Góp bàn về văn hoá quan họ trong dân ca quan họ

Bài viết trình bày khái lược quá trình hình thành khái niệm văn hoá quan họ (VHQH) dưới góc nhìn

hệ thống mà Văn hóa học thường nhìn nhận như một hiện tượng văn hóa; góp bàn và đưa ra quan

niệm về VHQH như là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần ở địa phương đã sản sinh ra sinh hoạt

ca hát quan họ; nêu lên cơ cấu của VHQH gồm hệ thống ý niệm, triết lí sống của người Quan họ, hệ

thống giá trị và các chuân̉ mực, hệ thống các hình thức biểu hiện, hệ thống các hoạt động mang tính

cộng đồng

Góp bàn về văn hoá quan họ trong dân ca quan họ trang 1

Trang 1

Góp bàn về văn hoá quan họ trong dân ca quan họ trang 2

Trang 2

Góp bàn về văn hoá quan họ trong dân ca quan họ trang 3

Trang 3

Góp bàn về văn hoá quan họ trong dân ca quan họ trang 4

Trang 4

Góp bàn về văn hoá quan họ trong dân ca quan họ trang 5

Trang 5

Góp bàn về văn hoá quan họ trong dân ca quan họ trang 6

Trang 6

Góp bàn về văn hoá quan họ trong dân ca quan họ trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 9340
Bạn đang xem tài liệu "Góp bàn về văn hoá quan họ trong dân ca quan họ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Góp bàn về văn hoá quan họ trong dân ca quan họ

Góp bàn về văn hoá quan họ trong dân ca quan họ
Q 
GÓP BÀN VỀ VĂN HOÁ QUAN HỌ 
TRONG DÂN CA QUAN HỌ 
HÀ CHÍ CƯỜNG 
Tóm tắt 
Bài viết trình bày khái lược quá trình hình thành khái niệm văn hoá quan họ (VHQH) dưới góc nhìn 
hệ thống mà Văn hóa học thường nhìn nhận như một hiện tượng văn hóa; góp bàn và đưa ra quan 
niệm về VHQH như là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần ở địa phương đã sản sinh ra sinh hoạt 
ca hát quan họ; nêu lên cơ cấu của VHQH gồm hệ thống y ́niệm, triết lí sống của người Quan họ, hệ 
thống giá trị và các chuân̉ mực, hệ thống các hình thức biểu hiện, hệ thống các hoạt động mang tính 
cộng đồng. 
Từ khóa: Quan họ, văn hóa quan họ 
Abstract 
The article presents in summary the process which forms the concept of love duet culture under 
the systematic perspective that culture studies often consider as a cultural phenomenon; discussing 
and bring out the concept of love duet culture as a kind of cultural activities in the local area where 
love duet singing created; mentioning the structure of love duet culture including system of concepts, 
philosophies of love duet people, systems of value and standards, system of expressive forms, system of 
community-based activities. 
Keyword: Love duet, love duet culture 
uan họ hay dân ca Quan họ là một 
trong những loại hình sinh hoạt 
văn hóa độc đáo, là di sản văn hóa 
phi vật thể có giá trị to lớn không những đối 
với nhân dân vùng Kinh Bắc - vùng văn hóa đã 
sản sinh và nuôi dưỡng Quan họ mà còn đối 
với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Năm 2009, 
di sản văn hóa Quan họ đã được UNESCO đưa 
vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại 
diện của nhân loại. 
Nghiên cứu để làm rõ hơn khái niệm “Văn 
hóa Quan họ” (VHQH) là một việc cần thiết, góp 
phần bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn 
hóa phi vật thể đặc biệt này. 
1. Từ “Hát Quan họ” đến“Văn hóa Quan họ” 
Khái niệm VHQH Bắc Ninh (được hiểu là 
Kinh Bắc xưa) được hình thành cùng lịch sử 
nghiên cứu Quan họ Bắc Ninh từ những thập 
niên đầu thế kỷ XX đến nay. Các khái niệm 
dùng để nghiên cứu hiện tượng văn hóa này 
song hành cùng với những khám phá các đặc 
trưng, tính chất và giá trị vốn có của nó: từ Hát 
Quan họ đến Chơi Quan họ rồi Sinh hoạt dân 
ca Quan họ đến Sinh hoạt văn nghệ Quan họ và 
Sinh hoạt VHQH. Tuy nhiên hiện nay khi nghiên 
cứu Quan họ Bắc Ninh dưới góc độ âm nhạc 
người ta vẫn dùng khái niệm Hát Quan họ hay 
Dân ca Quan họ. 
Lịch sử nghiên cứu Quan họ Bắc Ninh ghi 
nhận công trình đầu tiên là tài liệu của tác giả 
Chu Ngọc Chi (năm 1928) với tên gọi Hát Quan 
họ (Phú Văn Hiệp xuất bản tại Sài Gòn). Cùng 
thời tác giả Văn Sinh có bài Nghe hát Quan họ 
một đêm ở Lũng Giang, đăng trên tạp chí Nam 
Phong ngày 17/2/1933; sau đó là tác giả Minh 
 Trúc có loạt bài phóng sự Hát Quan họ đăng 
trong 7 số báo Trung Bắc Tân Văn (tháng 3 năm 
1937). 
Các tác giả trên đặc biệt chú ý đến lĩnh vực 
âm nhạc của Quan họ khi họ đề cập đến các 
lề lối hát Quan họ (hát canh, hát hội) với các 
“giọng” như: giọng Bỉ, giọng Sổng, giọng Vặt 
và giọng Trên... 
Trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, có công trình 
nghiên cứu Quan họ dưới góc nhìn Dân tộc 
học là luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Huyên 
(1934) với đề tài: Hát đối đáp nam nữ thanh 
niên. Tác giả, ngoài việc đề cập đến cách hát 
đối đáp nam nữ của Quan họ Bắc Ninh còn giới 
thiệu sinh hoạt Hội Lim - Một lễ hội lớn gắn với 
lối hát Quan họ đặc trưng của vùng Bắc Ninh. 
Như vậy, công trình đã có những khám phá 
dân tộc học rộng hơn về Quan họ Bắc Ninh, 
không chỉ là dân ca thuần túy mà là một loại 
hình sinh hoạt tinh thần cộng đồng trong đó 
diễn xướng dân ca chỉ là một bộ phận. 
Giai đoạn nửa sau thế kỷ XX, từ khi miền Bắc 
nước ta được giải phóng, nghiên cứu Quan họ 
Bắc Ninh được đẩy mạnh. Hàng loạt công trình 
nghiên cứu ra đời nhưng vẫn từ góc độ âm 
nhạc hay văn học dân gian như: Tìm hiểu Quan 
họ Bắc Ninh (1956) của nhóm tác giả Nguyễn 
Đình Tấn, Lưu Khâm, Nguyễn Viêm; Tìm hiểu 
nguồn gốc Quan họ Bắc Ninh của Nguyễn Tiến 
Chiêu (1959); Dân ca Quan họ Bắc Ninh (1962) 
của nhóm tác giả Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu 
Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc; Một số vấn đề 
dân ca Quan họ Bắc Ninh (1972) của Ty Văn hóa 
Hà Bắc... 
Có thể nói khái niệm Dân ca Quan họ vẫn là 
khái niệm được dùng nhiều nhất trong nghiên 
cứu Quan họ Bắc Ninh và về cơ bản nó vẫn 
nằm trong phạm vi nghiên cứu âm nhạc (âm 
nhạc dân gian) mặc dù các nhà nghiên cứu đã 
quan tâm đến các hình thức diễn xướng của 
dân ca Quan họ trong đời sống xã hội. 
Bắt đầu từ những thập niên cuối thế kỷ XX, 
đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XXI, sau 
khi nước ta mở cửa, gia nhập Tổ chức Giáo dục, 
khoa học, văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO), 
vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân tộc được nhìn 
nhận từ những lý thuyết mới. Quan họ Bắc Ninh 
không chỉ được nghiên cứu như một hiện tượng 
âm nhạc mà còn được nhìn nhận như một hiện 
tượng sinh hoạt văn hóa đặc thù với chiều rộng 
và chiều sâu trong đời sống tinh thần của một 
cộng đồng cư dân. 
Các khái niệm mới lần lượt xuất hiện nhằm 
nhận thức hiện tượng văn hóa đặc sắc này:“Lối 
chơi Quan họ”, “Sinh hoạt văn nghệ Quan họ” 
và“Văn hóa Quan họ”. Đó là kết quả của sự hợp 
tác nghiêncứu giữa các nhà văn hóa học với các 
nhà âm nhạc học trong các công trình: Quan 
họ, nguồn gốc và quá trình phát triển (1978) của 
Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý; Một 
số vấn đề Văn hóa Quan họ (2000) của nhiều tác 
giả; Quan họ Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp 
bảo tồn (2006) của nhiều tác giả; Không gian 
vănhóa Quanhọ, bảo tồn và phát huy, cũng của 
nhiều tác giả. 
Đặc biệt là sau năm 2009, khi Tổ chức 
UNESCO ra quyết định công nhận Quan họ Bắc 
Ninh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của 
nhân loại thì khái niệm Văn hóa Quan họ được 
sử dụng ngày càng phổ biến và rộng rãi hơn. Từ 
đây, khái niệm Vănhóa Quanhọ được khẳng 
định như một phạm trù chính thức để chỉ một 
loại hình văn hóa đặc thù của cộng đồng dân cư 
Bắc Ninh, mặc dù người ta vẫn dùng khái niệm 
Dân ca Quan họ để nghiên cứu phương diện âm 
nhạc của nó. Lý giải về tình hình trên, nhà 
nghiên cứu Nguyễn Tri Nguyên cho rằng: “Văn 
hóa Quan họ và Dân ca Quan họ được xem xét và 
tranh luận không chỉ trong bối cảnh và quá trình 
lịch sử phát triển cộng đồng của cư dân Bắc 
Ninh và cư dân châu thổ sông Hồng mà còn 
được xem xét và luận bàn trong bối cảnh thế 
giới hiện đại. Có thể nói, Văn hóa Quan họ ở Bắc 
Ninh đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà 
nghiên cứu âm nhạc và văn hoá từ nhiều châu 
lục khác nhau. Nó là một hiện tượng có tính 
điển hình để xem xét xu hướng 
 âm nhạc dân gian trong bối cảnh liên văn hóa 
trên thế giới hiện nay”(1, tr.24-25). 
Sự giải thích của nhà nghiên cứu Nguyễn 
Tri Nguyên đã chỉ ra cách nhìn “liên văn hóa” 
trong nghiên cứu văn hóa trên thế giới hiện 
nay, được áp dụng vào việc nghiên cứu VHQH. 
Đây là một phương pháp nghiên cứu đúng 
đắn và phù hợp đối với hiện tượng văn hóa 
đặc thù này. Song, quan điểm của tác giả chưa 
chỉ ra bản chất của khái niệm VHQH từ sự tồn 
tại khách quan của nó. Do vậy, tìm hiểu nội 
dung khái niệm VHQH từ góc nhìn của chuyên 
ngành Văn hóa học là vấn đề cần bàn thảo. 
2. Văn hóa Quan họ là gì? 
Theo chúng tôi, khái niệm VHQH không chỉ 
xuất hiện từ cách nhìn “liên văn hóa” mà còn 
xuất phát từ bản thân đối tượng nghiên cứu. 
Văn hóa Quan họ, từ khi thành hình, đã là một 
loại hình văn hóa mang tính tổng hợp hay tổng 
thể (nguyên hợp) như khẳng định của các nhà 
nghiên cứu Đặng Văn Lung, Nguyễn Đình Bưu, 
Trần Linh Quý, Hồng Thao... Chính Nguyễn Tri 
Nguyên đã khẳng định:“Các công trình nghiên 
cứu kể trên đã phân tích một cách sâu sắc và 
minh chứng một cách khá đầy đủ về tính tổng 
thể của Văn hóa Quan họ: đó là những giá trị về 
phong tục, tập quán, về đức tin tín ngưỡng, về 
thế ứng xử và lối ứng xử của người dân Quan 
họ, về sự kế thừa và phát triển” (2, tr.32). 
Quan niệm Văn hóa Quan họ là một hiện 
tượng văn hóa tổng thể đã được nhiều nhà 
nghiên cứu chấp nhận (nghĩa là tương đối 
thống nhất). Tuy nhiên, những định nghĩa về 
khái niệm này lại chưa thống nhất và khá phức 
tạp. Theo hiểu biết của chúng tôi, hiện nay có 
hàng chục định nghĩa VHQH và có thể xếp vào 
4 loại sau đây: 
- Thứ nhất, định nghĩa theo lối mô tả, thống 
kê các yếu tố làm nên cái tổng thể VHQH. 
Chẳng hạn “Quan họ là một hiện tượng sinh 
hoạt văn hóa đặc biệt với một không gian rộng 
lớn bao gồm sự hợp thành của 5 mặt hoạt 
động: dân ca Quan họ, tục kết bạn Quan họ, 
văn hóa hành vi Quan họ, lễ hội Quan họ và 
tín ngưỡng Quan họ. Qua quá trình tồn tại và 
phát triển, tự thân các mặt này hòa hợp thành 
một thể thống nhất: Văn hóa Quan họ”(3, tr.5). 
Quan niệm này gần giống với quan niệm của 
nhóm tác giả Đặng Văn Lung, Nguyễn Đình 
Bưu, Trần Linh Quý, Hồng Thao đã dẫn ở trên. 
- Thứ hai, định nghĩa theo lối giải thích sự kết 
hợp những tính chất của VHQH tạo nên một 
“tổng hòa” đặc trưng của nó. Chẳng hạn, “Văn 
hóa Quan họ là tổng hòa các mặt, các yếu tố 
hiện hữu trong đời sống cộng đồng, đó là phong 
thái lịch lãm, hài hòa, khiêm nhường, tế nhị từ 
lời ăn tiếng nói, trong cử chỉ mời nước, mời trầu, 
đến trang phục trau chuốt, vừa duyên dáng, 
vừa thanh nhã”(1, tr.73) hay: “Văn hóa Quan họ 
là một loại hình văn hóa tổng hợp, được hình 
thành trên cơ sở kế thừa, sáng tạo và hội nhập 
với các loại hình văn hóa truyền thống của cộng 
đồng làng xã. Vậy có thể nói rằng, Văn hóa Quan 
họ là tổng hòa các loại hình văn hóa truyền 
thống làng xã Bắc Ninh”(4, tr.53). Định nghĩa này 
cho rằng VHQH vừa mang tính “tổng hợp” các 
loại hình văn hóa của cộng đồng, vừa mang tính 
“tổng hòa” các tính chất “văn hóa truyền thống 
làng xã”. 
- Thứ ba, định nghĩa nhấn mạnh tính “giá trị”, 
“giá trị nhiều mặt” của VHQH. Chẳng hạn “Giá 
trị nhiều mặt của sinh hoạt văn hóa Quan họ 
trước hết ở âm nhạc, lời ca nhưng không thể 
tách những giá trị ấy khỏi những giá trị của con 
người trong mối quan hệ giữa người và người 
trong sinh hoạt Quan họ ở một hoàn cảnh lịch 
sử nhất định” (5). 
- Thứ tư, định nghĩa mang tính tiếp cận hệ 
thống. Chẳng hạn “Quan họ là một hình thái 
sinh hoạt văn hóa, trong đó, sinh hoạt vui hát 
Quan họ nổi bật và trung tâm. Cho nên, giá trị 
nhiều mặt của sinh hoạt Quan họ, trước hết ở 
âm nhạc và lời ca, nhưng phần khác, không 
kém phần quan trọng, còn thể hiện ở những 
quy ước về lễ hội sinh hoạt Quan họ ví dụ: lề lối 
hát, lề lối kết bạn, sự giao tiếp giữa các Quan 
họ”(4, tr.41). Tuy định nghĩa này mang tính tiếp 
 cận hệ thống, song chưa thật rõ ràng ở chính 
sự phân loại hệ thống: hệ thống hoạt động 
(sinh hoạt) hay hệ thống giá trị, hệ thống yếu 
tố văn hóa? Theo chúng tôi cách định nghĩa 
này ít nhiều đã làm rõ ngoại diên và nội hàm 
khái niệm VHQH, nhưng cần phải khái quát 
hơn, không nên miêu tả, thống kê các yếu tổ 
hay tính chất của sự vật. 
Do vậy, chúng tôi kế thừa các định nghĩa của 
các tác giả trên và mạnh dạn đưa ra một quan 
niệm về VHQH như sau: VHQH là một loại hình 
sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc sắc dựa trên 
hoạt động diễn xướng dân ca Quan họ, có quan 
hệ hữu cơ với đời sống văn hóa của cộng đồng 
cư dân Bắc Ninh (Kinh Bắc), thể hiện ra như một 
kiểu, loại, nền (hay tiểu văn hóa) đặc thù trong 
một không gian văn hóa nhất định. 
Phân tích định nghĩa VHQH trên ta thấy: 
- Thứ nhất, về phương pháp, định nghĩa 
được đưa ra phù hợp với quy tắc khoa học: đặt 
sự vật cần được định nghĩa vào phạm trù rộng 
hơn (bao hàm đặc trưng chung), sau đó chỉ ra 
đặc trưng riêng của nó để khu biệt nội hàm 
khái niệm. 
- Thứ hai, chỉ rõ ngoại diên của VHQH thuộc 
“loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần” có quan 
hệ với các loại hình sinh hoạt khác trong đời 
sống văn hóa của cộng đồng; chỉ ra nội hàm 
của nó là hoạt động dựa trên diễn xướng dân 
ca Quan họ. 
- Thứ ba, về phương diện cấu trúc, chỉ rõ 
VHQH là một tiểu văn hóa, nếu trừu tượng hóa, 
tách nó ra khỏi hệ thống lớn là đời sống văn 
hóa của cộng đồng thì nó sẽ tồn tại như một 
tiểu hệ thống (một chỉnh thể độc lập tương 
đối) có cấu trúc nội tại với những vi hệ hay 
phân hệ tác động lẫn nhau, tạo nên sự tồn tại 
bền vững của chính nó. 
3. Nhận diện cấu trúc của Văn hóa Quan họ 
Để nhận thức khách quan và đầy đủ về 
VHQH, cần phải phân tích các thành tố của 
nó. Như trên đã đề cập, so với văn hóa dân tộc 
thì VHQH chỉ là văn hóa của một nhóm nhỏ, 
thuật ngữ văn hóa học gọi đó là tiểu văn hóa 
(subcultrures). 
Nhà nghiên cứu người Pháp Jean Ladrière 
cho rằng, cơ cấu của một văn hóa phải được 
xem xét như một tổng thể, gồm 4 bộ phận (4 hệ 
thống). 
- Một là, hệ thống ý niệm bao gồm một 
tổng hợp những khái niệm, biểu tượng dựa 
vào đó các nhóm xã hội khác nhau tìm cách lý 
giải về mình và giải thích thế giới thông qua tín 
ngưỡng, tôn giáo, triết học, khoa học. 
- Hai là, hệ thống giá trị, liên quan đến các 
chuẩn mực cho phép phân biệt: thật/giả, tốt/ 
xấu (đánh giá), đúng/sai (nhận thức) về các sự 
vật, hiện tượng trong các tình huống cụ thể. 
- Ba là, hệ thống biểu hiện bao gồm thể 
thức, hình thức trình bày, qua đó tình cảm, ý 
niệm bộc lộ ra và có thể cảm nhận được một 
cách cụ thể (hệ thống biểu hiện quan trọng 
nhất là nghệ thuật). 
- Bốn là, hệ thống hành động bao gồm các 
kỹ năng, công nghệ, tri thức cho phép con 
người làm chủ ở mức độ nào đó môi trường tự 
nhiên, xã hội, dựa vào đó cộng đồng tự tổ chức 
và quản lý số phận của mình. 
Có thể vận dụng quan điểm này xem VHQH 
là một tiểu văn hóa mang tính tổng thể có đầy 
đủ các yếu tố, các bộ phận của một văn hóa 
cộng đồng đặc thù, tồn tại khách quan. Theo 
quan điểm này, VHQH sẽ được nhìn nhận: 
- Một là, hệ thống ý niệm, đó là triết lý sống 
của người Quan họ: đề cao các quan hệ của 
con người với tự nhiên, xã hội và với chính 
mình, trong đó đặc biệt đề cao tình yêu lứa đôi, 
khát vọng tự do yêu đương và lòng chung thủy, 
đồng thời cũng trân trọng tình người, tình bạn 
và các phẩm chất tốt đẹp của con người, của 
cộng đồng. Đó là triết lý sống, nguyên lý, nguyên 
tắc tồn tại và phát triển bền vững của một cộng 
đồng... Âm nhạc Quan họ, lời ca Quan họ và diễn 
xướng Quan họ hòa trộn 
 với nhau để thể hiện triết lý đó: “Anh còn son, 
em vẫn còn son/Ước gì ta được làm con một 
nhà” hay “Bèo dạt mây trôi, anh ơi em vẫn đợi 
vẫn chờ... sao rơi, trăng tàn, gió la đà em vẫn 
đợi... sao chẳng thấy anh” Tình yêu là tình cảm 
nhân văn, nhân bản vĩnh hằng của cuộc sống 
con người mà người Quan họ cho là cao quý. 
- Hai là, hệ thống giá trị và các chuẩn mực, 
đó là hệ thống các khái niệm, phạm trù đánh giá 
phẩm chất con người, phẩm chất của cộng đồng 
trong các mối quan hệ, trong đó quan hệ lứa 
đôi, quan hệ bạn bè là quan trọng nhất. Giá trị 
đạo đức (tình yêu chung thủy), giá trị thẩm mỹ 
(cái đẹp tâm hồn và thể chất) hòa quyện với 
nhau được biểu hiện ở các chuẩn mực như 
mười nhớ:“Một em nhớ đôi bạn chung tình, hai 
em nhớ yểu điệu, ba em nhớ tiếng nói, bốn em 
nhớ đôi người đồng tâm, năm em nhớ người 
buông nụ cười, sáu em nhớ em gửi lời thăm, bảy 
em nhớ đến người tri kỷ, tám em nhớ phong 
thư nhận, chín em nhớ đến đôi người tri âm, 
mười em nhớ chung tình”. Đó là các giá 
Trong hệ thống hoạt động có những yếu tố 
trở thành biểu tượng của VHQH, nếu tách riêng 
thành hệ thống thì đó là hệ thống ngoại hiện, 
bao gồm: lối xưng hô: “liền anh”, “liền chị”; 
trang phục:“nón thúng quai thao”, “áo mớ ba, 
mớ bảy”, “khăn đóng, áo dài”; hành vi: “ngủ 
bọn”, “mời trầu”; thiết chế vật chất: “nhà Chứa”, 
“đền Vua”; phong tục: “kết chạ”, “hát đón, hát 
mời”, “hát giã bạn”... Văn hoá Quan họ, trước hết 
phải được bắt đầu từ gốc của nó-tức là cách 
hiểu về Quan họ truyền thống. 
Trên đây là cơ cấu của một hiện tượng 
được gọi là VHQH dưới góc nhìn Văn hóa học. 
Cách nhìn Văn hóa học cho ta một phương 
pháp nghiên cứu tổng hợp về một sự vật, hiện 
tượng vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính 
khái quát. Việc chỉ rõ nội hàm và ngoại diên 
khái niệm VHQH sẽ khắc phục được cách nhìn 
cảm tính, phiến diện và thiếu tính hệ thống. 
H.C.C 
(Ths, Rạp xiếc Trung ương) 
trị, chuẩn mực làm người, định hướng nhân 
cách, định hướng quan hệ và hành vi mà người 
Quan họ mong muốn vươn tới. 
- Ba là hệ thống các hình thức biểu hiện rất 
phong phú và đa dạng của VHQH như diễn 
xướng dân ca Quan họ, tục kết chạ Quan họ, lễ 
hội Quan họ, tín ngưỡng (thờ Vua Bà), không 
gian Quan họ..., trong đó, nổi bật nhất hay cái 
“cốt lõi” của hệ thống biểu hiện là sinh hoạt 
dân ca Quan họ. Trần Linh Quý khẳng định: 
“Quan họ là hình thức sinh hoạt văn hóa, trong 
đó sinh hoạt vui hát Quan họ nổi bật và trung 
tâm” (5), bao gồm: hát Quan họ trùm đầu, hát 
canh Quan họ, hát nghi lễ Quan họ, hát hội 
Quan họ... 
- Bốn là, hệ thống hoạt động trong VHQH 
bao gồm các tri thức, kỹ năng, nghệ thuật, 
Tài liệu tham khảo 
1. Nhiều tác giả (2006), Quanhọ Bắc Ninh Thực 
trạng và giải pháp bảo tồn, Sở Văn hóa Thông tin 
Bắc Ninh xuất bản. 
2. Nhiều tác giả (2006), Không gian Văn hóa 
Quan họ Bắc Ninh, bảo tồn và phát huy, Viện Văn 
hóa Thông tin và Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh 
xuất bản. 
3. Lê Danh Khiêm, Hoắc Công Huynh, Lê Thị 
Chung (2006), Không gian Văn hóa Quan họ, 
Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Bắc Ninh. 
4. Nhiều tác giả (2000), Một số vấn đề về văn 
hóa Quan họ, Trung tâm Văn hóa Quan họ Bắc 
Ninh xuất bản. 
5. Trần Linh Quý (2012), Trên đường tìm về 
Quan họ, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Nhà 
xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
công nghệ thực hành: cách đặt giọng hay làn 
điệu (giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu), lời ca, lề lối 
hát, lề lối kết bạn, lề lối giao tiếp... thể hiện ở cử 
chỉ, ngôn ngữ, trang phục... 
Ngày nhận bài: 21 - 11 - 2015 
Ngày phản biện, đánh giá: 9 - 6 - 2016 
Ngày chấp nhận đăng: 28 - 6 - 2016 

File đính kèm:

  • pdfgop_ban_ve_van_hoa_quan_ho_trong_dan_ca_quan_ho.pdf