Hệ thống đường sắt ở Đức thế kỷ XIX

Trung tâm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Đức là sự ra đời và phát triển của hệ thống đường sắt. Hệ thống đường sắt đã tạo dựng những nền tảng cơ bản nhất cho quá trình thống nhất và hiện đại hoá các nhà nước nói tiếng Đức giữa thế kỷ XIX; đồng thời góp phần hình thành nền tảng tư tưởng và tinh thần quốc gia

Hệ thống đường sắt ở Đức thế kỷ XIX trang 1

Trang 1

Hệ thống đường sắt ở Đức thế kỷ XIX trang 2

Trang 2

Hệ thống đường sắt ở Đức thế kỷ XIX trang 3

Trang 3

Hệ thống đường sắt ở Đức thế kỷ XIX trang 4

Trang 4

Hệ thống đường sắt ở Đức thế kỷ XIX trang 5

Trang 5

Hệ thống đường sắt ở Đức thế kỷ XIX trang 6

Trang 6

Hệ thống đường sắt ở Đức thế kỷ XIX trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 08/01/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống đường sắt ở Đức thế kỷ XIX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống đường sắt ở Đức thế kỷ XIX

Hệ thống đường sắt ở Đức thế kỷ XIX
 91 
Hệ thống đường sắt ở Đức thế kỷ XIX 
Nguyễn Mậu Hùng1 
1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Email: nguyenmauhung@quangbinh.edu.vn 
Nhận ngày 10 tháng 10 năm 2018. Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 12 năm 2018. 
Tóm tắt: Trung tâm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Đức là sự ra đời và phát triển 
của hệ thống đường sắt. Hệ thống đường sắt đã tạo dựng những nền tảng cơ bản nhất cho quá trình 
thống nhất và hiện đại hoá các nhà nước nói tiếng Đức giữa thế kỷ XIX; đồng thời góp phần hình 
thành nền tảng tư tưởng và tinh thần quốc gia, xây dựng một khối cộng đồng dân tộc thống nhất. 
Hệ thống đường sắt đã trở thành một bản sắc riêng trong quá trình công nghiệp hoá của nước Đức 
và làm cho quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) mang nhiều đặc điểm riêng biệt trong sự 
đối sánh với các cuộc cách mạng tư sản khác thời cận đại. 
Từ khoá: Đường sắt, cách mạng công nghiệp, Đức. 
Phân loại ngành: Sử học 
Abstract: The heart of the first industrial revolution in Germany is the birth and development of its 
railway system. The system created the most fundamental foundations for the process of unification 
and modernisation of German-speaking states in the mid-nineteenth century. At the same time, it 
contributed to the formation of the national ideological and spiritual foundation, building a unified 
national community. The railway system became an identity in the industrialisation of Germany 
and brought many characteristic traits to the process of its unification (1848-1871) as compared 
with other bourgeois revolutions of the modern times. 
Keywords: Railway, industrial revolution, Germany. 
Subject classification: History 
1. Mở đầu 
Các phát minh khoa học - kỹ thuật và cách 
mạng công nghiệp là những nhân tố quan 
trọng dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản và 
quá trình thống nhất một số nước tư bản 
thời cận đại. Sự phát triển ngày càng lớn 
của quy mô sản xuất đòi hỏi phải có các thị 
trường rộng lớn để vừa cung cấp nguyên 
liệu vừa tiêu thụ hàng hoá. Các cuộc cách 
mạng khoa học - kỹ thuật đã làm cho năng 
suất lao động tăng lên, tạo ra các tiền đề 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 
92 
cho quá trình giao lưu văn hoá và trao đổi 
hàng hoá được diễn ra một cách mạnh mẽ, 
hiệu quả hơn. Trong bối cảnh đó, việc hình 
thành các tuyến đường sắt huyết mạch và 
nhu cầu trao đổi hàng hoá cũng như đi lại 
trong một nhà nước thống nhất về mặt hành 
chính và thị trường là một trong những 
nhân tố quan trọng thúc đẩy và dẫn đến quá 
trình thống nhất nước Đức. Vấn đề này trên 
thế giới đã có các nghiên cứu công bố bằng 
tiếng Đức, nhưng chủ yếu nhấn mạnh 
phương diện kỹ thuật của cuộc cách mạng 
công nghiệp trên lĩnh vực đường sắt và tập 
trung vào các mạng lưới mang tính chất 
vùng miền hơn là một mạng lưới mang tính 
quốc gia dân tộc. Ở Việt Nam, vấn đề này 
chỉ được đề cập từ một góc độ hẹp nghiên 
cứu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các 
nước công nghiệp phương Tây trong các 
giáo trình đại học. Các nghiên cứu trên thế 
giới cũng như ở Việt Nam chưa khai thác 
vấn đề vai trò và tác động của hệ thống 
đường sắt đối với quá trình hiện đại hoá của 
nước Đức thời cận đại nói chung và quá 
trình thống nhất nước Đức nói riêng. Bài 
viết này phác hoạ hệ thống đường sắt ở Đức 
giữa thế kỷ XIX. 
2. Tuyến Taunus từ Frankfurt am Main 
đến Wiesbaden 
Trung tâm của quá trình công nghiệp hoá ở 
Đức giữa thế kỷ XIX là hệ thống đường sắt. 
Bởi lẽ, nước Đức không sở hữu nhiều tuyến 
đường thuỷ thuận lợi như ở quốc gia khác. 
Denis là người điều hành tuyến đường sắt 
đầu tiên của nước Đức từ Nürnberg đến 
Fürth vào năm 1835. Ông cũng là nhà điều 
hành của tuyến đường sắt Taunus từ 
Frankfurt đến Wiesbaden trong những năm 
1838-1840. Heusinger là một nhà kỹ thuật 
đường sắt hàng đầu của thời kỳ khởi thuỷ 
của tuyến đường sắt Taunus trong những 
năm 1841-1854 [3, tr.500]. Theo ghi chú 
của Heinrich Christian Schneider, tuyến 
đường sắt Taunusbahn từ Wiesbaden đến 
Frankfurt được xây dựng trong khoảng thời 
gian 1838-1839 [4, tr.91-93]. 
Tuyến đường sắt Taunus từ Frankfurt am 
Main đến Wiesbaden đã nhận được sự chấp 
thuận của Đại Công quốc Hessen-
Darmstadt ngày 15 tháng 2 năm 1838 và 
thành phố Frankfurt am Main ngày 16 
tháng 2 năm 1838. Việc xin giấy phép xây 
dựng tuyến đường sắt này từ các cơ quan 
chức năng kéo dài tới 3 năm. Các nỗ lực 
đầu tiên cho chuyến tàu từ Frankfurt am 
Main đến Höchst am Main không thành 
công như mong đợi vì đầu máy của đoàn 
tàu đã gặp trục trặc, song trạm Taunus vẫn 
được coi là bến tàu lâu đời nhất ở thành phố 
Frankfurt am Main [3, tr.496, 500]. 
Tuyến đường sắt Taunus từ Frankfurt 
đến Wiesbaden được đưa vào sử dụng 
năm 1840 [7, tr.127], nhưng phải đợi đến 
năm 1842, bến cuối của tuyến Taunus ở 
Wiesbaden mới được xây dựng xong. 
Năm 1840, có 4 tàu hoạt động cho cả 2 
chiều giữa Frankfurt am Main và 
Wiesbaden. Ngay trong năm đầu tiên hoạt 
động (1840), tuyến đường sắt này đã đón 
hơn 650.000 hành khách. Vé hạng tư và 
hạng thấp nhất thường được lựa chọn 
nhiều nhất (năm 1843). Kastel2 là bến 
đông khách nhất thay vì hai thành phố lớn 
nhất của tuyến này là Frankfurt am Main 
và Wiesbaden [3, tr.501]. 
So với các tuyến đường sắt khác đương 
thời, giá vé của tuyến Taunus khá phải 
chăng. Năm 1844, giá vé từ Frankfurt am 
Main đến Wiesbaden là 2 gulden3 42 
kreuzer4 đối với vé hạng nhất, 1 gulden 48 
kreuzer đối với vé hạng 2, 1 gulden 15 
kreuzer đối với vé hạng 3, và 51 kreuzer đối 
với vé hạng 4 cùng với các hạng thấp hơn. 
Nguyễn Mậu Hùng 
 93 
Hiệp hội Thurn và Taxis bán vé 33 gulden 
16 kreuzer cho tuyến từ Frankfurt am Main 
đến Berlin, 26 gulden 18 kreuzer cho tuyến 
từ Frankfurt am Main đến Munich, 8 gulden 
30 kreuzer cho tuyến từ Frankfurt am Main 
đến Cologne, 4 gulden 55 kreuzer cho 
tuyến từ Wiesbaden đến Koblenz, 2 gulden 
cho tuyến từ Wiesbaden đến Limburg, 1 
gulden 10 kreuzer cho tuyến từ Wiesbaden 
đến Bad Schwalb

File đính kèm:

  • pdfhe_thong_duong_sat_o_duc_the_ky_xix.pdf