiến thức chung, khối kiến thức chuyên ngành và khối kiến thức 
nghiệp vụ. Khối kiến thức chuyên ngành gồm 54 tín chỉ, chiếm tỉ lệ 58,6%. Số tín chỉ của 
chuyên ngành Văn là 37, chuyên ngành Ngôn ngữ là 17 tín chỉ. Sinh viên được trang bị 
những kiến thức từ văn học dân gian, văn học trung, cận, hiện đại, văn học của các nền văn 
hóa khác nhau, những kiến thức về ngôn ngữ tiếng Việt cơ bản, những biến thể ngôn ngữ 
mang tính vùng miền... Do điều kiện về thời lượng phân bố các học phần còn nhiều hạn 
chế, nội dung dạy học về trải nghiệm sáng tạo trong từng môn học chưa được chú ý đúng 
mức. Các hoạt động TNST của sinh viên tham gia chủ yếu tập trung ở các hoạt động 
phong trào do các đoàn thể chính trị trong nhà trường tổ chức. Hoạt động TNST gắn với 
từng đặc thù bộ môn hầu như chưa được triển khai, nếu có lại mang tính tự phát. Mặt khác, 
do nhu cầu từ thức tế giáo dục ở phổ thông, việc trang bị những kiến thức, kĩ năng mềm 
cho sinh viên sư phạm là hết sức cần thiết. Được trang bị những kiến thức từ thực tế trải 
nghiệm sáng tạo, sinh viên sẽ chủ động sáng tạo hơn trong việc học tập và tự nghiên cứu, 
hoàn thiện bản thân. Đó cũng là điều kiện tốt để sinh viên khi ra trường biết tổ chức tốt các 
mô hình hoạt động TNST cho học sinh trong môn học Ngữ Văn ở trường THCS. 
2.3. Đặc điểm của TNST ở nhà trường Sư phạm 
- Mang tính tích hợp và phân hóa cao 
Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp 
kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục 
đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, 
giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, 
giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục 
các phẩm chất người lao động, nhà nghiên cứu... Điều này giúp cho các nội dung giáo dục 
thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của SV. 
- Được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng 
Hoạt động TNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hội thi, 
diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, 
kịch tham gia...), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, các công trình nghiên 
cứu khoa học kỹ thuật... Mỗi một hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 95 
khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc hình 
thành kĩ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm được thực hiện một cách tự nhiên, sinh 
động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý 
cũng như nhu cầu, nguyện vọng của SV. Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo, SV có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của 
mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động. 
- Được tổ chức dưới sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài 
nhà trường 
Khác với hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần thu hút sự tham gia, 
phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Cố vấn học tập 
lớp, tổ chức Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên nhà trường; các cơ quan, tổ chức, doanh 
nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động 
tiêu biểu ở địa phương, những tổ chức kinh tế... Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế 
mạnh riêng. Tùy nội dung, tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng có 
thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp; có thể về những 
mặt khác nhau (có thể hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt động hoặc 
đóng góp về chuyên môn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần). Do vậy, hoạt động 
trải nghiệm sáng tạo tạo điều kiện cho SV được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực 
lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều 
cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả 
của hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 
2.4. Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho SV Ngữ Văn 
trường ĐH Thủ đô Hà Nội 
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một dạng hoạt động giáo dục ngoại khóa. Hoạt động 
trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. 
- Giáo dục thông qua các sinh hoạt tập thể và các sinh hoạt theo chủ đề 
Sinh hoạt tập thể toàn trường gồm: chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp theo chủ đề, mít 
tinh trong các ngày lễ, các ngày kỉ niệm như ngày truyền thống Học sinh sinh viên 9/1, 
ngày thành lập Đảng 3/2, ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
19/5, ngày Quốc khánh 2/9, ngày Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Quân đội 
nhân dân 22/12... 
Các hội thi mang tính chuyên môn nghiệp vụ: hội thi nghiệp vụ sư phạm các cấp được 
tổ chức theo định kì hằng năm, hội thao... hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, 
sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân 
96 TRNG I HC TH  H NI 
đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân 
khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia...), thể dục thể thao, tổ chức các 
ngày hội,... 
- Trải nghiệm sáng tạo thông qua các hoạt động đoàn thể, chính trị – xã hội 
 Các hoạt động Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên (theo chương trình hoạt động của 
Thành Đoàn và Hội Sinh viên thành phố) bao gồm: Phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, hiến 
máu nhân đạo, tìm hiểu về Đảng, Đoàn, Hội...; các hoạt động văn hoá - thể thao và vui 
chơi: Các cuộc thi văn hoá- văn nghệ của sinh viên “Sinh viên thanh lịch”, “Tiếng hát học 
sinh - sinh viên”... 
Mỗi một hình thức hoạt động trên đều hướng đến giáo dục phẩm chất, nhân cách và 
năng lực người giáo viên. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục 
sinh viên được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó 
và áp đặt, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên. 
Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: 
a) Hình thức trải nghiệm mang tính khám phá, tìm hiểu tham quan thực tế các địa danh 
lịch sử, các địa chỉ văn hóa trong của Hà Nội và các địa phương trong cả nước. trên cơ sở 
kết hợp những kiến thức đã học thông qua các chương trình đào tạo trong nhà trường. 
Những tư liệu lịch sử, những địa danh văn hóa, danh nhân văn hóa được sinh viên cảm 
nhận lại một cách sống động thông qua hoạt động điền dã này. 
b) Trải nghiệm mang tính tham gia lâu dài dưới hình thức tổ chức các mô hình câu lạc 
bộ chuyên ngành như câu lạc bộ Văn học, câu lạc bộ Sử học... Chỉ đạo chung về công tác 
tổ chức do Hội SV nhà trường nhưng tính chuyên môn đặc thù lại do các khoa đào tạo chỉ 
đạo cụ thể mà nhiệm vụ chính là tạo nên sân chơi mang tính học thuật để quy tụ những tài 
năng sinh viên tham dự ở các mảng chuyên môn khác nhau. Câu lạc bộ (CLB) là hình thức 
sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm SV cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu... dưới sự 
định hướng của các thầy cô giáo nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa 
các SV với nhau và giữa SV với giảng viên, với những người khác. Hoạt động của CLB 
tạo cơ hội để SV được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các 
em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và 
biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ 
năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề... 
c) Trải nghiệm sáng tạo có tính thể nghiệm/ tương tác được tổ chức thông qua các 
cuộc giao lưu, hội thảo/ xemina, sân khấu hóa trả tác phẩm về cho người học thông qua tác 
phẩm văn học của các nền văn hóa khác nhau, đề tài lịch sử qua các giai đoạn phát triển 
trong lịch sử dân tộc... 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 97 
d) Hình thức có tính cống hiến thông qua các hình thức lao động công ích xây dựng 
khuôn viên nhà trường, chiến dịch ngày thứ 7 tình nguyện, chiến dịch tình nguyện hè đã 
huy động thanh niên sinh viên học sinh đóng góp sức lao động trẻ, tham gia vào các hoạt 
động xã hội, cho sự phát triển cộng đồng. Hiện nay, tình nguyện không chỉ là hoạt động 
của đoàn viên thanh niên mà của giới trẻ nói chung, tham gia đóng góp sức trẻ vào các 
hoạt động xã hội, vì sự phát triển của cộng đồng. Hoạt động tình nguyện là hoạt động 
mang tính tự nguyện, tự giác cao. Qua nhận thức, sinh viên tự mình nhận lấy trách nhiệm, 
sẵn sàng làm việc (thường là những việc khó khăn, đòi hỏi phải hy sinh thời gian, công 
sức, tiền của...), không quản ngại khó khăn, gian khổ, đóng góp công sức cho các hoạt 
động vì sự phát triển của cộng đồng, của xã hội, của thế giới nói chung, không đòi hỏi lợi 
ích vật chất cho bản thân. 
Hoạt động tình nguyện có thể của cá nhân hay cộng đồng, được xuất phát từ lòng nhân 
ái, tính tích cực xã hội và hoài bão lý tưởng của tuổi trẻ nhằm thực hiện những nhiệm vụ 
khó khăn đột xuất của trường, của địa phương vì lợi ích của xã hội, cộng đồng. Hoạt động 
tình nguyện nhằm bồi dưỡng cho các em có lòng nhân ái, biết chia sẻ, bao dung những 
người xung quanh, từ đó, giúp các em sống có ý thức cộng đồng. Khi các em quan tâm và 
tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, các em sẽ nhận thức được vai trò cũng như 
trách nhiệm xã hội của bản thân, từ đó, các em sẽ có thái độ đúng đắn, đóng góp cho sự 
phát triển của cộng đồng địa phương mình. Chính vì vậy, tình nguyện trở thành một hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo có ý nghĩa giáo dục, thường được các nhà trường, các tổ chức 
cộng đồng tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia tùy theo sức của bản thân. 
Ý nghĩa hàng đầu của hoạt động tình nguyện là: tăng cường tình đoàn kết, sự hỗ trợ, 
tin cậy lẫn nhau, biết trợ giúp, biết đồng tâm hiệp lực với những người xung quanh, từ đó 
nuôi dưỡng tinh thần tương thân, tương ái. Tất cả các hoạt động này đóng góp đáng kể đối 
với chất lượng cuộc sống: các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động xã hội nhân đạo 
từ thiện : ửng hộ bão lũ, hiến máu nhân đạo... đang thu hút được nhiều bạn sinh viên 
hưởng ứng tham gia. 
3. KẾT LUẬN 
Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, trang bị kiến thức và kĩ năng trải nghiệm sáng tạo 
cho SV Ngữ Văn là rất cần thiết, tuy nhiên, không dễ dàng. Bởi như trên đã đề cập, 
chương trình đào tạo nói chung và đào tạo sinh viên ngành sư phạm Ngữ Văn nói riêng 
chưa chú ý đến nội dung này. Các hoạt động mang tính chất TNST chủ yếu do Đoàn 
Thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức cho sinh viên toàn trường. Các hoạt động TNST gắn với 
đặc thù ngành học Ngữ Văn được các tổ chuyên môn lồng ghép ở một số hoạt động như 
98 TRNG I HC TH  H NI 
đưa SV đi tham quan học tập tại các Viện bảo tàng, mời chuyên gia, nhà văn, nhà thơ, giáo 
viên giỏi của phổ thông đến nói chuyện, trao đổi... là chưa đủ và chưa đúng với bản chất 
của TNST. Nhu cầu ngoại khóa, điền dã, học tập thực tế... nhằm tích lũy kinh nghiệm để tổ 
chức tốt hoạt động này ở trường phổ thông sau này của sinh viên rất lớn. Do vậy, chương 
trình đào tạo cần nghiên cứu, sắp xếp, bố trí thời lượng phù hợp, cần coi trải nghiệm sáng 
tạo là một trong những nội dung quan trọng gắn đào tạo với thực tiễn. Cần “xã hội hóa” 
công tác giáo dục đào tạo, đa dạng hóa các nội dung TNST cho sinh viên, tổ chức thường 
xuyên các hoạt động TNST một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả... Chỉ có như vậy mới đáp 
ứng được những yêu cầu, thay đổi của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sau 2015. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (dự thảo), chương 
trình GDPT mới, Hà Nội. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn “Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học”, Hà Nội. 
3. Đinh Thị Kim Thoa (2015), “Xây dựng chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong 
chương trình giáo dục phổ thông mới”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, Học viện Quản lý Giáo dục, 
tháng 5/2015. 
CREATIVE EXPERIENCES FOR MAJOR OF LITERATURE’S 
STUDENTS AT HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY 
Abstract: Creative experience is a part of Vietnam education program after 2015. 
Schools in general, and Hanoi Metropolitan University in particular, need to catch up 
with this trend. However, necessary as it is, the process of equipping knowledge and skills 
about creative experience is not easy to do in reality. Co-operation among schools, 
families, lecturers and students is required. 
Keywords: creative experience, literature student 

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_doi_voi_sinh_vien_nganh_hoc_n.pdf