Hành vi giảm sử dụng muối của sinh viên Đại học Y Hà Nội năm 2020

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 438 sinh viên (sinh viên) từ năm nhất đến năm sáu của trường Đại

học Y Hà Nội để mô tả hành vi giảm sử dụng muối và một số yếu tố liên quan. Tỷ lệ sinh viên hiện đang

thực hành giảm sử dụng muối là 30,6% (23,6% nam và 32,7% nữ). Tỷ lệ sinh viên thực hành các biện pháp

giảm sử dụng muối trong 12 tháng qua từ 50,7% đến 94,1%. Sinh viên biết khuyến nghị lượng muối tiêu

thụ của WHO có khả năng thực hành giảm muối cao gấp 1,6 lần sinh viên không biết; sinh viên nghĩ bản

thân cần giảm sử dụng muối có khả năng thực hành giảm muối cao gấp 4,4 lần sinh viên không nghĩ đến;

sinh viên nghĩ cần thiết phải giảm muối có khả năng thực hành giảm muối cao gấp 2,5 lần sinh viên không

thấy cần thiết. Kết quả này cung cấp thêm bằng chứng cho lý thuyết của quá trình thay đổi hành vi là có mối

liên quan giữa nhận thức, thái độ và thay đổi hành vi. Các chương trình truyền thông cần thực hiện nâng

cao nhận thức để giúp đối tượng có kiến thức đúng, có thái độ quan tâm và từ đó thực hành ăn giảm muối

Hành vi giảm sử dụng muối của sinh viên Đại học Y Hà Nội năm 2020 trang 1

Trang 1

Hành vi giảm sử dụng muối của sinh viên Đại học Y Hà Nội năm 2020 trang 2

Trang 2

Hành vi giảm sử dụng muối của sinh viên Đại học Y Hà Nội năm 2020 trang 3

Trang 3

Hành vi giảm sử dụng muối của sinh viên Đại học Y Hà Nội năm 2020 trang 4

Trang 4

Hành vi giảm sử dụng muối của sinh viên Đại học Y Hà Nội năm 2020 trang 5

Trang 5

Hành vi giảm sử dụng muối của sinh viên Đại học Y Hà Nội năm 2020 trang 6

Trang 6

Hành vi giảm sử dụng muối của sinh viên Đại học Y Hà Nội năm 2020 trang 7

Trang 7

Hành vi giảm sử dụng muối của sinh viên Đại học Y Hà Nội năm 2020 trang 8

Trang 8

Hành vi giảm sử dụng muối của sinh viên Đại học Y Hà Nội năm 2020 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 9800
Bạn đang xem tài liệu "Hành vi giảm sử dụng muối của sinh viên Đại học Y Hà Nội năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hành vi giảm sử dụng muối của sinh viên Đại học Y Hà Nội năm 2020

Hành vi giảm sử dụng muối của sinh viên Đại học Y Hà Nội năm 2020
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
191TCNCYH 130 (6) - 2020
Tác giả liên hệ: Phạm Bích Diệp,
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: phambichdiep@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 17/05/2020
Ngày được chấp nhận: 05/08/2020
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh không lây nhiễm (NCDs) đang là gánh 
nặng y tế lớn của hầu hết các quốc gia. Tính 
đến năm 2018 hơn 71% tương đương với 57 
triệu người tử vong mỗi năm trên toàn cầu do 
NCDs, trong đó có tới 15 triệu người chết ở độ 
tuổi từ 30 đến 69.1 Riêng năm 2016, 78% số 
ca tử vong do NCDs và 85% ca tử vong sớm 
là ở các nước có mức thu nhập thấp và trung 
bình2. Mục tiêu toàn cầu đến năm 2025 là giảm 
30% lượng muối trung bình mà người dân sử 
dụng trên toàn thế giới.2 Hiện nay, Việt Nam 
phải đối mặt với mô hình bệnh tật kép: bệnh 
lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm trong đó 
có trên 70% trường hợp tử vong hàng năm ở 
Việt Nam là do bệnh không lây nhiễm. Ăn nhiều 
muối (ăn trên 5 gam muối/ngày/người) có lẽ 
đang là một trong những nguyên nhân chính 
dẫn đến bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam tăng 
nhanh. Tỷ lệ tăng huyết áp tại Việt Nam liên 
tục tăng trong vài thập kỷ qua, từ mức 1% năm 
1960 lên 11,2% năm 1992 và 18,9% năm 2015 
(tương đương 12 triệu người). Trong 5 người 
Việt Nam trưởng thành lại có 1 người bị tăng 
huyết áp, cứ 3 người tử vong thì có 1 người 
tử vong do bệnh tim mạch. Theo kết quả của 
điều tra toàn quốc yếu tố nguy cơ bệnh không 
lây nhiễm năm 2015 của Việt Nam trên đối 
tượng 18 đến 64 tuổi về các hành vi sử dụng 
muối và giảm sử dụng muối chỉ ra rằng trên 
90% người Việt thường xuyên ăn thừa muối; 
mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt 
Nam trưởng thành là 9,4 gam/ngày (trong đó 
nam 10,5 g và nữ 8,3g, gấp 2 lần so với khuyến 
cáo của Tổ chức Y tế thế giới là dưới 5 gam/
người/ngày). Tuy nhiên, mặc dù nghiên cứu chỉ 
ra rằng 90% người Việt thường xuyên ăn thừa 
muối nhưng chỉ có 69,3% đối tượng cho rằng 
bản thân ăn vừa đủ lượng muối khuyến cáo và 
chỉ có 16,1% (nam 19,7% so với nữ 12,4%) cho 
rằng bản thân tiêu thụ lượng muối nhiều hơn 
khuyến cáo.3 Như vậy, phải chăng người dân 
HÀNH VI GIẢM SỬ DỤNG MUỐI CỦA SINH VIÊN 
ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2020
Phạm Thị Thanh Hà và Phạm Bích Diệp 
Viện Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 438 sinh viên (sinh viên) từ năm nhất đến năm sáu của trường Đại 
học Y Hà Nội để mô tả hành vi giảm sử dụng muối và một số yếu tố liên quan. Tỷ lệ sinh viên hiện đang 
thực hành giảm sử dụng muối là 30,6% (23,6% nam và 32,7% nữ). Tỷ lệ sinh viên thực hành các biện pháp 
giảm sử dụng muối trong 12 tháng qua từ 50,7% đến 94,1%. Sinh viên biết khuyến nghị lượng muối tiêu 
thụ của WHO có khả năng thực hành giảm muối cao gấp 1,6 lần sinh viên không biết; sinh viên nghĩ bản 
thân cần giảm sử dụng muối có khả năng thực hành giảm muối cao gấp 4,4 lần sinh viên không nghĩ đến; 
sinh viên nghĩ cần thiết phải giảm muối có khả năng thực hành giảm muối cao gấp 2,5 lần sinh viên không 
thấy cần thiết. Kết quả này cung cấp thêm bằng chứng cho lý thuyết của quá trình thay đổi hành vi là có mối 
liên quan giữa nhận thức, thái độ và thay đổi hành vi. Các chương trình truyền thông cần thực hiện nâng 
cao nhận thức để giúp đối tượng có kiến thức đúng, có thái độ quan tâm và từ đó thực hành ăn giảm muối.
Từ khóa: Sinh viên, Trường Đại học Y Hà Nội, hành vi giảm sử dụng muối
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
192 TCNCYH 130 (6) - 2020
chưa có nhận thức là họ đang ăn nhiều muối 
và tác hại của ăn nhiều muối? Nếu người dân 
chưa nhận biết là bản thân họ đang ăn mặn 
thì Việt Nam cần phải lưu ý trong truyền thông 
nâng cao nhận thức để đạt được mục tiêu năm 
2025 giảm 30% mức tiêu thụ muối toàn dân.4
Lý thuyết quá trình thay đổi hành vi chỉ ra 
rằng để giúp thay đổi hành vi có lợi cho sức 
khoẻ và nâng cao sức khoẻ, trước tiên cần phải 
để cho đối tượng nhận ra được vấn đề, để cho 
đối tượng thấy sự cần thiết phải thay đổi và khi 
đối tượng nhận ra họ đang có vấn đề và nhận 
thấy cần thiết thay đổi thì họ sẽ thực hành thay 
đổi hành vi, về lâu dài sẽ giúp nâng cao sức 
khoẻ.5
Sinh viên Đại học Y Hà Nội (ĐHYHN), 
nguồn nhân lực y tế tương lai đã được trang bị 
các kiến thức chăm sóc sức khoẻ. Kiến thức và 
thực hành của sinh viên Y, những bác sĩ và cán 
bộ y tế tương lai sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc 
điều trị và tư vấn cho người bệnh.6 Chính vì thế, 
việc tìm hiểu về hành vi giảm sử dụng muối của 
sinh viên ĐHYHN, những người đã được trang 
bị kiến thức chăm sóc sức khoẻ đã sử dụng 
kiến thức để thực hành hành vi lành mạnh như 
thế nào, cụ thể trong nghiên cứu này là hành vi 
giảm sử dụng muối là rất quan trọng. Kết quả 
nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm bằng chứng 
cho lý thuyết của quá trình thay đổi hành vi, từ 
đó có những can thiệp cụ thể để giúp thay đổi 
hành vi của cá nhân.
Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục 
tiêu như sau:
 - Mô tả thực hành giảm sử dụng muối của 
sinh viên ĐHYHN năm 2020
 - Mô tả một số yếu tố liên quan về nhận 
thức và thái độ đến đang thực hành giảm sử 
dụng muối của sinh viên ĐHYHN năm 2020.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Sinh viên ĐHYHN hệ đào tạo Đại học chính 
quy
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Tháng 12/2019 đến 
tháng 5/2020 
Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, định 
lượng. 
Cỡ mẫu và chọn mẫu
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức ước tính cỡ mẫu cho 
nghiên cứu mô tả ước lượng một tỷ lệ trên 
quần thể:
Trong đó:
p: tỷ lệ đối tượng có hành vi giảm sử dụng 
muối. p = 12,5 % là tỷ lệ sinh viên Y khoa Angola 
có thực hiện hành vi ăn giảm muối;7 α = 0,05; 
chọn Δ = 0,05; cỡ mẫu tối thiểu là 169 sinh viên. 
Δ: khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu 
được từ mẫu (p) và tỷ lệ của quần thể (P).
α: mức ý nghĩa thống kê.
Do chọn mẫu theo lớp học nên cỡ mẫu 
được nhân với hệ số thiết kế là 2, dự phòng 
đối tượng từ chối không tham gia nghiên cứu 
là 10%, cỡ mẫu cần thiết là 372. Như vậy, mỗi 
khối sẽ chọn 62 sinh viên.
Phương ph ... mật và chỉ phục vụ cho mục đích của nghiên 
cứu. 
III. KẾT QUẢ
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Thông tin chung về sinh viên tham gia nghiên cứu
Đặc điểm n = 438 %
Giới tính
Nam 110 25,1
Nữ 327 74,7
Chuyên ngành
Bác sĩ Đa khoa, Răng Hàm Mặt, Y học 
Dự phòng
243 55,5
Cử nhân Y tế Công cộng, Dinh dưỡng, 
Xét nghiệm, Khúc xạ
195 44,5
Nơi sinh
Thành thị 146 33,3
Nông thôn 292 66,7
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
194 TCNCYH 130 (6) - 2020
Đặc điểm n = 438 %
Nơi ở hiện tại
Kí túc xá 114 26,0
Sống cùng gia đình 87 19,9
Nhà trọ/thuê 237 54,1
Khuyến cáo sử dụng muối/
ngày của WHO
Biết đúng là 5 gam/ngày 132 30,1
Biết sai 306 69,8
Tự đánh giá mức độ ăn mặn
Ăn mặn 74 16,9
Không ăn mặn 364 83,1
Bản thân tự nghĩ phải giảm 
sử dụng muối
Đã nghĩ đến 264 60,3
Chưa bao giờ 174 39,7
Nhận thức cần thiết phải 
giảm ăn mặn
Cần thiết 148 33,9
Không cần thiết 288 66,1
Trong số sinh viên tham gia nghiên cứu, khoảng gần 3/4 sinh viên là nữ giới, tỷ lệ sinh viên hệ bác 
sĩ chiếm 55,5% và hệ cử nhân là 44,5%. Chỉ có 30,1% sinh viên biết khuyến cáo lượng muối tiêu thụ 
một ngày của WHO cho người trưởng thành là 5 gam/ngày. 16,9% sinh viên tự đánh giá bản thân ăn 
mặn nhưng có đến 60,3% sinh viên đã nghĩ đến cần phải giảm sử dụng muối. 33,9% sinh viên cho 
rằng cần thiết phải giảm sử dụng muối.
2. Thực hành giảm sử dụng muối
Sinh viên hiện đang thực hành giảm sử dụng muối
Bảng 2. Tỷ lệ sinh viên đang thực hành giảm sử dụng muối
Đặc điểm
Có thực hành
 ( n = 134)
Không thực hành 
(n = 304)
% n %
Giới tính
Nam 26 23,6 84 76,4
Nữ 107 32,7 220 67,3
Nơi sinh
Thành thị 47 32,2 99 67,8
Nông thôn 87 29,8 205 70,2
Nơi ở hiện tại
Kí túc xá 34 29,8 80 70,2
Sống cùng gia đình 28 32,2 59 67,8
Nhà trọ/thuê 72 30,4 165 69,4
Gần một phần ba số sinh viên (30,6%) đang thực hành giảm sử dụng muối, trong đó 32,7% là nữ 
và 23,6% là nam; 32,2% sinh ra ở thành thị và 29,8% sinh ra ở nông thôn; 29,8% sinh viên đang ở 
ký túc xá; 32,3% đang sống với gia đình và 30,4% đang thuê trọ.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
195TCNCYH 130 (6) - 2020
Sinh viên thực hành các hành vi giảm sử dụng muối trong 12 tháng qua
Bảng 3. Tỷ lệ sinh viên thực hành các hành vi giảm sử dụng muối trong vòng 12 tháng qua
Hành vi giảm muối trong 12 tháng qua
Nam 
(n = 110)
Nữ 
(n = 327)
Tổng 
(n = 438)
n % n % n %
Không cho muối trong quá trình sơ chế đồ ăn 78 70,9 244 74,6 323 73,7
Không cho muối vào nước luộc rau 77 70,0 251 76,8 329 75,1
Không ăn hoa quả chấm muối 91 82,7 291 89,0 383 87,4
Không chấm các món ăn đã nhiều muối (dưa 
muối, cà muối,..) vào muối 
102 92,7 309 94,5 412 94,1
Không thêm nước mắm, nước kho cá/ thịt hay 
nước sốt vào cơm khi ăn 
107 97,3 303 92,7 411 93,8
Giảm lượng muối cho vào khi nấu ăn 101 91,8 302 92,4 404 92,2
Hạn chế chấm/ chấm nhẹ tay khi ăn các đồ ăn 
cần chấm nước chấm 
102 92,7 295 90,2 398 90,9
Pha loãng nước chấm khi ăn 94 85,5 264 80,7 359 82,0
Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh như mì ăn liền, 
thịt, cá đóng hộp 
97 88,2 298 91,1 396 90,4
Tăng ăn các món luộc thay cho các món kho, 
rim hay rang 
104 94,5 309 94,5 414 94,5
Tăng dùng các thực phẩm tươi thay vì thực 
phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối (rau dưa 
muối, giò, chả, xúc xích, lạp xưởng,..) 
101 91,8 300 91,7 402 91,8
Tăng dùng các loại gia vị khác: tiêu, ớt, chanh... 
để tăng hương vị mà không cần muối
103 93,6 288 88,1 392 89,5
Đọc hàm lượng muối (hoặc natri) trên nhãn 
thực phẩm chế biến sẵn để quyết định thêm 
muối hay không 
57 51,8 164 50,2 222 50,7
Trong 12 tháng qua, tỷ lệ sinh viên thực hành cao nhất là tăng ăn các món luộc thay vì kho/rim/
rang (94,5%) và không chấm các món ăn đã nhiều muối (dưa muối, cà muối,..) vào muối (94,1%), 
tiếp đến là hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh như mì ăn liền, thịt, cá đóng hộp là 90,4%. Thực hành ít 
được sinh viên thực hiện nhất là đọc hàm lượng muối (hoặc natri) trên nhãn thực phẩm chế biến sẵn 
để quyết định có hay không bỏ thêm muối (50,7%).
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
196 TCNCYH 130 (6) - 2020
3. Một số yếu tố liên quan đến hành vi giảm sử dụng muối
Bảng 4. Mối liên quan giữa một số yếu tố (nhận thức và thái độ) với thực hành giảm muối 
của sinh viên Đại học Y Hà Nội
Đặc điểm
 Thực hành giảm muối
Hệ số hồi quy Khoảng tin cậy
Số gam muối/ngày WHO khuyến cáo
Trả lời không đúng 1
Trả lời đúng là 5 gam muối/ngày 1,6* 1,0 - 2,5
Tự đánh giá mức độ ăn mặn
Không ăn mặn 1
Ăn mặn 0,5 0,3 - 1,0
Nghĩ bản thân cần giảm sử dụng muối 
Chưa bao giờ 1
Đã từng nghĩ đến 4,4*** 2,5 - 7,6
Mức độ cần thiết thực hành hành vi giảm muối
Không cần thiết 1
Rất cần thiết 2,5*** 1,6 - 4,1
Ghi chú: *: có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,05; ***: có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,001; 
Mô hình hồi quy đa biến cho thấy: những 
sinh viên từng nghĩ bản thân cần giảm sử dụng 
muối thì có khả năng thực hiện ăn giảm muối 
cao gấp 4,4 lần (95% CI 2,5 - 7,6) so với nhóm 
chưa từng nghĩ đến. Những sinh viên cho rằng 
bản thân rất cần thiết thực hành giảm sử dụng 
muối có khả năng thực hành giảm sử dụng muối 
cao gấp 2,5 lần (95% CI 1,6 - 4,1) so với sinh 
viên cho rằng không cần thiết. Những sinh viên 
trả lời đúng số gam muối/ngày WHO khuyến 
cáo người trưởng thành khỏe mạnh sử dụng 
là 5 gam có khả năng thực hành giảm sử dụng 
muối cao gấp 1,6 lần (95% CI 1,0 - 2,5) nhóm 
trả lời không đúng.
IV. BÀN LUẬN
Tỷ lệ sinh viên ĐHYHN báo cáo đang 
thực hành các hành vi giảm sử dụng muối là 
30,6%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu tại 
Montenegro năm 2019 là 34,3%9 và tại Sơn 
Đông Trung Quốc năm 2011 với 39%.10 Sinh 
viên ĐHYHN sinh ra ở thành thị thực hành giảm 
sử dụng muối cao hơn so với sinh viên sinh ra 
ở nông thôn. Kết quả này cũng tương tự như 
kết quả nghiên cứu của Trung quốc cũng có kết 
quả là thành thị thực hành giảm ăn muối cao 
hơn nông thôn (45,6% so với 34,8%).10
Tỷ lệ sinh viên thực hành giảm sử dụng 
muối trong vòng 12 tháng qua là từ 50,7% đến 
94,1% tuỳ từng hành vi, trong đó hành vi “Đọc 
hàm lượng muối (hoặc natri) trên nhãn thực 
phẩm chế biến sẵn để quyết định thêm muối 
hay không” là thấp nhất (50,7%) và “Không 
chấm các món ăn đã nhiều muối (dưa muối, 
cà muối,..) vào muối” là cao nhất (94,1%). Tỷ lệ 
sinh viên đọc hàm lượng muối trên nhãn dinh 
dưỡng trong nghiên cứu này cao hơn nhiều 
so với kết quả nghiên cứu trong cộng đồng ở 
Moldova (8,8% đối tượng đọc lượng muối/natri 
trên nhãn thực phẩm,11 hay ở nông thôn Trung 
Quốc là 13,9%.10 Đây là một kết quả đáng 
mừng vì sinh viên y có nhiều kiến thức về chăm 
sóc sức khoẻ và dường như họ đang áp dụng 
các kiến thức đó vào thực hành chế độ ăn hàng 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
197TCNCYH 130 (6) - 2020
ngày. Hiện tại, ở một số nước phát triển đã 
quy định ghi nhãn dinh dưỡng trên bao bì thực 
phẩm để hướng dẫn người tiêu dùng chế độ 
ăn uống hợp lý.12 Mặc dù ở Việt Nam chưa có 
quy định bắt buộc ghi nhãn dinh dưỡng13 nhưng 
sinh viên Y đã có thói quen kiểm tra thành phần 
dinh dưỡng khi tiêu dùng thực phẩm là kết quả 
đáng mừng.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối liên quan 
trong các bước của quá trình thay đổi hành vi 
đến hành vi. Theo lý thuyết này, mỗi cá nhân 
phải nhận ra vấn đề và thực sự quan tâm đến 
vấn đề thì mới thực hiện thay đổi hành vi. Kết 
quả nghiên cứu này chỉ ra mối liên quan giữa 
cá nhân tự nhận ra vấn đề (cụ thể là biến số 
sinh viên biết bản thân đang ăn mặn, sinh viên 
biết lượng muối khuyến nghị tiêu thụ trong một 
ngày với người trưởng thành) và cá nhân thực 
sự quan tâm đến vấn đề (cụ thể là biến số sinh 
viên thấy mình cần phải giảm sử dụng muối) 
với thực hành giảm sử dụng muối của sinh viên. 
Cụ thể là những sinh viên biết khuyến nghị của 
WHO cho người trưởng thành là 5 gam muối/
ngày thì có thực hành giảm ăn muối cao gấp 
1,6 lần sinh viên không biết khuyến nghị; sinh 
viên nghĩ bản thân cần giảm sử dụng muối có 
thực hành giảm ăn muối cao gấp 4,4 lần sinh 
viên không nghĩ đến; sinh viên nghĩ rằng bản 
thân cần thiết phải giảm ăn muối thì có thực 
hành giảm ăn muối cao gấp 2,5 lần sinh viên 
không thấy cần thiết. Như vậy, kết quả nghiên 
cứu này tiếp tục cung cấp thêm bằng chứng 
cho lý thuyết quá trình thay đổi hành vi là có 
mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực 
hành hành vi của cá nhân. Một cá nhân khi đã 
nhận thức ra vấn đề và thực sự quan tâm đến 
sự thay đổi thì sẽ thực hành thay đổi hành vi.5 
Sinh viên Y đã được trang bị kiến thức và kiến 
thức đó đã được sinh viên ứng dụng để thay 
đổi hành vi lành mạnh có lợi cho sức khoẻ.14,10
Hạn chế của nghiên cứu: Đây là một nghiên 
cứu cắt ngang, và chọn mẫu thuận tiện nên kết 
quả nghiên cứu chưa thể ngoại suy ra quần thể 
được. Mô tả thực hành ăn giảm muối mới chỉ 
dựa trên khai báo của sinh viên. Tuy nhiên, sinh 
viên Y được trang bị kiến thức về y khoa nên 
việc xác định bản thân có thực hành ăn giảm 
muối có lẽ không khó khăn và không dựa trên 
cảm tính. Chủ đề nghiên cứu mới, do vậy kết 
quả nghiên cứu có giá trị tham khảo như là 
với các bằng chứng ban đầu về thực hành ăn 
giảm muối trong sinh viên Đại học Y và chỉ ra 
một số yếu tố liên quan trong quá trình thay 
đổi hành vi.
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ sinh viên Y thực hành giảm muối là 
30,6% trong đó 23,6% là nam và 32,7% là 
nữ. Tỷ lệ sinh viên thực hành các biện pháp 
ăn giảm muối theo khuyến nghị của Viện dinh 
dưỡng trong 12 tháng qua từ 50,7% đến 94,1%. 
Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng 
cho lý thuyết của quá trình thay đổi hành vi là có 
mối liên quan giữa nhận thức, thái độ và thay 
đổi hành vi. Các chương trình truyền thông cần 
thực hiện nâng cao nhận thức về lượng muối 
người trưởng thành và lợi ích của thực hành ăn 
giảm muối để giúp đối tượng nhận ra vấn đề, có 
thái độ tích cực và quan tâm đến vấn đề từ đó 
thực hiện thay đổi hành vi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Health Organization (WHO). 
Non communicable diseases. https://www.
who.int/news - room/fact - sheets/detail/
noncommunicable - diseases. Published 2018. 
Accessed April 16, 2020.
2. World Health Organization (WHO). 
Noncommunicable diseases country profiles 
2018.  
- profiles - 2018/en/. Published 2018. Accessed 
April 16, 2020.
3. Cục y tế dự phòng. Công bố kết quả điều 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
198 TCNCYH 130 (6) - 2020
tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây 
nhiễm năm 2015.  - tuc 
- trong - nuoc/1003/cong - bo - ket - qua - dieu 
- tra - quoc - gia - yeu - to - nguy - co - benh - 
khong - lay - nhiem - nam - 2015. Xuất bản năm 
2016. Truy cập tháng 3 năm 2020.
4. Bộ y tế. Chiến lược quốc gia phòng chống 
bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 - 2025. 
Hà Nội; 2015.
5. Transtheoretical Model (or Stages 
of Change) - Health Behavior Change. 
prochange.com. https://www.prochange.com/
transtheoretical - model - of - behavior - change. 
Published 1992. Accessed April 20, 2020.
6. Mosadeghrad AM. Factors Affecting 
Medical Service Quality. Iran J Public Health. 
2014; 43(2):210 - 220.
7. Magalhães P, Sanhangala EJR, Dombele 
IM, et al,. Knowledge, attitude and behaviour 
regarding dietary salt intake among medical 
students in Angola. Cardiovasc J Afr. 2015; 
26(2):57 - 62. doi:10.5830/CVJA - 2015 - 018
8. World Health Organization (WHO), Salt 
reduction. https://www.who.int/news - room/fact 
- sheets/detail/salt - reduction. Published 2020. 
Accessed February 1, 2020.
9. D’Elia L, Brajović M, Klisic A, et al,. Sodium 
and Potassium Intake, Knowledge Attitudes and 
Behaviour Towards Salt Consumption Amongst 
Adults in Podgorica, Montenegro. Nutrients. 
2019; 11(1). doi:10.3390/nu11010160
10. Zhang J, Xu A, Ma J, et al,. Dietary Sodium 
Intake: Knowledge, Attitudes and Practices in 
Shandong Province, China. PLoS ONE. 2013; 
8(3). doi:10.1371/journal.pone.0058973
11. D’Elia L, Obreja G, Ciobanu A et al,. 
Sodium, Potassium and Iodine Intake, in 
A National Adult Population Sample of the 
Republic of Moldova. Nutrients. 2019; 11(12). 
doi:10.3390/nu11122896
12. World Health Organization (WHO). 
Nutrition Labels and Health Claims: The Global 
Regulatory Environment.; 2019. 
int/iris/bitstream/10665/42964/1/9241591714.
pdf. Published 2019. Accessed February 28, 
2019.
13. Chính phủ. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 
7088:2015 (CAC/GL 2 - 1985 sửa đổi 2013 và 
soát xét 2015) về Hướng dẫn ghi nhãn dinh 
dưỡng. Xuất bản năm 2015. Truy cập 2015.
14. Grimes CA, Riddell LJ, Nowson 
CA. Consumer knowledge and attitudes 
to salt intake and labelled salt information. 
Appetite. 2009; 53(2):189 - 194. doi:10.1016/j.
appet.2009.06.007
Summary
BEHAVIOUR OF REDUCING SALT INTAKE AMONG HANOI 
MEDICAL STUDENTS UNIVERSITY IN 2020
A cross-sectional study was conducted among first to sixth year medical students of Hanoi Medical 
University to describe the behavior of reducing salt intake and its associated factors. A total of 438 
students was included in this study. The prevalance of students who reduce salt intake was 30.6% (23.6 
is male and 32.7 is female). The percentage of students who practiced some behavior to reduce salt 
intake during 12 previous months were from 50.7% to 94.1%. Students who know the recommended 
salt intake of WHO were 1.6 times more likely to practice reducing salt intake than those who did not; 
students who thought they need to reduce salt intake were 4.4 times more likely to practice reducing 
salt intake than those who did not; students who felt there is a need to reduce salt intake was 2.5 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
199TCNCYH 130 (6) - 2020
times more likely to practice reducing salt intake. These results support the theory that the process 
of behaviour change is based on the relationship between awareness, attitudes, and practice. 
Communication programs should be designed to raise the awareness in the community, to propagate 
the right knowledge and caring attitude, and thereby stimulated the practice to reduce salt intake.
Keywords: students, Hanoi Medical University, behaviour of reducing salt intake 

File đính kèm:

  • pdfhanh_vi_giam_su_dung_muoi_cua_sinh_vien_dai_hoc_y_ha_noi_nam.pdf