Giọng điệu trong văn xuôi Việt Nam Đương Đại

Giọng điệu là yếu tố quan trọng làm nên bản sắc riêng của một nhà văn, một

trào lưu, một trường phái và rộng ra là cả một thời đại văn học. Khảo sát thực tiễn văn

xuôi Việt Nam đương đại, từ phương diện giọng điệu trần thuật, chúng tôi thấy nổi lên

một số kiểu giọng điệu chủ âm là giọng hoài nghi, chất vấn; giọng giễu nhại; giọng

thương cảm, xót xa.

Giọng điệu trong văn xuôi Việt Nam Đương Đại trang 1

Trang 1

Giọng điệu trong văn xuôi Việt Nam Đương Đại trang 2

Trang 2

Giọng điệu trong văn xuôi Việt Nam Đương Đại trang 3

Trang 3

Giọng điệu trong văn xuôi Việt Nam Đương Đại trang 4

Trang 4

Giọng điệu trong văn xuôi Việt Nam Đương Đại trang 5

Trang 5

Giọng điệu trong văn xuôi Việt Nam Đương Đại trang 6

Trang 6

Giọng điệu trong văn xuôi Việt Nam Đương Đại trang 7

Trang 7

Giọng điệu trong văn xuôi Việt Nam Đương Đại trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 14480
Bạn đang xem tài liệu "Giọng điệu trong văn xuôi Việt Nam Đương Đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giọng điệu trong văn xuôi Việt Nam Đương Đại

Giọng điệu trong văn xuôi Việt Nam Đương Đại
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 53 
GI(NG IU TRONG VN XUI VIT NAM 3NG 
I 
Nguyễn Thị Tuyết Minh1 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 
Tóm tắt: Giọng điệu là yếu tố quan trọng làm nên bản sắc riêng của một nhà văn, một 
trào lưu, một trường phái và rộng ra là cả một thời đại văn học. Khảo sát thực tiễn văn 
xuôi Việt Nam đương đại, từ phương diện giọng điệu trần thuật, chúng tôi thấy nổi lên 
một số kiểu giọng điệu chủ âm là giọng hoài nghi, chất vấn; giọng giễu nhại; giọng 
thương cảm, xót xa. 
Từ khóa: giọng điệu, văn xuôi Việt Nam đương đại. 
1. MỞ ĐẦU 
Giọng điệu là “phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học”,“phản ánh lập trường xã hội, 
thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong 
cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [5, tr.134]. Giọng điệu là yếu tố quan 
trọng làm nên bản sắc riêng của một nhà văn, một trào lưu, một trường phái và rộng ra là 
cả một thời đại văn học. Văn xuôi Việt Nam trước 1975 có chủ âm là giọng khẳng định, tự 
tin, rưng rưng cảm hứng trước cái cao cả, anh hùng. Nó nhất quán với yêu cầu diễn đạt một 
hiện thực lí tưởng, lạc quan - hiện thực được cộng đồng phê chuẩn. Văn xuôi sau 1975, đặc 
biệt là sau 1986, chủ yếu hướng tới giá trị cá nhân, kinh nghiệm cá nhân, tức là hướng đến 
tính đa chiều của hiện thực và con người, do vậy, giọng điệu có sự chuyển đổi và trở nên 
đa dạng. Bên cạnh giọng tự tin, tự hào, người đọc còn bắt gặp giọng chua xót, ngậm ngùi. 
Bên cạnh giọng chất vấn, tranh biện có giọng trầm tư, chiêm nghiệm Có khi cùng một 
lúc thấy đan xen cả giọng hài hước lẫn giọng nghiêm trang. Có những tác phẩm khiến ta 
nghĩ đến bản hòa âm của hỗn hợp giọng điệu. Và khái niệm đa âm, đa thanh dường như 
không còn xa lạ với văn xuôi Việt Nam giai đoạn này. 
Sự đa dạng giọng điệu trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 khởi phát từ sự cách tân 
trong nguyên tắc tổ chức giọng, mà nổi bật là nguyên tắc đối thoại. Tác phẩm thường 
hướng đến người tiếp nhận như một quan hệ đối thoại chứ không áp đặt (Mùa trái cóc ở 
1 Nhận bài ngày 15.02.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.02.2017 
 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Minh; Email: nguyenthituyetminhsp2@gmail.com 
54 TRNG I HC TH  H NI 
miền Nam, Cỏ lau, Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu; Tướng về hưu, Không có vua, 
Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Sống dễ lắm của Nguyễn Huy Thiệp; Một người Hà Nội, 
Thượng đế thì cười của Nguyễn Khải; Thời xa vắng của Lê Lựu). Có khi giọng điệu 
được thiết lập theo cách nêu phản đề, nhà văn không kể lại một câu chuyện sao cho đáng 
tin, mà gieo vào lòng người đọc những băn khoăn (Nhân sứ, Sự tích về những ngày đẹp 
trời của Hòa Vang; Trương Chi, Thương cả cho đời bạc của Nguyễn Huy Thiệp; Thiên 
thần sám hối của Tạ Duy Anh). Cũng có khi, tác phẩm kết thúc lại bắt đầu mở ra một 
nhận thức mới (Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh; Chinatown, T mất tích của Thuận; Và khi 
tro bụi của Đoàn Minh Phượng). Nhìn bao quát văn xuôi Việt Nam đương đại, chúng tôi 
thấy nổi lên một số kiểu giọng điệu chủ âm là giọng hoài nghi, chất vấn; giọng giễu nhại; 
giọng thương cảm, xót xa. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Giọng hoài nghi, chất vấn 
Giọng điệu hoài nghi thể hiện nhu cầu tranh luận, đối thoại của nhà văn với người đọc. 
Trong văn chương, hoài nghi là tinh thần của tiểu thuyết “luôn luôn có sự nhận thức lại, 
đánh giá lại mọi thứ” (Bakhtin). Ở một khía cạnh nào đó, hoài nghi “khúc xạ tâm lí hẫng 
hụt”, là “âm vang của khủng hoảng xã hội” (Đặng Anh Đào). Xét trên bình diện thẩm 
mĩ,giọng hoài nghi biểu hiện cho khát vọng dân chủ thông qua quan hệ bình đẳng và tin 
cậy thực sự giữa nhà văn với bạn đọc. Ngoại trừ một vài tác phẩm cực đoan, mang màu sắc 
hư vô chủ nghĩa, còn hầu hết các tác phẩm văn xuôi Việt Nam đương đại được dư luận chú 
ý đều bám rễ sâu vào đời sống nhân sinh, đều quan tâm đến các giá trị sống. Bạn đọc dễ 
dàng nhận ra ở những đoạn văn sau đây, trong giọng hoài nghi, chất vấn chứa đựng một 
nỗi đau nhân tính: “Trời ơi, mấy chục năm qua, sự cạnh tranh của đời sống khốc liệt đến 
mức nào mà cả những con người hiền lành thân thuộc với nhau cũng không thoát khỏi thói 
quen thường trực là phải soi mói lẫn nhau, phải tìm ra sự khác biệt để đối lập nhau, trái 
ngược hẳn với đời sống hoà đồng vốn dĩ” (Heo may gió lộng - Ma Văn Kháng). “Tôi cứ 
đi phía trước mặt tôi còn biết bao nhiêu điều bất ngờ chờ đợi? Nàng là ai? Con gái thủy 
thần? Nàng ở đâu? Con gái thủy thần? Là tình chi? Con gái thủy thần? Để tôi mượn màu 
son phấn ra đi” (Con gái thuỷ thần - Nguyễn Huy Thiệp).“Ngày mai trời nắng hay 
mưa?... Ngày mai tôi 17 tuổi. Có phải đấy là tuổi đẹp nhất đời người ta không?” (Thương 
nhớ đồng quê - Nguyễn Huy Thiệp) 
Hiện thực đời sống đương đại tồn tại ngổn ngang, bề bộn nhiều mặt đối lập, với bao 
mạch chìm, nổi phức tạp. Chính bản hợp âm đa tạp ấy của đời sống đãánh xạ vào văn 
chương và làm nên những kiểu giọng điệu chủ âm trong văn xuôi Việt Nam đương đại, 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 55 
trong đó, có giọng hoài nghi. Và như để bổ sung cho giọng hoài nghi, giọng chất vấn 
thường được lồng ghép liên tục. Điểm gặp gỡ của giọng điệu hoài nghi và chất vấn là tinh 
thần đối thoại, khi nhà văn không chấp nhận sự thuần nhất trong suy nghĩ của nhân vật đối 
với bất kì vấn đề nào. Cũng có khi, nó diễn tả tâm trạng hoang mang, mất niềm tin: “Sao 
em có thể chịu đựng được tình trạng phập phồng này trong suốt hai năm nhỉ?... Thế này 
sao gọi là yêu?” (Si tình - Phan Thị Vàng Anh). “Tôi muốn biết tôi là ai để khi chết tôi 
biết là ai đã chết? (Và khi tro bụi - Đoàn Minh Phượng) 
Về bản chất, hiểu biết của con người là hữu hạn. Còn bao điều vô minh, bất khả tri mà 
không phải bao giờ con người cũng hiểu rõ. Điều đó khiến họ băn khoăn hoài nghi: “Sao 
người mỗi ngày một đông như kiến mà tôi thì cô đơn thế này?” (Giai nhân - Nguyễn Thị 
Thu Huệ). “Tôi có yêu chị không?... Tôi có yêu chị không hay tôi chỉ muốn tìm yêu một 
người như chị?... Bao giờ tôi mới  ...  sống. Về hình thức, giọng điệu này thường gắn liền với 
những câu hỏi không hồi đáp, những câu hỏi lửng lơ như một băn khoăn, hoặc một bức 
xúc và thường đi kèm với những từ cảm thán (Trời ơi, hỡi ơi, biết đến bao giờ, thế này, 
chẳng biết rồi, cứ như). Ví như: trong truyện Tướng về hưu, Nguyễn Huy Thiệp đã phản 
ánh thật ấn tượng tình trạng con người mất điểm tựa: hệ giá trị cũ đã lỗi thời, cái mới lại 
chưa rõ ràng khiến người ta lo âu. Và giọng hoài nghi, chất vấn được dệt nên từ chuỗi câu 
hỏi băn khoăn như thế: “Sao tôi cứ như lạc loài? Tôi có tiếng gì mà mang? Thế em là ai? 
Sao lại đánh lừa?”. 
2.2. Giọng giễu nhại 
Giễu nhại là bắt chước, mô phỏng các đặc điểm của đối tượng tạo ra sự đối lập giữa 
bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức nhằm làm bật lên cái khiếm khuyết, lỗi 
thời, khiến con người phải nhận thức lại một vấn đề nào đó. Đây là kiểu giọng điệu rất phổ 
biến trong văn xuôi Việt Nam sau 1986. Khi khuynh hướng thế sự, đời tư giữ vai trò chủ 
đạo, con người cá nhân trở thành tâm điểm khám phá, thì tất yếu quan niệm lí tưởng hóa 
56 TRNG I HC TH  H NI 
con người sẽ bị chối từ. Cái nhìn dân chủ, suồng sã cho văn học tìm lại được tiếng cười 
đầy sức sống của nghệ thuật trào phúng. Có khi là tiếng cười giễu nhại những tư tưởng đạo 
đức cao siêu, khô cứng, xa rời thực tế mà cứ ảo tưởng về sức mạnh vạn năng: “Hắn bắt 
một con thạch thùng rồi để lên bàn. Hắn trình bày thế giới bằng cách miêu tả con thạch 
thùng ấy. Thượng tầng kiến trúc là đầu, hạ tầng cơ sở là chân, khúc đuôi là đạo đức. Hắn 
cho rằng đạo đức rụng rồi lại mọc, đạo đức có thể ngoe nguẩy một mình còn toàn bộ sự 
sống chuồn mất” (Mưa - Nguyễn Huy Thiệp). Có khi là giễu nhại những bài học chính trị 
giáo điều, cực đoan của một “thời xa vắng”: “Liên miên chính trị. Chính trị sáng, chính trị 
chiều, tối lại cũng chính trị Ta thắng, địch thua, miền Bắc được mùa, thế giới chia làm 
ba phe rõ rệt” (Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh). “Chính trị nơi môi trường tỉnh lẻ xưa 
nay vốn là nơi sinh ra thói ích kỉ. Nó tự yêu mình quá và do vậy hoá thành định kiến hẹp 
hòi, khắt khe không chấp nhận nổi những tư tưởng ngoài hệ thống, khác lạ với quan niệm 
của nó. Nó chỉ yêu người trong nội giới của nó thôi, nó bài ngoại” (Một mình một ngựa - 
Ma Văn Kháng). Cũng có khi giễu nhại thứ ngôn ngữ “tuyên huấn” quan phương đầy khẩu 
hiệu hoa mĩ, lâm li nhưng nội dung sáo rỗng, nực cười: “Phải năm sáu lần “kính thưa” 
chạy rào rào trên ngọn cây, vị tổng chỉ huy Lưu Minh Hiếu mới đọc mệnh lệnh ra quân: 
Toàn huyện là một công trường, toàn huyện là một mặt trận. Chiến trường của chiến 
sĩ hôm nay là quê hương thân yêu mình đang sống. Kẻ thù của chúng ta hôm nay là nghèo 
nàn lạc hậu, là thiên tai, hạn hán, là úng lụt, gió bão, là thiếu nhiệt tình cách mạng, thiếu ý 
chí tiến công. Tôi kêu gọi toàn Đảng, toàn dân huyện nhà hãy dũng cảm tấn công vào kẻ 
thù nghèo nàn, lạc hậu, tấn công vào gió bão, tấn công vào nắng, vào mưa bắt chúng phải 
khuất phục, bắt chúng phải đầu hàng, để chúng ta chiếm lĩnh đỉnh cao chói lọi trên mặt 
trận ấm no hạnh phúc” (Chuyện làng Cuội - Lê Lựu). Trong đoạn văn sau đây, nhà văn 
Châu Diên cùng một lúc nhại cả giọng phê bình quyền uy lẫn phê bình dân dã, đồng thời 
cũng giễu nhại ảo tưởng “làm người thư kí trung thành” của nhà tiểu thuyết: “Tiểu thuyết 
phải là cả rừng nhân vật cây lớn cây bé cây cao cây thấp cây la đà cây vươn ngồng cây 
hùng dũng cây ăn hại cây đái nát cây tiều tuỵ cây sang trọng cây gầy còm cây xa hoa cây 
cần kiệm cây khiêm nhường cây ăn bám” (Người sông Mê - Châu Diên) 
Giễu nhại là biến thành trò cười những gì vốn lố bịch, vô nghĩa, lỗi thời mà vẫn có cái 
vẻ bề ngoài nghiêm túc. Đó có thể là lối sống của một “thời xa vắng”- cái thời người ta lấy 
mình ra để đo người, hễ ai khác mình là xấu. Người “ăn mặc đẹp” đích thị là “cắm đuôi 
tiểu tư sản”, “xa rời quần chúng”, “không giản dị khiêm tốn”. Kẻ ăn mặc “cọc cạch”, 
“phản bội cái đẹp” lại trở thành “giản dị mộc mạc”, “hoà mình với quần chúng”, “lập 
trường vững vàng”, “đạo đức trong sạch” (Thời xa vắng - Lê Lựu). Đó còn là thứ văn hoá 
ứng xử như thế trong tình yêu: “Anh ta đăm đăm nhìn tôi, tay giữ chặt bó hồng đỏ, tay kia 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 57 
tấm bưu ảnh cũng hoa hồng đỏ”. Và lời tỏ tình y như khẩu hiệu chính trị: “Anh yêu Hoài. 
Nhưng chúng ta không thể để tình yêu lấn át lí trí. Anh cần ra đi. Nhiều nhiệm vụ cấp bách 
đang đòi hỏi” (Thiên sứ - Phạm Thị Hoài). Nhiều khi giễu nhại có thể ẩn trong những triết 
lí ỡm ờ, dù chưa hẳn đã thuyết phục được ai, nhưng vẫn khiến người ta phải giật mình: 
“Vợ người thì đẹp. Vợ mình lại tử tế! Khổ thế!” (Những bài học nông thôn - Nguyễn 
Huy Thiệp) 
Tiếng cười trong giọng điệu giễu nhại cũng có nhiều cấp độ khác nhau. Có khi là tiếng 
cười dí dỏm: “Gia đình cũng giống như những lò than, các cục than có sức toả ấm cho 
nhau nhưng rồi sau đó lại thiêu đốt nhau. Gia đình nào mà chẳng thế?”(Đất quên- 
Nguyễn Huy Thiệp); “Những người già ở bản Hua Tát đặt tên nó là mộ tình chung thuỷ, 
còn bọn trẻ con gọi là mộ hai người chết dịch” (Nạn dịch - Nguyễn Huy Thiệp). Nhưng 
cũng có khi là tiếng cười phê phán: “Gạo vẫn đang lên đấy. Hai tháng nay gạo chót vót ở 
cữ hai ngàn hai. Sờ lên gáy khắc biết xóm Chùa chưa thoát thời “quy ra gạo” (Đất xóm 
Chùa - Đoàn Lê). Và có khi là tiếng cười lên án, kiên quyết không thể dung thứ: “Đám 
cưới ngoại ô lố lăng và khá dung tục. Phù rể là sáu thanh niên ăn mặc hệt nhau, đều quần 
bò, râu ria rất hãi. Đầu tiệc là dàn nhạc sống chơi bài Ave Maria. Một anh cùng hợp tác 
xã xe bò thằng Tuân nhảy lên đơn ca một bài khủng khiếp: Ừ ê cái con gà quay/ Ta đi 
lang thang khắp miền giang hồ/ Tìm nơi nào có tiền/ Tiền ơi, mau vào túi ta/ Ừ ê cái 
con gà rù (Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp). 
Có thể nói, những sắc điệu giễu nhại trong văn xuôi Việt Nam đương đại vô cùng 
phong phú và đa dạng. Sử dụng loại hình giọng điệu này, đích cuối cùng, nhà văn muốn 
độc giả cùng tự nghiệm, tự trào để có thêm khả năng đấu tranh cho một thế giới nhân 
bản hơn. 
2.3. Giọng thương cảm, xót xa 
Nếu giọng giễu nhại dành cho tiếng cười hài hước, trào lộng, thể hiện cái nhìn “phi 
thành kính” của nhà văn khi tấn công vào cái cũ, cái lỗi thời, cái vô lí thì ngược lại; giọng 
điệu thương cảm, xót xa lại chứa đựng cái nhìn cảm thông thương xót của nhà văn trước 
những bi kịch của cuộc đời. Trước hiện thực cuộc sống ngổng ngang bề bộn với bao điều 
ngẫu nhiên, bất thường, vô thường, thân phận của con người thật đa đoan. Dẫu biết rằng, 
con người hôm nay ngày càng hiểu biết nhiều hơn về tự nhiên, về xã hội, về chính mình,thì 
nhiều khi vẫn không thể làm chủ được số phận. Trải qua giông bão của đời sống, có biết 
bao con người chỉ là những số phận bé nhỏ đáng thương. Theo dõi sự chìm nổi của những 
thân phận như thế, khám phá những dằn vặt, trăn trở, giằng xé nội tâm con người trong quá 
trình tự nhận thức, văn xuôi đương đại Việt Nam có thêm loại hình giọng điệu thương cảm, 
58 TRNG I HC TH  H NI 
xót xa. Truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư cho người đọc cảm nhận cái nhìn 
đầy thương xót của nhà văn trước nỗi buồn đau, dâu bể của thân phận phụ nữ và trẻ em 
nghèo. Giọng văn như vỡ òa niềm thương cảm trước nỗi bất hạnh của thân phận những đứa 
trẻ: “Có lần, đi qua xóm, trong một buổi chiều, chúng tôi gặp những ông già ngồi chơi với 
cháu, thằng Điền đứng tần ngần bên hàng rào râm bụt, bảo, “Phải chi ông này là ông nội 
mình, thương đỡ chơi, hen Hai?”. Nghe câu đó tôi bỗng thấy mình nghèo rơi nghèo rớt, 
nghèo đến nỗi không có ông nội để thương, thèm muốn bên đường. Tôi lắc đầu, bảo thôi, 
thí dụ như mình lỡ mến người ta, mai mốt dời đi, buồn dữ lắm. Mà, đã ngấm, đã xé lòng 
toang hoang với nỗi đau chia cắt rồi, chưa sợ sao?” (Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc 
Tư). Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu tái hiện lại cuộc đời của Giang Minh Sài - một 
trí thức thông minh, tốt tính, nhưng chỉ vì sự trói buộc của hoàn cảnh mà đến nỗi đánh mất 
chính mình. Và cuộc đời anh là một chuỗi những bi kịch: nửa đời phải yêu cái người khác 
yêu, làm điều người khác muốn, nói điều người khác nghĩ; nửa đời sau lại gồng mình lên 
đuổi theo những thứ mình không có. Lúc nào anh cũng thấy mình lạc lõng, bơ vơ, thấy 
mình thừa ra, không thể hòa nhịp với cộng đồng. Một cuộc đời như thế, ngoái nhìn lại sao 
không đau xót? Lời tự thú của Sài chứa đựng nỗi tiếc nuối muộn màng và trong đó có cả 
giọng xót xa, thương cảm của nhà văn: “Giá ngày ấy em cứ sống với tình cảm của chính 
mình, mình có thế nào cứ sống như thế, không sợ một ai, không chiều theo ý ai, sống hộ ý 
định người khác cốt để cho đẹp mặt mọi người chứ không phải cho hạnh phúc của mình 
Nửa đời phải yêu cái người khác yêu, nửa còn lại đi yêu cái mình không có” (Thời xa 
vắng - Lê Lựu) 
Suy cho cùng, những gì thuộc về con người đều không xa lạ với văn chương. Và 
người đọc tìm đến với văn chương muốn được chia sẻ, tự nghiệm về những vấn đề liên 
quan đến niềm hạnh phúc và nỗi khổ đau của con người. Trên hành trình kiếm tìm và 
khẳng định giá trị nhân bản, các nhà văn đã đi sâu khám phá bao cảnh ngộ và số phận khác 
nhau của con người. Đọng lại sau mỗi trang văn là nỗi trăn trở day dứt trước số phận cá 
nhân của con người, đặc biệt là những số phận ngang trái trước cuộc đời biến động khôn 
lường. Con người vẫn chỉ là một sinh linh bé nhỏ hữu hạn trước quy luật sinh- tử, lại càng 
bé nhỏ, hữu hạn trước vũ trụ vô thủy vô chung. Thế kỉ XX, trải qua hai cuộc kháng chiến 
trường kì của dân tộc, biết bao người lính đã mất mát và hy sinh. Tái hiện lại những cuộc 
đời như thế, giọng điệu thương cảm, xót xa tỏ rõ ưu thế đặc biệt của mình. Người đọc cảm 
nhận thấm thía nỗi xót xa, tiếc nuối ngân vang trong các đoạn văn sau đây: “Ôi năm tháng 
của tôi, thời đại của tôi, thế hệ của tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt đầm gối bởi nhớ nhung, 
bởi thương tiếc và cay đắng ngậm ngùi” “Chao ôi! Chiến tranh là cõi không nhà, không 
cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế 
giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người!” (Thân phận 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 59 
tình yêu - Bảo Ninh). “Và rồi cuối cùng giữa những hình người đàn bà bằng đá đầy cô 
đơn giữa trời xanh đứng nhìn xuống một vùng thung lũng đất đai được tưới bón đã trở nên 
phì nhiêu, có một người lính già sống suốt đời ở đấy cùng với một ông bố trồng sắn, gieo 
lúa trên một vạt đất chỉ có một ngôi mộ, thỉnh thoảng một mình chèo một chiếc thuyền gỗ 
xuôi sông Đồng Vôi về làng chơi” (Cỏ lau - Nguyễn Minh Châu). 
Không chỉ người lính trực tiếp xông pha nơi lửa đạn chiến trường phải hứng chịu mất 
mát. Phía sau họ, còn bao người vợ trẻ, người mẹ già vẫn khắc khoải đợi chờ trong âm 
thầm, trong nỗi cô đơn mòn mỏi. Giọng điệu xót xa, thương cảm cho ta thấm thía thân 
phận con người trong bão giông của lịch sử: “Trong làng tịnh không nghe thấy tiếng khóc, 
không có nước mắt chảy. Chỉ có những người đàn bà con gái trong làng chiều chiều lại 
ngơ ngẩn ngóng theo con đường từ làng ra đường cái, nơi mà trước họ đã đứng đây dõi 
theo bóng người thân trong đoàn quân trùng điệp khuất dần bên kia đồi. Nhiều năm sau, 
làng Đồi vẫn có những người đàn bà ngẩn ngơ đứng ở đầu làng, dõi mắt theo con đường 
nhỏ mỗi khi hoàng hôn nhuộm tím chân trời” (Lửa cháy phía chân trời - Hoàng Phương 
Nhâm). “Giờ đây con ở phương nào vậy con? Sao con lại có thể im lặng lâu như thế hở 
con? Không một bức thư, không một tin nhắn nhe nào cho mẹ, sao thế hở con, Nghĩa ơi?” 
(Gọi con - Bảo Ninh) 
Có thể nói, giọng điệu thương cảm, xót xa đã mang lại cho văn xuôi Việt Nam chất 
nhân văn sâu đậm, để câu chuyện văn chương thực sự là câu chuyện của đời người. Cũng 
chính loại hình giọng điệu này làm nên chất thơ cho không ít tác phẩm văn xuôi đương đại. 
Đồng thời, nó cũng chứng tỏ, văn xuôi hôm nay dù cách tân mạnh mẽ, nhưng vẫn cắm rễ 
rất sâu vào truyền thống. Nó tiếp tục là minh chứng cho quy luật cách tân của nghệ thuật 
đích thực - Đến hiện đại từ truyền thống. 
3. KẾT LUẬN 
Văn xuôi Việt Nam đương đại ngày càng gia tăng tính hiện đại, tiếp tục hành trình 
giao lưu và hội nhập tự nhiên vào quỹ đạo văn chương thế giới. Nguyên lí đối thoại trên 
bình diện ý thức nghệ thuật và tổ chức trần thuật, khiến văn xuôi đương đại Việt Nam ngày 
càng đa thanh; đa dạng và phong phú các loại hình giọng điệu, trong đó, nổi lên một số 
kiểu giọng điệu chủ âm là giọng hoài nghi, chất vấn; giọng giễu nhại; giọng thương cảm, 
xót xa. Thực ra, việc chúng tôi phân chia thành từng kiểu giọng điệu cụ thể chỉ mang tính 
tương đối, nhằm nhận diện và nghiên cứu. Trong thực tiễn văn học, không phải bao giờ các 
giọng này cũng tách bạch, rõ ràng. Bởi “giọng điệu chủ đạo không những không loại trừ 
mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm văn học những giọng điệu khác nhau” [6, tr.295]. 
60 TRNG I HC TH  H NI 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 
2. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học, số 9. 
3. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
4. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, 
Hà Nội. 
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2010), Từ điển thuật ngữ văn 
học, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
6. M.B. Khrapchenko (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, 
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
TONE OF THE PROSE IN THE CONTEMPORARY VIETNAMESE 
LITERATURE 
Abstract: Tone is an important factor making a typical character for a writer. It is also 
considered as a trend, a school of literature and even an age of literature. Through 
practical survey with a narrative tone, there are some main tones such as skeptical, 
questionable, ironic, and compassionate tones 
Keywords: tone, contemporary Vietnamese literature 

File đính kèm:

  • pdfgiong_dieu_trong_van_xuoi_viet_nam_duong_dai.pdf