Hình tượng cái tôi công dân trong thơ Bang Giao thế kỉ X - XIV
Hình tượng cái tôi trong thơ bang giao là sự hoà hợp giữa chất ngoại giao và
chất nhà thơ, giữa cái tôi chính trị và cái tôi nghệ sĩ. Cái tôi trong thơ bang giao chịu sự
quy định chung của cái tôi theo học thuyết Nho gia vừa có đặc trưng riêng do công việc
bang giao chi phối, xác lập. Trong thơ bang giao Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV,
hình tượng này thể hiện qua ý thức trách nhiệm, bản lĩnh, khí phách, trí tuệ của các nhà
thơ – sứ thần Đại Việt
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hình tượng cái tôi công dân trong thơ Bang Giao thế kỉ X - XIV", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hình tượng cái tôi công dân trong thơ Bang Giao thế kỉ X - XIV
74 TRNG I HC TH H NI H$NH T>NG CI T6I C6NG DN TRONG TH BANG GIAO TH3 K? X − XIV Trần Thị The1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Hình tượng cái tôi trong thơ bang giao là sự hoà hợp giữa chất ngoại giao và chất nhà thơ, giữa cái tôi chính trị và cái tôi nghệ sĩ. Cái tôi trong thơ bang giao chịu sự quy định chung của cái tôi theo học thuyết Nho gia vừa có đặc trưng riêng do công việc bang giao chi phối, xác lập. Trong thơ bang giao Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, hình tượng này thể hiện qua ý thức trách nhiệm, bản lĩnh, khí phách, trí tuệ của các nhà thơ – sứ thần Đại Việt. Từ khoá: bang giao, thơ sứ trình, thơ bang giao Việt Nam, thế kỉ X đến thế kỉ XIV 1. MỞ ĐẦU Thơ bang giao từ thế kỉ X − XIV là toàn bộ những sáng tác trên hành trình ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Hoa của những nhà ngoại giao Đại Việt bao gồm thơ đi sứ phương Bắc và thơ tiếp khâm sứ Trung Quốc sang Việt Nam. Hình tượng cái tôi trong thơ bang giao là sự hoà hợp giữa chất ngoại giao và chất nhà thơ, giữa cái tôi chính trị và cái tôi nghệ sĩ. Bên cạnh cái tôi cá nhân được xác lập bởi hứng thú thi ca của người nghệ sĩ trước vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên trong không gian hai nước Việt – Trung cùng những dự cảm lo âu của người lữ khách tha hương khi đối diện với "dị cảnh" nơi "dị quốc" là cái tôi công dân, phận sự của mỗi nhà ngoại giao/ sứ thần Đất Việt. Người công dân đó nhận rõ trách nhiệm của kẻ sĩ quân tử với dân tộc và triều đại: duy trì tình hữu hảo giữa hai dân tộc Việt − Trung, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà vẫn giữ được thể diện quốc gia. Đi liền với trách nhiệm, người công dân Đại Việt luôn tỏ rõ bản lĩnh, trí tuệ khi sang sứ Trung Hoa hay tiếp khâm sứ phương Bắc tại quê nhà. Qua cái tôi công dân trong thơ bang giao giai đoạn thế kỉ X − XIV, hậu thế không khỏi không chiêm bái, ngưỡng vọng tiền nhân – thi nhân/ sứ thần/ nhà ngoại giao Đại Việt; đồng thời, có cái nhìn tiệm cận bức tranh bang giao Việt − Trung đương thời. 1 Nhận bài ngày 05.10.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.10.2016 Liên hệ tác giả: Trần Thị The; Email: tranthe.ncsk32@gmail.com TP CH KHOA HC − S 9/2016 75 2. NỘI DUNG 2.1. Những tiền đề hình thành cái tôi công dân trong thơ bang giao giai đoạn thế kỉ X − XIV Con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. Vì thế nhìn nhận hình tượng con người công dân trong thơ bang giao thế kỉ X − XIV, cần khái quát vài nét về tình hình văn hoá, lịch sử, xã hội, kinh tế của Đại Việt, đặc biệt là văn hoá bang giao giữa người Việt và người phương bắc khi đó (người Nguyên, người Minh). Đây là những yếu tố cơ bản chi phối đến tâm thế, tư thế mỗi nhà ngoại giao Lý − Trần. Năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng, đất nước ta thoát khỏi ách đô hộ 1000 năm của phong kiến Trung Quốc, bước vào kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập, tự chủ. Giai đoạn lịch sử từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV là chặng đường đầu tiên kể từ năm 939, Ngô Quyền xưng vương dựng nước cho đến năm 1414 – thời kì nước ta rơi vào ách cai trị của nhà Minh. Đây là giai đoạn bao gồm sự hưng vong của sáu triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, nhưng thường được gọi là thời đại Lý − Trần. Giai đoạn này có những thắng lợi tiêu biểu, chẳng hạn, năm 967 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân chấm dứt nạn cát cứ; năm 981 Lê Hoàn đánh tan quân Tống giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc và cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội..., chế độ phong kiến Việt Nam dần dần được ổn định. Đến thời Lý − Trần, nhà nước phong kiến được xây dựng theo quy mô ngày càng lớn và vững mạnh về mọi mặt. Đi liền với chính sách đối nội, đối ngoại là vấn đề quốc gia đại sự, liên quan đến vận nước sinh tồn. Bối cảnh bang giao với thiên triều mấy thế kỉ đầu của cha ông ta có lúc hanh thông hữu hảo, có những khi cam go, quyết liệt. Ví như với người Nguyên, sau chiến thắng lần thứ nhất, Đại Việt ở hoàn cảnh ngặt nghèo. Đặc biệt từ 1258 đến 1284, cha ông ta thường phải nhún nhường, hoà hoãn với Mông Cổ để củng cố lực lượng. Khách sứ Bắc quốc được "tiếp đãi nồng hậu, nạp đồ tiến cống theo quy định một nước thần phục" [1]. Tuy vậy, sau ba lần người Nguyên đại bại trước Đại Việt, không khí bang giao đổi màu: giao hảo thân thiện. Khi triều Minh trị vì Trung Hoa, câu chuyện hai nước lại đổi chiều, rơi vào căng thẳng. Một lẽ, vì nhà Minh không nguôi dã tâm xâm lược, lẽ khác, thực cảnh triều Trần đã ở vãn hồi. Nhà Minh thường ra nhiều yêu sách vô cùng xấc xược. Triều Hồ nắm ngôi ngắn ngủi, tình hình không sáng sủa hơn. Điều đó được minh chứng bằng việc người Minh kéo quân vào nước ta cuối 1406, rồi dân tộc ta lại rơi vào vòng nô lệ hai thập niên. Trong giai đoạn này, nhiều khi nhún nhường đề cao "Hán ân" nhưng cha ông ta kiên quyết, cứng rắn giữ vững chủ quyền, độc lập dân tộc và thể diện quốc gia như: không quì lạy khi nhận chiếu chỉ của thiên triều, không sang chầu, bác bỏ những yêu sách vô lí của phương Bắc. Thậm chí khi cần thiết sẵn sàng sử dụng cả sức mạnh quân sự. Ví như đội 76 TRNG I HC TH H NI quân Sát Thát của nhà Trần đã ba lần đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế chế Mông Cổ hùng mạnh bậc nhất đương thời vào các năm 1258, 1285, 1288. Năm 1313, khi quan lại phương bắc vùng biên xâm lược Đại Việt, quân đội nhà Trần đã tiến sâu vào đất Trung Hoa thảo phạt các đạo quân Nguyên để đòi lại người, lấy lại đất. Điều đó cho thấy sự kiên quyết cứng rắn bất phục của triều đình Đại Việt trong quan hệ với Trung Hoa xuất phát từ tiềm lực quân sự và sự cường thịnh của thế nước. Kinh tế phát triển, chính trị ổn đinh, quân sự vững mạnh, ngoại giao linh hoạt kết hợp khí thế hào hùng của thời đại đánh Tống dẹp Nguyên là những tiền đề cơ bản tạo nên tâm thế, tư thế của kẻ sĩ/ nhà ngoại giao Đại Việt. Bàn về khí tiết của kẻ sĩ đương thời, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá Lê Quý Đôn viết: "Đấy là những con người trong trẻo, cứng rắn, cao thượng, thanh liêm, có phong độ quân tử nho sĩ thời Tây Hán ... đi chơi này hẳn không phụ chí bình sinh); "Liên bả tân thi kí viễn du" (Hoàng Châu thứ Vương Bồng Trai vận, Nguyễn Quý Ưng − Hẵng làm một bài thơ để ghi nhớ chuyến viễn du), "Sơn hà kì tuyệt kí tằng du" (Hoạ Đại Minh sứ Dư Qúi, kì nhị, Phạm Sư Mạnh – Nơi non sông tuyệt đẹp nhớ đã đến dạo chơi)... Có bản lĩnh khí phách mỗi sứ thần mới coi chuyện đi sứ nhiều gian nan như một sự "mở rộng thực đơn cho những giác quan" (chữ dùng của Nguyễn Tuân). Bản lĩnh, khí phách, trí tuệ của nhà ngoại giao Việt Nam có lẽ được thể hiện rõ nhất ở những bài "tẩu bút". Đi sứ là công việc đáng tự hào nhưng cũng nhiều khó khăn, thử thách. Có lẽ vất vả và nguy hiểm nhất là cuộc đấu trí với triều đình phương Bắc, sơ hở một chút là tính mạng bị đe doạ, Tổ quốc bị lâm nguy. Nhưng với tấm lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào cao độ về triều đại Lý − Trần kết hợp với bản lĩnh vững vàng và tài mưu lược, các sứ thần đã vượt qua thử thách một cách vinh quang. Những vần thơ đối đáp, hoạ vận của sứ thần Đại Việt đã làm cho vua quan thiên triều nể sợ, khâm phục. Ứng đối nhanh linh hoạt câu hỏi hiểm hóc của Thiên triều đã khó nhưng đối đáp mà thành thơ hay cả nội dung và nghệ thuật thì không phải ai cũng làm được. Vậy mà các sứ thần Đại Việt đã hoàn thành xuất sắc yêu cầu đó. Năm 1335, Nguyễn Cố Phu đi sứ nhà Nguyên, trước yêu cầu của quan Thiên triều, ông đã ứng khẩu một bài thơ cổ phong Bắc sứ ứng tỉnh đường mệnh, tịch thượng phú thi ngay giữa tiệc rượu. Dù bài thơ mang đậm tính xã giao, thù tạc nhưng cũng đã thể hiện rõ khí phách, bản lĩnh và trí tuệ Đại Việt: "Thánh triều thiên tử chí minh triết/ Cổ quăng phụ bật câu lương hiền/.../ Khởi duy ngã bối thụ kì tứ/ Hà hoang lạc nghiệp trường miên miên" (Thiên tử của thánh triều rất sáng suốt/ Những kẻ phò ta thân cận đều là bậc hiền lương/.../ Nào chỉ có lớp chúng tôi mới được ban ơn huệ/ Những nơi xa xôi hẻo lánh cũng mãi mãi an cư lạc nghiệp). Con người công dân bản lĩnh, khí phách, trí tuệ thời đại Lý − Trần được thể hiện sinh động qua bài Bắc sứ đăng Hoàng Lâu tẩu bút thị Bắc sứ thị giảng Dư Gia Tân khi Phạm Sư Mạnh đi sứ năm 1345. Bài tẩu bút mang hơi thở hào hùng chói lọi của "Hào khí Đông A" ba lần đánh thắng quân Nguyên − Mông. Khi lên lầu, các sứ thần Đại Việt giai đoạn X – XIV không chỉ thể hiện khát vọng "đăng cao vọng viễn", hay so tài thơ ca với người xưa mà luôn gửi gắm ý thức trách nhiệm và bản lĩnh sứ thần cũng như tinh TP CH KHOA HC − S 9/2016 81 thần thời đại. Vì thế vẫn có những câu thơ buồn khi nhớ xưa nhìn nay, cảnh vật nơi xứ người tác động đến nỗi hương quan ở mỗi người xa xứ nhưng kết thúc bài thơ, điểm nhấn của bài thơ, tình điệu chính của bài thơ vẫn là niềm vui, niềm tự hào toát lên từ tư cách, bản lĩnh sứ thần thời đại Lý − Trần. Lầu Hoàng Hạc là danh thắng nổi tiếng của Trung Hoa. Tương truyền, thi tiên Lý Bạch tới Hoàng lâu cũng định thử bút, nhưng khi đọc thơ Thôi Hiệu đề trên vách rồi, ông đã ngửa mặt, cất lời than, nhắn lại hậu thế rằng: "Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc,/ Thôi Hiệu đề thi tại thượng lầu (Trước mắt thấy cảnh không tả được/ Vì Thôi Hiệu đã nói hết trong bài thơ đề trên lầu). Thiên hạ cứ ngỡ, sau giai tác của Thôi Hiệu, sau những lời than của Lý Bạch sẽ không ai còn mạo muội đề thơ Hoàng Hạc lâu nữa. Nhưng không, vẫn có bao lớp người chiêm ngưỡng công trình đó mà chẳng thể phụ tình. Phạm Sư Mạnh là kẻ hậu sinh đến từ phương trời xa xôi nhưng nhà ngoại giao này đã có thơ về danh thắng đó của người xứ Bắc. Người xưa mỗi khi đăng cao Hoàng Hạc lâu, nhìn mây trắng, họ chỉ thấy buồn, thấy tang thương, thấy cuộc đời vô nghĩa mà ngậm ngùi đề thơ. Lầu Hoàng Hạc đã trở thành nơi gửi lại mối sầu kim cổ của con người: "Nhật mộ hương quan hà xứ thị,/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu" (Hoàng Hạc lâu − Thôi Hiệu). Thơ bang giao Việt Nam cũng xuất hiện nỗi buồn muôn thuở ấy. Ví như tâm tình Nguyễn Du ngày nào: "Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng,/ Hạc khứ lâu không Thôi Hạo thi". (Hoàng Hạc lâu − Nay lại, xưa qua, chỉ là giấc mộng của chàng họ Lư/ Hạc đi, lầu vắng, còn lại lời thơ Thôi Hạo). Tố Như chỉ thấy ở Hoàng Hạc trong cái nhìn vô thường biến ảo, nhưng ông khẳng định tài thơ Thôi Hiệu − một giá trị vĩnh hằng. Với thi phẩm Đăng Hoàng lâu tẩu bút thị Bắc sứ thị giảng Dư Gia Tân (Phạm Sư Mạnh), sứ thần thời Lý – Trần viết về một đề tài cũ mà mang đến một sắc thái mới: cảm hứng tự hào, niềm lạc quan phơi phới của thời đại "đánh Tống dẹp Nguyên". Có thể coi, Phạm Sư Mạnh là một trong những sứ thần Đại Việt đầu tiên có thơ về Hoàng Hạc lâu. Điều này cho thấy bản lĩnh thơ ca của họ Phạm, của thời đại Lý – Trần. Người thơ không chịu bó tay, nhụt chí trước những sáng tác về lầu Hoàng Hạc của tiền nhân. Tiếp nối Phạm Sư Mạnh, sau này nhiều danh sĩ nước ta qua cảnh thú đó cũng thường nảy sinh thi hứng. Họ là Hồ Sĩ Đống, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Du... Thơ người Nam viết về Hoàng Hạc lâu khiến nhân sĩ Trung Quốc cũng phải nể phục. Đáng ghi nhận là những câu thơ cuối bài với phong thái hào sảng, đĩnh đạc của sứ thần nước Nam: "Ngã gia viễn tại Giao Nam đẩu/ Thủ trì ngọc tiết đăng Hoàng lâu/ Ma sa thạch khắc Pha công tự/ Như kim bất phụ bình sinh du" (Nhà ta ở tận Giao Nam đẩu/ Tay cầm tiết ngọc lên Hoàng lâu/ Sờ chữ Pha công trên vách đá/ Không uổng bình sinh cuộc viễn du). Bốn câu thơ khép lại, nhưng lại mở ra thi hứng đẹp. Cái đẹp toát lên từ tâm thế tự tin, kiêu hãnh; từ bản lĩnh đĩnh đạc pha chút cao ngạo của một du khách đặc biệt − một chân dung khả kính Phạm Sư 82 TRNG I HC TH H NI Mạnh. Ông dõng dạc giới thiệu quê hương xứ sở phương nam bằng đại từ nhân xưng: "Ngã gia (Nhà ta). Như thế, ông cũng nhằm tuyên bố cho người phương Bắc hãy tri nhận rõ rằng: đấy là nhà ta, là cõi trời Nam của người Việt ta, người Việt ta là chủ nhân. Nó hoàn toàn riêng biệt, chẳng liên quan gì đến cương vực Bắc quốc. Đọc Phạm Sư Mạnh, không thể không phảng phất tinh thần của ý thơ Nam quốc sơn hà ngày trước hay Đại cáo bình Ngô sau này. Ở ba dòng thơ tiếp theo, họ Phạm nhân danh một công thần Đại Việt thay mặt quân vương, thay mặt dân tộc mình với tư cách một nhà bang giao, nhưng cũng là người yêu cái đẹp. Thời Phạm Sư Mạnh đi sứ không gặp thảm cảnh "áo rách, nón mê tàn" như một số sứ giả thế kỉ XVI sau này. Qua tâm thế sứ giả/ chính khách nước Nam, tư thế dân tộc được tôn vinh. Tâm thế ấy lại một lần nữa thể hiện sinh động qua bài Ăn cỗ đầu người (Nguyễn Biểu). Được tướng nhà Minh Trương Phụ đã thiết đãi một mâm cỗ đầu người, Nguyễn Biểu điềm nhiên ăn rồi ứng khẩu ngay bài thơ này để tỏ khí phách của mình. Hình ảnh người sứ thần Đại Việt càng nổi bật hơn khi được đặt trong sự so sánh đối chiếu với con người bản lĩnh khí phách Trung Hoa là Phàn Khoái: "Kìa kìa ngon ngọt tày vai lợn/ Tráng sĩ như Phàn tiếng để đời". Dù sau này, Nguyễn Biểu đã bị quân Minh dìm chết nhưng hình ảnh một sứ thần oai phong đường bệ bản lĩnh mà ông thể hiện đã khắc tạc trong trái tim yêu nước của biết bao thế hệ nhân dân. Đó là bức tượng đài bất tử về hình ảnh sứ thần tận trung với nước. Bản lĩnh khí phách, trí tuệ của nhà ngoại giao Đại Việt còn xuyên thấm trong những bài thơ hoạ đáp, tặng tiễn giữa vua, tướng lĩnh nhà Trần với khâm sứ Trung Hoa trên đất Việt. Không dừng ở nhiệm vụ ngoại giao, ở những bài thơ này, các vị vua và tướng lĩnh Lý − Trần đều thể hiện niềm tự hào tự tôn dân tộc với ý thức khẳng định văn hoá đồng thời qua đó thể hiện bản lĩnh khí phách trí tuệ của nhà ngoại giao Đại Việt. Mặc dù kế hoạch thôn tính Đại Việt lần thứ tư bị bãi bỏ khi vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt mất vào năm 1294. Nhưng ỷ thế nước lớn các vua nhà Nguyên lên kế vị đều tạo sức ép với Đại Việt khi liên tục cử các sứ đoàn sang Việt Nam vẫn với mục đích cũ bắt vua Trần sang chầu hoặc đưa ra những yêu sách vô lí bắt chúng ta tuân theo. Trong nhiều văn thư bang giao nhà Trần gửi nhà Nguyên, các nhà ngoại giao nước Nam khôn khéo nhắc lại tờ chiếu năm Trung Thống như một cơ sở pháp lí vững chắc trong quá trình đấu tranh ngoại giao, khẳng định độc lập chủ quyền, giữ vững phong tục quốc thể cũng như vạch trần âm mưu đen tối và sự lật lọng của nhà Nguyên. Bởi lẽ năm Trung Thống nguyên niên (5/1/1261) nhà Nguyên sai Lễ bộ Lang trung Mạnh Giáp là Nam dụ sứ, Lễ bộ viên ngoại lang Lý Văn Tuấn là phó sứ mang chiếu sang An Nam với nội dung sau: cho phép nước Nam giữ điển lễ phong tục như cũ và răn đe các tướng vùng biên giới không được mang quân xâm lược quấy nhiễu nước ta. Ấy vậy mà sau đó năm lần bảy lượt vua Nguyên lại sai các sứ sang ta bắt vua ta vào chầu và đưa ra những yêu sách vô lí nhằm trói chặt nước ta vào kiếp nô lệ TP CH KHOA HC − S 9/2016 83 cho Đại Nguyên như: bắt con cháu vua làm con tin, kê biên dân số, nộp phú thuế, chịu quân dịch, đặt chức Đạt lỗ hoa xích để thống trị. Thậm chí, trong cuộc xâm lược Chiêm Thành, nhà Nguyên còn bắt dân ta cho mượn đường cung cấp lương thực và nộp người. Nhắc lại tờ chiếu năm Trung Thống là một kế sách khôn khéo, các vua Trần đã dùng chiến lược "gậy ông đập lưng ông" nhằm cảnh cáo người Nguyên nếu xâm lược Đại Việt tức là đi ngược lại với những lời "chuông vạc" của cha ông chúng, hoặc dùng chính những lời đó để buộc tội chúng, đánh đòn phủ đầu nhằm hạn chế ý đồ xâm lược của nhà Nguyên. Tinh thần này đã được các vua nhà Trần gửi gắm trong những vần thơ giao hảo với sứ thần nhà Nguyên. Năm 1301, khi tiễn sứ thần Mã Hợp Mưu, Kiều Nguyên Lãng về nước, vua Trần Nhân Tông làm thơ đề tặng và khéo léo gợi nhắc tờ chiếu năm Trung Thống trong hai câu kết: "Đỉnh ngữ nguyện ôn Trung Thống chiếu/ Miễn giao ưu quốc mỗi như đàm" (Tống Bắc sứ Mã Hợp Mưu, Kiều Nguyên Lãng – Xin hãy ôn lại lời nói chuông vạc trong tờ chiếu năm Trung Thống/ Để trách cho nhau khỏi mối phiền lo nước luôn luôn nung đốt trong lòng), hé mở toàn bộ khí phách, bản lĩnh và trí tuệ của nhà quân sự/ nhà ngoại giao thiên tài Trần Nhân Tông. Vào thời Hồ, tình hình ngoại giao Việt − Trung căng thẳng, trước câu hỏi về phong tục nước Nam, Hồ Quý Ly đối đáp đầy bản lĩnh: "...Y quan đường chế độ/ Lễ nhạc Hán quân thần..." (Đáp Bắc nhân vấn An Nam phong tục − Áo mũ không khác chế độ nhà Đường/ Lễ nhạc tương tự vua quan nhà Hán...). Bài thơ là niềm tự hào cao độ của người con đất Việt khi nói về dân tộc mình, đất nước mình. Bằng sự lanh lẹ, bản lĩnh, khí phách, Hồ Quý Ly trịnh trọng giới thiệu với khâm sứ thiên triều về phong tục điển lễ nước Nam không khác gì chế độ nhà Đường, Hán – những triều đại thịnh trị bên Trung Hoa. Bản lĩnh, khí phách, trí tuệ của nhà ngoại giao Lý − Trần khiến sứ thần, vua quan thiên triều từ ngạc nhiên, khâm phục đến nể sợ. Ví như thời Tiền Lê, năm 987, sứ thần Lý Giác đi sứ ta, thấy rõ ngoài Trung Hoa thì Việt Nam cũng là một nước có văn hiến rất đáng nể: "Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu" (Ngoài trời lại có trời soi sáng). Hay như Trương Lập Đạo hai lần sang sứ nước ta (1265, 1291) đều ỷ thế thiên triều, dụ nước ta quy phục và bắt vua Trần sang chầu. Nhưng nhờ sự mềm dẻo linh hoạt trong kế sách ngoại giao của nhà Trần, Trương Lập Đạo đã phải thay đổi thái độ: "An Nam tuy tiểu văn chương tại/ Vị khả khinh đàm tỉnh để oa" (Nước An Nam tuy nhỏ nhưng có văn chương/ Chưa thể nói một cách nông cạn họ là ếch ngồi đáy giếng). Trần Phu đi sứ Đại Việt về còn tim đập chân run: "Dĩ hạch quy lai thân phục tại/ Mộng hồi do giác trướng hồn kinh" (Giao Châu sứ hoàn cảm tự − Lấy làm may mắn khi trở về với tấm thân phục hồi như cũ/ Trở lại giấc mộng, hồn vẫn kinh sợ trướng khí nước Nam). Cũng nhờ tài thơ ca và bản lĩnh, sứ thần Mạc Đĩnh Chi đối đáp thông minh trên sân rồng Bắc quốc khiến vua quan thiên triều hết sức khâm phục, phong làm Lưỡng quốc Trạng Nguyên. Hay như Nguyễn Đại Phạp sắc sảo, ứng đối 84 TRNG I HC TH H NI lanh lẹ, can trường... đi sứ nhà Nguyên, được nhà Nguyên tôn trọng gọi là "Lão lệnh công"... Có thể nói, không chỉ trong lĩnh vực quân sự, kinh bang tế thế, ngay trên mặt trận ngoại giao, nước Đại Việt khi đó không thiếu những kẻ mưu lược, hiền tài. 3. KẾT LUẬN Đuổi được giặc mạnh giữ yên bờ cõi lãnh thổ, không chỉ có đấu tranh vũ trang mà còn là đấu tranh ngoại giao, trong đó công lớn thuộc về các nhà ngoại giao nước Nam, giống như lời nhận định của Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí: "... từ năm Trung hưng về sau mới có thể hết việc binh đao mà Bắc sứ thường thường phải khuất phục. Trong khoảng hơn trăm năm, ngăn được sự dòm ngó của Trung Quốc mà tăng thêm thanh danh cho văn hiến nước nhà, đó là nhờ sự giao tiếp đắc nghi vậy" [3]. Qua cái tôi công dân trong thơ bang giao giai đoạn X − XIV, hậu thế có cái nhìn tiệm cận bức tranh bang giao Việt – Trung đương thời. Nhờ cái tôi trách nhiệm, bản lĩnh, trí tuệ đó, các nhà ngoại giao nước Nam đã mang đến cho bức tranh ngoại giao thời Lý − Trần những mảng màu tươi sáng, tự hào, khiến kẻ thù nể sợ. Ngày nay, vấn đề ngoại giao Việt − Trung đang diễn biến phức tạp, càng cần nhiều cái tôi trách nhiệm, bản lĩnh, trí tuệ như thế . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thế Long (2005), Bang giao Đại Việt, Tập I (triều Trần, Hồ), Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 2. Lê Quý Đôn (1962), Kiến văn tiểu lục, Nxb Sử học, Hà Nội. 3. Phan Huy Chú (2014), Lịch Triều hiến chương loại chí, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. THE IMAGE OF SELF IN DIPLOMATIC POETRY FROM X CENTURY TO THE END OF THE XIV CENTURY Abstract: The image of self in the diplomatic poetry is the harmony between diplomatic and poetic nature, between artistic and political ego. The self in diplomatic poetry is option to the general rules of the ego under Confucian doctrine and has its own characteristics due to the dominant relations. In Viet Nam’s diplomatic poetry from X century to the end of the XIV century, this figure reflected a sense of responsibility, bravery, uprightness, and wisdom. Keywords: diplomatic, Envoy Poetry, Viet Nam diplomatic poetry, from X century to the XIV century
File đính kèm:
- hinh_tuong_cai_toi_cong_dan_trong_tho_bang_giao_the_ki_x_xiv.pdf