Hiệu quả thuốc sulpiride trong cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhận hội chứng ruột kích thích

Đặt vấn đề: Hội chứng ruột kích thích (IBS) là

một bệnh lý với các triệu chứng đường tiêu hóa như

đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, ảnh hưởng nhiều

đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân

(BN). Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả điều trị của thuốc

sulpiride trong cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh

nhận hội chứng ruột kích thích. Đối tượng và

phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang

mô tả thực hiện trên những BN IBS được bác sĩ chẩn

đoán bằng tiêu chuẩn ROME III tại phòng khám Tiêu

hoá, bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ

01/06/2018 – 01/02/2019, có hoặc không sử dụng

sulpiride. Thu thập số liệu về đặc điểm nền của bệnh

nhân, điểm CLCS được thu thập dựa trên bộ câu hỏi

IBS-QoL phiên bản tiếng Việt đã được dịch thuật và

thẩm định cho toàn bộ đối tượng tham gia nghiên cứu

tại thời điểm ban đầu và sau 8 tuần theo dõi. Kết

quả: Sau 8 tuần theo dõi, 246 BN hoàn thành nghiên

cứu, trong đó 120 BN nhóm điều trị có sulpiride và

126 BN nhóm điều trị không có sulpiride, tỷ lệ nữ/nam

là 1,4/1. Sau 8 tuần theo dõi, kết quả điểm CLCS tổng

thể và các điểm CLCS ở các khía cạnh đặc điểm khó

chịu, lo lắng sức khỏe, phản ứng xã hội, mối quan hệ

cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không

sulpiride (p < 0,001). Khi đánh giá độ thay đổi điểm

CLCS, độ thay đổi điểm CLCS tổng thể và các khía

cạnh khó chịu, cản trở hoạt động, hình thể, lo lắng

sức khỏe, phản ứng xã hội, mối quan hệ ở nhóm có

sulpiride cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với

nhóm không dùng sulpiride, ulpuride (p < 0,05). Kết

luận: Sử dụng thuốc sulpiride điều trị BN IBS giúp cải

thiện CLCS tổng thể, thay đổi ở các đặc điểm khó

chịu, cản trở hoạt động, hình thể, lo lắng sức khỏe,

phản ứng xã hội, mối quan hệ.

Hiệu quả thuốc sulpiride trong cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhận hội chứng ruột kích thích trang 1

Trang 1

Hiệu quả thuốc sulpiride trong cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhận hội chứng ruột kích thích trang 2

Trang 2

Hiệu quả thuốc sulpiride trong cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhận hội chứng ruột kích thích trang 3

Trang 3

Hiệu quả thuốc sulpiride trong cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhận hội chứng ruột kích thích trang 4

Trang 4

Hiệu quả thuốc sulpiride trong cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhận hội chứng ruột kích thích trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 13020
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả thuốc sulpiride trong cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhận hội chứng ruột kích thích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả thuốc sulpiride trong cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhận hội chứng ruột kích thích

Hiệu quả thuốc sulpiride trong cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhận hội chứng ruột kích thích
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
64 
HIỆU QUẢ THUỐC SULPIRIDE TRONG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG 
 CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHẬN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH 
Võ Duy Thông1,2, Nguyễn Ngọc Phúc1 
TÓM TẮT16 
Đặt vấn đề: Hội chứng ruột kích thích (IBS) là 
một bệnh lý với các triệu chứng đường tiêu hóa như 
đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, ảnh hưởng nhiều 
đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân 
(BN). Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả điều trị của thuốc 
sulpiride trong cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh 
nhận hội chứng ruột kích thích. Đối tượng và 
phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang 
mô tả thực hiện trên những BN IBS được bác sĩ chẩn 
đoán bằng tiêu chuẩn ROME III tại phòng khám Tiêu 
hoá, bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ 
01/06/2018 – 01/02/2019, có hoặc không sử dụng 
sulpiride. Thu thập số liệu về đặc điểm nền của bệnh 
nhân, điểm CLCS được thu thập dựa trên bộ câu hỏi 
IBS-QoL phiên bản tiếng Việt đã được dịch thuật và 
thẩm định cho toàn bộ đối tượng tham gia nghiên cứu 
tại thời điểm ban đầu và sau 8 tuần theo dõi. Kết 
quả: Sau 8 tuần theo dõi, 246 BN hoàn thành nghiên 
cứu, trong đó 120 BN nhóm điều trị có sulpiride và 
126 BN nhóm điều trị không có sulpiride, tỷ lệ nữ/nam 
là 1,4/1. Sau 8 tuần theo dõi, kết quả điểm CLCS tổng 
thể và các điểm CLCS ở các khía cạnh đặc điểm khó 
chịu, lo lắng sức khỏe, phản ứng xã hội, mối quan hệ 
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không 
sulpiride (p < 0,001). Khi đánh giá độ thay đổi điểm 
CLCS, độ thay đổi điểm CLCS tổng thể và các khía 
cạnh khó chịu, cản trở hoạt động, hình thể, lo lắng 
sức khỏe, phản ứng xã hội, mối quan hệ ở nhóm có 
sulpiride cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 
nhóm không dùng sulpiride, ulpuride (p < 0,05). Kết 
luận: Sử dụng thuốc sulpiride điều trị BN IBS giúp cải 
thiện CLCS tổng thể, thay đổi ở các đặc điểm khó 
chịu, cản trở hoạt động, hình thể, lo lắng sức khỏe, 
phản ứng xã hội, mối quan hệ. 
Từ khoá: Sulpiride, hội chứng ruột kích thích, chất 
lượng cuộc sống. 
SUMMARY 
THE EFFECT OF SULPIRIDE IN IMPROVING 
QUALITY OF LIFE OF PATIENTS WITH 
IRRITABLE BOWEL SYNDROME 
Background: Irritable bowel syndrome (IBS) is a 
chronic gastrointestinal disease associated with bowel 
dysfunction, which can significantly impact the quality 
of life (QoL) of patients. Objectives: To investigate 
the effect of sulpiride in improving quality in patients 
with IBS by ROME III criteria at University Medical 
1Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
2Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh 
Chịu trách nhiệm chính: Võ Duy Thông 
Email: duythong@ump.edu.vn 
Ngày nhận bài: 2.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 16.4.2021 
Ngày duyệt bài: 27.4.2021 
Center. Methods: We conducted a cross-sectional 
study in patients diagnosed with IBS at the 
Gastroenterology clinic of University Medical Center 
from 01st June, 2018 to 1st February, 2019, indicated 
with or without sulpiride. The data of patient 
informations were collected, the QoL of patients was 
accessed based on validated Vietnamese version IBS-
QoL questionnaire for all participants at the baseline. 
and after 8 weeks of follow-up. Results: After 8 
weeks of follow-up, 246 patients completed the study, 
of which 120 patients used sulpiride and 126 patients 
did not use sulpiride, the female / male ratio was 
1.4/1. After 8 weeks of follow-up, the overall IBS-QoL 
score and the domains of IBS-QoL in irritability, health 
anxiety, social response, and relationship in sulpiride 
group were statistically significantly higher than those 
in the non-sulpiride group. (p <0.001). The change in 
IBS-QoL score, the change in domain of discomfort, 
obstruction of performance, fitness, health anxiety, 
social reactions, and relationship in the sulpiride group 
were also higher than these in non-sulpiride group (p 
< 0.05). Conclusion: The use of sulpiride in the 
treatment of IBS patients improved overall QoL score, 
especially changes in the domain of uncomfortable 
characteristics, impeded performance, physical fitness, 
health anxiety, social reactions, relationships. 
Keywords: Sulpiride, irritable bowel syndrome, 
quality of life. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một bệnh lý 
với các triệu chứng đường tiêu hóa như đau 
bụng, chướng bụng, đầy hơi Mặc dù IBS khá 
phổ biến nhưng việc chẩn đoán và điều trị IBS 
tương đối khó khăn. IBS tuy không dẫn đến tử 
vong nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt 
hàng ngày, lao động, học tập và chất lượng cuộc 
sống (CLCS) của bệnh nhân (BN). Nghiên cứu về 
IBS là đề tài khá phổ biến trên thế giới, qua đó, 
tác giả quan tâm nhiều đến các yếu tố tác động 
đến IBS; lo âu, trầm cảm và CLCS của BN IBS 
cũng như các biện pháp giúp BN cải thiện triệu 
chứng IBS [1], [2]. Tuy nhiên tại Việt Nam, 
nghiên cứu về IBS không nhiều, kiến thức của 
BN về các thuốc điều trị triệu chứng IBS vẫn còn 
hạn chế. Trong khi ảnh hưởng của IBS đến đời 
sống hàng ngày của BN là rất lớn. Do vậy, cần 
có nhiều nghiên cứu hơn nữa về hội chứng này. 
Mặt khác, khi đời sống kinh tế xã hội đang ngày 
càng phát triển như hiện nay, CLCS sẽ ngày 
càng trở thành vấn đề được quan tâm do liên 
quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe của mỗi 
cá nhân. Một số nghiên cứu cho thấy IBS làm 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
65 
giảm CLCS [1]. BN IBS được điều trị bằng cách 
làm giảm các triệu chứng riêng lẻ của IBS như 
đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy và táo bón. Bệnh 
IBS thường liên quan đến lo lắng, trầm cảm và 
rối loạn tâm trạng. Do đó, thuốc chống trầm cảm 
liều thấp có hoặc không có thuốc chống co thắt 
đã được sử dụng để điều trị [3]. Sulpiride là một 
dẫn xuất benzamid được sử dụng để chống loạn 
thần, chống trầm cảm và chống nôn. Cơ chế tác 
động của sulpiride trên BN IBS chưa được biết 
rõ, cơ chế được đề xuất là sulpiride đối kháng 
thụ thể dopamin trung ương và ngoại biên, làm 
giảm nhu động ruột và đ ... ận động) được dược sĩ thu thập vào thời 
điểm bắt đầu nghiên cứu. Điểm CLCS được thu 
thập dựa trên bộ câu hỏi IBS-QoL phiên bản 
tiếng Việt đã được dịch thuật và thẩm định [4] 
cho toàn bộ đối tượng tham gia nghiên cứu tại 
thời điểm ban đầu và sau 8 tuần theo dõi. Điểm 
IBS-QoL cao hơn thể hiện CLCS cao hơn. 
Phân tích dữ liệu: Dữ liệu được xử lý và 
trình bày bằng phần mềm SPSS 20.0. Dữ liệu 
được trình bày bằng trung bình SD với biến 
liên tục và tỷ lệ với biến phân loại. So sánh các 
giá trị trung bình điểm CLCS giữa nhóm sử dụng 
phép kiểm T-test hoặc Mann Whitney. Sử dụng 
hồi quy tuyến tính đa biến để tìm xác định mối 
liên quan giữa các yếu tố đến thay đổi điểm 
CLCS. Giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa 
thống kê. 
Vấn đề đạo đức: Quy trình nghiên cứu được 
Hội đồng nghiên cứu khoa học của Đại học Y 
Dược TP. Hồ Chí Minh thông qua và được tiến 
hành đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức 
trong nghiên cứu Y Học. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Tổng cộng có 289 BN thoả tiêu chuẩn chọn 
mẫu đồng ý tham gia vào nghiên cứu được phân 
vào 2 nhóm: 137 BN nhóm có sulpiride và 152 
BN nhóm không sulpiride. Sau 8 tuần theo dõi, 
246 BN hoàn thành nghiên cứu, trong đó 120 BN 
nhóm điều trị có sulpiride và 126 BN nhóm điều 
trị không có sulpiride. 
Đặc điểm nền của bệnh nhân 
Đặc điểm 
Tổng 
(n = 246) 
[n (%)] 
Phân nhóm [n (%)] 
Giá trị p Có sulpiride 
(n = 120) 
Không sulpiride 
(n = 126) 
Giới tính: Nam 
Nữ 
103 (41,9) 
143 (58,1) 
51 (42,5) 
69 (57,5) 
52 (41,3) 
74 (58,7) 
0,701 
Nhóm tuổi: ≤ 30 tuổi 
31-60 tuổi 
Trên 60 tuổi 
52 (21,1) 
171 (69,6) 
23 (9,3) 
26 (21,7) 
84 (70,0) 
10 (8,3) 
26 (20,6) 
87 (69,0) 
13 (10,3) 
0,323 
Trình độ học vấn 0,695 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
66 
Chưa tốt nghiệp phổ thông 
Tốt nghiệp trung học phổ thông 
Cao đẳng/đại học/sau đại học 
129 (52,4) 
30 (12,2) 
87 (35,4) 
64 (53,3) 
14 (11,7) 
42 (35,0) 
65 (51,6) 
16 (12,7) 
45 (35,7) 
Nghề nghiệp: Sinh viên 
 Nông dân 
Công nhân 
Nhân viên văn phòng 
Kinh doanh 
Khác 
10 (41,1) 
37 (15,0) 
30 (12,2) 
64 (26,0) 
42 (17,1) 
63 (25,6) 
5 (4,2) 
19 (15,8) 
15 (12,5) 
33 (27,5) 
20 (16,7) 
28 (23,3) 
5 (4,0) 
18 (14,3) 
15 
31 
22 
35 
0,031 
Tình trạng hôn nhân: Độc thân 
 Có gia đình 
43 (17,5) 
203 (82,5) 
22 (18,3) 
98 (81,7) 
21 (16,7) 
105 (83,3) 
0,832 
Loại IBS: IBS-D 
IBS-C 
IBS-M 
170 (69,1) 
21 (8,5) 
55 (22,4) 
86 (71,7) 
7 (5,8) 
27 (22,5) 
84 (66,7) 
14 (11,1) 
28 (22,2) 
0,367 
*Nghề nghiệp/ khác gồm: nội trợ, hưu trí, 
công việc thời vụ, lái xe 
*Chưa tốt nghiệp phổ thông: trình độ học 
vấn của bệnh nhân từ lớp 12 trở xuống chưa thi 
tốt nghiệp phổ thông. Tốt nghiệp trung học phổ 
thông: bệnh nhân tốt nghiệp trung học phổ 
thông và tham gia vào lực lượng lao động 
*IBS-D: IBS thể tiêu chảy; IBS-C: IBS thể táo 
bón; IBS-M: IBS thể hỗn hợp 
Điểm chất lượng cuộc sống sau 8 tuần 
theo dõi 
Qua kết quả phân tích nhận thấy, tỷ lệ BN 
IBS có lo lắng, căng thẳng là 63,8%. Tất cả BN 
nam điều hút thuốc là và tỷ lệ BN hút thuốc lá là 
8,7%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê giữa hai nhóm về tình trạng căng thẳng, uống 
rượu, cà phê, vận động và hút thuốc lá. Phân 
tích về điểm CLCS ở 2 nhóm có sulpiride và 
không có sulpiride, kết quả cho thấy không có sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với điểm CLCS 
tổng thể và điểm CLCS các khía cạnh của cả 2 
nhóm ở thời điểm ban đầu (p > 0,05) (Bảng 2). 
Bảng 2. Đặc điểm chất lượng cuộc sống ban đầu giữa hai nhóm 
Đặc điểm 
Phân nhóm 
Giá trị p Có sulpiride 
(n = 120) 
Không sulpiride 
(n = 126) 
Điểm tổng thể 67,02 ± 14,75 68,91 ± 12,07 0,125 
Điểm sự khó chịu 60,03 ± 17,34 61,12 ± 13,38 0,292 
Điểm cản trở hoạt động 58,75 ± 23,08 62,54 ± 17,02 0,204 
Điểm hình thể 81,18 ± 19,36 83,81 ± 13,03 0,185 
Điểm lo lắng sức khỏe 55,47 ± 21,80 60,31 ± 16,48 0,218 
Điểm chế độ ăn kiêng 53,67 ± 26,49 55,07 ± 23,89 0,509 
Điểm phản ứng xã hội 78,32 ± 21,87 77,96 ± 19,32 0,517 
Điểm tình dục 81,02 ± 25,73 86,33 ± 17,87 0,323 
Điểm mối quan hệ 81,16 ± 20,71 82,85 ± 16,82 0,564 
Sau 8 tuần theo dõi, kết quả nghiên cứu cho thấy điểm CLCS tổng thể và các điểm CLCS ở các 
khía cạnh đặc điểm khó chịu, lo lắng sức khỏe, phản ứng xã hội, mối quan hệ cao hơn có ý nghĩa 
thống kê so với nhóm không sulpiride (p < 0,001). Khi đánh giá độ thay đổi điểm CLCS, kết quả cho 
thấy độ thay đổi điểm CLCS tổng thể và các khía cạnh khó chịu, cản trở hoạt động, hình thể, lo lắng 
sức khỏe, phản ứng xã hội, mối quan hệ ở nhóm có sulpiride cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê so 
với nhóm không sulpiride (p < 0,05) (Bảng 3). 
Bảng 3. Điểm chất lượng cuộc sống sau 8 tuần theo dõi 
Điểm CLCS sau 8 tuần theo dõi 
Phân nhóm 
Giá trị p Có sulpiride 
(n = 120) 
Không sulpiride 
(n = 126) 
Điểm trung bình CLCS 
Điểm tổng thể 86,51 ± 8,93 82,87 ± 7,56 0,004 
Điểm sự khó chịu 88,23 ± 13,81 81,02 ± 7,06 0,005 
Điểm cản trở hoạt động 79,90 ± 15,21 79,06 ± 12,15 0,903 
Điểm hình thể 92,56 ± 11,19 91,85 ± 9,88 0,492 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
67 
Điểm lo lắng sức khỏe 88,92 ± 16,24 75,89 ± 14,54 < 0,001 
Điểm chế độ ăn kiêng 62,51 ± 24,01 63,17 ± 18,63 0,918 
Điểm phản ứng xã hội 92,17 ± 13,90 82,32 ± 14,08 < 0,001 
Điểm tình dục 86,91 ± 20,75 88,04 ± 16,18 0,712 
Điểm mối quan hệ 95,20 ± 11,15 84,72 ± 14,56 < 0,001 
Sự thay đổi (Δ) điểm CLCS 
Δ tổng thể 20,89 ± 11,90 12,78 ± 12,68 < 0,001 
Δ sự khó chịu 29,51 ± 16,38 25,04 ± 13,93 0,006 
Δ cản trở hoạt động 22,11 ± 18,13 16,18 ± 18,32 0,031 
Δ hình thể 13,17 ± 13,52 8,92 ± 14,51 0,047 
Δ lo lắng sức khỏe 33,64 ± 22,78 15,20 ± 19,37 < 0,001 
Δ chế độ ăn kiêng 10,04 ± 23,59 10,71 ± 28,39 0,812 
Δ phản ứng xã hội 15,50 ± 18,91 7,73 ± 21,80 0,003 
Δ tình dục 8,21 ± 17,46 3,08 ± 24,65 0,089 
Δ mối quan hệ 16,12 ± 16,45 2,19 ± 22,04 < 0,001 
Δ: Sự thay đổi điểm so với giá trị ban đầu 
Khi phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, kết quả cho thấy có mối liên quan giữa độ thay đổi từng 
điểm CLCS và hiệu quả của sulpiride giúp cải thiện CLCS ở BN IBS, nghiên cứu sau 8 tuần theo dõi. 
IV. BÀN LUẬN 
Kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc an thần 
kinh là sulpiride với 120/246 BN IBS được chỉ 
định sử dụng, chiếm tỷ lệ 48,8%. Sulpiride là 
một dẫn xuất benzamid được sử dụng để chống 
loạn thần, chống trầm cảm và chống nôn. Cơ 
chế tác động của sulpiride trên BN IBS chưa 
được biết rõ, cơ chế được đề xuất là sulpiride đối 
kháng thụ thể dopamin trung ương và ngoại 
biên, làm giảm nhu động ruột và được sử dụng 
trong điều trị IBS. Sulpiride làm giảm các triệu 
chứng rối loạn vận động kết tràng sau ăn (đau 
bụng, tiêu chảy) [3]. 
Sau 8 tuần theo dõi, có sự cải thiện đáng kể 
về CLCS ở nhóm có sulpiride so với nhóm không 
sulpiride. CLCS được cải thiện ở các khía cạnh: 
sự khó chịu, cản trở hoạt động, hình thể, lo lắng 
sức khoẻ, phản ứng xã hội, mối quan hệ. Kết 
quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến khẳng 
định lại mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả 
sulpiride và sự cải thiện CLCS ở BN IBS. Kết quả 
nghiên cứu là cơ sở đầu tiên cho thấy hiệu quả 
của sulpiride trong việc cải thiện CLCS của BN 
IBS. Kết quả nghiên cứu của Jarrett cho thấy có 
sự cải thiện đáng kể ở triệu chứng IBS và cả 
điểm CLCS ở nhóm có sulpiride và nhóm không 
sulpiride (p<0,001) [5]. Nghiên cứu của 
Schneider ghi nhận có sự cải thiện CLCS dần 
trong 3 tháng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) 
[6]. Các nghiên cứu cho thấy việc dùng thuốc cải 
thiện tình trạng rối loạn lo âu ở BN mắc IBS giúp 
cải thiện CLCS liên quan đến sức khỏe, điểm 
phản ứng xã hội và cải thiện điểm mối quan hệ. 
Nghiên cứu cho kết quả tương đồng với nhiều 
nghiên cứu trong và ngoài nước về tỷ lệ mắc IBS-
D cao, với 69,1%. Trong nghiên cứu của Dorn S.D 
[7], thời gian mắc IBS trung bình là 6,3 năm (dao 
động từ 3 tháng đến 23 năm). Thời gian mắc IBS 
kéo dài nhiều năm, các triệu chứng xảy ra ồ ạt 
làm BN mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh 
hoạt, cuộc sống hàng ngày Với cơ chế tác động 
của Sulupide ngoài làm giảm triệu chứng rối loạn 
vận động như đau bụng và tiêu chảy, thuốc còn 
cải thiện tình trạng lo âu của bệnh nhân, từ đó 
giúp cải thiện tổng thể CLCS ở nhóm có sulpiride 
so với nhóm không sulpiride. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, liều dùng 
sulpiride tương tự nghiên cứu của Dorn S.D 
(50mg x 2 lần/ngày), sau 8 tuần theo dõi, kết 
qủa cho thấy điểm CLCS tổng thể thay đổi đáng 
kể so với nhóm không sulpiride, đặc biệt ở đặc 
điểm khó chịu, lo lắng sức khoẻ, phản ứng xã 
hội và các mối quan hệ. Đồng thời, độ thay đổi 
điểm CLCS cũng thay đổi nhiều so với với nhóm 
không sulpiride. Tuy nhiên, về thời gian điều trị 
hiện vẫn chưa thống nhất ở một số nghiên cứu 
cũng như ở các hướng dẫn điều trị. Trong hướng 
dẫn thực hành trên BN IBS năm 2017 của hiệp 
hội tiêu hoá Hàn Quốc cũng khuyến cáo sử dụng 
thuốc điều trị IBS trong vòng 4 tuần, sau đó 
đánh gía lại tình trạng BN và xem xét tiếp tục sử 
dụng thuốc. 
V. KẾT LUẬN 
Sử dụng thuốc sulpiride điều trị BN IBS giúp 
cải thiện CLCS tổng thể, đặc điệc thay đổi ở các 
đặc điểm khó chịu, cản trở hoạt động, hình thể, 
lo lắng sức khỏe, phản ứng xã hội, mối quan hệ. 
Nghiên cứu được tiến hành tại một trung tâm, 
do vậy việc cần khảo sát sử dụng thuốc sulpiride 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
68 
tại các bệnh viện để mở rộng nghiên cứu đánh 
giá hiệu quả của các thuốc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Canavan C. et al. The epidemiology of irritable 
bowel syndrome. Clinical epidemiology. 2014. 6:71. 
2. Võ Thị Thuý Kiều, Bùi Thị Hương Quỳnh, Võ 
Duy Thông. Khảo sát việc điều trị hội chứng ruột 
kích thích tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Tạp 
chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2015. 19: 760-765. 
3. Agarwal N, Spiegel BM. The effect of irritable 
bowel syndrome on health-related quality of life 
and health care expenditures. Gastroenterology 
Clinics. 2011; 40(1):11-19 
4. Doan Phan Ngoc Thao, Nguyen Ngoc Phuc, 
Vo Duy Thong, Bui Thi Huong Quynh. 
Investigation of quality of life and factors related 
to quality of life of patients with irritable bowel 
syndrome. Vietnam Journal of Medicine and 
Pharmacy. 2018. 23(2):227-233. 
5. Jarrett ME, Cain KC, Burr RL, et al. 
Comprehensive self-management for irritable 
bowel syndrome: Randomized trial of in-person 
versus combined in-person and telephone 
sessions. The American Journal of 
Gastroenterology. 2009. 104(12):3004 
6. Schneider A, Rosenberger S, Bobardt J. Self-
help guidebook improved quality of life for patients 
with irritable bowel syndrome. PloS One. 2017. 
12(7): e0181764. 
7. Dorn SD, Palsson OS, Woldeghebriel M, et al. 
Development and pilot testing of an integrated, 
web‐based self‐management program for irritable 
bowel syndrome (IBS). Neurogastroenterology & 
Motility. 2015; 27(1):128-134. 
CHI PHÍ TRỰC TIẾP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ GAN 
 TẠI VIỆT NAM, NĂM 2019 
Nguyễn Quỳnh Anh*, Nguyễn Thu Hà* 
TÓM TẮT17 
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đo 
lường chi phí trực tiếp điều trị ung thư gan tại Việt 
Nam năm 2019. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên 
cứu mô tả cắt ngang, dựa trên hồi cứu số liệu từ hồ 
sơ thanh toán khi ra viện và phỏng vấn 90 người bệnh 
ung thư gan hoàn thành đợt điều trị trong thời gian 
thu thập số liệu của nghiên cứu, từ tháng 12/2019 
đến tháng 6/2020 tại bệnh viện K Trung Ương. Kết 
quả và kết luận: Nghiên cứu cho thấy, trong đợt 
điều trị hiện tại, tổng chi phí trực tiếp vào khoảng 
47.305.000 VNĐ với chi phí thấp nhất là 12.957.000 
VNĐ và chi phí cao nhất là 111.680.000 VNĐ. Đối với 
tổng chi phí trong năm 2019, tổng chi phí trực tiếp 
trung bình lên đến tổng chi phí trực tiếp vào khoảng 
250.857.000 VNĐ với chi phí thấp nhất là 31.288.000 
VNĐ và chi phí cao nhất là 1.291.727.000 VNĐ. Trong 
các nhóm chi phí, chi phí tiền túi hộ gia đình đều 
chiếm tỷ trọng lớn hơn. 
Từ khoá: Chi phí điều trị trực tiếp, ung thư gan, 
Việt Nam 
SUMMARY 
DIRECT COST OF LIVER CANCER 
TREATMENT IN VIETNAM, 2019 
Objective: To measure the direct cost of liver 
cancer treatment in Vietnam in 2019. Methods: 
Cross-sectional descriptive study, based on 
*Trường Đại học Y tế Công Cộng 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Quỳnh Anh 
Email: nqa@huph.edu.vn 
Ngày nhận bài: 4.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 20.4.2021 
Ngày duyệt bài: 28.4.2021 
retrospective billing data from hospital discharge 
records and interviews with 90 liver cancer patients 
who completed treatment during data collection of the 
study, from December 2019 to June 2020 at Vietnam 
National Cancer Hospital. Results and conclusions: 
During the current treatment, the total direct cost was 
about 47,305,000 VND with the lowest cost of 
12,957,000 VND and the highest cost of 11,680,000 
VND. For total costs in 2019, the average total direct 
costs amount to VND 250,857,000 with the lowest 
cost of VND 31,288,000 and the highest cost of VND 
1,291,727,000. Among the cost groups, household 
out-of-pocket expenses accounted for a larger share. 
Keywords: Direct treatment costs, liver cancer, 
Vietnam 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ở cả hai giới, ung thư gan đứng hàng đầu với 
tỷ lệ 15,4% tổng số mới mắc ung thư, tiếp đến 
là ung thư phổi, dạ dày, vú, đại trực tràng. Các 
bệnh phổ biến ở nam giới là ung thư gan, ung 
thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng 
và ung thư vòm họng, trong khi các bệnh phổ 
biến ở nữ giới lần lượt là ung thư gan, ung thư 
phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư cổ 
tử cung. Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật tại Việt 
Nam năm 2017 cũng chỉ ra ung thư phổi, ung 
thư gan, ung thư đại trực tràng là 3 nhóm bệnh 
ung thư có gánh nặng hàng đầu trong nhóm 
bệnh ung thư (1, 2, 3). 
Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, chi phí 
các dịch vụ y tế tăng cao, sự già hóa dân số và 
nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng lên không 
ngừng, các nhà hoạch định chính sách phải cân 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_thuoc_sulpiride_trong_cai_thien_chat_luong_cuoc_son.pdf