Hiện trạng khai thác và phát triển nuôi cá măng sữa (chanos chanos) ở vùng biển đông nam Việt Nam
Thông tin về nghề khai thác và nuôi cá Măng sữa ở Việt Nam hiện nay rất ít nên việc lập kế hoạch
quản lý nguồn lợi và phát triển nghề nuôi đối tượng này gặp nhiều hạn chế. Nghiên cứu này nhằm
đánh giá hiện trạng khai thác và nuôi cá Măng sữa vùng biển Đông Nam Việt Nam. Nghiên cứu
đã tiến hành khảo sát tại các tỉnh từ Bình Định đến Bà Rịa – Vũng Tàu, trong khoảng thời gian từ
tháng 01/2017 - 6/2018. Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn, khảo sát thực địa và thu thập số
liệu thứ cấp. Kết quả khảo sát cho thấy số hộ nuôi rất ít (41 hộ), với tổng diện tích ao nuôi khoảng
56 ha, tổng sản lượng ước tính là 208,44 tấn. Mật độ thả giống từ 0,5 đến 1 con/m2, hình thức gồm
nuôi đơn, nuôi ghép với tôm Sú và cua Xanh. Tỉ lệ sống dao động trong khoảng từ 80 – 90%, năng
suất trung bình của hệ thống nuôi đơn là 8 tấn/ha/vụ sau 9 tháng nuôi, của hệ thống nuôi ghép là
300 kg/ha/vụ trong 6 tháng nuôi. Thức ăn dùng để nuôi cá Măng sữa rất đa dạng, có thể là thức ăn
tự nhiên như các loài tảo và mùn bã hữu cơ, thức ăn tự chế biến từ phụ phẩm thủy hải sản và bột
cám, thức ăn công nghiệp từ sản phẩm dành cho cá Tra. Loài cá này được cho là dễ nuôi trong các
ao nuôi tôm, ruộng muối cũ, ao đất hoặc ao lót bạt, ở các điều kiện nước mặn, nước lợ và nước ngọt
khác nhau. Cá Măng sữa hiện sinh sản ở 3 khu vực chính là đầm Đề Ghi (Bình Định), vịnh Nha Phu
(Khánh Hòa) và vịnh Cà Ná (Ninh Thuận), người dân có kinh nghiệm trong khai thác và ương nuôi
cá giống. Vùng biển Đông Nam Việt Nam có lợi thế về nguồn lợi con giống, nhưng quy mô phát
triển nghề nuôi còn nhỏ lẻ thời gian qua. Vì vậy, cần phải có các giải pháp dài hạn trong phát triển
nghề nuôi cá Măng sữa, theo hướng mở rộng diện tích và ngày một chuyên nghiệp hơn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng khai thác và phát triển nuôi cá măng sữa (chanos chanos) ở vùng biển đông nam Việt Nam
58 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ MĂNG SỮA (CHANOS CHANOS) Ở VÙNG BIỂN ĐÔNG NAM VIỆT NAM Nguyễn Thị Mỹ Dung1, Nguyễn Phú Hòa2*, Nguyễn Văn Trai2 TÓM TẮT Thông tin về nghề khai thác và nuôi cá Măng sữa ở Việt Nam hiện nay rất ít nên việc lập kế hoạch quản lý nguồn lợi và phát triển nghề nuôi đối tượng này gặp nhiều hạn chế. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng khai thác và nuôi cá Măng sữa vùng biển Đông Nam Việt Nam. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tại các tỉnh từ Bình Định đến Bà Rịa – Vũng Tàu, trong khoảng thời gian từ tháng 01/2017 - 6/2018. Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn, khảo sát thực địa và thu thập số liệu thứ cấp. Kết quả khảo sát cho thấy số hộ nuôi rất ít (41 hộ), với tổng diện tích ao nuôi khoảng 56 ha, tổng sản lượng ước tính là 208,44 tấn. Mật độ thả giống từ 0,5 đến 1 con/m2, hình thức gồm nuôi đơn, nuôi ghép với tôm Sú và cua Xanh. Tỉ lệ sống dao động trong khoảng từ 80 – 90%, năng suất trung bình của hệ thống nuôi đơn là 8 tấn/ha/vụ sau 9 tháng nuôi, của hệ thống nuôi ghép là 300 kg/ha/vụ trong 6 tháng nuôi. Thức ăn dùng để nuôi cá Măng sữa rất đa dạng, có thể là thức ăn tự nhiên như các loài tảo và mùn bã hữu cơ, thức ăn tự chế biến từ phụ phẩm thủy hải sản và bột cám, thức ăn công nghiệp từ sản phẩm dành cho cá Tra. Loài cá này được cho là dễ nuôi trong các ao nuôi tôm, ruộng muối cũ, ao đất hoặc ao lót bạt, ở các điều kiện nước mặn, nước lợ và nước ngọt khác nhau. Cá Măng sữa hiện sinh sản ở 3 khu vực chính là đầm Đề Ghi (Bình Định), vịnh Nha Phu (Khánh Hòa) và vịnh Cà Ná (Ninh Thuận), người dân có kinh nghiệm trong khai thác và ương nuôi cá giống. Vùng biển Đông Nam Việt Nam có lợi thế về nguồn lợi con giống, nhưng quy mô phát triển nghề nuôi còn nhỏ lẻ thời gian qua. Vì vậy, cần phải có các giải pháp dài hạn trong phát triển nghề nuôi cá Măng sữa, theo hướng mở rộng diện tích và ngày một chuyên nghiệp hơn. Từ khóa: Cá Măng sữa, khai thác, sản lượng nuôi, Đông Nam Việt Nam. 1 Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa –Vũng Tàu 2 Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh * Email: phuhoa0203@gmail.com I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá Măng sữa (Chanos chanos) trong tự nhiên là loài rộng muối, ít bệnh, phân bố cả ở đại dương và sâu trong vùng nước ngọt nội địa, nên trong kỹ thuật nuôi, cá dễ thích nghi với các điều kiện nuôi khác nhau. Cá hiện được nuôi phổ biến ở các quốc gia Philippines, Indonesia và Đài Loan, là một trong những đối tượng có khả năng cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cho nhu cầu dinh dưỡng của con người (Bagarinao, 1994). Nghề nuôi tận dụng được diện tích ruộng muối bỏ hoang và có tính bền vững sinh thái ở Tanzania (Requintina và ctv., 2006). Là sinh kế thay thế có tính bền vững đối với cộng đồng cư dân ven biển Ấn Độ (Jaikumar và ctv., 2013). Một trong số ít loài có khả năng duy trì thu nhập ổn định cho hộ nuôi quy mô trung bình và nhỏ ở vịnh Kendary, Indonesia (Muhammad và ctv., 2020). Phần lớn ao nuôi cá Măng sữa ở Philippines vận hành trên diện tích lớn từ 5 – 10 ha, năng suất trung bình đạt 800 kg/ha/3 vụ/năm. Một số hệ thống có thiết kế cải tiến, cho phép nuôi theo kiểu tích hợp (Module) thì có thể nuôi được tối đa 8 vụ/năm, sản lượng tăng thêm hơn 2.000 kg/ ha (Roxas và ctv., 2016). Ở Đài Loan, cá được nuôi theo hình thức gối đầu, sau mỗi giai đoạn nuôi cá được chuyển sang ao có kích thước lớn hơn. Cách nuôi này giúp tiết kiệm chi phí quản lý và cho phép gối đầu từ 4 – 8 vụ mỗi năm, tăng 59TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II năng suất thu hoạch là 2.000 – 4.000 kg/ha/năm (Yang và Han, 2015). Ở Indonesia, cá Măng sữa được nuôi 100% trong điều kiện nước lợ, chiếm vị trí thứ 2 với 263.139 tấn tương đương tỉ lệ 15,6%, chỉ ngay sau cá Chép với 264.349 tấn, tương đương tỉ lệ 15,7% trong 10 loài nuôi ao đất phổ biến nhất (Sari, 2010). Nghề nuôi cá Măng sữa phát triển rải rác ở Việt Nam trong thời gian gần đây, nhận được phản hồi tích cực từ các hộ nuôi và nhà quản lý về khả năng sinh trưởng tốt trên ao nuôi tôm cũ, nuôi đơn hay nuôi ghép đều thuận lợi, tiết kiệm chi phí đầu vào do tính ăn đa dạng, giúp cải thiện chất lượng nước nuôi do ăn tảo và mùn bã hữu cơ. Khi nghề nuôi cá Măng sữa phát triển, xuất khẩu sản phẩm cũng sẽ là hướng đi giàu tiềm năng, vì hiện có 24 chủng loại sản phẩm chế biến từ cá Măng sữa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, được đánh giá an toàn và chất lượng theo tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt GMP tại Philippines (Espejo-Hermes, 2004). Vùng ven biển Đông Nam Việt Nam, bắt đầu từ Bình Định đến Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều lợi thế tự nhiên đối với nghề nuôi cá Măng sữa, đặc biệt là nguồn lợi cá giống tự nhiên, tuy nhiên rất thiếu cơ sở dữ liệu làm nền tảng cho việc đề xuất hướng phát triển bền vững. Vì vậy, cần phải tiến hành điều tra thông tin khai thác cá giống, đánh giá hiện trạng nghề nuôi, bao gồm cả những vấn đề về thị trường tiêu thụ, những khó khăn và thách thức hiện tại, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp, nhằm phát triển vùng nuôi cá Măng sữa chuyên nghiệp hơn, phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu lâu dài. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát Nghiên cứu thực hiện trong 18 tháng, nội dung điều tra phỏng vấn và khảo sát thực địa (01/2017 – 12/2017), nội dung nghiên cứu thứ cấp và xử lý số liệu (01/2018 – 06/2018). Bảng câu hỏi gồm 3 phần chính, (1) Thông tin về vùng khai thác cá thương phẩm và cá giống, (2) Thông tin về hiện trạng nghề nuôi và (3) Thông tin về các khó khăn, thách thức nghề nuôi cá Măng sữa đang phải đối mặt. Để thu thập thông tin chính xác và đầy đủ, bảng câu hỏi được thiết kế kiểu hỗn hợp, trong đó nội dung (1) và (2) gồm những câu hỏi đóng, có sẵn đáp án mang tính chất định lượng. Vùng khai thác chia theo ... ng và Han, 2015). Ở 12 hộ nuôi ghép theo mô hình cá Măng sữa với tôm Sú, cá Măng sữa với tôm Sú và cua Xanh, tôm giống có cỡ 4 – 5 cm/con, được thả ở mật độ 5 - 7 con/m2, sau 1 tháng thì tiến hành thả cá Măng sữa và cua cùng lúc. Cá thả ghép có cỡ từ 10 - 20 g/con, thả với mật độ 0,1 con/ m2. Cua thả ghép ở cỡ từ 1,5 – 2 cm/con, thả ở mật độ 0,2 con/m2. Sử dụng kết hợp thức ăn tự nhiên, thức ăn chế biến và thức ăn tươi từ cá tạp hoặc các loại giáp xác như cua, ghẹ và nhuyễn thể hai mảnh vỏ như vẹm xanh, ốc, sò. Ước tính, năng suất bình quân đạt 1.200 - 1.300 kg/ha/vụ nuôi 6 tháng, trong đó bao gồm 700 - 800 kg tôm, 300 kg cá và 200 kg cua. Kết quả này hoàn toàn tương đương so với vùng nuôi Phillippines, ở mật độ 20.000 – 50.000 tôm/ ha, 1.000 – 2.000 cá/ha, và 500 – 800 cua/ha. Với vụ nuôi 6 tháng, năng suất tôm đạt từ 250 – 1.300 kg/ha, cá đạt 250 – 600 kg/ha và cua đạt 200 – 350 kg/ha (Allan và Fielder, 2004). 3.4. Một số khó khăn, thách thức trong phát triển nghề nuôi cá Măng sữa tại vùng biển Đông Nam Việt Nam Có 75 người tham gia thảo luận về các khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển nghề nuôi cá Măng sữa ở vùng biển Đông Nam Việt Nam, thể hiện như trong Hình 6. Các ý kiến khảo sát cho rằng con giống cá Măng sữa ở vùng biển Đông Nam Việt Nam đang ngày càng cạn kiệt, sản lượng không ổn định, năm có năm không nên hộ nuôi không muốn đầu tư dài hạn để phát triển nghề nuôi này. Về khả năng phát triển thị trường, đa số các ý kiến đều nhận định, thịt cá Măng sữa tuy ngon nhưng bị lẫn xương, lại là loài nuôi tương đối lạ, nên không dễ phát triển thị trường ngoài khu vực địa phương xung quanh vùng nuôi truyền thống. Hộ nuôi hiện gặp nhiều khó khăn liên quan đến quy trình, kỹ thuật nuôi cá Măng sữa. Hình thức nuôi hiện mang tính tự phát, công thức nuôi cải biên dựa trên kinh nghiệm, thiếu quy trình chuẩn. Do đối tượng nuôi chưa được cán bộ khuyến nông chú trọng, thiếu các hướng dẫn kỹ thuật từ cấp cơ sở, nên khi có vấn đề phát sinh trong quá trình nuôi, hộ nuôi không biết tham khảo và điều chỉnh từ đâu. Ô nhiễm môi trường được cho là thách thức lớn nhất, đe dọa trực tiếp đến nghề nuôi cá Măng sữa, trong đó nhắc đến nguồn chất thải phát sinh từ các nghề nuôi khác và nguồn rác thải do hoạt động sản xuất của con người. Diễn 67TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II tiến thiên tai bão lũ trực tiếp làm suy giảm sản lượng con giống tự nhiên, thất thoát cá nuôi, hư hại cơ sở vật chất ... từ đó làm suy giảm hiệu quả kinh tế của nghề nuôi nghề nuôi cá Măng sữa ở vùng biển Đông Nam Việt Nam. Vấn đề thu hẹp diện tích nuôi nhận được ít ý kiến trao đổi nhất. Nguyên nhân được cho là tình trạng phát triển quá nóng trong lĩnh vực xây dựng, việc quy hoạch phát triển ồ ạt các khu dân cư, khu nghỉ dưỡng ven biển ngoài làm mất đi môi trường sinh sống, đẻ trứng của cá Măng sữa, còn có thể xóa trắng vùng nuôi. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết quả khảo sát cho thấy, vùng biển Đông Nam Việt Nam hiện có 3 vị trí sinh sản của cá Măng sữa là đầm Đề Ghi (Bình Định), đầm Nha Phu (Khánh Hòa) và vịnh Cà Ná (Ninh Thuận). Mỗi năm có 2 mùa vụ khai thác cá Măng sữa giống (mùa vụ chính từ tháng 04 đến tháng 06, mùa vụ phụ từ tháng 09 đến tháng 10). Người dân có kinh nghiệm trong khai thác và ương nuôi cá giống. Cá hiện được nuôi đơn và nuôi ghép dưới nhiều hình thức, tuy nhiên quy mô phát triển rất nhỏ, chỉ 41 hộ nuôi trên tổng diện tích 56 ha, sản lượng 208.44 tấn/năm là hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng. 11 Đông Nam Việt Nam Có 75 người tham gia thảo luận về các khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển nghề nuôi cá Măng sữa ở vùng biển Đông Nam Việt Nam, thể hiện như trong Hình 6. Hình 6. Khó khăn, thách thức trong phát triển nghề nuôi cá Măng sữa (N = 75). Các ý kiến khảo sát cho rằng con giống cá Măng sữa ở vùng biển Đông Nam Việt Nam đang ngày càng cạn kiệt, sản lượng không ổn định, năm có năm không nên hộ nuôi không muốn đầu tư dài hạn để phát triển nghề nuôi này. Về khả năng phát triển thị trường, đa số các ý kiến đều nhận định, thịt cá Măng sữa tuy ngon nhưng bị lẫn xương, lại là loài nuôi tương đối lạ, nên không dễ phát triển thị trường ngoài khu vực địa phương xung quanh vùng nuôi truyền thống. Hộ nuôi hiện gặp nhiều khó khăn liên quan đến quy trình, kỹ thuật nuôi cá Măng sữa. Hình thức n ôi hiện mang tính t phát, cô thức nuôi cải biên dựa trên kinh nghiệm, thiếu quy trình chuẩn. Do đối tượng nuôi chưa được cán bộ khuyến nông chú trọng, thiếu các hướng dẫn kỹ thuật từ cấp cơ sở, nên khi có vấn đề phát sinh trong quá trình nuôi, hộ nuôi không biết tham khảo và điều chỉnh từ đâu. Ô nhiễm môi trường được cho là thách thức lớn nhất, đe dọa trực tiếp đến nghề nuôi cá Măng sữa, trong đó nhắc đến nguồn chất thải phát sinh từ các nghề nuôi khác và nguồn rác thải do hoạt động sản xuất của con người. Diễn tiến thiên tai bão lũ trực tiếp làm suy giảm sản lượng con giống tự nhiên, thất thoát cá nuôi, hư hại cơ sở vật chất ... từ đó làm suy giảm hiệu quả kinh tế của nghề nuôi nghề nuôi cá Măng sữa ở vùng biển Đông Nam Việt Nam. Vấn đề thu hẹp diện tích nuôi nhận được ít ý kiến trao đổi nhất. Nguyên nhân được cho là tình trạng phát triển quá n ng tro lĩnh vực xây dựng, việc quy hoạch phát triển ồ ạt các khu dân cư, khu nghỉ dưỡng ven biển ngoài làm mất đi môi trường sinh sống, đẻ trứng của cá Măng sữa, còn có thể xóa trắng vùng nuôi. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 88,0% 86,6% 78,6% 74,6% 94,6% 36,0% 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% Nguồn cung con giống Khả năng phát triển thị trường Quy trình kỹ thuật nuôi Thiên tai bão lũ Ô nhiễm môi trường Thu hẹp diện tích nuôi % người khảo sát trao đổi về khó khăn, thách thức K h ó k h ăn , th ác h t h ứ c Hình 6. Khó khăn, thách thức trong phát triển nghề nuôi cá Măng sữa (N = 75). Nghề nuôi cá Măng sữa hiện phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Để mở rộng và phát triển ốt g ề nuôi trong thời gian sắp tới, cần theo hướng tận dụng tối đa diện tích nuôi, ví dụ ao nuôi tôm cũ, ruộng muối cũ bỏ không, nuôi ghép tầng nước. Đa dạng hóa hình thức nuôi cá Măng sữa, ngoài nuôi lồng/bè trên biển, nuôi trong đầm, hoặc đăng chắn ở vũ g vịnh nước mặn ven bờ, nên phát triển nghề nuôi trên ao đất, bể xi măng, v.v ... sâu trong nội địa. Nhằm hạn chế tác động bất lợi của thiên tai, đặc biệt là bão, lũ ở khu vực ven biển. Để nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật nuôi, cần chuẩn hóa quy trình, kỹ thuật khai thác, ương nuôi cá giống và nuôi cá thương phẩm. Do biến động độ ặn và thức ăn là các yếu tố giới hạn tăng trưởng và trao đổi chất, nên cần có các nghiên cứu nhằm chỉ ra điều kiện độ mặn và thức ăn tối thích, giúp tăng hiệu quả nghề nuôi. Nghiên cứu ứng dụng sinh sản nhân tạo trong sản xuất giống, đảm bảo vấn đề truy xuất nguồn gốc, tạo con giống chủ động và chất lượng trong sản xuất dài hạn, giảm thiểu tác động xói mòn gen, suy thoái nguồn lợi do hoạt động khai thác giống tự nhiên. 68 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Nguyễn Thanh Sơn, Đinh Văn Huy, Trần Đức Thạnh và Nguyễn Hữu Cử, 2010. Phân loại các kiểu bờ biển ở Việt Nam theo nguyên tắc nguồn gốc – hình thành. Tuyển tập tài nguyên và môi trường biển tập XV, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. NXB KHTN&CN, 31 – 50. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2012. Báo cáo tổng hợp quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, 172 trang Tài liệu tiếng Anh Allan, G., Fielder, D. (eds), 2004. Mud crab aquaculture in Australia and Southeast Asia. ACIAR Working Paper No. 54. ACIAR, Canberra, Australia. 70 pp Bagarinao, T., 1994. Systematics, distribution, genetics and life history of Milkfish, Chanos chanos. Environmental Biology of Fishes, 39(1): 23 - 41. Christina, L., Balasubramanian, C.P., Akshay, P., Tapas, G., 2019. Polyculture of Indian White Shrimp (Penaeus indicus) with Milkfish (Chanos chanos) and its Effect on Growth Performances, Water Quality and Microbial Load in Brackishwater Pond. Journal of Coastal Research, 86 (sp1): 43 Jaikumar, M., Suresh, K.C., Robin, R.S., Karthikeyan, P., and Nagarjuna, A., 2013. Milkfish Culture: Alternative Revenue for Mandapam Fisherfolk, Palk Bay, Southeast Coast of India. International Journal of Fisheries and Aquaculture Sciences, 3 (1): 31 - 43. Johannes, R.E., 1978. Reproductive strategies of coastal marine fishes in the tropics. Env. Biol. Fish, 3: 65 - 84. Kumagai, S., 1990. Reproduction and early life history of milkfish Chanos chanos in the waters around Panay Island, Philippines. Ph.D. Dissertation, Kyushu University, 189. Kuronuma, K., and Yamashita, M., 1962. Milkfish fry in the eastern coast of Vietnam. J. Oceanogr. Soc. Japan 20th Anniv., 247 - 251. Liao, I.C., 1971. Notes on some adult milkfish from the coast of southern Taiwan. Aquaculture, 1 (3): 1 - 8. Lin, L.T., 1985. My experience in artificial propagation of milkfish - studies on natural spawning of pond-reared broodstock, 185- 203. In: Lee, C.S., and Liao I.C. (eds.), 1985. Reproduction and Culture of Milkfish. Oceanic Institute and Tungkang Marine Laboratory, 226. Lin, H.S., 1969. Some aspects of milkfish ecology. Chinese-American Joint Commission for Rural Reconstruction Fish. Ser. 7: 68 - 90. Muhammad, A.L., Taane La, O., Lukman, Y.S., Muhammad, A.D., Abdul, G., Samsul, A.F., Hartina, B., Erhin, A., Yusuf, A., 2020. Technical and economical analysis of milkfish farming on the coastal area of Kendari Bay after sedimentation. AACL Bioflux, 2020, 13 (1): 403 – 413. Requintina, E.D., Mmochi, A.J. and Msuya, F.E., 2006. A Guide to Milkfish Culture in Tanzania. Sustainable Coastal Communities and Ecosystems Program. Western Indian Ocean Marine Science Association, Institute of Marine Sciences, University of Hawaii, Hilo and the Coastal Resources Center, University of Rhode Island, 49. Roxas, A.T., Guliman, S. Di O., Perez, M.L. and Ramirez, P.J.B., 2016. Gender And Poverty Dimensions In A Value Chain Analysis Of Milkfish In Region 10, Philippines. Asian Food Security for the World. 3 – 7 August, 2016, Thailand. 1-37p Sari A. I., 2010. Report on the Aquaculture Industry in Indonesia. Kiel, November 2010, 57p Srivastava, A., Singh, A.P., Gaurey, N., Singh, A., Gariya, H.S., 2016. A review article on random method of vegetation sampling and analysis of various quantitative characters of medicinal plants of rewa region. IJARIIE, 2 (2), 201 Yang, M.H., and Han, I., 2015. Domestic and International Market Expansion for Milkfish Sales. FFTC Agricultural Policy Articles, 27/03/2015. Fisheries Agency, Council of Agriculture Villaluz, A.C., Villaver, W.R., and Salde, R.J., 1982. Milkfish fry and fingerling industry of the Philippines: Methods and practices. Technical Report No. 9, SEAFDEC Aquaculture Department. 84 p. 69TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II CURRENT FISHING STATUS AND DEVELOPMENT OF MILKFISH (CHANOS CHANOS) CULTURE IN THE SOUTH EAST COASTAL OF VIETNAM Nguyen Thi My Dung1, Nguyen Phu Hoa2*, Nguyen Van Trai2 ABSTRACT Information about Milkfish culturing and fishing in Vietnam currently are rare, and thus master planning for resource management and development of this species farming. This study to assess the current status of the capture and Milkfish farming in South East coastal provinces of Vietnam. This study was surveyed from Binh Dinh province to Ba Ria – Vung Tau city during January 2017 - June 2018. Using methods of interview survey, field survey and secondary data collection. Results indicated that, a small number of farmers (41 households) was raising that species in about 56 ha, with estimated production of 208.44 tons. Stocking density was 0.5 – 1 fish/ha in variable farming forms including mono culture and integrated culture with Black tiger shrimp (Penaeus monodon) and Green Crab (Carcinus maenas). Survival rate range from 80 to 90%, the average yield of mono culture pond is 8 tons/ha/9 months, and polyculture pond is 300 kg/ha/6 months. The fish would feed on natural food such as algae and detritus, or were feed with home-made feed that use the by- products from seafood processing and pellet for other species such as stripped catfish. Milkfish was believed to adapt well to different pond conditions, such as shrimp ponds, abandoned salt pans, earth ponds plain or plastic sheet covered ponds, and in fresh water, brackish or saline water. Currently, Milkfish spawn only in three mainly areas, that is De Ghi lagoon (Binh Dinh province), Nha Phu lagoon (Khanh Hoa province) and Ca Na bay (Ninh Thuan province). Famer are experienced in exploiting and farming of this species. The results show that the South East coastal of Vietnam has the advantage of seed resources, but the farming scale is still small. Therefore, it is necessary to have long-term solutions for developing Milkfish farming in term of the farming area expanding and more professional industry. Keywords: Milkfish, fishing, farmed production, South East coastal of Vietnam. Người phản biện: TS. Trần Thế Mưu Ngày nhận bài: 03/7/2020 Ngày thông qua phản biện: 23/7/2020 Ngày duyệt đăng: 25/8/2020 Người phản biện: TS. Phan Thanh Lâm Ngày nhận bài: 03/7/2020 Ngày thông qua phản biện: 26/7/2020 Ngày duyệt đăng: 25/8/2020 1 Baria-Vungtau college of education. 2 University of Agriculture and Forestry, Ho Chi Minh City * Email: phuhoa0203@gmail.com
File đính kèm:
- hien_trang_khai_thac_va_phat_trien_nuoi_ca_mang_sua_chanos_c.pdf