Hiệu quả can thiệp mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh đột quỵ não ở thành phố Thái Nguyên

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng

tại nhà về mức độc lập chức năng sinh hoạt hàng

ngày cho người bệnh sau đột quỵ não ở Thành phố

Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Một

nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng được

thực hiện trên 162 người bệnh đột quỵ não. Kết quả:

Sau can thiệp 6 tháng, ở nhóm can thiệp, tỷ lệ người

bệnh có mức độ phụ thuộc hoàn toàn giảm có ý nghĩa

thống kê từ 55,6% xuống 33,3%. Mức độ độc lập đã

tăng từ 1,2% lên 8,6% so với trước can thiệp. Ở thời

điểm 1 năm sau can thiệp, tỷ lệ người bệnh có mức

độ phụ thuộc hoàn toàn giảm có ý nghĩa thống kê

xuống 17,3%, mức độ độc lập tăng lên 34,6% (p <

0,001). Hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng trong

việc cải thiện mức độ độc lập ở thời điểm 6 tháng đạt

17,0%, ở thời điểm 1 năm đạt 28,0%. Kết luận: Bài

tập phục hồi chức năng tại nhà có hiệu quả trong việc

cải thiện mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng

ngày của người bệnh sau đột quỵ não.

Hiệu quả can thiệp mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh đột quỵ não ở thành phố Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Hiệu quả can thiệp mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh đột quỵ não ở thành phố Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Hiệu quả can thiệp mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh đột quỵ não ở thành phố Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Hiệu quả can thiệp mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh đột quỵ não ở thành phố Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Hiệu quả can thiệp mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh đột quỵ não ở thành phố Thái Nguyên trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 12540
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả can thiệp mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh đột quỵ não ở thành phố Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả can thiệp mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh đột quỵ não ở thành phố Thái Nguyên

Hiệu quả can thiệp mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh đột quỵ não ở thành phố Thái Nguyên
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
154 
dùng steroids toàn thân (Prednisone, 
80mg/ngày, giảm liều dần) hoặc xạ trị ngoài hốc 
mắt (2000 – 2900 cGy) [8]. 
V. KẾT LUẬN 
Các phương pháp điều trị u tuyến lệ bao gồm 
phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, corticoid và miễn dịch. U 
HHTL cắt cả khối bao gồm vỏ, UTBM tuyến lệ cắt 
một phần khối u là giải phẫu bệnh sau đó hóa trị 
hoặc xạ trị, quá sản lympho điều trị bằng corticoid, 
lymphoma đáp ứng điều trị tốt với hóa trị. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Von Holstein, S.L., et al., Epithelial tumours of 
the lacrimal gland: a clinical, histopathological, 
surgical and oncological survey. Acta 
Ophthalmologica, 2013. 91(3): p. 195-206. 
2. Andreasen, S., et al., An update on tumors of 
the lacrimal gland. The Asia-Pacific Journal of 
Ophthalmology, 2017. 6(2): p. 159-172. 
3. Wright, J., Factors affecting the survival of 
patients with lacrimal gland tumours. Canadian 
journal of ophthalmology. Journal canadien 
d'ophtalmologie, 1982. 17(1): p. 3-9. 
4. Perez, D.E., et al., Epithelial lacrimal gland 
tumors: a clinicopathological study of 18 cases. 
Otolaryngology—Head and Neck Surgery, 2006. 
134(2): p. 321-325. 
5. Ahmad, S.M., et al., American Joint Committee on 
Cancer classification predicts outcome of patients 
with lacrimal gland adenoid cystic carcinoma. 
Ophthalmology, 2009. 116(6): p. 1210-1215. 
6. Alkatan, H.M., et al., Epithelial lacrimal gland 
tumors: A comprehensive clinicopathologic review 
of 26 lesions with radiologic correlation. Saudi 
journal of ophthalmology, 2014. 28(1): p. 49-57. 
7. Liesegang, T.J. Ocular adnexal 
lymphoproliferative lesions. in Mayo Clinic 
Proceedings. 1993. Elsevier. 
8. Polito, E., P. Galieni, and A. Leccisotti, Clinical 
and radiological presentation of 95 orbital 
lymphoid tumors. Graefe's archive for clinical and 
experimental ophthalmology, 1996. 234(8): p. 
504-509. 
HIỆU QUẢ CAN THIỆP MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP CHỨC NĂNG SINH HOẠT 
HÀNG NGÀY SAU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI NHÀ CHO NGƯỜI BỆNH 
ĐỘT QUỴ NÃO Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 
Nguyễn Hoa Ngần1, Hoàng Khải Lập1, Nguyễn Phương Sinh1, 
Trần Văn Tuấn1, Trương Mạnh Hà2, Đào Trọng Quân1 
TÓM TẮT37 
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng 
tại nhà về mức độc lập chức năng sinh hoạt hàng 
ngày cho người bệnh sau đột quỵ não ở Thành phố 
Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Một 
nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng được 
thực hiện trên 162 người bệnh đột quỵ não. Kết quả: 
Sau can thiệp 6 tháng, ở nhóm can thiệp, tỷ lệ người 
bệnh có mức độ phụ thuộc hoàn toàn giảm có ý nghĩa 
thống kê từ 55,6% xuống 33,3%. Mức độ độc lập đã 
tăng từ 1,2% lên 8,6% so với trước can thiệp. Ở thời 
điểm 1 năm sau can thiệp, tỷ lệ người bệnh có mức 
độ phụ thuộc hoàn toàn giảm có ý nghĩa thống kê 
xuống 17,3%, mức độ độc lập tăng lên 34,6% (p < 
0,001). Hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng trong 
việc cải thiện mức độ độc lập ở thời điểm 6 tháng đạt 
17,0%, ở thời điểm 1 năm đạt 28,0%. Kết luận: Bài 
tập phục hồi chức năng tại nhà có hiệu quả trong việc 
cải thiện mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng 
ngày của người bệnh sau đột quỵ não. 
1Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên 
2Bệnh viện A Thái Nguyên 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Hoa Ngần 
Email: ngancdyttn@gmail.com 
Ngày nhận bài: 4.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 26.4.2021 
Ngày duyệt bài: 6.5.2021 
Từ khóa: Phục hồi chức năng, độc lập chức năng, 
sau đột quỵ não 
SUMMARY 
THE EFFECT OF INTERVENTION ON DAILY 
LIVING FUNCTIONAL INDEPENDENCE 
AFTER REHABILITATION FOR PATIENTS 
WITH STROKE AT THAI NGUYEN CITY 
Object: Evaluate effect of home rehabilitation 
exersice in functional independence for post stroke 
patients at Thai Nguyen city. Method: A controlled 
experimental study was conducted on 162 stroke 
patients. Results: In intervention group after 6 
months, the percentage of patients with completed 
dependence decreased significantly from 55.6% to 
33.3%. The completed independence increased from 
1.2% to 8.6%, compared with the time before the 
intervention. At the time of 1 year after the 
intervention, the proportion of patients with complete 
dependence decreased significantly to 17.3%, the 
degree of independence increased to 34.6% (p 
<0.001). The effectiveness of rehabilitation 
interventions in improving functional independence at 
the time of 6 months is 17.0%, at a time of 1 year is 
28.0%. Conclusion: Home rehabilitation exercises 
are effective in improving the functional independence 
of daily living of patients after stroke. 
Keywords: rehabilitation, functional 
independence, after stroke. 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
155 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Đột quỵ não không chỉ dẫn đến tỷ lệ tử vong 
cao mà còn để lại nhiều hậu quả nặng nề cho 
bệnh nhân, gia đình và xã hội. Một trong những 
hậu quả đó là giảm mức độ độc lập trong sinh 
hoạt hàng ngày của người bệnh sau đột quỵ 
não. Bệnh nhân đột quỵ não thuộc loại đa tàn 
tật, cần phục hồi chức năng ở nhiều mặt: vận 
động, ngôn ngữ, các chức năng sinh hoạt hàng 
ngày.... trong đó chức năng vận động và các 
chức năng độc lập sinh hoạt hàng ngày được 
quan tâm nhiều nhất và sớm nhất[2]. 
Ngày nay, tại Việt Nam cũng như trên thế giới 
đã áp dụng các giải pháp can thiệp phục hồi chức 
năng cho bệnh nhân sau đột qụy não, và được 
thực hiện ở bệnh viện, tại nhà và tại cộng đồng. 
Tác giả Trần Thị Mỹ Luật, khả năng ngồi dậy của 
bệnh nhân sau tập phục hồi chức năng là 77,4%; 
69,3% bệnh nhân tự đứng dậy được; 57,8% 
bệnh nhân tự đi lại được và 20,9% bệnh nhân 
độc lập về thực hiện các hoạt động chức năng 
trong tự chăm sóc và sinh hoạt hàng ngày [3]. 
Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa đánh 
giá được một cách rõ rệt và hệ thống hiệu quả 
bài tập phục hồi chức năng trong việc cải thiện 
mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày 
đối với bệnh nhân đột qụy não để trên cơ sở đó 
áp dụng ... 50 - 
85 điểm; mức độ độc lập là từ 90 - 100 điểm 
- Hiệu quả can thiệp cải thiện mức độ độc lập 
chức năng sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân sau 
đột quỵ não sau can thiệp 
- Điểm trung bình mức độc lập các chức năng 
sinh hoạt hàng ngày sau 6 tháng và một năm 
can thiệp ở bệnh nhân sau đột quỵ não 
2.5. Nội dung can thiệp 
*Bước 1: Tập huấn kỹ thuật phục hồi chức 
năng cho cán bộ y tế giám sát và cán bộ y tế tại 
xã/ phường, người nhà bệnh nhân. 
*Bước 2: Triển khai thực hiện 
- Nhóm can thiệp: Được can thiệp bởi hai nội 
dung cơ bản là can thiệp KAP phục hồi chức 
năng cho người chăm sóc và thực hành bài tập 
phục hồi chức năng tại nhà theo bài tập của 
Trần Văn Chương, dưới sự giám sát của cán bộ y 
tế. Thời gian tập: 30 phút/ lần, tập hàng ngày, 
mỗi ngày tập 1 – 2 lần. 
- Nhóm chứng: Bệnh nhân sau đột quỵ não 
được lựa chọn chỉ điều trị nội khoa theo phác đồ 
điều trị của bệnh viện và không tham gia chương 
trình luyện tập phục hồi chức năng tại nhà. 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
156 
2.6. Phương pháp thu thập thông tin. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các 
phương pháp thu thập thông tin: 
- Khám lần 1 và sử dụng các bảng đánh giá 
Barthel index để đánh giá khả năng độc lập chức 
năng sinh hoạt hàng ngày. 
- Thu thập thông tin sau can thiệp cũng sử 
dụng các công cụ và cách thực hiện như trên (áp 
dụng như trước can thiệp). 
2.7. Phương pháp xử lý số liệu. Số liệu 
thu thập được kiểm tra, làm sạch, mã hóa và 
được nhập, xử lý thống kê bằng phần mềm 
thống kê SPSS 20.0 với các thuật toán thống kê 
như mô tả, test Mc Nemar 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng tại nhà cho bệnh nhân sau đột quỵ não 
Bảng 3.1. Mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau 6 tháng và 1 năm nhóm 
can thiệp so với nhóm chứng của người bệnh sau đột quỵ não theo Barthel (n=162) 
Kết quả 
Mức độ 
độc lập 
Nhóm can thiệp Nhóm chứng 
Trước can 
thiệp (0) 
Sau 
6 tháng (1) 
Sau 
1 năm (2) 
Trước theo 
dõi (0) 
Sau 
 6 tháng (1) 
Sau 
1 năm (2) 
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 
Độc lập 1 1,2 7 8,6 28 34,6 0 0 6 7,4 9 11,1 
Phụ thuộc 
một phần 
35 43,2 47 58,0 39 48,1 42 51,9 45 55,6 49 60,5 
Phụ thuộc 
hoàn toàn 
45 55,6 27 33,3 14 17,3 39 48,1 30 37,0 23 28,4 
p p (1-0): < 0,001; p(2-0): < 0,001 p (1-0): < 0,05; p(2-0): < 0,05 
Nhận xét: Ở thời điểm sau can thiệp 6 tháng, ở nhóm can thiệp, tỷ lệ người bệnh có mức độ phụ 
thuộc hoàn toàn giảm có ý nghĩa thống kê từ 55,6% xuống 33,3%. Mức độ độc lập đã tăng từ 1,2% 
lên 8,6% so với thời điểm trước can thiệp. Ở thời điểm 1 năm sau can thiệp, tỷ lệ người bệnh có mức 
độ phụ thuộc hoàn toàn giảm có ý nghĩa thống kê xuống 17,3%, mức độ độc lập tăng lên 34,6% (p 
< 0,001). Ở nhóm đối chứng, tỷ lệ người bệnh có mức độ phụ thuộc hoàn toàn giảm từ 48,1% 
xuống 37,0% ở thời điểm 6 tháng và 28,4% ở thời điểm 1 năm. 
Bảng 3.2. Hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng mức độ độc lập chức năng sinh hoạt 
hàng ngày sau 6 tháng và 1 năm nhóm can thiệp so với nhóm chứng ở người bệnh sau 
đột quỵ não theo Barthel (n=162) 
Chỉ số 
Mức độ độc lập 
Nhóm can thiệp Nhóm chứng HQCT 
sau 6 
tháng 
HQCT 
sau 1 
năm 
CSHQ sau 6 
tháng 
CSHQ sau 
1 năm 
CSHQ sau 
6 tháng 
CSHQ sau 
1 năm 
Độc lập 
40,1 68,9 23,1 40,9 17,0 28,0 Phụ thuộc một phần 
Phụ thuộc hoàn toàn 
Nhận xét: Ở nhóm can thiệp, chỉ số hiệu quả ở thời điểm 6 tháng đạt 40,1% và ở thời điểm 1 
năm là 68,9%. Hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng trong việc cải thiện mức độ độc lập ở thời 
điểm 6 tháng đạt 17,0%, ở thời điểm 1 năm đạt 28,0%. 
Bảng 3.3. Điểm trung bình mức độ độc lập các chức năng sinh hoạt hàng ngày ở bệnh 
nhân sau đột qụy não ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng theo Barthel (n=162) 
Điêm trung bình 
mức độ độc lập 
chức năng 
Nhóm can thiệp Nhóm chứng 
Trước can 
thiệp(0) 
Sau 6 
tháng(1) 
Sau 1 
Năm (2) 
Trước 
Theo dõi(0) 
Sau 6 
tháng(1) 
Sau 1 
năm(2) 
Ăn uống 4,81 ± 2,7 8,33 ±2,4 9,14 ± 1,9 5,86 ± 2,1 6,17 ± 2,3 6,42 ± 2,3 
P p (1-0): 0,05; p(2-0): < 0,05 
Tắm 3,15 ± 2,4 4,94 ± 0,6 5,0 ± 0 3,21± 2,4 3,77 ± 2,2 4,26 ± 1,8 
P p (1-0): < 0,001; p(2-0): < 0,001 p (1-0): < 0,05; p(2-0): < 0,001 
Kiểm soát đại tiện 6,48 ± 2,9 8,33 ± 2,4 9,14 ± 1,9 6,98 ± 2,6 7,1 ± 2,6 7,22 ± 2,6 
P p (1-0): 0,05; p(2-0): >0,05 
Kiểm soát tiểu tiện 6,17 ± 2,4 8,15 ± 2,4 9,14 ± 1,9 6,42 ± 2,5 6,54 ± 2,5 6,54 ± 2,6 
P p (1-0): 0,05; p(2-0): >0,05 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
157 
Vệ sinh răng miệng 3,89 ± 2,1 4,94 ± 0,6 5,0 ± 0 3,02 ±2,5 3,89 ± 2.1 4,38 ± 1,7 
P p (1-0): < 0,001; p(2-0): < 0,001 p (1-0): < 0,001; p(2-0): < 0,001 
Thay quần áo 5,19 ± 2,0 8,21 ± 2,4 9,14 ± 1,9 6,17 ± 2,4 6,36 ± 2,5 6,3 ± 2,3 
P p (1-0): 0,05; p(2-0): >0,05 
Sử dụng nhà vệ sinh 5,62 ± 2,7 8,02 ± 2,5 8,58 ± 2,3 6,17 ± 2,7 6,48 ± 2,6 6,42 ± 2,4 
P p (1-0): 0,05; p(2-0): >0,05 
Di chuyển từ gường 
sang ghế và ngược lại 
4,81 ± 3,3 7,84 ± 3,6 10,62 ± 3,5 6,54 ± 2,7 6,91 ± 2,9 7,1 ± 2,9 
P p (1-0): 0,05; p(2-0): >0,05 
Di chuyển 3,33 ± 3,4 6,91 ± 4,2 8,64 ± 4,5 4,26 ± 2,9 5,12 ± 2,7 5,37± 2,7 
P p (1-0): < 0,001; p(2-0): < 0,001 p (1-0): < 0,01; p(2-0): < 0,01 
Lên xuống bậc thang 2,47 ± 2,6 4,81 ± 2,3 6,73 ± 2,5 1,85 ± 2,4 3,27 ± 3,1 3,95 ± 3,1 
p p (1-0): < 0,001; p(2-0): < 0,001 p (1-0): < 0,001; p(2-0): < 0,001 
Tổng 46,1 ± 19,6 70,6 ± 19,8 81,5 ± 18,1 50,49 ± 19,4 55,62±19,8 57,96±18,6 
p p (1-0): 0,05; p(2-0): >0,05 
Nhận xét: Ở nhóm can thiệp, điểm trung 
bình trong chức năng ăn uống, chức năng tắm, 
chức năng kiểm soát đại tiện, chức năng kiểm 
soát tiểu tiện, chức năng vệ sinh răng miệng, 
chức năng thay quần áo, chức năng sử dụng nhà 
vệ sinh, chức năng di chuyển từ giường sang 
ghế và ngược lại, chức năng di chuyển, chức 
năng leo cầu thang tăng có ý nghĩa thống kê sau 
6 tháng và sau 1 năm can thiệp. Ở nhóm chứng, 
sự thay đổi ở những chức năng này không có ý 
nghĩa thống kê với p > 0,05 
IV. BÀN LUẬN 
*Ở thời điểm 6 tháng. Kết quả nghiên cứu 
cho thấy, các biện pháp phục hồi chức năng tại 
nhà được áp dụng cho người bệnh đột quỵ não 
có hiệu quả trong việc giảm mức độ phụ thuộc 
và tăng mức độ độc lập của người bệnh đột quỵ 
não. Kết quả này là do trong bài tập phục hồi 
chức năng được thực hiện trên mỗi bệnh nhân 
30 phút/ lần, tập hàng ngày, mỗi ngày 1-2 lần. 
Người bệnh được tập dưới sự hướng dẫn và 
giám sát của bác sỹ phục hồi chức năng và 
nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, do thời gian can 
thiệp trong 6 tháng chưa đủ thời gian để đạt 
được hiệu quả trong việc phục hồi chức năng 
trong sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh đột quỵ 
não, nhất là xuất huyết não thường có mức độ 
tổn thương nặng đến chức năng vận động chi 
trên và chi dưới, dẫn đến ảnh hưởng đến chức 
năng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Điều 
này thể hiện tỷ lệ người bệnh phục hồi ở mức độ 
độc lập hoàn toàn và hiệu quả can thiệp sau 6 
tháng còn thấp. Cũng theo đó, kết quả này cho 
thấy việc tiếp tục tập luyện phục hồi chức năng 
cho người bệnh đột quỵ não trong thời gian dài 
hơn là cần thiết. 
Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết 
quả nghiên cứu của tác giả Nakao S và cộng sự 
cho thấy sự cải thiện điểm BI ở thời điểm sau 
can thiệp 6 tháng so với thời điểm trước khi 
nhập viện. Theo đó, điểm trung bình BI vào thời 
điểm nhập viện là 21,4 ± 28,7, sau can thiệp 6 
tháng điểm trung bình BI tăng lên 67,3 ± 37,3 
điểm[5]. 
*Ở thời điểm sau 1 năm can thiệp. 
Chương trình can thiệp tiếp tục áp dụng các bài 
tập phục hồi chức năng do người nhà thực hiện 
dưới sự giám sát và hướng dẫn nhóm nghiên 
cứu trong thời gian 1 năm. Thời gian tập luyện 
phục hồi chức năng được duy trì trong thời gian 
1 năm làm tăng khả năng phục hồi các chức 
năng vận động tay, chân. Nhờ đó mà người 
bệnh đột quỵ não tiếp tục cải thiện khả năng 
thực hiện các hành vi tự chăm sóc hàng ngày. 
Do đó khả năng độc lập trong chức năng sinh 
hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não 
được cải thiện hơn rõ rệt ở thời điểm 6 tháng. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khá 
tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả 
Trịnh Viết Thắng năm 2012. Sau 1 năm can 
thiệp tập phục hồi chức năng, tỷ lệ bệnh nhân có 
mức độ độc lập hoàn toàn tăng từ 11,9% lên 
44,0%, tỷ lệ phụ thuộc hoàn toàn giảm xuống 
19,0% (ban đầu là 31,0%) (p < 0,01). Điều này 
cho thấy, các bài tập PHCN trên có hiệu quả 
trong việc cải thiện rõ rệt mức độ độc lập của 
người bệnh [4]. 
V. KẾT LUẬN 
Bài tập phục hồi chức năng có hiệu quả trong 
việc cải thiện mức độ độc lập chức năng sinh 
hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não ở 
thời điểm 6 tháng sau can thiệp và mức độ độc 
lập được cải thiện, hơn nữa ở thời điểm 1 năm 
sau can thiệp và mức độ cải thiện ở nhóm can 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
158 
thiệp tốt hơn so với nhóm chứng. Hiệu quả can 
thiệp ở thời điểm 6 tháng sau can thiệp đạt 17,0%, 
ở thời điểm 1 năm sau can thiệp đạt 28,0% 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1 Trần Văn Chương (2010), Phục hồi chức năng 
bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu 
não, Nhà xuất bản Y học. 
2. Nguyễn Tấn Dũng (2012), Nghiên cứu chất 
lượng cuộc sống và hiệu quả phục hồi chức năng 
nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh 
sau tai biến mạch máu não tại Đà Nẵng, Luận án 
Tiến sỹ, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội. 
3. Trần Thị Mỹ Luật (2008), Đánh giá kết quả 
phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân tai 
biến mạch máu não tại bệnh viện điều dưỡng - 
PHCN tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, 
Trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên, Thái Nguyên. 
4. Trịnh Viết Thắng (2012), Nghiên cứu một số 
đặc điểm dịch tễ học đột quỵ não và hiệu quả bài 
tập phục hồi chức năng tại nhà ở Khánh Hòa, Luận 
Án Tiến Sỹ Y Học, Học Viện Quân Y, Hà Nội. 
5. Nakao S., et al. (2010), "Relationship between 
Barthel Index scores during the acute phase of 
rehabilitation and subsequent ADL in stroke 
patients", J Med Invest. 57(1-2), pp. 81-8. 
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ LÀM MẸ AN TOÀN CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ 
CON DƯỚI 1 TUỔI TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 
Ngô Viết Lộc*, Phạm Thị Nhật Giang*, 
Võ Minh Hoàng*, Trương Như Sơn** 
TÓM TẮT38 
Mở đầu: Làm mẹ an toàn là tất cả các phụ nữ đều 
được nhận sự chăm sóc cần thiết để được hoàn toàn 
khoẻ mạnh trong suốt thời gian mang thai, sinh đẻ và 
sau đẻ, bao gồm cả điều trị cấp cứu sản khoa khi có 
tai biến xảy ra. Ở Việt Nam, mỗi nămcó tới 600 ca tử 
vong mẹ, hơn 10.000 ca tử vong trẻ sơ sinh, mà 
nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề tiếp cận, sử dụng 
dịch vụ làm mẹ an toàn của các bà mẹ còn nhiều hạn 
chế. Mục tiêu: Mô tả tình hình sử dụng dịch vụ làm 
mẹ an toàn và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến 
tình hình sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn của các bà 
mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa 
Thiên Huế. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 
mô tả cắt ngang trên 320 bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 
8 xã/thị trấn ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 
từ ngày01/07/2018 đến ngày 30/04/2019. Kết quả: 
Tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh 
(87,8%), chăm sóc trong sinh (97,8%), chăm sóc sau 
sinh (58,1%).Tìm thấy mối liên quan giữa tình hình sử 
dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh và nghề nghiệp, 
kiến thức trước sinh; tình hình sử dụng dịch vụ chăm 
sóc trong sinh và số con, tuổi kết hôn, kiến thức trong 
sinh; tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh và 
tuổi đời, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tuổi kết hôn, 
kiến thức sau sinh. Kết luận: Dựa vàomột số yếu tố 
liên quan đến tình hình sử dụng dịch vụ làm mẹ an 
toàn để có biện pháp tác động thích hợp. 
Từ khóa: làm mẹ, an toàn, làm mẹ an toàn. 
SUMMARY 
*Trường Ðại học Y Dược Huế 
**Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 
Chịu trách nhiệm chính: Ngô Viết Lộc 
Email: ngovietloc@gmail.com 
Ngày nhận bài: 5.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 27.4.2021 
Ngày duyệt bài: 7.5.2021 
STUDY ONUSING SAFE MOTHERHOOD 
SERVICES SITUATIONS AMONG MOTHERS OF 
CHILDREN UNDER 1 YEAR OLD IN PHU VANG 
DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE 
Background: Safe motherhood is that all women 
receive the care they need to be completely healthy 
during pregnancy, childbirth and postpartum, 
including emergency obstetric treatment when there 
are complications. In Vietnam, each year there are 
600 maternal deaths, more than 10,000 infant deaths 
and 100 children under 5 years of age die each day, 
mainly due to the problem of approaching and using 
safe motherhood services of mothers with many 
limitations. Objectives: Describe the situation of 
using safe motherhood services and explore some 
factors related to the situation of using safe 
motherhood services of mothers with children under 1 
year old in Phu Vang district, Thua Thien Hue 
Province. Method: Across-sectionaldescriptive study 
on 320 mothers with children under 1 year old in 8 
communes/towns in Phu Vang district, Thua Thien 
Hue province from July 1st, 2018 to April 30th, 2019. 
Result: The situation of using antenatal care services 
(87,8%), birth care (97,8%), postpartum care 
(58,1%). Finding the relationship between the 
situation using antenatal and occupational care 
services, prenatal knowledge; situation of using birth 
care and number of children, age of marriage and 
knowledge in birth; the situation of using postpartum 
care and age, occupation, education level, age of 
marriage and postpartum knowledge. Conclusion: 
Based on some factors related to the using of safe 
motherhood services to take appropriate measures. 
Keywords: motherhood, safe, safe motherhood. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, làm mẹ an toàn 
là tất cả các phụ nữ đều được nhận sự chăm sóc 
cần thiết để được hoàn toàn khoẻ mạnh trong 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_can_thiep_muc_do_doc_lap_chuc_nang_sinh_hoat_hang_n.pdf